K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 5 2018

a. Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt là biểu cảm

b. Phép liên kết:

- Phép thế: Gia đình - đó là

c. Câu trên sử dụng phép nhân hóa. Tác dụng: Nhấn mạnh vai trò của gia đình: ở gia đình, những điều bình dị nhất thôi cũng thực sự có ý nghĩa và thấy hạnh phúc.

d. Ý nghĩa của đoạn văn là nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng của gia đình. Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng, che chở và chào đón mỗi người, ngay cả khi họ buồn, vấp ngã, tuyệt vọng.

4 tháng 6 2018

Câu 1 .

a. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là : Biểu cảm .

b . Các phép liên kết trong đoạn văn trên là : phép thế "gia đình - đó là ".

c.Câu "Đó là nơi ngay cả nước sôi cũng reo lên niềm hạnh phúc!" sử dụng phép tu từ nhân hóa .

Tác dụng : Muốn khẳng định vào vai trò của gia đình :

Trong mỗi gia đình , tất cả những gì xảy ra đều mang lại ý nghĩa và sự hạnh phúc cho mọi người dù chỉ là 1 điều nhỏ nhặt nhất .

d.Ý nghĩa của đoạn văn trên là :

Khẳng định vai trò và tầm quan trongj của gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thơ của trẻ em . Gia đình chính là nơi sinh ra , che chở và an ủi những tuổi thơ đang buồn tủi ngày đêm .

Gia đình là ngôi thánh đường đầu tiên cho tuổi thơ những điều haylẽ phải, niềm tin và lí tưởng sống. Đó là nơi chúng ta tìm về để được anủi, nâng đỡ. Đó là những món ăn đơn sơ cũng là mĩ vị. Đó là nơi tiền bạckhông quý bằng tình yêu. Đó là nơi ngay cả nước sôi cũng reo lên niềmhạnh phúc”Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? Câu 2. Tìm một đại từ và phân loại? Câu 3. Xác...
Đọc tiếp

Gia đình là ngôi thánh đường đầu tiên cho tuổi thơ những điều hay
lẽ phải, niềm tin và lí tưởng sống. Đó là nơi chúng ta tìm về để được an
ủi, nâng đỡ. Đó là những món ăn đơn sơ cũng là mĩ vị. Đó là nơi tiền bạc
không quý bằng tình yêu. Đó là nơi ngay cả nước sôi cũng reo lên niềm
hạnh phúc”
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? 
Câu 2. Tìm một đại từ và phân loại? 
Câu 3. Xác định một quan hệ từ? Nêu ý nghĩa? 
Câu 4. Nêu nội dung chính của văn bản trên? 
Câu 5. Chỉ ra và nêu tác dụng của 1 biện pháp tu từ được sử dụng
trong văn bản? 
Câu 6. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 – 15 dòng) nêu suy nghĩ của
em về vai trò, ý nghĩa của gia đình đối với mỗi con người.

2
14 tháng 2 2022

AI GIÚP MIK VỚI Ạ

 

 

 

14 tháng 2 2022

Câu 1:

- PTBĐ chính của văn bản trên là: nghị luận
Câu 2.  

- Đại từ: chúng ta 

- Phân loại: đại từ nhân xưng
Câu 3.

- Quan hệ từ: và 

- Ý nghĩa: quan hệ liệt kê
Câu 4. 

- Nội dung chính của văn bản trên là: Diễn tả vai trò,ý nghĩa quan trọng của gia đình đối với mỗi người chúng ta 
Câu 5.

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên là: 

+ Biện pháp tu từ liệt kê( liệt kê những ý nghĩa của gia đình như:ngôi thánh đường đầu tiên cho tuổi thơ,nơi chúng ta tìm về để được an ủi, nâng đỡ,những món ăn đơn sơ cũng là mĩ vị,..)

- Tác dụng: Làm tính biểu cảm đồng thời nhấn mạnh,nổi bật những vai trò cùng ý nghĩa quan trọng của gia đình đối với mỗi con người.

