K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 3 2019

Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, nhà văn Tô Hoài được độc giả biết đến là một trong những cây bút rất tiêu biểu. Đến với đoạn trích "Vợ chồng A Phủ", độc giả lại càng thêm ấn tượng bởi cách xây dựng hình tượng nhân vật mang cá tính độc đáo, tiêu biểu. Đặc biệt, tác giả đã để lại dấu ấn mạnh trong lòng người đọc bởi cá tính, sức sống bền bỉ, mạnh mẽ của nhân vật Mị. Tô Hoài đã khắc họa thành công và chân thực diễn biến tâm lí nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài.

Nhân vật Mị được tác giả khắc họa nổi bật và chân thực xuyên suốt tác phẩm. Đó là một cô gái xinh đẹp, mang vẻ đẹp rất riêng của những cô gái vùng cao Tây Bắc. Vẻ đẹp ấy đã làm cho bao chàng trai trong vùng đắm say mà nguyện thổi sáo đi theo Mị. Cô gái trẻ ấy, mang trong mình những sức sống tươi trẻ nhất, với bao tình yêu và hy vọng để bước vào quãng thời gian tươi đẹp mang tên thanh xuân. Nhưng, những hủ tục bởi một xã hội vẫn còn ngang trái nhiều bất công đã xô đẩy cuộc đời Mị vào những ngã rẽ cay đắng nhất. Món nợ truyền kiếp của gia đình đã biến số phận một cô gái đáng lẽ ra phải có được cuộc sống hạnh phúc, lại rơi vào sự bế tắc. Lối thoát nào cho Mị khi bị bắt trở thành con dâu nhà Thống lí Pá Tra. Mang danh con dâu, nhưng cuộc sống hàng ngày của Mị chẳng khác gì thân trâu ngựa. Mị phải làm việc lùi lũi, không chuyện trò, không giao tiếp, làm việc như một cỗ máy, như một cái xác không hồn. Những tưởng, những tháng ngày Mị sống trong sự vô cảm đó sẽ kéo dài mãi. Nhưng không, thực ra sức sống tiềm tàng trong Mị vẫn luôn tồn tại, như một đốm lửa vẫn nhen nhóm tận sâu ở dưới, chỉ chực có cơ hội là cháy bùng lên mạnh mẽ.

Người ta luôn nói rằng, yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng cũng như hành động của con người. Quả thực như vậy. Khung cảnh mùa xuân ở Hồng Ngài đã đem những sức sống tiềm tang trong Mị bấy lâu nay bị đè nén sống dậy một cách mạnh mẽ. Mùa xuân vùng cao đến, những màu sắc sặc sỡ của những chiếc váy hoa phơi trên những mỏm đá như những cánh bướm, tiếng sáo gọi bạn tình của những chàng trai cô gái chớm yêu… Tất cả mang đến một không khí mùa xuân rạo rực, làm lòng Mị cũng dâng trào bao cảm xúc.

Đêm tình mùa xuân, Mị bắt đầu uống rượu. Tâm hồn Mị bắt đầu trở về với những kỉ niệm ngày trước. Hơi rượu nồng nàn và tiếng sáo xung quanh đã làm Mị nhớ lại những ngày tháng còn được tự do, được sống với đúng ý nghĩa một con người. Mị nhớ lại ngày trước, mình thổi lá hay hơn thổi sáo. Những kí ức về những tháng ngày tươi đẹp tưởng chừng như bị quên lãng giờ đây đang sống dậy, như một thước phim quay chậm đưa Mị trở về với quá khứ. Sự thức tỉnh ấy đang làm trỗi dậy sức sống của một tâm hồn đã bị số phận làm cho chai sạn. Kỉ niệm ùa về, cảm xúc ùa về. Trong những ngày làm dâu nhà thống lí Pá Tra, Mị sống với cảm xúc trơ lì như một tảng đá. Nhưng giờ đây, trong khung cảnh đêm tình mùa xuân đang rạo rực, Mị đã có những luồng cảm xúc mạnh. Mị ước nếu như có nắm lá ngón trong tay, Mị sẽ ăn luôn mà không cần suy nghĩ. Ý nghĩ đầy táo bạo này chính là một sự nhen nhóm của tinh thần phản kháng lại số phận. Thực tại đau khổ đã làm người con gái căng tràn sức sống ngày nào chai lì cảm xúc. Nhưng khung cảnh đêm tình mùa xuân đã làm cho người con gái ấy nhen nhóm lên ý thức đấu tranh để có thể thoát khỏi cuộc sống vô nghĩa đang bủa vây, ngay cả khi cách phải chọn là tìm đến cái chết.

