K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: Khoanh tròn chỉ một chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng trong các câu sau đây: 193 Câu 1: Hiệp ước Nhâm Tuất được triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp vào năm A. 1858. B. 1859. C. 1862. D. 1873. Câu 2: Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất vào năm A. 1858. B. 1862. C. 1873. D. 1874. Câu 3: Ai là người chỉ huy đội quân Cờ đen? A. Nguyễn Trung Trực. B. Nguyễn Tri...
Đọc tiếp

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: Khoanh tròn chỉ một chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng trong các câu sau đây: 193

Câu 1: Hiệp ước Nhâm Tuất được triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp vào năm

A. 1858. B. 1859. C. 1862. D. 1873.

Câu 2: Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất vào năm

A. 1858. B. 1862. C. 1873. D. 1874.

Câu 3: Ai là người chỉ huy đội quân Cờ đen?

A. Nguyễn Trung Trực. B. Nguyễn Tri Phương.

C. Hoàng Tá Viêm. D. Lưu Vĩnh Phúc.

Câu 4: Sau Hiệp ước Nhâm Tuất, nhà Nguyễn đã thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì là

A. Gia Định, Định Tường, Biên Hòa. B. Vĩnh Long, Gia Định, Biên Hòa.

C. Định Tường, Hà Tiên, An Giang. D. An Giang, Vĩnh Long, Hà Tiên.

Câu 5: Thành nào được nhắc đến trong đoạn trích sau?

“Nước ta nhiều kẻ tôi trung,

Tấm lòng tiết nghĩa rạng cùng tuyết sương.

Hoàng Diệu với Nguyễn Tri Phương,

Cùng thành còn mất làm gương để đời”.

(Trích trong “Lịch sử nước ta” của Hồ Chí Minh)

A. Thành Nam Định. B. Thành Hà Nội.

C. Thành Gia Định. D. Thành Bình Định.

PHẦN II. TỰ LUẬN:

Câu 1: Trình bày diễn biễn chính của trận Cầu Giấy năm 1873.

Câu 2: Dịp Tết vừa rồi, bạn An cùng gia đình đi tham quan Đà Nẵng. Khi đến một nghĩa địa ở gần khu du lịch Tiên Sa, bạn có thắc mắc: “Tại sao lại có nhiều ngôi mộ của người Pháp và Tây Ban Nha ở đây?”. Em hãy giải thích cho bạn hiểu.

1
21 tháng 3 2020

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: Khoanh tròn chỉ một chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng trong các câu sau đây:

Câu 1: Hiệp ước Nhâm Tuất được triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp vào năm

C. 1862.

Câu 2: Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất vào năm

C. 1873.

Câu 3: Ai là người chỉ huy đội quân Cờ đen?

D. Lưu Vĩnh Phúc.

Câu 4: Sau Hiệp ước Nhâm Tuất, nhà Nguyễn đã thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì là

A. Gia Định, Định Tường, Biên Hòa.

Câu 5: Thành nào được nhắc đến trong đoạn trích sau?

“Nước ta nhiều kẻ tôi trung,

Tấm lòng tiết nghĩa rạng cùng tuyết sương.

Hoàng Diệu với Nguyễn Tri Phương,

Cùng thành còn mất làm gương để đời”.

(Trích trong “Lịch sử nước ta” của Hồ Chí Minh)

B. Thành Hà Nội.

PHẦN II. TỰ LUẬN:

Câu 1: Trình bày diễn biễn chính của trận Cầu Giấy năm 1873.

Diễn biến trận Cầu Giấy năm 1873:

- Khi thấy lực lượng của địch ở Hà Nội tương đối yếu, quân ta đã khép chặt vòng vây.

- Ngày 21-12-1873, quân Pháp phải phá vòng vây đánh ra Cầu Giấy.

- Chớp thời cơ quân đội của Hoàng Tá Viêm và quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích.

- Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan thực dân và binh lính của Pháp bị giết tại trận.

