K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 5 2018

Trong đời sống đang phát triển mạnh mẽ về công nghệ, máy móc, con người có thể kiếm được nhiều tiền hơn, giàu có hơn, nhưng có một thứ dường như có biểu hiện vơi đi, đó là sự quan tâm giữa người với người? Cuộc sống công nghiệp với những tất bật và tốc độ vận động quá nhanh khiến người ta hẫng hụt đến mức ít quan tâm đến nhau hơn. Phải chăng những tất bật ấy là nguyên nhân khiến "bệnh vô cảm" có cơ hội lan rộng?

Vô cảm là một căn bệnh hiện không có trong danh sách của ngành y học, nhưng nó đã ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống con người. Vậy "bệnh vô cảm" là gì? Vô là không, cảm là tình cảm, cảm xúc. Vô cảm là trạng thái con người không có tình cảm. Sống khép mình lại, thờ ơ lạnh nhạt với tất cả mọi việc xung quanh. Trong nhịp sống hiện đại ngày nay, một số người chỉ lo vun vén cho đời sống cá nhân và quay lưng lại với cộng đồng xã hội. Một số người tự làm mình trở nên xa lánh, không quan tâm đến ai, không biết đến niềm vui nỗi buồn của người khác. Đó là "bệnh vô cảm". Chỉ lo chạy theo giá trị vật chất, đôi khi con người ta đã vô tình đánh mất đi vẻ đẹp đích thực của tâm hồn. Cuộc sống dù có sung túc hơn, giàu sang hơn, nhưng khi con người không biết quan tâm yêu thương nhau, thì đó vẫn không được xem là cuộc sống trọn vẹn được. Ngại giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn, cuộc sống của chúng ta dần đi ngược lại với truyền thống đạo đức tốt đẹp của nhân dân từ xưa "Lá lành đùm lá rách".

Ngày nay, một số người chi biết sống và nghĩ cho riêng mình. Như khi thấy bao người hành khất bên đường, họ không giúp đỡ, thậm chí còn khinh miệt, dè bỉu chế nhạo trước nỗi bất hạnh của những mảnh đời đáng thương đó. Và cũng như bao tệ nạn, bao việc xấu xa cướp giật giữa đời thường vẫn xảy ra hằng ngày đấy thôi, nhưng không ai dám can ngăn. Vì sao? Vì sao con người lại vô cảm như vậy? Phải chăng cũng vì họ sợ, sợ sẽ gặp rắc rối liên lụy, cho nên không dại gì lo nghĩ đến chuyện của người khác. Nhưng đó không là "chuyện của người khác", đó chính là những vấn đề chung của xã hội. Sao con người lại có thể quay lưng lại với chính cộng đồng mình đang sống được kia chứ! Và không chỉ dừng lại ở một vài cá nhân, bộ phận nhà nước cũng có lối sống ích kỉ như vậy. Một vài cơ quan giàu sang luôn tìm cách bóc lột người dân, như về việc chiếm đất đai, tài sản... Rồi sau đó, họ ngoảnh mặt đi một cách lạnh lùng, bỏ lại sau lưng những mảnh đời khốn khổ cùng bao giọt nước mắt hờn trách cuộc đời không thể sẻ chia cùng ai. Đó không phải là biểu hiện của "bệnh vô cảm" hay sao!

Nếu cứ mãi tiếp tục như vậy, cuộc sống này sẽ mất hết tình thương, mất hết niềm cảm thông san sẻ, mất đi cả truyền thống đạo đức quý báu ngày xưa. Sẽ không còn là "một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ nữa", mà chỉ còn lại sự lạnh nhạt, sự thờ ơ vô cảm. "Tình thương là hạnh phúc của con người", liệu cuộc sống này có còn ý nghĩa nữa hay không nếu con người cứ tự khép mình lại và chỉ biết sống cho bản thân? Liệu bạn có cảm thấy hạnh phúc nếu xung quanh mình chỉ toàn là giọt nước mắt cùng với nỗi bất hạnh của bao người? Thomas Merton đã từng nói: "Nếu chúng ta chỉ biết tìm hạnh phúc cho riêng mình thì có thể chúng ta sẽ chẳng bao giờ tìm thấy. Hạnh phúc đích thực là biết sổng vì người khác". Bạn giàu sang ư? Bạn thành công ư? Nhưng khi đã trở nên vô cảm, bạn chỉ thấy mỗi bản thân mình mà thôi. Sự giàu sang, sự thành công như vậy có mang lại hạnh phúc cho bạn không khi bạn chỉ sống một mình, hay đúng hơn là bạn tự tách mình ra khỏi cộng đồng, sống không sẻ chia.

