K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 10 2016

Nguyễn Công Trứ (1778- 1858) tên tục là Củng, tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hy Văn, người làng Uy Viễn (nay là xóm Lam Thủy, xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh). Nguyễn Công Trứ là nhân vật “công thành”, “thân thoái” khá muộn trong lịch sử danh nhân Việt Nam. Ngoài bốn mươi tuổi mới đỗ đạt và làm quan, và lần thứ hai ở tuổi “thất thập” ông xin cáo quan về hưu mới được nhà vua chấp nhận. Có thể hình dung cuộc đời của ông Hy Văn là là đầy ắp những trang đời về sự kiện: giữ chức hành tẩu ở Quốc sử quán, giữ các chức tri huyện Đường Hào ở Hải Dương, Tư nghiệp quốc tử giám, Tham tán quân vụ, Thị lang Bộ hình, Hữu tham tri bộ hình, Dinh điền sứ, Bố chánh sứ Hải Dương, Tham tri Bộ binh, Tổng Đốc Hải An, Tuần phủ tỉnh An Giang, làm lính thú ở biên thùy, làm chủ sự Bộ hình, quyền Án sát Quảng Ngãi, làm ở Phủ thừa phủ Thừa Thiên v.v.v…và đến năm 1847 ông được thăng làm Phủ Doãn. Năm 1848, ông cáo quan về hưu.Từ thủa “bạch diện thư sinh” cho đến “thượng quan”, “trí sĩ” gắn liền hàng loạt chuỗi sự kiện mang nhiều biến cố trong cuộc đời ông Hy Văn mà chính Nguyễn Công Trứ đã dệt nên mẫu hình tay ngất ngưởng.

Trong sự nghiệp thơ văn của mình, Nguyễn Công Trứ dành cho mảng thơ “Tự thuật ” một vị trí quan trọng: thuật về chuyện đi thi, chuyện làm quan, chuyện thăng, giáng chức, chuyện cầm-kì-thi-tửu, chuyện “trong phận sự ” và chuyện “ngoài vòng cương tỏa” v.v.v…Ở cương vị và hoàn cảnh nào, vẫn lừng lững một Hy Văn “tài bộ” và một “tay ngất ngưởng” Nguyễn Công Trứ.
Trong Tiếng Việt, ngất ngưởng là từ dùng để chỉ, hiểu theo các nghĩa sau : Thứ nhất, ngất ngưởng để chỉ một tư thế tồn tại ở vị trí chênh vênh trên cao, lắc lư, dễ ngã, dễ đổ. Thứ hai, nghĩa của từ ngất ngưởng còn để biểu thị một cách sống, lối sống, thái độ sống, thậm chí khinh bạc, thách thức với các chuẩn mực thông thường.
Từ ngất ngưởng nếu hiểu, dùng ở nghĩa thứ nhất thì nét nghĩa từ vựng lại nhằm khắc họa một tư thế, hoạt động còn hiểu theo nghĩa thứ hai lại là sự biểu thị một tích cách, quan niệm sống (tuy nhiên giữa tư thế, hoạt động và tính cách một con người nhiều khi lại đồ chiếu lên nhau, khó lòng tách bạch, cái này là sự biểu hiện cái kia và ngược lại ). Ở Hy Văn, từ ngất ngưởng với đích dùng nghĩa thứ hai. Ngất ngưởng trong quan niệm của con người là những điều khác với lẽ đời, khác với chuẩn mực sống của thời đại.Ông Hy Văn là người ngất ngưởng – khác đời, nhưng với Nguyễn Công Trứ, những trang đời của Hy Văn còn khẳng định ông là một tay ngất ngưởng- hơn đời. Cái khác đời của ông được minh chứng bằng những trang đời ngất ngưởng: khi “ vinh hoa, phú quý” lúc thì “trảm giam hậu”, lúc “thăng”, lúc “giáng” cũng có khi cái “khác đời” đang chênh vênh, chực ngã thì cái “hơn đời” lại nâng đỡ Hy Văn. Ông Hy Văn hành đạo cũng giống như nghệ sĩ xiếc trên sợi dây thăng bằng, có lúc lắc lư, chao đảo tưởng chừng như chực đổ trong rạp xiếc quan trường nhưng bằng tài năng của người nghệ sĩ và lớn hơn là bản lĩnh hơn đời, Nguyễn Công Trứ luôn trụ vững và để lại nhiều ấn tượng sâu đậm cho đời trong những khắc thời gian nghiêng ngả. Chỗ đứng ấy không những không làm ông “lắc lư, dễ đổ, dễ ngã” mà trái lại, nó trở thành điểm tựa, điểm nhấn cho mẫu hình ông Hy Văn càng thêm vững chãi và còn cao hơn chuẩn mực thông thường. Với Hy Văn, “thăng” có cái vinh của “thăng”, “giáng” có cái quang của “giáng”, “hành đạo” có cái nghĩa của con người xã hội , “hành lạc” có cái lí của con người cá nhân. Vì vậy, với ông cái gì cũng là “phận sự” : “Vũ trụ nội mạc phi phận sự” (trong trời đất, không có cái gì là không liên quan đến ta) và hành đạo hay hành lạc đều mang cốt cách của con người ngất ngưởng.

26 tháng 11 2017

Gía trị nội dung Bài ca ngất ngưởng: Bài thơ thể hiện rất rõ thái độ sống của Nguyễn Công Trứ giai đoạn cuối đời. Đó là thái độ coi thường danh lợi, vượt lên những thói thường để sống cuộc sống tự do, tự tại. Vì vậy, nội dung bài thơ viết về những kỉ niệm đẹp đẽ, vinh hoa phú quý của những ngày Nguyễn Công Trứ còn làm quan là nội dung sai.

Đáp án cần chọn là: D

18 tháng 9 2019

Ngất ngưởng từ láy tượng hình vốn được dùng sự vật ở độ cao chênh vênh, bất ổn định

- Từ ngất ngưởng được dùng chỉ sự khác thường, vượt lên dư luận

- Nhan đề được nhắc lại 4 lần trở thành biểu tượng, phong cách sống, thái độ sống vượt thế tục, thách thức xung quanh dựa trên sự tự ý thức, tài năng, nhân cách cá nhân:

    + Chỉ sự thao lược, tài năng, phong cách ngạo nghễ khi làm quan của tác giả

    + Chỉ sự ngang tàng của ông khi làm dân thường

    + Khẳng định cái chơi ngông hơn người

    + Tác giả hơn người vì dám coi thường công danh, phú quý, coi thường dư luận, không bị ràng buộc

7 tháng 6 2018

“Bài ca ngắn đi trên bãi cát” (Cao Bá Quát)  và “Bài ca ngất ngưởng” (Nguyễn Công Trứ) hai tác phẩm thấm đẫm vẻ đẹp nhân cách của nhà Nho chân chính

Chứng minh:

- Thể hiện quan điểm của mình về con đường danh lợi

- Khẳng định phong cách cá nhân

 Đáp án: D

16 tháng 4 2018

ð Đáp án A

7 tháng 3 2019

Bài ca ngất ngưởng được sáng tác sau năm 1848, khi ông đã cáo quan về hưu và sống cuộc đời tự do, nhàn tản.

Đáp án cần chọn là: A