K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 9 2023

Tham khảo!

Không nên kẹp quá cao vì đầu ống nghiệm sẽ rất dễ vỡ hoặc tuột ống khỏi kẹp.

Nếu kẹp quá thấp, lửa có thể làm kẹp bị nóng hoặc cháy.

4 tháng 9 2023

- Không nên kẹp quá cao vì đầu ống nghiệm sẽ rất dễ vỡ hoặc tuột ống khỏi kẹp.

- Nếu kẹp quá thấp, lửa có thể làm kẹp bị nóng hoặc cháy.

13 tháng 8 2023

- Lượng bót khí thoát ra ở bình số 2 nhiều hơn bình số 1.

Nhận xét :

- Dd có nồng độ càng cao thì tốc độ phản ứng cao lên và mạnh hơn. 

Giải thích :

Khi nồng độ tăng thì tốc độ phản ứng tăng. Do khi nồng độ các chất tham gia phản ứng tăng thì số phần tử hoạt động có trong một đơn vị thể tích tăng dẫn đến số va chạm có hiệu quả tăng → tốc độ phản ứng tăng.

24 tháng 7 2023

Tham khảo!

Không nên ăn quá nhiều muối, đường vì: Ăn quá nhiều muối, đường sẽ làm mất cân bằng thành phần chất tan của môi trường trong cơ thể, khiến các cơ quan bài tiết (gan, thận) phải tăng cường hoạt động để đưa thành phần chất tan của môi trường trong cơ thể về trạng thái cân bằng. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ khiến các cơ quan bài tiết tương ứng quá tải. Kết quả là các cơ quan bài tiết này bị suy yếu, không đủ khả năng duy trì cân bằng môi trường trong cơ thể, từ đó, dẫn đến nhiều bệnh lí nguy hiểm cho cơ thể như tăng huyết áp, đái tháo đường, các bệnh tim mạch hay các bệnh về thận,…

 
5 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Vai trò của việc duy trì thân nhiệt ổn định: Nhiệt độ cơ thể ổn định có vai trò giúp các quá trình sống trong cơ thể diễn ra bình thường.

- Các yếu tố tham gia duy trì sự ổn định nhiệt độ cơ thể gồm: cơ chế thần kinh (sự tăng, giảm quá trình dị hóa; phản ứng co và dãn mạch máu, tiết mồ hôi, co cơ chân lông dưới sự điều khiển của hệ thần kinh), cơ chế thể dịch (lượng hormone tiết ra nhiều hay ít làm quá trình chuyển hóa tăng hoặc giảm góp phần duy trì ổn định thân nhiệt).

13 tháng 8 2023

Hiện tượng:

- Đinh sắt tan dần trong dd H2SO4 loãng và có chất khí không màu thoát ra.

- Chiếc đinh sắt bên ống nghiệm 1 tan nhanh hơn và p/ư xảy ra dữ dội hơn.

Nhận xét:

- Nhiệt độ cao làm tăng tốc độ phản ứng.

22 tháng 7 2023

- Đường trước khi đun: Lúc đầu đường là chất rắn, có màu trắng, có vị ngọt, không có mùi, dễ bị tan trong nước.

- Đường sau khi đun đường cũng vẫn là chất rắn nhưng có màu đen, có vị đắng hơn so với đường ban đầu, mùi khét, không tan trong nước.

- Dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra: nó đã thay đổi màu sắc, thay đổi mùi vị của chúng và cả tan hay ko tan trong nước. 

 

14 tháng 8 2023

Vì khi bóp quá mạnh vào quả bóng sẽ gây ra áp suất lớn tác dụng vào chất lỏng được truyền nguyên vẹn theo mọi hướng sinh ra lực mạnh tác dụng lên vỏ của quả bóng, khi vượt quá giới hạn chịu được thì nó vỡ.

4 tháng 9 2023

Mẩu than cháy sáng trong bình khí oxygen. Chạm tay vào thành bình thấy nóng. 

4 tháng 9 2023

Khi hơ ống nghiệm, do nhiệt độ tăng lên nên ống nghiệm bị giãn nở vì nhiệt.

Nếu hơ một chỗ, sự giãn nở không đều sẽ làm ống nghiệm bị vỡ.

12 tháng 8 2023

Để ống nghiệm được dãn nở đều tránh trường hợp ống nghiệm nóng không đều làm vỡ ống nghiệm. 

3 tháng 9 2023

Tham khảo!

Các trường hợp đóng công tắc nhưng trong mạch vẫn không có dòng điện:

+ Nguồn pin hết điện.

+ Nối sai cực đèn điôt phát quang vì đèn điôt phát quang chỉ cho dòng điện đi theo một chiều nhất định từ cực dương sang cực âm.

+ Khi để biến trở có giá trị điện trở lớn nhất làm cản trở dòng điện nhiều nhất, dòng điện chạy qua mạch quá nhỏ dẫn tới bóng đèn không sáng được. Trong trường hợp này có thể coi trong mạch không có dòng điện.