Sống đôi khi đơn giản là học cách yêu thương. Hãy thử một lần trải lòng mình ra dù chỉ là chút ít ỏi. Bởi vì, khổ đau được san sẻ sẽ vơi đi một nửa, còn hạnh phúc được san sẻ sẽ nhân đôi. Hãy thử nghĩ xem, cụ già trên đường kia sẽ có thể qua đường nếu bạn chịu bỏ chút ít thời gian dừng xe lại và dắt cụ qua. Em bé sẽ không lạc giữa chợ nếu bạn chịu bỏ chút ít thời gian đưa em về phường công an tìm mẹ... Mỗi ngày đến trường, bạn có thể dành dụm một chút ít tiền cho quỹ "Vì người nghèo". Nhiều, rất nhiều những việc bạn có thể làm nếu bạn chịu bỏ "chút ít". Những đóng góp của bạn đôi khi rất nhỏ nhặt nhưng quan trọng hơn hết, đó là tình thương, là sự quan tâm chia sẻ, là cả một tấm lòng. Hãy làm những gì có thể để giúp cho nỗi đau của bao người được vơi đi. Sự trao đi yêu thương đôi khi cũng là điều mang lại hạnh phúc. Phải nói rằng, xã hội càng văn minh, thì con người đối xử với nhau nhân ái hơn, văn minh hơn. Tuy nhiên, vẫn tồn tại đâu đó lối sống thực dụng, ích kỉ là làm tổn thương đến truyền thống "nhiều điều phủ lấy giá gương" của dân tộc ta. Vì vậy, chúng ta không nên nói đời sống công nghiệp đã làm nảy sinh ''bệnh vô cảm", mà căn bệnh ấy xuất phát từ việc giáo dục con em và công dân chúng ta chưa thật nghiêm túc. Thật khó tìm nguyên nhân đầy đủ, nên xin trao câu hỏi này cho các nhà giáo dục và xã hội học, tâm lí học,...

Trong ca khúc "Mưa hồng", cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng viết: "Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ". Vâng, đừng sống quá vội vã! Đừng để dòng đời hối hả có thể cuốn bạn đi! Đừng quay lưng lại với tất cả! Đừng để dòng màu đỏ chảy trong con người bạn trở nên lạnh đen. Đừng để một khi nào đó dừng lại, bạn chợt nhận ra mình đã vô tình đánh mất quá nhiều thứ! Hãy nuôi dưỡng lòng nhân ái, tình thương của mình cùng mọi người đẩy lùi "căn bệnh vô cảm" kia. Và cũng bởi vì: ngày mai có thể sẽ không bao giờ đến nên hãy cho và nhận những gì bạn có trong ngày hôm nay.

9 tháng 5 2018

                                                                                             Bài làm

Xã hội đang ngày càng phát triển với tốc độ chóng mặt trên tất cả các lĩnh vực văn hóa, chính trị, kinh tế…Chính sự phát triển như vũ bão này lại là tác nhân khiến cho thái độ sống của con người với nhau trở nên xa lạ, không còn thân thiết. Bởi guồng quay cuộc sống kéo họ vào những bận rộn, hối hả đời thường. Và thái độ sống vô cảm, thờ ơ cũng từ đó mà hình thành nên.

Trước hết chúng ta cần hiểu rõ vô cảm là như thế nào? Và tại sao lại gọi vô cảm là “bệnh”. Người ta chỉ gọi bệnh ho, bệnh lao, bệnh ngoài da…có thể dùng thuốc để chữa nhưng vô cảm cũng là một loại bệnh. Chắc hẳn có ý ẩn dụ gì đằng sau câu chữ đó. Vô cảm chính là thái độ sống lạnh nhạt, thờ ơ đối với cuộc sống, với những người ở xung quanh chúng ta. Bản thân chúng ta không quan tâm, không có trách nhiệm đối với chính bản thân mình và với người khác.

Hiện nay khi đất nước ngày càng phát triển thì vô cảm càng dễ dẫn đến thành một loại bệnh. Cần phải tìm “phương thuốc” để chữa trị, xích gần hơn nữa tình cảm giữa người với người, phương pháp ấy sẽ xóa bỏ được lối sống lãnh đạm, thờ ơ này ở con người trong xã hội này.

Căn bệnh vô cảm khi đã tồn tại trong con người thì sẽ ăn sâu, bám rễ không chịu buông. Mỗi người cần có cách thức, có phương pháp để hạn chế căn bệnh nguy hiểm có thể ăn mòn trái tim của mỗi người.

Bệnh vô cảm xuất hiện trong đời sống hiện đại ngày càng nhiều, đó chính là thái độ, cách ứng xử giữa người với người. Họ không còn thân thiết, hỏi thăm nhau đủ thứ chuyện mà đã trở nên vô cảm, lạnh lùng, thờ ơ, không còn quan tâm nhiều đến cuộc sống của nhau nữa.

Những người con xa nhà lâu ngày, bị cuốn vào guồng quay của công việc nên việc hỏi thăm cha mẹ thường xuyên cũng thưa dần. Rồi những lần gọi điện, những lần về thăm cứ cạn vơi theo năm tháng. Như thế chúng ta đang vô tình khiến cho trái tim mình, cho bản thân mình vô cảm với những người thân yêu nhât. Vô cảm thật đáng trách, đáng giận nhưng nếu chúng ta biết rút kinh nghiệm, biết sửa chữa, biết hỏi thăm cuộc sống của nhau thì thật đáng quý. Con người ai cũng có lỗi lầm, chỉ cần biết nhận sai và sửa sai.

