K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: Trả lời:

Ozon trong khí quyển được tạo thành khi các tia cực tím chạm phải các phân tử oxy. Oxy nguyên tử sẽ kết hợp với một phân tử oxy để tạo ozon. đối lưu nằm bên dưới một tầng nữa là tầng bình lưu. Trong tầng bình lưu này tồn tại một lớp giàu khí ozon thông thường gọi là tầng ozon. Hàm lượng ozon trong không khí rất thấp, chỉ khi lên đến độ cao 25-30 km thì khí ozon mới đậm đặc. Tầng khí quyển ở độ cao này được chúng ta gọi là tầng ozon.

Chính vì được tạo thành từ các hạt tia cực tím nên khi mà tầng ozon bị thủng thì sẽ gây ra hiện tượng một lượng lớn tia cực tím sẽ chiếu xuống trái đất. Con người sống trên trái đất sẽ bị mắc nhiều chứng bệnh như ung thư da, thực vật thì sẽ bị mất dần đi khả năng miễn dịch, các sinh vật ở dưới biển cũng sẽ bị tổn thương và chết dần. Bởi vì vậy mà các nước trên thế giới đều đang rất lo sợ khi xảy ra hiện tượng thủng tầng ozon.

Vai trò của tầng ozon:Tuy mỏng manh nhưng nó lại có vai trò rất quan trọng với sự sống trên trái đất. Nó sẽ hấp thụ tia cực tím từ bức xạ mặt trời, không cho những tai này đến với trái đất. Có thể nói, sự sống chỉ xuất hiện khi trái đất có tầng ozon. Vì vậy nếu tầng ozon bị phá hủy thì sẽ gây lên tác hại xấu đối với mọi sinh vật trên trái đất. Nếu tầng ozon bị suy giảm đồng nghĩa với việc tia UV sẽ chiếu đến trái đất nhiều hơn là tăng bệnh nhân bị ung thư da, đục thủy tinh thể ở mắt cũng như làm giảm sản lượng lương thực và ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển.

Câu 3: Trả lời:

-Nguyên nhân đầu tiên là liên quan đến việc sản xuất tủ lạnh trên thế giới. Dung dịch freon có trong hệ thống dẫn khép kín của tủ lạnh có thể bay hơi thành thể khí, chất này bay thẳng lên tầng ozon trong khí quyển, phá vỡ kết cấu tầng này và giảm nồng độ khí ozon.

-Đến giữa thập kỷ 90 thì xuất hiện một nguyên nhân nữa chính là chất thải công nghiệp, đặc biệt là NO, CO2,… Những loại khí thải này bền bỉ, dai dẳng bay vào bầu khí quyển và tiếp tục làm công việc phá hoại tầng ozon. Hiện nay khi nền công nghiệp ngày càng phát triển thì ảnh hưởng của những khí này đến bầu khí quyển ngày càng nặng nề hơn.

-Việc xả khói bụi và các chất hóa học từ những phương tiện giao thông hay những khu công nghiệp hóa chất vào không khí cũng gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến tầng ozon.

11 tháng 1 2018

Đáp án: D

19 tháng 12 2018

Chọn đáp án C

Trong hoạt động bảo vệ môi trường, pháp luật là công cụ quan trọng của Nhà nước để xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lí cần thiết, tạo ra sự phối hợp giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường; xác định trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh; ngăn ngừa, hạn chế tác động xấu của con người trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên, thiên nhiên. Như vậy, nới lỏng các quy định đem lại hiệu quả cao về kinh tế từ các nguồn thu phi pháp không thể hiện vai trò của pháp luật trong bảo vệ môi trường.

13 tháng 1 2019

Chọn đáp án C

Trong hoạt động bảo vệ môi trường, pháp luật là công cụ quan trọng của Nhà nước để xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lí cần thiết, tạo ra sự phối hợp giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường; xác định trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh; ngăn ngừa, hạn chế tác động xấu của con người trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên, thiên nhiên. Như vậy, nới lỏng các quy định đem lại hiệu quả cao về kinh tế từ các nguồn thu phi pháp không thể hiện vai trò của pháp luật trong bảo vệ môi trường.