Câu 6.Viết đoạn văn mình nghĩ bạn nên cố gắng tự làm để rèn luyện thêm nhé

Mình có gì sai sót hay thiếu ý thì mong bạn thông cảm nhé.

5 tháng 2 2022

1. Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.

 

1 tháng 2 2022

Tham khảo.

Câu 1:

- Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.

Câu 4: 

- Nội dung của đoạn văn trên nói về vai trò, ý nghĩa quan trọng của gia đình trong cuộc sống mỗi con người. 

Câu 5:

- Câu văn "Đó là nơi ngay cả nước sôi cũng reo lên niềm hạnh phúc" sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa. 

- Tác dụng: Khẳng định vai trò tốt đẹp của gia đình: những điều bình dị cũng thật có ý nghĩa và hạnh phúc.

12 tháng 4 2022

Gia đình là nơi chúng ta được an ủi , nâng đỡ . Thật vậy , đó là nơi mà ai ai cũng phải quý trọng , là món ăn mĩ vị nhân giản được làm từ bàn tay thiêng liêng của mẹ, là nơi con được hưởng thụ tình cảm yêu thương của cha mẹ . Mỗi khi mệt mỏi hay khó khăn , ai chẳng nhớ đến gia đình ? . Mỗi khi em khó khăn trong việc kiếm đồ là gọi mẹ , mỗi khi điểm kém thì gọi cha , đói thì tự lấy đồ ăn mà cha mẹ nấu . Những hạnh phúc quý giá và cao cả , đẹp đẽ đều xuất phát từ " gia đình " . Gia đình là phòng tuyến phía sau luôn hỗ trợ và chào đón ta mỗi khi ta muốn quay về , xã hội tàn độc , người ngoài khinh ghét , không sao,tất cả đã có gia đình là chỗ dựa cho bạn . Thánh đường đầu tiên của mỗi một con người là gia đình , là cha và mẹ là anh chị em người thân ruột thịt . Tất cả đều là những người quan trọng nhất đối với ta . Hơi ấm của con tim yêu thương nhau làm cho ai ai cũng phải rung động và si mê.

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:   Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau qua email, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những status trên Facebook của nhau mỗi ngày, chúng ta những tưởng đã hiểu hết về nhau mà không cần thốt nên lời. Có phải vậy chăng? Có phải chúng ta cũng như loài cá heo có thể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm. Tiếng nói của con người dùng để làm gì nếu...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

   Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau qua email, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những status trên Facebook của nhau mỗi ngày, chúng ta những tưởng đã hiểu hết về nhau mà không cần thốt nên lời. Có phải vậy chăng? Có phải chúng ta cũng như loài cá heo có thể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm. Tiếng nói của con người dùng để làm gì nếu không phải để thổ lộ, để giãi bày, để xoa dịu. Nếu muốn được hiểu thì phải nói trước đã. Vậy thì còn ngần ngừ chi nữa, hãy nói với nhau đi. Nói với ba, với mẹ, với anh chị, với em, với bạn bè… Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook của nhau, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí chỉ để gọi nhau một tiếng “ơi” dịu dàng.

          (Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, tr48- 49)

1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.

2. Chỉ ra công dụng của dấu chấm lửng được sử dụng trong đoạn văn.

3. Tìm một câu hỏi tu từ trong đoạn văn. Dụng ý của tác giả khi sử dụng câu hỏi tu từ đó?

 (mng giúp mình gấp với ạ!)

2
23 tháng 8 2021

1. PTBĐ: Nghị luận

2. Liệt kê

3. " Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn". Khẳng định ciệc chúng ta đang ngày càng ít giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ hơn.