Hiện nay, có rất nhiều tình huống dở khóc dở cười khi con người cứ lạnh nhạt, vô tâm với nhau. Mỗi người một hoàn cảnh, một cuộc sống; có người giàu sang, có người khốn khó, biết trách ai được.

Chiều nay khi đi trên phố, tôi thấy có một đôi vợ chồng trẻ đi trên chiếc xe Sh sang chảnh,. Họ đi qua khu chợ ồn ào, náo nhiệt, cười nói rất vui vẻ. Họ bắt gặp  một bà lão già mắt kèm nhem dắt theo một đứa cháu nhỏ chân không đi dép mặc bồ quần áo rách rưới. Họ ngả chiếc nón trước mắt hai vợ chồng kia xin vài ba đồng. Nhưng hai bà cháu nhận lại là ánh mắt khinh khỉnh, không quan tâm. Hai vợ chồng ấy mang theo hương nước hoa thơm lừng, bỏ lại sau lưng thái độ lạnh lùng đến vô tâm. Như vậy đó, vô cảm chỉ là những biểu hiện nhỏ nhặt trong cuộc sống như vậy nhưng chúng ta đâu phải ai cũng có đủ tâm để nhận ra.

Con người ta sống ở trên đời cần phải yêu thương, chia sẻ cho nhau những lúc khốn khó. Thấy nỗi khổ của người khác như nỗi khổ của bản thân mình thì mới có thể giúp đỡ một cách thực tâm được. Cũng bởi vì thái độ sống thờ ơ, lạnh nhạt nên cuộc sống của họ thiếu đi tình yêu thực tâm nhất.

Đối với thế hệ trẻ thì thái độ sống vô cảm cần phải ngăn chặn trước. Vì tương lai đất nước cần những con người tài giỏi và biết sẻ chia, biết yêu thương đồng loại. Dù ở trong hoàn cảnh nào, chúng ta có thể dùng chính trái tim mình để sưởi ấm những trái tim khác đang đầy những vết xước hơn.

Vô cảm bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, từ sự phát triển quá nhanh của xã hội khiến cho con người không bắt kịp được. Cũng từ đó họ bị cuốn sâu vào sự bộn bề, lo toan mà quên mất đi tấm lòng yêu thương, sẻ chia với những người xung quanh mình.

Vô cảm có thể sẽ thành thói quen nếu như chúng ta không kịp ngăn chặn và từ bỏ. Bởi vậy, mỗi cá nhân cần phải tự nhận thức được suy nghĩ của bản thân mình. Rằng khi yêu thương và sẻ chia thương yêu thì chúng ta sẽ thấy bản thân mình sống có ích, sống tốt đẹp hơn.

TK#

Vô cảm là một căn bệnh nguy hiểm trong mỗi con người chúng ta. Vô cảm là thái độ sống thờ ơ, dửng dưng, không cảm xúc với tất cả sự việc và con người xung quanh. Người có lối sống vô cảm luôn ích kỉ, không quan tâm đến mọi người, thờ ơ trước những nỗi đau của xã hội, thậm chí thờ ơ với chính người thân và bản thân của mình. Họ luôn bàng quan, chỉ đứng xem rồi bàn tán, thậm chí thừa cơ chuộc lợi khi ai đó gặp nạn hoặc bị bạo hành. Tuy nhiên, vô cảm luôn không quan tâm đến người khác, sống ích kỉ. Tiêu biểu như là cướp tiệm vàng Ngọc bích (phố Sàn, huyện lục Nam, tỉnh Bắc giang) là kẻ vô cảm giết chết 3 mạng người đó là 1 thanh nhiên khoảng 17 tuổi, 1 cô gái khoảng 18 tuổi và 1 thai phụ có bầu 8 tháng, sau đó vứt xác nạn nhân xuống mương. Trái lại, 1 bộ phận trong xã hội họ luôn biết quan tâm, giúp đỡ những người gặp khó khăn. Chính vì vậy thế hệ chúng ta cần phải phê phán thái độ sống thờ ơ, vô ơn và đề cao, nêu gương những người giàu lòng vị tha.

14 tháng 11 2021

được của ló

 

23 tháng 9 2021

Tham khảo:

Để đứng vững và phát triển xuyên suốt quá trình dựng nước và giữ nước, bên cạnh việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, mỗi một quốc gia đều phải coi trọng việc gìn giữ bản sắc văn hóa. Vai trò, ý nghĩa to lớn của bản sắc văn hóa đối với sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của mỗi một dân tộc đã đặt ra vấn đề về vai trò của giới trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước đối với việc gìn giữ bản sắc văn hóa.Như chúng ta đã biết, bản sắc văn hóa là điều cốt lõi mang tính đặc trưng, màu sắc riêng của mỗi một quốc gia, dân tộc; được hình thành và được vun đắp song song với quá trình dựng nước và giữ nước theo cả chiều đồng đại và lịch đại. Đó có thể là những giá trị về vật chất, cũng có thể là những giá trị văn hóa về tinh thần như phong tục tập quán, truyền thống văn hóa,.... Đối với dân tộc Việt Nam, những giá trị đó luôn bền vững, trường tồn theo thời gian như nền văn minh lúa nước, trống đồng Đông Sơn, tinh thần yêu nước mạnh mẽ, bền bỉ như sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử dân tộc, tinh thần "tương thân tương ái" giàu giá trị nhân văn, hay truyền thống đạo lí "uống nước nhớ nguồn", "ân nghĩa thủy chung",....Thế hệ trẻ cần ý thức được vai trò, ý nghĩa của bản sắc dân tộc để nâng cao tinh thần gìn giữ những giá trị tốt đẹp này. Đồng thời, cần rèn luyện lối sống, những hành động tích cực phù hợp với những truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, bảo lưu, phát huy những giá trị riêng đậm đà bản sắc dân tộc. Chúng ta còn cần lên án, phê phán những hành vi làm mai một bản sắc dân tộc, và có thái độ đấu tranh mạnh mẽ để bài trừ và tẩy chay những hoạt động văn hóa không lành mạnh đang lan truyền với tốc độ chóng mặt trong xã hội hiện nay.Như vậy, thế hệ trẻ là tầng lớp có vai trò, ý nghĩa to lớn trong việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Là những học sinh được sinh ra và lớn lên trong cái nôi của bản sắc dân tộc, chúng ta cần nỗ lực, cố gắng trong học tập, lao động để trở thành những công dân tốt, góp phần xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước.

23 tháng 9 2021

cảm mơn bạn nhé

15 tháng 4 2022

tham khảo
Nền tảng để làm nên sự khác biệt giữa con người với động vật chính là ở khía cạnh tình cảm. Nếu con người sống không có tình thương, thì cuộc sống sẽ trở nên lạnh lùng, vô cảm. Vô cảm là thái độ lạnh lùng, thờ ơ, không quan tâm đến mọi người, mọi vật xung quanh. Bên cạnh đó, vô cảm còn là sự không rung cảm trước nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác, của đồng loại. Người sống vô cảm là người ích kỉ, hẹp hòi, lạnh lùng, chúng ta không nên sống theo lối sống này. Thái độ, lối sống vô cảm đã và đang trở thành vấn đề nóng hiện nay. Những người bị vô cảm họ thờ ơ với mọi nỗi đau, tình cảm, không có sự rung động của con tim trước ngoại cảnh. Bệnh vô cảm xuất hiện trong đời sống hiện đại ngày càng nhiều, đó chính là thái độ, cách ứng xử giữa người với người. Họ không còn thân thiết, hỏi thăm nhau đủ thứ chuyện mà đã trở nên vô cảm, lạnh lùng, thờ ơ, không còn quan tâm nhiều đến cuộc sống của nhau nữa. Con người ta sống ở trên đời cần phải yêu thương, chia sẻ cho nhau những lúc khốn khó. Thấy nỗi khổ của người khác như nỗi khổ của bản thân mình thì mới có thể giúp đỡ một cách thực tâm được. Cũng bởi vì thái độ sống thờ ơ, lạnh nhạt nên cuộc sống của họ thiếu đi tình yêu thực tâm nhất. Vô cảm có thể sẽ thành thói quen nếu như chúng ta không kịp ngăn chặn và từ bỏ. Bởi vậy, mỗi cá nhân cần phải tự nhận thức được suy nghĩ của bản thân mình. Rằng khi yêu thương và sẻ chia thương yêu thì chúng ta sẽ thấy bản thân mình sống có ích, sống tốt đẹp hơn. Hãy chung tay để tiêu diệt triệt để căn bệnh vô cảm bằng cách ươm mầm những hạt giống yêu thương bằng chính tâm hồn bạn rồi thổi bay thật cao thật xa những hạt giống yêu thương đó. Thắp ngọn lửa trái tim để tìm đến và soi sáng sự ẩn mình của bóng tối vô cảm.

tham khảo

Vô cảm là một trong những căn bệnh “ung thư tâm hồn” của một bộ phận người trong xã hội. Vậy vô cảm là gì? Vô cảm là thái độ sống thờ ơ, dửng dưng, không cảm xúc với tất cả sự việc và con người xung quanh. Vô cảm hiện nay không chỉ dừng lại ở thái độ sống mà cao hơn, nó đã trở thành lối sống tiêu cực của một bộ phận người. Biểu hiện rõ nhất của người có lối sống vô cảm đó là hành động ích kỉ, không quan tâm đến mọi người xung quanh, thờ ơ trước mọi nỗi đau của xã hội, thậm chí thờ ơ với chính người thân và bản thân của mình. Một cô gái bị bạn trai đánh đập giữa đường nhưng hành động của những người xung quanh lại chỉ dừng lại ở việc mở điện thoại ra quay phim, chụp ảnh rồi up lên các trang mạng xã hội cùng lời “bàn tán vô ích”. Đáng trách hơn là những người chủ động chọn cho mình lối sống vô cảm, tự cô lập bản thân, tách biệt mình khỏi xã hội với những suy nghĩ tiêu cực, ích kỉ. Vậy thì nguyên nhân từ đâu mà họ lại chọn cho mình lối sống vô cảm? Có thể xét đến chính ý thức, lí tưởng sống lệch lạc, tiêu cực cùng những tham vọng ích kỉ của họ, nhưng cũng cần suy nghĩ đến sự tác động của xã hội, của đám đông vào tâm lí của họ, sự thiếu quan tâm của gia đình, người thân khiến cho họ trở nên trơ lỳ về cảm xúc. Song, dù có vì bất kì nguyên do gì thì thái độ sống, lối sống vô cảm vẫn là mối lo ngại của xã hội khi nó không chỉ làm tha hóa, mai một về nhân cách con người mà còn ảnh hưởng đến xã hội, đến sự đoàn kết của tập thể.

