K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 12 2017

Thể loại của Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là văn tế (ngày nay còn gọi là điếu văn). Văn tế là thể văn thường dùng để đọc khi tế, cúng người chết, nó có hình thức tế - tưởng.

Đáp án cần chọn là: B

27 tháng 5 2019

=> Đáp án A

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
29 tháng 1

- Sách Ngữ văn 11 hướng dẫn đọc hiểu văn bản văn học thuộc các thể loại: truyện thơ dân gian, truyện hiện đại, thơ, kí, kịch bản văn học, nghị luận xã hội, nghị luận văn học và văn bản thông tin.

- Các thể loại mới so với sách lớp 10: truyện thơ dân gian, ký và kịch bản văn học.

- Những chú ý khi đọc hiểu các văn bản văn học:

+ Truyện: việc đọc hiểu nội dung và hình thức của tác phẩm phải gắn với đặc trưng thể loại.

+ Thơ: cần vận dụng yêu cầu về cách đọc hiểu thơ, vừa cần chú ý những yêu cầu riêng của mỗi văn bản thơ.

+ Kí: cần nắm được các đặc điểm chung và riêng của mỗi thể loại trong đó.

+ Kịch bản văn học: cần chú ý ngôn ngữ và hình thức trình bày của loại văn bản này, nhận biết và thấy được tác dụng của cách trình bày ấy.

+ Thơ văn Nguyễn Du: chú ý các yêu cầu đọc hiểu truyện thơ Nôm, thơ chữ Hán, vận dụng những hiểu biết về Nguyễn Du để hiểu sâu tác phẩm của ông.

+ Văn bản nghị luận: chú ý đến đề tài, ý nghĩa của vấn đề được bài viết nêu lên và các tác giả nêu luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu, độc đáo,...

+ Văn bản thông tin: chú ý nhận biết cách triển khai thông tin, tác dụng của các yếu tố hình thức, bố cục, mạch lạc của văn bản, cách trình bày dữ liệu, thông tin; đề tài, cách đặt nhan đề, thái độ, quan điểm người viết.

5 tháng 4 2019

=> Đáp án C

20 tháng 4 2019

Thể loại của xu hướng văn học hiện thực trong bộ phận văn học không công khai:

- Tiểu thuyết

- Truyện ngắn

- Phóng sự

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Câu chuyện tình yêu gây ấn tượng với em là mối tình Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga trong truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Trong truyện Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga yêu Lục Vân Tiên nhưng phải chịu nỗi đau ly biệt, nhưng không vì thế mà nàng từ bỏ, từ đầu đến cuối nàng vẫn luôn một lòng, một dạ, chung thủy đối với Lục Vân Tiên, thậm chí nàng còn tìm đến cái chết nhưng được cứu sống. Và tấm lòng son sắt thủy chung của nàng đã được báo đáp bằng kết thúc viên mãn của nàng và Lục Vân Tiên.

- Theo em điều kiện để tình yêu trở thành đề tài bất tận của văn học là: tình yêu đó phải là một tình yêu đẹp như tình yêu đôi lứa, tình yêu gia đình… Và sau thứ tình cảm đó phải là vẻ đẹp của đức tính, phẩm chất.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Văn bản 1: Một thứ quà của lúa non: Cốm

Bài tùy bút “Một thứ quà của lúa non: Cốm” đã thể hiện được nét đặc sắc của tác giả Thạch Lam là thiên về cảm giác tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc. Đây cũng là đặc điểm chung trong các sáng tác của Thạch lam nói chung.

Khi nói về sự hình thành của hạt cốm, tác giả đã viết một đoạn văn miêu tả thấm đượm cảm xúc, thông qua những từ ngữ chọn lọc tinh tế, những câu văn có nhịp điệu: Khi đi qua cánh đồng xanh…mùi thơm của bông lúa non; Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ; Giọt sữa dần dần đọng lại; Rồi một loạt cách chế biến để làm ra tứ cốm dẻo ấy. ta có thể thấy Thạch Lam đã rất cẩn trọng trong chọn lọc từ ngữ miêu tả, câu văn thì nhiều nhạc điệu để thể hiện được luận điểm: Cốm là thứ quà đặc biệt của lúa non, của bàn tay khéo léo.

Để có hạt cốm cần đến sự khéo léo của con người. Vì vậy sau đoạn mở đầu tác giả đã nói đến nghề làm cốm nổi tiếng ở làng Vòng. Tác giả không đi vào miêu tả tỉ mỉ kĩ thuật hay công việc làm cốm mà cho biết đó là một nghệ thuật với một loạt cách chế biến, những cách thức truyền từ đời này sang đời khác.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Văn bản 2: Sài Gòn tôi yêu

Trong bài tùy bút Sài Gòn tôi yêu, tác giả Minh Hương đã thể hiện tình yêu mãnh liệt đối với Sài Gòn trong sự cảm nhận về phong cách của người Sài Gòn. Trước hết, tác giả lí giải nguyên nhân Sài Gòn là nơi hội tụ của người tứ phương: bởi Sài Gòn hội tụ người của bốn phương những hòa hợp, không phân biệt, qua đó thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người Sài Gòn, đó chính là sự cởi mở, đoàn kết.

Phong cách của người Sài Gòn lại được tác giả Minh Hương thể hiện qua chi tiết những cô gái yểu điệu, thiết tha, e ngại, ngượng nghịu như vầng trăng mới ló, cười chum chím, sáng rỡ, hóm hỉnh, nhí nhảnh. Qua miêu tả của tác giả ta thấy được phong cách của người Sài Gòn, đó chính là sự tinh tế, chân thành, cởi mở, bộc trực, vẻ đẹp tự nhiên, dễ gần mà dũng cảm cao đẹp.

Qua đó, người đọc thấy được Sài Gòn là một đô thị sầm uất, đông đúc, con người sống với nhau bằng tình yêu thương và sự đoàn kết, gắn bó. Đồng thời thể hiện được tình cảm yêu thương, trân trọng của tác giả Minh Hương đối với vùng đất này.