25 tháng 4 2022

còn cái nịt

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: “Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau. qua YM, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những câu status trên Facebook của nhau mỗi ngày, chúng ta những tưởng đã biết hết, hiểu hết về nhau mà không cần thốt lên lời, Có phải vậy chăng? Có phải ta cũng như Loài cá heo có thể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm, Tiếng, nói con người dùng để làm gì nếu không...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: “Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau. qua YM, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những câu status trên Facebook của nhau mỗi ngày, chúng ta những tưởng đã biết hết, hiểu hết về nhau mà không cần thốt lên lời, Có phải vậy chăng? Có phải ta cũng như Loài cá heo có thể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm, Tiếng, nói con người dùng để làm gì nếu không phải để thổ lộ, để giãi bày, để xoa. dịu. Nếu muốn được hiểu thì phải được lắng nghe. Nếu muốn được lắng nghe thì phải nói trước đã, Vậy thì còn ngần ngừ chi nữa, hãy nói với nhau đi, Nói với ba, với mẹ, với anh chị, với em, với bạn bè,.. Đừng chat, đừng email, đừng post Lên Facebook, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất, hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí chỉ để gọi nhau một tiếng “ơi” dịu dàng!”

a, Xác định phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu trên

b,Tìm câu hỏi tu từ trong ngữ liệu trên ? Dụng ý của tác giả khi sử dụng câu hỏi tu từ đó ? 

c.Chỉ ra phép liên kết hình thức có trong ngữ liệu 

d,Nhà văn muốn gửi gắm đến chúng ta điều gì qua ngữ liệu trên 

0
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏiNghệ thuật nói nhiều với tư tưởng nữa, nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. Không tư tưởng, con người có thể nào là con người. Nhưng trong nghệ thuật, tư tưởng từ ngay cuộc sống hằng ngày nảy ra, và thấm trong tất cả cuộc sống. Tư tưởng của nghệ thuật không bao giờ là trí thức trừu tượng một mình trên cao. Một câu thơ, một trang...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

Nghệ thuật nói nhiều với tư tưởng nữa, nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. Không tư tưởng, con người có thể nào là con người. Nhưng trong nghệ thuật, tư tưởng từ ngay cuộc sống hằng ngày nảy ra, và thấm trong tất cả cuộc sống. Tư tưởng của nghệ thuật không bao giờ là trí thức trừu tượng một mình trên cao. Một câu thơ, một trang truyện, một vở kịch, cho đến một bức tranh, một bản đàn, ngay khi làm chúng ta rung động trong cảm xúc, có bao giờ để trí óc chúng ta nằm lười yên một chỗ… Cái tư tưởng trong nghệ thuật là một tư tưởng, yên lặng. Và cái yên lặng của một câu thơ lắng sâu xuống tư tưởng. Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà ta bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc, không phải chỉ có trí thức. Và khác với cách độc riêng bằng trí thức, lần đọc thứ hai chậm hơn, đòi hỏi nhiều cố gắng hơn, nhiều chỗ chúng ta dừng lại hơn. Cho đến một câu thơ kia, người đọc nghe thì thầm mãi trong lòng, mắt không rời trang giấy.

Đoạn văn trên bàn về nội dung?

A. Cái hay của một bài thơ

B. Cách đọc một bài thơ

C. Tư tưởng trong thơ

D. Tư tưởng trong nghệ thuật

1
24 tháng 9 2018

Chọn đáp án: D.

I. Đọc hiểu     Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi    '' Lại một mùa xuân nữa đang đến rất gần cho mỗi người, mỗi nhà. Khoảnh khắc này tâm tưởng mỗi chúng ta đều hướng về nguồi cội, nơi có tổ tiên, ông bà, cha me, họ hàng, có kỷ niệm tuổi thơ và bao niềm tiếc nuối...       Người bảo Tết nay chơi là chính. Mấy ai còn để ý đến cái tục lệ mà trong những ngày Tết xưa được coi là quan...
Đọc tiếp

I. Đọc hiểu 

    Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi

    '' Lại một mùa xuân nữa đang đến rất gần cho mỗi người, mỗi nhà. Khoảnh khắc này tâm tưởng mỗi chúng ta đều hướng về nguồi cội, nơi có tổ tiên, ông bà, cha me, họ hàng, có kỷ niệm tuổi thơ và bao niềm tiếc nuối...