Câu 2: Dịp Tết vừa rồi, bạn An cùng gia đình đi tham quan Đà Nẵng. Khi đến một nghĩa địa ở gần khu du lịch Tiên Sa, bạn có thắc mắc: “Tại sao lại có nhiều ngôi mộ của người Pháp và Tây Ban Nha ở đây?”. Em hãy giải thích cho bạn hiểu.

Có nhiều ngôi mộ của người Pháp và Tây Ban Nha ở đây vì năm 1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha tiến đánh Đà Nẵng. Nhân dân ta đã anh dũng chống trả và đã bảo vệ thành công bán đảo Sơn Trà.

30 tháng 8 2017

Đáp án A

2. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)

4. Hiệp ước Giáp Tuất (1874)

1. Hiệp ước Hác-măng (1883)

 

3. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884)

 

Chú ý:

Phong trào 1930 – 1931 thực hiện đúng nhiệm vụ được đề ra trong Cương lĩnh chính trị, thể hiện tính triệt để của phong trào

18 tháng 4 2019

Đáp án A

2. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)

4. Hiệp ước Giáp Tuất (1874)

1. Hiệp ước Hác-măng (1883)

3. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884)

31 tháng 1 2021

A

29 tháng 3 2021

Ý 1:

Nguyên nhân chính dẫn đến việc triều đình nhà Nguyễn phải ký kết hiệp ước là do ở ngoài Bắc Kỳ có quân nổi dậy của Lê Duy Phụng và đồ đảng là Trường. Tình hình ngày càng nguy cấp khi đại đồn Chí Hòa thất thủ, quân pháp thừa thắng các trận nên cũng lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long. Tình hình này làm cho triều đình phong kiến nhà Nguyễn rất hốt hoảng và lo sợ nên đã đồng ý ký kết hòa ước Nhâm Tuất với Pháp.

Ý 2:

 

Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất gồm những nội dung cơ bản sau:

- Thừa nhận cho Pháp cai quản 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn.

- Mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán.

- Cho phép người Pháp và người Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.

- Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 280 vạn lạng bạc.

- Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình Huế với điều kiện triều đình buộc được nhân dân ta ngừng kháng chiến chống lại thực dân Pháp.


Ý 3:

Thái độ của triều đình Huế : nhu nhược trước thực dân Pháp ; hoang mang, chỉ biết thương lương với Pháp để có thể giữ nước.

Câu 1: Vì sao nhà Nguyễn lại kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất?Câu 2: Nội dung của Hiệp ước Nhâm Tuất? Nhận xét?Câu 3: Kế hoạch đánh chiếm Bắc Kỳ của Pháp lần thứ nhất? Quân triều đình ở Hà Nội thua vì sao?Câu 4: Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?Câu 5: Nhận xét về phong trào kháng chiến của nhân dân ta từ khi Pháp xâm lược đến năm 1884.Câu 6:...
Đọc tiếp

Câu 1: Vì sao nhà Nguyễn lại kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất?

Câu 2: Nội dung của Hiệp ước Nhâm Tuất? Nhận xét?

Câu 3: Kế hoạch đánh chiếm Bắc Kỳ của Pháp lần thứ nhất? Quân triều đình ở Hà Nội thua vì sao?

Câu 4: Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

Câu 5: Nhận xét về phong trào kháng chiến của nhân dân ta từ khi Pháp xâm lược đến năm 1884.

Câu 6: Em sẽ làm gì để bảo vệ biển đảo, quê hương đất nước?

Trắc nghiệm ( trả lời ngắn gọn )

1. Yếu tố nào thúc đẩy tư bản Pháp xâm lược Việt Nam?

2.Theo Hiệp ước Nhâm tuất, triuef đình nhà Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở đâu?