          Chúc bạn học tốt    

21 tháng 2 2022

Em viết theo các ý này nhé:

Nêu lên câu chủ đề (VD: Vấn đề học sinh tụ tập trong thời buổi dịch bệnh là vấn đề hết sức lo ngại hiện nay...)

Khái niệm tụ tập là gì?

Tác hại của việc tụ tập trong thời buổi dịch bệnh?

Dẫn chứng?

Biện pháp khắc phục?

Liên hệ bản thân em? 

Kết luận.

20 tháng 3 2022

tham khảo

Trong những ngày đầu năm 2020 . Cả thế giời đang rất xôn xao về một loài virut nhỏ bé nhưng rất nguy hiểm . virut ấy tên corona . corona lần đầu được phát hiện ở Vũ Hán , Trung quốc . virut ấy đã cướp đi biết bao nhiêu sinh mạng vô tội . Trong khi tình hình thế giới đang chuyển biến ngày càng xấu đi. Thì đất nước Việt Nam chúng  ta có tính hiện rất tốt . Cả nước Việt Nam chưa ghi nhận ca tử vong nào. Trong khi cả nước đang đồng lòng chống dịch .Những hành động thiện nguyện ý nghĩa như: Hiện nay khi cả nước ta và nhiều bạn trẻ trong và trên tgioi gia sức chống dịch viên phổi cấp do N covid 19 gây ra . Có nhiều bạn trẻ sẵn sàng đối mặt với gian khổ để tuyên chuyền cách phòng chống dịch bệnh , nghiên cứu làm ra nước rửa tay sát khuẩn , khuyên góp tiền ,mua khẩu trang phát cho mọi ngườinhư phát khẩu trang, nước sát khuẩn miễn phí, giải cứu thanh long, dưa hấu cho bà con nông dân khi cửa khẩu bị ngưng trệ vì dịch bệnh ,các nhà sư phát gạo miễn phí , ATM gạo giúp đõ người khó khăn .  vào những ngày trong mùa dịch thì ta mới thấy tinh thần đoàn kết , yêu thương đồng bào của người việt đối  với người Việt .  Từ người trẻ đến  người già không ai là không đòng lòng chống dịch  các bạn ấy có  tấm lòng đoàn kết rất tốt  . nó làm cho mọi người ấm lòng vào mùa dịch bệch  tinh thần ấy giấy cho mọi người vượt qua khó hăn trong mùa dịch Nhưng lại có những hành động thiếu ý thức "vô văn hóa , không biết suy nghĩ "  , " giả nghèo " đi xe sang trọng vào lấy gạo phát từ thiện của người nghèo hay không đeo khẩu trang bị công an nhắc nhở nhưng lại có những hành động lăng mạ xúc phạm danh dự công an. Những người ấy không có ý thức học đang đi ngược lại với sự  chống  dịch của đất nước  .Em mong những hành động ấy không báo giờ xãy ra nữa 

Đề bài: Làm bài văn nghị luận xã hội về sự việc hiện tượng, nói về chủ đề "ô nhiễm môi trường" (làm khoảng 2 trang giấy đôi tập nha)*Cách làm bài nghị luận xã hội về sự việc hiện tượng:A/Mở bài- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận- Trích đề (nếu có)B/Thân bài:- Bước 1: Giải thích+ Hiện tượng đó là gì? (tích cực hay tiêu cực)+ Nêu thực trạng, biểu hiện của hiện tượng đó- Bước 2: Phân...
Đọc tiếp

Đề bài: Làm bài văn nghị luận xã hội về sự việc hiện tượng, nói về chủ đề "ô nhiễm môi trường" (làm khoảng 2 trang giấy đôi tập nha)

*Cách làm bài nghị luận xã hội về sự việc hiện tượng:

A/Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

- Trích đề (nếu có)

B/Thân bài:

- Bước 1: Giải thích

+ Hiện tượng đó là gì? (tích cực hay tiêu cực)

+ Nêu thực trạng, biểu hiện của hiện tượng đó

- Bước 2: Phân tích, lý giải, bàn luận (trả lời cho câu hỏi tại sao)

+ Nếu là hiện tượng tích cực thì nêu ý nghĩa, tác dụng của hiện tượng

+ Nếu là hiện tượng tiêu cực thì nêu tác hại và hậu quả của hiện tượng

+ Chỉ ra nguyên nhân, tác hại cụ thể cũng như biện pháp, giải quyết hiện tượng đó