       Người bảo Tết nay chơi là chính. Mấy ai còn để ý đến cái tục lệ mà trong những ngày Tết xưa được coi là quan trọng nhất: luộc bánh chưng... nhưng đâu chỉ riêng vì mấy cái bánh chưng thờ Tết mà ta phải bận bụi việc này mà đó còn là cả một câu chuyện vô hồi kết về tình làng nghĩa xóm, về nghĩa mẹ, công cha, tình anh em, con, cháu...Nhớ hồi còn nhỏ mỗi độ Xuân về, Tết đến, vui nhất là những khi tôi luộc bánh chưng. Ấy là lúc không chỉ có họ hàng mà cả các bác, các cô bên hàng xóm cũng được dịp sang chơi. Những câu chuyện quanh nồi bánh chưng sao thân tình biết bao... Những ngày như tối nay, 29 Tết hoặc ngày mai, 30 Tết, mẹ tôi thường mới luộc bánh chưng, có năm nấu thông luôn cả Giao thừa. Cạnh nồi bánh chưng thường là những món xào nấu, bánh trái. Bên ngọn lửa hồng rừng rực, gương mặt ai cũng ánh lên niềm vui, hạnh phúc...

          Tết đang về. Những giờ phút cuối cùng đang được mỗi gia đình tận dụng tối đa để lo sửa sang, sắp xếp, trang hoàng nhà cửa, mua sắm, thăm hỏi các bậc cao niên, thân thuộc...Từ nồi bánh chưng, làn hương tỏa ra thơm nức, tôi lại bâng khuâng nhớ mẹ, nhớ cha...''

                                                                                      (Trích''Tùy bút Hoài niệm tết''-Trần Ngọc Kha)

Câu 1: Đoạn trích trên thuộc thể loại nào 

A. Ngụ ngôn                                      B. Tùy bút

C. Thơ                                               D.Tản văn

Câu 2: Xá định 1 thuật ngữ có trong câu sau?

''Mấy ai còn để ý đến cái tục lệ mà trong những ngày Tết xưa được coi là quan trọng nhất: luộc bánh chưng...''

A. Ngày Tết                              B. Mấy ai

C. Tục lệ                                   D. Bánh chưng

Câu 3: Vì sao tác giả vui nhất là những khi cả nhà luộc bánh chưng?

A. Vì mọi người sẽ có được nhiều bánh chưng.

B. Vì mọi người cùng ngồi quây quần bên nhau, chia sẽ mọi câu chuyện.

C. Vì mọi người cùng ngồi quây quần bên nhau, thưởng thức món ngon. 

D. Vì nấu bánh chưng sẽ khiến mọi người vui vẻ.

Câu 4: Câu văn ''Bên ngọn lửa hồng rừng rực, gương mặt ai cũng ánh lên niềm vui, hạnh phúc...'' cho thấy?

A. Niềm vui, niềm hạnh phúc trước thềm năm mới.                    B. Sự bâng khuâng khi xuân về.

C. Ngọn lửa hồng khiến mọi người vui vẻ.                                  D. Cuộc sống hạnh phúc khi xuân về

Câu 5: Xác định 1 từ Hán - Việt và giải nghĩa trong câu văn sau?

   '' Những giờ phút cuối cùng đang được mỗi gia đình tận dụng tối đa lo sửa sang, sắp xếp, trang hoàng nhà cửa, mua sắm, thăm hỏi các bậc cao niên, thân thuộc...''

Câu 6: Vào mùa xuân, đặc biệt dịp lễ, Tết, nhân dân thường có tục lệ dâng những sản vật, thức quý lên bàn thờ ông bà, tổ tiên. Em có suy nghĩ về tục lệ này?

Câu 7: Qua đoạn trích, tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp gì?

1
4 tháng 1 2023

1,B

2, D

3, B

4, A

5, trang hoàng

Câu 6 : Em thấy đây là một tục lệ đẹp bởi vì nó thể hiện sự kính trọng của nhân dân đối với ông bà, tổ tiên. 

Câu 7 : Thông điệp : hãy trân trọng từng phút giây ở bên cạnh gia đình nhất là vào các dịp lễ Tết đồng thời sự trân trọng cuộc sống và tận hưởng nó. 

CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên
5 tháng 1 2023

Rất tốt nhé!