3. Tình hình triều đình nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX như thế nào?

4. Hiệp ước nào đã chính thức chấm dứt sự tồn tại của triều đình Huế với tư cách là 1 quốc gia độc lập.

5. Năm 1873, Thực dân Pháp lấy cớ gì để tiến quân ra Bắc?

6. Trước những hành động của Pháp, triều đình Huế thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại như thế nào?

7. Thực dân Pháp tìm cách thương lượng với triều đình Huế thiết lập bản Hiệp ước 1874 vì sao?

8. Sau khi chiếm được các tỉnh Nam Kì, việc đầu tiên thực dân Pháp đã làm gì?

9. Trong vòng chưa đầy 1 tháng sau khi chiếm Hà Nội, Pháp cho quân chiếm các tỉnh nào?

Ví dụ trả lời trắc nghiệm ngắn gọn: Mục đích của việc ra chiếu Cần Vương là gì? -> kêu gọi nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.

2
18 tháng 3 2021

Câu 1 : 

Kí hiệp ước Nhâm Tuất vì triều đình Huế bấy giờ chỉ lo cho sự an nguy của gia tộc chứ ko hề nghĩ tới đs nhân dân. Triều đình kí hiệp ước vừa ko phải chống Pháp, vừa để cho yên ổn bên trong, nhằm dồn lục lượng để dẹp yên các cuộc bạo loạn đòi lật đổ triều đình của nhân dân ngoài Bắc. Hiệp ước Nhâm Tuất còn đc xem như Văn kiện bán nước đầu tiên của triều đình nhà Nguyễn.

18 tháng 3 2021

Câu 2:

Nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862) :

- Thừa nhận quân Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn.

- Mở ba cửa biển : Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán.

- Bãi bỏ lệnh cấm đạo, cho Pháp tự do truyền đạo.

- Bồi thường chiến phí cho Pháp tương đương 280 vạn lạng bạc.

- Pháp trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình nếu dân chúng thôi chống Pháp.

- Lí do triều đình Huế kí hiệp ước :

+ Bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ.

+ Rảnh tay ở phía nam để đối phó với phong trào nông dân ở phía bắc.

 

Nhận xét:

- Triều đình đã chính thức đầu hàng, bức bột trước sự xâm lược của Pháp.

- Với việc làm đó, triều đình đã từ bỏ một phần trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chống Pháp đồng thời cũng thể hiện ý thức vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến nên đã phản bội một phần lợi ích dân tộc.

9 tháng 12 2017

Chọn đáp án C.

3. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862)

1. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874)

2. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Hác măng (1883)

4. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Patơnốt (1884)

23 tháng 7 2017

Đáp án C

3. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862)

1. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874)

2. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Hác măng (1883)

4. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Patơnốt (1884)

30 tháng 6 2018

chọn B

Hướng dẫn: Phương pháp chưng cất dung để tách hai chất lỏng ra khỏi nhau (nhiệt độ sôi khác nhau nhiều).

22 tháng 3 2023

a) Hiệp ước Nhâm Tuất (5/8/1862) là hiệp ước ký kết giữa triều Nguyễn và Pháp. Theo nội dung, triều đình Nhà Nguyễn xác nhận sự nô lệ, phải trả tiền bồi thường cho việc Huế phá hoại bãi Bắc Hải, bán quyền thẩm quyền cho những người Pháp, cho phép các đại sứ quán và lãnh sự quán của Pháp được thành lập tại Nghệ An, Hà Tĩnh, Gia Định, Tourane, Quảng Bình, Bình Thuận, cho phép Pháp tuần tra tàu vào sông Hương, sông Sài Gòn và sông Cửa Đại, cho phép một phần lãnh thổ miền Trung bị Pháp chiếm đóng.

b) Hiệp ước Nhâm Tuất là một thỏa hiệp không đúng mức, phản ánh một sự kém cường quốc trước sức ép của nước ngoài, đem lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho đất nước Việt Nam. Thỏa hiệp này khiến cho Việt Nam mất đi một phần chủ quyền về lãnh thổ, quản lý đất nước, tự do như là một Quốc gia. Nó còn gây ra tranh cãi và xung đột trong xã hội Việt Nam, cả trong thời kì đó và hiện tại. Tuy nhiên, điểm mạnh của hiệp ước Nhâm Tuất có thể là việc giải quyết được một số xung đột giữa Việt Nam và Pháp, giúp tạo ra một môi trường ổn định hơn, tránh tranh chấp quan trọng nhất trong quá trình xây dựng đất nước.