25 tháng 8 2023

Vai trò của công nghệ sinh học trong xử lí chất thải và bảo vệ môi trường chăn nuôi:

- Giảm lượng chất thải ra từ vật nuôi nhờ công nghệ sinh học.

- Giảm mùi hôi thối, giảm ruồi muỗi

- Nâng cao hiệu quả và đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ trong chất thải, giảm chất thải ra môi trường, tiêu diệt mầm bệnh.

26 tháng 1 2021

Thiên nhiên vô cùng tuyệt diệu, sự tuyệt diệu đó thể hiện ở chỗ nó khiến trái đất vận động quanh trục hai mưới bốn giờ nhưng lại cho mười hai giờ trong bóng tối và mười hai giờ ngoài ánh sáng. Sự xuất hiện của ánh nắng mặt trời chính là thời điểm con người bắt đầu một cuộc sống mới, để lao động học tập và khám phá những điều lí thú ở xung quanh. Và khi trái đất chìm vào bóng tối cũng là lúc con người nghỉ ngơi sau một ngày dài mệt nhọc. Nếu không có ánh sáng của mặt trời có lẽ cả cuộc đời chúng ta sẽ không biết thế nào là ý nghĩa, sẽ chẳng có những vần thơ dào dạt tình yêu, chẳng có những buổi bình minh gột rửa màn đêm và cũng chẳng có tiếng chim muông gọi nhau thức giấc. Không chỉ là một vận động của thiên nhiên, ánh nắng mặt trời còn là nguồn  nhiên liệu vô tận đối với cuộc sống. Những ứng dụng khoa học ra đời đều tận dụng nguồn nhiên liệu khổng lồ này. Nước nóng ta dùng từ bình năng lượng mặt trời, máy phát điện mặt trời…. Không những thế nó còn là người bạn đích thực của các bác nông dân, một vụ mùa bội thu phần lớn là do mưa thuận gió hòa mà ra. Nếu ánh nắng đánh thức bình minh, mang đến cho con người cảm giác mùa hè thực sự thì những cơn gió làm dịu mát tâm hồn, xua tan những giọt mồ hôi trên lưng áo mẹ. Thi sĩ xưa kia chỉ một cơn gió thoảng qua kẽ lá cũng đủ làm tâm hồn rung động, cũng đủ gợi nên biết bao nhiêu suy tư sâu sắc. Nếu cuộc sống con người thiếu đi nguồn năng lượng này chẳng khác nào chúng ta đang sống trong một nơi khô cằn, sẽ chẳng còn nghe tiếng gió hát thì thầm, tiếng lá reo vui xào xạc cũng chẳng còn ai lau khô giọt nước mắt trên mi của cô gái trong những ngày đầy phiền muộn. Có lẽ thiên nhiên đã quá ưu ái con người và mang đến cho chúng ta quá nhiều điều tuyệt vời. Tưởng như rất đỗi tự nhiên nhưng lại không thể thiếu đi. Nếu ánh nắng, cơn gió là người bạn hữu hình thì nước chính là một trong những tài nguyên vô giá. Nó thậm chí còn được ví như máu trong cơ thể. Thử hỏi con người nếu không còn máu thì có sống được không? Máu co bóp đi khắp nơi cung cấp oxi cho cơ thể, để trái tim biết đập rộn ràng để con người biết sống vì nhau hơn…Trên trái đất của chúng ta ¾ là đại dương, cũng như cơ thể chúng ta chiếm tới 70% là nước. Nước không chỉ phục vụ cuộc sống, nuôi sống con người mà nó còn có vai trò tích cực trong việc sản xuất công  nghiệp, nông nghiệp dịch vụ. Ngoài ra đây cũng là nguồn khai thác du lịch dồi dào, các suối nước nóng, các vịnh biển mỗi năm thu hút cả triệu khách du lịch.