- Bước 3: Bàn luận, mở rộng

+ Phê phán, bác bỏ những hiện tượng xấu, chưa tốt

+ Ca ngợi, khuyến khích, tuyên truyền những hiện tượng đúng đắn

- Bước 4: Bài học nhận thức và hành động

C/Kết bài:

- Khẳng định lại khái quát vấn đề cần nghị luận

- Lời nhắn nhủ với mọi người

0
12 tháng 12 2017

Tình yêu thương là mọi thứ tình cảm tốt đẹp mà con người ta dành cho nhau, có tình cảm gia đình, tình cảm bè bạn,… thậm chí là đối với những người ta không hề quen biết. Nó có thể là thứ tình cảm được vun đắp, xây dựng trong một thời gian dài, nhưng cũng có thế chỉ là một niềm thương cảm chợt trào dâng khi ta gặp một hoàn cảnh nào đó. Nhưng dù với bất cứ biểu hiện nào thì tình yêu thương cũng luôn mang lại những điều kì diệu riêng cho cả người cho đi và nhận về nó. Cái hạnh phúc mà tình yêu thương đem lại cho cuộc sống là dành cho cả 2 phía. Người cho đi yêu thương được nhận một cảm giác ngọt ngào, êm dịu và bình yên. Và hầu như là họ cũng sẽ nhận lại được tình thương từ người mình vừa trao tặng. Người được nhận yêu thương thì có thể nhận được rất nhiều. Đối với một đưa trẻ thì đó có thể là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn, suối nguồn tươi mát ươm mầm cho một trái tim nhạy cảm. Cũng có thể là sức mạnh cảm hóa, bến bờ quay lại đối với một bước chân lầm lỡ.

Tình yêu thương là những rung động giữa con người với con người, là lực hấp dẫn kéo con người ta xích lại gần nhau, tạo thành khối thống nhất. Nếu cuộc sống không có yêu thương thì mối liên kết sẽ vô cùng lỏng lẻo, có thể đứt gãy bất kì lúc nào. Và sẽ thật là một thảm họa nếu như thế giới ở trong tình trạng ấy. Rất có thể sẽ là chiến tranh, là chết chóc, bởi một khi yêu thương không tồn tại thì lòng nhân đạo có thể bắt nguồn được từ đâu nữa? Khi ấy hạnh phúc sẽ ko thể tồn tại được nữa!

Yêu thương đem lại hạnh phúc cho nhân loại! Vì vậy hãy dành tình thương của mình cho mọi người thật nhiều. Có thể chúng ta sẽ nhận lại được tình thương từ họ, hoặc có thể không, nhưng điều đó không quan trọng, vì chỉ cần yêu thương tồn tại trong ta thì ta đã có được hạnh phúc. Bởi yêu thương chính là hạnh phúc của con người!

Với tuổi trẻ hiện nay trong môi trường toàn cầu hóa giao tiếp con người càng rộng thì lòng yêu thương cần được mở rộng ra hơn, đó là động lực để chúng ta hợp tác cùng nhau nâng cao hiểu biết, tích cực cải thiện cuộc sống con người, chỉ có yêu thương mới xoa dịu những ngăn cách giàu nghèo, những bất đồng nghi kỵ. Tạo ra thế giới hòa bình, hạnh phúc, văn minh và giàu mạnh.


 

12 tháng 12 2017

Bài làm

Có bao giờ bạn tự hỏi: "Chúng ta đã đối xử thế nào với mọi người xung quanh?" hoặc "Bạn cảm thấy thế nào nêu đối xử tốt với ai đó?". Có thể bạn sẽ thấy vui vì "Tình thương là hạnh phúc của con người".

"Nếu có một gia vị làm tăng thêm hơi ấm và ý nghĩa trong cuộc sống... đó chính là tình yêu thương. Nếu có một tình cảm thiêng liêng giúp chúng ta vượt qua bao khó khăn, thử thách đó chính là tình yêu thương".

Sự ân cần, ấm áp của tình thương thật đẹp! Với tình thương đó, chúng ta có thể chia sẽ những cảm xúc và thấu hiểu lẫn nhau. Tình yêu thương giúp chúng ta trong lúc khó khăn bởi vì nó giúp ta kết nối ngôn ngữ trái tim. Có tình thương chúng ta cùng sát cánh bên nhau khắp mọi nẻo đường đời. Có tình thương, chúng ta cùng ươm mầm cho trái tim hoài bão và khát vọng.

Qua đó, chúng ta có thể thấy rõ:" Tinh thương là hạnh phúc của con người"

Trên thế gian này, có rất nhiều cách để định nghĩa tinh thương nhưng nhìn chung tình thương yêu là một cảm giác đến từ sự chân thành của trái tim, nên vô cùng đơn giản, mộc mạc, không mang những mưu toan, tính toán và tình thương hiện diện khắp mọi nơi. Hạnh phúc là cảm giác vui vẻ, sung sướng hay đơn giản chỉ là sự thanh tịnh trong tâm hồn. Chính vì vậy má tình thương yêu và hạnh phúc luôn tồn tại trong nhau.