Tuy nhiên, những cảm xúc mạnh ấy của lòng Mị lại không biểu hiện ngay trong những hành động. Tác giả Tô Hoài đã cho nhân vật của mình có sự đấu tranh quyết liệt trong tư tưởng: một bên là khát khao tự do cháy bỏng, một bên là sự chai lì cảm xúc, mặc cảm về số phận. Mị đã có những hành động liên tiếp nhau. Hành động đầu tiên, Mị sắn thêm mỡ bỏ vào đèn. Đó là hành động tuy nhỏ nhưng mang nhiều ý nghĩa. Đó có thể là mong muốn của nhân vật muốn căn phòng sáng lên, hay cuộc đời mình có thể tươi sáng và nhiều hy vọng hơn. Tiếp theo, Mị bắt đầu quấn lại tóc và chuẩn bị váy áo đi chơi. “Mị còn trẻ, Mị muốn đi chơi”. Vậy là, khát khao được sống với những cảm xúc chân thực nhất của đời mình đã chiến thắng trong ý nghĩ, hành động của Mị. Mị đang sống, nhưng là sống với những ki niệm của quá khứ, cảm xúc của quá khứ. Mị đang quên đi thực tại đau khổ, mà sống đúng với bản chất con người yêu tự do trong mình. Trớ trêu thay A Sử về, và trói đứng Mị lên cột nhà. Nhưng, thân xác Mị bị trói buộc tại đấy, còn tâm hồn Mị vẫn đang lơ lửng và đi theo những tiếng sáo gọi bạn tình. Khát vọng sống vừa mới bùng lên trong Mị, đã bị trói buộc bởi thực tại đau khổ, đó mới là điều cay đắng nhất. Khi Mị dần tỉnh chính là lúc các cơn đau thể xác bắt đầu ập đến, những cảm xúc mạnh mẽ trỗi dậy trong đêm tình mùa xuân cũng dần mất theo cơn say đang dần biến mất. Nhưng, đó lại chính là ngọn nguồn của ảnh lửa yêu tự do, vẫn hàng ngày hàng giờ cháy âm ỉ trong lòng cô gái H’mông xinh đẹp ngày nào.

Nhà văn Tô Hoài đã rất thành công khi có những trang văn miêu tả chân thực, cảm động diễn biến tâm lí nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân. Cảm xúc và hành động của nhân vật đã dần bộc lộ cá tính và nét tính cách, sức sống tiềm tàng vẫn ẩn sâu trong người con gái ấy. Đó chính là minh chứng cho khát vọng sống, sức sống mạnh mẽ tiềm tang biểu trưng cho những con người ý chí vùng cao Tây Bắc.

Làm văn: "Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi. Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt phía trong vách. A Sử đang sắp bước ra, bỗng quay lại, lấy làm lạ. Nó nhìn quanh, thấy Mị rút thêm cái áo. A Sử hỏi:   - Mày muốn đi chơi à?   Mị không nói. A Sử...
Đọc tiếp

Làm văn:

"Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi. Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt phía trong vách. A Sử đang sắp bước ra, bỗng quay lại, lấy làm lạ. Nó nhìn quanh, thấy Mị rút thêm cái áo. A Sử hỏi:

 

- Mày muốn đi chơi à?

 

Mị không nói. A Sử cũng không thèm hỏi thêm. A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói tay hai Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống. A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại.

 

Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe thấy tiếng sáo đưa Mị theo những cuộc chơi, những đám chơi." Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào.. ". Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa".

1
24 tháng 3 2023

cc

 

22 tháng 10 2019

Từ những sôi sục trong tâm tư đã dẫn Mị tới hành động "lấy ống mỡ xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa dầu". Mị muốn thắp lên ánh sáng cho căn phòng bấy lâu chỉ là bóng tối. Mị muốn thắp lên ánh sáng cho cuộc đời tăm tối của mình.

