K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 10 2016

Các bạn cho điểm nữa nha!!

2 tháng 11 2016

ko hay.bai tho ko co tinh lien ket tuy no da gan bo chat che voi nhau.ban nen tim hieu nhieu hon ve tinh lien ket trong van ban.
diem mk danh cho ban la : 5 diem hum ban can co gang hon nua nhe

 

1 tháng 11 2016

hay

1 tháng 11 2016

hay ghê hihi

Biện pháp tự từ liệt kê "chẳng biết cười, biết nói cái già cả...đặt đâu nằm đấy". 

Tác dụng: 

- Tăng tính biểu hình biểu cảm gây ấn tượng sâu sắc với người đọc 

- Cho thấy điểm đặc biệt của cậu bé Gióng khi lên ba tuổi

- Chi tiết kì ảo gây sự tò mò hứng thú với người đọc về cậu bé đặc biệt này

một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, môi tái nhợt, quần áo tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào, bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông;xin ông đừng giận cháu! Cháu không...
Đọc tiếp

một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, môi tái nhợt, quần áo tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào, bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông;

xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông lão nhìn tôi chằm chằm, đôi môi nở nụ cười:

_ Cháu ơi, như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy tôi chợt hiểu ra, cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận cái gì đó của ông.

Trình bày suy nghĩ của em về điều mà tác giả muốn gửi gắm qua câu chuyện trên

GIÚP MK NHA. MK ĐANG CẦN GẤP

AI NHANH MK SẼ TICK CHO NHA

CAMRT ƠN CÁC BN NHIỀU!!!

1
20 tháng 3 2019

“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì, em biết không ? Để gió cuốn đi” lời bài hát của Trịnh Công Sơn cứ văng vẳng bên tai mỗi khi em gặp những con người đói khổ phải xin ăn trên phố phường hoa lệ. Có lẽ sợi dây mong manh để kết nối con người với nhau chính là tình yêu thương. Sợi dây yêu thương này đã được nhà văn nga Ivan Turgenev thể hiện sâu sắc qua mẩu truyện ngắn Người ăn xin.

Câu chuyện rất đơn giản kể về: “ Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của ông:

– Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm đôi môi nở nụ cười: Cháu ơi,cảm ơn cháu!Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.”

Vậy đấy, trong câu chuyện nay không có một đồng tiền nào được cho đi nhưng có một thứ được cho đi rất nhiều đó chính là tình thương. Đó chính là “cho là nhận” một đạo lý làm người thật giản đơn trong cuộc sống. Tình yêu thương là một sợi dây vô hình nhưng thiêng liêng mà chúng ta khó có thể định nghĩa được nhưng chúng ta đều biết rằng nếu không có nó thì cuộc sống này thật uổng phí. Tình yêu thương giữa người với người mang đến cho chúng ta sự hạnh phúc và làm cho xã hội này ngày càng tốt đẹp hơn.

“Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh” vì vậy, trong cuộc sống có rất nhiều mảnh đời bất hạnh cần được chúng ta giúp đỡ. Ông bà ta từng có câu “Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Đó là những lời rặn dò chúng ta hãy biết cảm thông sót thương, chia sẽ trước những mảnh đời bất hạnh. Con người ta chỉ có thể trở nên thật có giá trị khi chúng ta biết yêu thương, chia sẻ. Có lẽ tình huống trong câu chuyện giúp chúng ta hiểu hơn về tình yêu thương này. Không có chút vật chất nào nhưng cả hai đều nhận được rất nhiều. Họ chính là những nghèo khổ bần hàn nhưng thứ họ cho nhau chính là tình thương yêu vô bến. Đó chính là tấm lòng khao khát được rút một người nghèo khó vất vả hơn mình nhưng lại bất lực. Nhưng ông lão ăn xin đã nhận được sự yêu thương và tôn trọng của nhân vật “tôi”. Và ngược lại nhân vật “tôi” đã nhận được sự đồng cảm yêu thương từ ông lão ăn xin. Tình người cao đẹp của họ đã sưởi ấm những đêm đông giá lạnh.

Thế những giờ đây, trong một xã hội hiện đại xô bồ dường như tình người trở nên phai nhạt. Ích kỷ và vô cảm đó là những gì mà chúng ta đã và đang làm với những người xung quanh chúng ta. Có những người ăn xin lê lết hàng giờ liền bên hè phố không xin đủ tiền bữa ăn. Chúng ta khinh miệt họ khị họ xin chúng ta tiền, chúng ta ghê sợ họ vì sự bẩn thỉu rách rưới. Chúng ta vô cảm với những em bé bị ấu dâm, bắt nạt, bạo hành…từ đâu mà xã hội chúng ta lại trở nên vô cảm như vậy? Phải chăng là vì có nhiều kẻ lười làm chỉ chơi đã lợi dụng tình thương của chúng ta để kiếm ăn nên chúng ta sợ bị lừa. Phải chăng là vì chúng ta nghĩ rằng chúng ta cũng đang đói kém, nghèo nàn nên chúng ta không thể giúp gì được cho người khác? Niềm tin giữa con người với người đã bị lụi tàn?