Xã hội ngày nay luôn bận rộn trong guồng máy công việc, con người luôn phái chạy đua với thời gian, nhưng không vì thế mà tình thương yêu giữa người và người bị mất đi. Ở đâu đó vẫn còn rất nhiều những tấm lòng chan chứa yêu thương luôn rộng mở. Có rất nhiều bạn học sinh, sinh viên tham gia các chiến dịch "Mùa hè xanh", "Hoa phượng đỏ" để giúp đỡ những người kém may mắn. Các bạn không quản khó khăn để mang con chữ đến cho các bạn vùng sâu vùng xa.

Hay như bản thân chúng ta, khi Trung thu đến ta vẫn thường quyên góp lồng đèn giúp các em nhỏ vui tết Trung thu. Tất cả những điều đó đã phần nào chứng minh cho tình yêu luôn hiện hữu ở tất cả mọi nơi. Mặt khác tình thương còn là tấm lòng người mẹ, người cha, người ông, người bà,... đối với con cháu. Họ cả đời lo lắng, chăm sóc, dành những gì tốt nhất cho người thân yêu. Thế đấy, sự thương yêu muôn màu muôn vẻ với muôn nghìn sự thể hiện. Nó tồn tại ở khắp mọi nơi và trong nhiều mối quan hệ từ bạn bè, gia đình đến xã hội.

Thế nhưng tấm huy chương nào cũng có mặt trái của nó, tình yêu cũng vậy. Nếu chúng ta không đặt đúng chỗ, không mang đến cho những người cần thì nó sẽ trở thành một tác nhân xấu cho gia đình và xã hội. Ví như một người mẹ thì lúc nào cũng yêu thương con nhưng nếu người mẹ đó lầm tưởng rằng yêu thương là cưng chiều thì sớm muộn đứa con ấy sẽ trở nên hư hỏng vì chúng cho rằng chúng là nhất.

Không những thế cuộc đời muôn hình vạn trạng, có người tốt cũng có kẻ xấu. Tuy xã hội có rất nhiêu người tình yêu thuơng vô bờ đối với mọi ngưòi xung quanh nhưng cũng tồn tại những kẻ ích kỷ. Những người đó chi biết cuộc sống của mình, họ không quan tâm đên bất cứ ai. Họ không hề biết rằng cuộc đời là tập hợp của rất nhiều số phận may mắn, bất hạnh. Vì vậy, những số phận may mắn cần dang rộng vòng tay yêu thương đế giúp đỡ những số phận bất hạnh, giúp họ vượt qua khó khăn của cuộc đời.

Trên thế gian này, không có vị thần nào đẹp hơn thần mặt trời, không có ngọn lửa nào đẹp hơn ngọn lửa yêu thương. Chúng ta hãy mở rộng cánh của trái tim, mở rộng tấm lòng yêu thương, mang tình yêu đến với mọi người. Vì không những ta mang hạnh phúc đến cho mọi người, cho chính mình mà còn giúp những người bất hạnh hiểu rằng thế giới này vẫn vô cùng ấm áp tình người.

9 tháng 5 2018

Tục ngữ có câu “Cái răng, cái tóc là gốc con người”. Đầu tóc, vẻ bề ngoài, trang phục thể hiện được tính cách, văn hóa của một người. Chính vì vậy, việc lựa chọn trang phục đối với mỗi người là rất quan trọng, đặc biệt là trang phục của học sinh ngày nay.

Trang phục bao gồm quần áo, giày dép, túi xách và những phụ kiện đi kèm như vòng tay, vòng cổ,… Trang phục của học sinh là bộ quần áo đồng phục khi đi học; là những bộ quần áo đơn giản, hợp lứa tuổi khi ở nhà, đi chơi. Khi đến trường, học sinh mặc những tấm áo trắng với phù hiệu của trường, mặc quần âu tím than, gợi một vẻ trong sáng hay học sinh khoác trên mình bộ áo dài duyên dáng, cũng có trường đồng phục là những chiếc váy xếp, quần tây. Tuy không quá rực rỡ, nổ bật nhưng quần áo đồng phục vẫn rất đẹp. Còn khi ở nhà, đi chơi, những chiếc quần ngố, áo phông, sơ mi lại rất phù hợp. Trang phục không cầu kì mà vẫn đẹp.

Nhưng ngày nay, rất nhiều học sinh ăn mặc lố lăng, không phù hợp với lứa tuổi. Những bộ đồng phục giúp những học sinh dù giàu hay nghèo cũng trở nên bình đẳng. Thế nhưng, nhiều học sinh dù giàu hay nghèo vẫn muốn “chơi trội”, khi đến trường thì làm cho những bộ đồng phục trở nên “biến dị”. Những chiếc quần đồng phục được cắt sửa, bó sát vào cơ thể, những chiếc váy đồng phục thì được cắt cho thật ngắn. Rồi trên mặt những học sinh nào ấy nào là phấn son, tóc để xõa, lòa xòa, nhuộm xanh, nhuộm đỏ. Con trai thì vuốt tóc dựng ngược, trông như những cái đinh. Con gái đi giày cao gót, con trai đi dép tông, trông thật lố lăng, không giống như đang trong trường học,mà như một sàn diễn “thời trang”. Còn khi ở nhà, đi chơi, những bộ trang phục càng trở nên lố lăng hơn. Những nữ sinh “thùy mị” thì mặc những cái quần bó gấu, rách, hay những chiếc quần soóc siêu ngắn, những chiếc áo dây hở hang, trên mặt thì trang điểm thật đậm, chân đi những đôi guốc siêu cao. Còn nam sinh thì mặc những chiếc quần mài, rách, đôi khi còn có cả vết săm trên người. Chắc hẳn, nhìn những người như vậy, ít ai nghĩ họ là học sinh,là lứa tuổi trong sáng.