Đáp án cần chọn là: C

12 tháng 5 2017

a) Nêu tóm tắt số phận Mị và A Phủ

b) Giá trị nhân đạo của tác phẩm thể hiện trên các khía cạnh:

- Sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với những cảnh ngộ của người dân miền núi cao Tây Bắc.

- Phát hiện sức sống tiềm tàng, khát vọng tự do và hạnh phúc trong những con người nô lệ như Mị.

- Ca ngợi tình cảm đồng loại, tình cảm giai cấp trong những con người bị áp bức.

- Giúp nhân vật tìm đường đến với cách mạng và kháng chiến.

11 tháng 3 2017

Khi "Mị lé mắt trông sang... một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại", giọt nước mắt tuyệt vọng của A Phủ đã giúp Mị nhớ lại mình, nhận ra mình, xót xa cho mình và thương người đồng cảnh. Lòng thương người trắc ẩn và tình giai cấp đã khiến Mị có hành động mạnh bạo: cắt dây cởi trói cứu A Phủ.

Đáp án cần chọn là: B

Trong mỗi đoạn trích sau đều có những câu văn có bộ phận biểu hiện thời gian (phần in đậm), nhưng bộ phận đó được đặt ở những vị trí khác nhau trong câu (đầu giữa, cuối câu). Hãy phân tích tác dụng của mỗi cách sắp xếp. a) Một đêm khuya, Mị nghe tiếng gõ vách […]. Mị vừa bước ra, lập tức có mấy người choàng đến, nhét áo vào miệng Mị rồi bịt mắt, cõng Mị đi.Sáng hôm...
Đọc tiếp
Trong mỗi đoạn trích sau đều có những câu văn có bộ phận biểu hiện thời gian (phần in đậm), nhưng bộ phận đó được đặt ở những vị trí khác nhau trong câu (đầu giữa, cuối câu). Hãy phân tích tác dụng của mỗi cách sắp xếp. a) Một đêm khuya, Mị nghe tiếng gõ vách […]. Mị vừa bước ra, lập tức có mấy người choàng đến, nhét áo vào miệng Mị rồi bịt mắt, cõng Mị đi.
Sáng hôm sau, Mị mới biết mình đang ngồi trong nhà thống lí Pa Tra…
(Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ) b) Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có mà trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết…
Một anh đi thả ống lươn, một buổi sáng tinh sương, đã thấy hắn trần truồng và xám ngắt trong một váy đụp […].
(Nam Cao, Chí Phèo) c) Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấy không phải con gái nhà Pa Tra: cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lí Pa Tra. Cô Mị về làm dâu nhà Pa Tra đã mấy năm. (Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ)
1
11 tháng 6 2017

- Đoạn 1: cụm từ “ một đêm khuya” được đặt đầu câu nhằm nêu hoàn cảnh, thời gian cho các sự kiện xảy ra. Trạng ngữ “sáng hôm sau” có tác dụng liên kết câu vì thế phải nằm đầu câu

- Đoạn 2: trạng ngữ chỉ thời gian “một buổi sáng tinh sương” đặt giữa câu, đằng sau hành động của chủ thể.

- Đoạn 3: “đã mấy năm” nằm cuối câu mục đích thông báo, nó biểu thị phần tin mới, phần trọng tâm. Tuy giữ vai trò thứ yếu về mặt ngữ pháp nhưng nó lại giữ vai trò quan trọng về mặt thông báo nên nó cần đặt ở cuối câu.

18 tháng 5 2019

Dấu hiệu đầu tiên của việc sống lại đó là Mị nhớ lại quá khứ, nhớ về hạnh phúc ngắn ngủi trong cuộc đời tuổi trẻ của mình và niềm ham sống trở lại: "Mị còn phơi phới trở lại, lòng đột nhiên vui sướng như những đêm đến ngày trước". "Mị còn trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ lắm. Mị muốn đi chơi". Mị đã ý thức được tình cảnh đau xót của mình: "Nếu có nắm lá ngón trong tay Mị sẽ ăn cho chết".

Đáp án cần chọn là: A