Bạn tham khảo ý rồi viết

18 tháng 4 2017

Đáp án D

23 tháng 4 2021

Ý 1:

 

- Thời kì nguyên thuỷ

Trong thời kì này, con người sống hòa đồng với tự nhiên. Cách sống cơ bản là săn bắt động vật và hái lượm cây rừng.

 

Tác động đáng kể của con người đối với môi trường là con người biết dùng lừa để nấu nướng thức ăn, sưởi ấm và xua đuổi thú dữ. Con người đã đốt lửa dồn thú dữ vào những hố sâu để bắt, làm cho nhiều cánh rừng rộng lớn ờ Trung Âu. Đông Phi, Nam Mĩ, Đông Nam Á bị đốt cháy.

- Xã hội nông nghiệp

Bên cạnh hoạt động săn bắn, con người đã bắt đầu biết trồng cây lương thực như lúa, lúa mì, ngô... và chăn nuôi dê, cừu, lợn, bò... Hoạt động trồng trọt và chăn nuôi đã dẫn con người tới việc chặt phá và đổt rừng lấy đất canh tác, chăn thả gia súc.

Hoạt động cày xới đất canh tác góp phần làm thay đổi đất và nước tầng mặt. Hậu quả là nhiều vùng đất bị khô cằn và suy giảm độ màu mỡ.

Nền nông nghiệp hình thành đòi hỏi con người phải định cư, từ đó nhiều vùng rừng bị chuyển đổi thành các khu dân cư và khu sản xuất nông nghiệp.

Tuy nhiên, ngoài việc phá rừng, hoạt động nông nghiệp còn đem lại lợi ích là tích luỹ thêm nhiều giống cây trồng, vật nuôi và hình thành các hệ sinh thái trồng trọt.

- Xã hội công nghiệp

Thế kỉ XVIII được coi là điểm mốc của thời đại văn minh công nghiệp. Việc chế tạo ra máy hơi nước sử dụng trong sản xuất, giao thông vận tải đã tạo điều kiện để chuyển từ sản xuất thủ công sang sản xuất bằng máy móc. Máy móc ra đời đã tác động mạnh mẽ tới môi trường sống.

Nền nông nghiệp cơ giới hoá tạo ra nhiều vùng trồng trọt lớn.

Công nghiệp khai khoáng phát triển đã phá đi rất nhiều diện tích rừng trên Trái Đất.

Đô thị hoá ngày càng tăng đã lấy đi nhiều vùng đất rừng tự nhiên và đất trồng trọt.


 
Bên cạnh những tác động làm suy giảm môi trường, nền công nghiệp phát triển cũng góp phần cải tạo môi trường.

Ngành hoá chất sản xuất được nhiều loại phân bón, thuốc trừ sâu bảo vệ thực vật làm tăng sản lượng lương thực và khống chế được nhiều loại dịch bệnh. Nhiều giổng vật nuôi và cây trồng quý được lai tạo và nhân giống.   

 

 

Ý 2:

Những biện pháp chính giúp bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên là:

- Hạn chế phát triển dân số quá nhanh

- Sừ dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên

- Bảo vệ các loài sinh vật

- Phục hồi và trồng rừng mới

- Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm

- Hoạt động khoa học của con người góp phần cải tạo nhiều giổng cây trồng, vật nuôi có năng suất cao.


 

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Ô nhiễm không khí có thể gây ra hàng nghìn bệnh tật đến đường hô hấp, Ô nhiễm nước, thực phẩm sẽ dẫn đến hàng loạt các bệnh ung thư không có khả năng chữa trị. Như vậy, nâng cao chất lượng sống, bảo vệ môi trường là điều không thể bỏ qua và vô cùng cấp thiết đối với mọi người, mọi dân tộc và quốc gia.