Nguyên nhân của hiện tượng này thì có rất nhiều, công nghệ thông tin phát triển đồng nghĩa với việc con người tiếp xúc nhiều hơn với mạng thông tin. Học sinh cũng vậy, tiếp xúc với những điều tốt và cả xấu. Điều đó cũng ảnh hưởng không hề nhỏ tới cách ăn mặc của học sinh ngày nay. Có những cô cậu học trò muốn thể hiện mình đẹp, giỏi và muốn thể hiện “đẳng cấp”, họ đã đua đòi, học thói hư, tật xấu, ăn mặc sao cho thật mốt, sành điệu để trở thành “công chúa, hoàng tử” xinh đẹp. Họ không hiểu rằng ăn mặc như vậy tuy mốt nhưng rất lố lăng, không phù hợp với lứa tuổi. Có những người bị bạn bè lôi kéo, rủ rê nên đánh mất bản thân vào ăn chơi, lúc nào cũng đua đòi làm đẹp, sành điệu. Cách ăn mặc tưởng chừng là “đẹp” ấy lại đem lại rất nhiều tác hại… Trang phục phản ánh văn hóa, nhân cách của mỗi người. Đánh giá một người là học sinh ngoan giỏi đâu phải là đánh giá học lực mà đạo đức còn vô cùng quan trọng. Khi đến trường, mặc đồng phục chỉnh tề, trang nghiêm, đầu tóc gọn gang; ở nhà, đi chơi ăn mặc đơn giản thì hẳn ai nhìn cũng thấy mến ta, có thiện cảm với ta, dù ta học lực chưa giỏi. Nhưng có người tuy học giỏi nhưng ăn mặc lố lăng, lôi thôi thì chẳng ai thấy thiện cảm, chỉ muốn tránh xa. Mình tưởng ăn mặc “hợp mốt” là người bị người ta chê, cảm thấy các cảm, không muốn giao lưu, tiếp xúc vơi mình. Vậy tại sao phải thật mốt? Nhìn học sinh như vậy, người ta sẽ đánh giá là kẻ có chữ nhưng không có văn hóa, hiểu thế nào. Hơn nữa, việc chạy theo mốt còn kém. Hết chạy theo mốt này, rồi mốt kia, biết bao nhiêu tiền cho vừa. Rồi việc chạy theo mốt khiến cho kinh tế gia đình tốn kém, tốn nhiều thời gian, không còn thời gian để học tập, việc học hành lơ là, giảm sút, vừa ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai của bản thân, vừa khiến bố mẹ lo lắng, đau lòng. Là học sinh, hành động đó không thể chấp nhận được. Có những người khi đã xinh đẹp và sành điệu rồi thì trở nên kiêu kì, lúc nào cũng coi thường, chê bai người khác, nhiều khi nói những lời khiến mình trở thành kẻ hợm hĩnh, khiến người khác tổn thương, tránh xa mình. Thậm chí khi hết tiền mua đồ họ lại nghĩ đến việc trộm cắp tiền. Là học sinh, hành động đó là không thể chấp nhận được.

Mỗi chúng ta, là học sinh, đã có ý thức, suy nghĩ hiểu biết, phải luôn biết cách chọn trang phục. Trang phục phải phù hợp với lứa tuổi, thể hiện sự trong sang của tuổi học trò và phải phù hợp với kinh tế gia đình. Mỗi người phải biết suy xét thật kĩ trước khi lựa chọn, mua trang phục. Học sinh không nên đua đòi, chạy theo mốt này, mốt nọ, phải có suy nghĩ đúng đắn về trang phục. Hơn nữa, nhà trường cần phải nghiêm ngặt hơn trong việc quản lí học sinh về trang phục, nhân cách. Gia đình cũng cần quan tâm hơn về cách ăn mặc của con cái. Hãy ăn mặc thật đơn giản, phù hợp mà lại thật đẹp, các bạn nhé!

Mặc trang phục là để cho người khác ngắm, nhưng với cách ăn mặc lố lăng thì không ai muốn ngắm, đặc biệt là ở lứa tuổi học đường ngày nay. Tự tin, trong sáng và văn hóa là những gì ta nhận được khi ta ăn mặc thật đẹp, phù hợp với lứa tuổi. Hơn nữa, còn được mọi người yêu mến, ngắm nhìn. Chính vì vậy, mỗi học sinh chúng ta hãy luôn mặc thật phù hợp với mình, không nên đua đòi, chạy theo mốt mới.



 

9 tháng 5 2018

BÀN TRÀ LỜI NHANH ĐẦY