Không niềm tin và tình yêu của chúng ta còn đó. Khi những đồng bào ta bị lũ lụt hàng tỷ đồng đã đến được tay bà con, hàng triệu những em nhỏ đã được cắp sách tới trường nhờ những tấm lòng hảo tâm. Và còn hàng triệu, hàng triệu những con người đa cùng nhau giúp đỡ để tình yêu và tình thương ngày càng được lan tỏa khắp xã hội. Đừng sợ hãi khi cho đi, đừng buồn khi bạn bị lừa dối hãy cứ tiếp tục yêu thương vì điều đó sẽ giúp bạn ngày càng tốt đẹp hơn trong cuộc sống.

Làm ơn giúp em với, em đang cần gấp ạa) Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được viết theo thể thơ nào? Các câu thơ có đặc điểm gì về vần, nhịp? Cảm xúc bao trùm của bài thơ là gì?b) Đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết:-Cảnh đêm được gợi tả bằng hình ảnh nào?-Hình ảnh đó đã được cảm nhận như thế nào?c) Đọc hai câu thơ cuối, dựa vào...
Đọc tiếp

Làm ơn giúp em với, em đang cần gấp ạ

a) Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được viết theo thể thơ nào? Các câu thơ có đặc điểm gì về vần, nhịp? Cảm xúc bao trùm của bài thơ là gì?

b) Đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết:

-Cảnh đêm được gợi tả bằng hình ảnh nào?

-Hình ảnh đó đã được cảm nhận như thế nào?

c) Đọc hai câu thơ cuối, dựa vào phần Chú thích giới thiệu về Lí Bạch và cho biết:

- vì sao nhìn trăng nhà thơ lại nhớ tới quê hương?

-so sánh về các từ loại của các chữ tương ướng ở hai câu cuối để bước đầu hiểu được thế nào là phép đối. nêu tác dụng của phép đối đó trong việc biểu hiện tình cảm quê hương của tác giả?

d) có người nói rằng trong bài tĩnh dạ tứ, hai câu đầu thuần tuý tả cảnh, hai câu sau thuần tuý tả tình? em có tán thành với ý kiến đó ko? vì sao? từ đó rút ra kết luận về mối quan hệ giứa cảnh và tình trong bài thơ này.

em xin cảm ơn ạ

2
27 tháng 10 2016

d,Ý kiến cho hai câu đầu của bài thơ thuần tuý tả cảnh, hai câu sau của bài thơ thuần tuý tả tình là chưa chính xác, bởi:
Ta hãy chú ý đến chữ “sàng” trong câu thơ thứ nhất (sàng ở đây có nghĩa là giường). Như thế chữ sàng gợi cho ta nghĩ rằng nhà thơ đang nằm mà không ngủ được. Và cũng vì nằm trên giường không ngủ thì mới thấy ánh trăng xuyên qua cửa. Hơn thế nữa chắc chắn phải có một chủ thể trữ tình ở đây thì mới có cái sự “nghi” (Ngỡ mặt đất phủ sương) được. Nhân vật trữ tình rất có thể là chưa ngủ, hoặc ngủ rồi nhưng tỉnh dậy và không ngủ được nữa. Trong trạng thái mơ màng ấy mới có cái sự nghi ngờ rất đẹp (trăng sáng mà ngỡ là sương). Như thế dù không trực tiếp tả người, câu thơ vẫn gợi lên được trạng thái và tình cảm của con người.

- Hai câu thơ sau cũng vậy. Thực ra chỉ có đúng ba chữ trực tiếp tả tình, đó là: tư cố hương (nhớ về quê cũ), còn lại đều tả cảnh, tả người. Hay nói chính xác hơn cảnh được tả để chuyển tải cái tình quê hương da diết.

Như thế, từ đây có thể rút ra kết luận: trong bài thơ này (và cả một số bài thơ Đường khác nữa), hai câu đầu (hoặc nửa trên) thường thiên về tả cảnh (trong cảnh có tình), ngược lại hai câu sau thiên về tả tình (trong tình có cảnh).

27 tháng 10 2016

/hoi-dap/question/108228.html

ấn theo link này là có câu trả lời
                                               CHỞ HÀNG QUA SÔNGMột bác nông dân muốn đem một con chó, một con thỏ và một làn rau qua sông, nhưng chỉ có mỗi một con thuyền nhỏ. Bác ấy chỉ có thể mang nhiều nhất là 1 đồ vật lên thuyền, nhiều hơn thì thuyền sẽ chìm. Đầu tiên, bác nông dân định đưa làn rau lên thuyền, nhưng quay đầu lại đã thấy chú chó tinh nghịch...
Đọc tiếp

 

                                              CHỞ HÀNG QUA SÔNG

Một bác nông dân muốn đem một con chó, một con thỏ và một làn rau qua sông, nhưng chỉ có mỗi một con thuyền nhỏ. Bác ấy chỉ có thể mang nhiều nhất là 1 đồ vật lên thuyền, nhiều hơn thì thuyền sẽ chìm. Đầu tiên, bác nông dân định đưa làn rau lên thuyền, nhưng quay đầu lại đã thấy chú chó tinh nghịch đang bắt nạt chú thỏ nhát gan. Bác vội vàng đưa trả rau lên bờ và đưa chú chó sang trước. Nhưng chú thỏ háu ăn vừa nhìn thấy rau tươi là sáng mắt lên ngay. Bác nông dân đành quay lại bờ, suy nghĩ rất lâu trên bãi cỏ, không biết nên làm thế nào. Em tìm cách giúp bác ấy nhé!

Sẽ ra đáp án sau một tuần nữa tức là vào ngày Chủ nhật mùng 6 tháng 3 năm 2016. Ai trả lời đúng sẽ nhận một món quà từ mình.

Chúc các bạn may mắn nha!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

9
28 tháng 2 2016

Bước 1 Đưa thỏ qua

Bước 2 Về 

Bước 3 đưa chó qua

Bước 4 đưa thỏ về

Bước 5 đưa rau qua

Bước 6 về

Bước 7 Đưa thỏ qua 

Xong

28 tháng 2 2016

Nhìn cái đề đã hết muốn làm

Lời thơ trang nhã, sử dụng nhiều từ Hán Việt tạo nên phong cách trang trọng, cổ kính, nhạc điệu trầm bổng hấp dẫn.

15 tháng 9 2023

Tham khảo

Nhận xét về cách dùng từ của tác giả:

- Sử dụng hệ thống từ Hán Việt phong phú.

- Các câu thơ có vần, ngôn từ giàu tính nhạc, tạo ra khung cảnh hẻo lánh, cô đơn.

- Sử dụng những thi liệu mang tính chất ước lệ của thi pháp cổ.

15 tháng 9 2023

Câu

Thành phần phụ chú

Dấu hiệu nhận biết

Tác dụng

a

tiếng suối

trước nó có dấu "-"

giải thích hoặc nêu ý kiến bình luận đối với sự vật, sự việc được nói đến trong câu

 

b

tiếng suối và tiếng hát

được đánh dấu bằng dấu hai chấm

c

hai yếu tố này đã bị thiểu giảm tới mức tối đa

được đánh dấu bằng dấu ngoặc đơn

15 tháng 9 2023

- Những đặc điểm cần chú ý của thể loại thơ Đường luật

Khái niệm

Thường được viết bằng hai thể thất ngôn (mỗi câu bảy chữ) và ngũ ngôn (mỗi câu năm chữ). Có hai dạng thơ phổ biến: bát cú (mỗi bài tám câu) và tứ tuyệt (mỗi bài bốn câu).

Bố cục

- Bát cú gồm bốn phần: đề, thực, luận, kết, mỗi phần có hai câu (gọi là liên).

- Tứ tuyệt được xem như ngắt ra từ một bài bát cú, có bố cục bốn phần (mỗi phần một câu): khởi, thừa, chuyển, hợp

Niêm

Có nghĩa đen là dính, vì làm cho hai câu thơ thuộc hai liên kết dính với nhau theo nguyên tắc

Vần

Thơ Đường luật ít dùng vần trắc. Bài thất ngôn bát cú thường chỉ gieo vần bằng ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8; còn bài thất ngôn tứ tuyệt ở cuối các câu 1, 2, 4.

Nhịp

Thường ngắt nhịp chẵn trước, lẻ sau, nhịp 4/3 (với thơ thất ngôn) hoặc 2/3 (với thơ ngũ ngôn)

Đối

Ở phần thực và luận, các chữ ở các câu thơ phải đối nhau về âm, về từ loại và về nghĩa

 

- Một số thủ pháp nghệ thuật trào phúng được sử dụng trong các bài thơ Đường luật ở Bài 7:

Văn bản

Thủ pháp nghệ thuật trào phúng

Mời trầu

Cái tôi khao khát sống mãnh liệt đó cũng là lí do bà thể hiện sự trào phúng của mình trong bài thơ. Với bà, thơ trào phúng, trước hết là sự giải tỏa nỗi lòng, sau đó còn là một thứ vũ khí để đấu tranh với các thói hư tật xấu, là tấm khiên để bảo vệ những người phụ nữ khác trong xã hội

Vịnh khoa thi Hương

Không có gì hứa hẹn sự trang nghiêm cần có của những kì thi như thế này. Hai câu đề thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm kín đáo và cũng bộc lộ một nỗi buồn sâu lắng trong tâm hồn tác giả.