K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 9 2017

Sau khi đỗ Tú tài, ông thôi học về làm báo với anh và gia nhập Tự lực văn đoàn.

Đáp án cần chọn là: B

17 tháng 11 2019

Thạch Lam có biệt tài về truyện ngắn

Đáp án cần chọn là: C

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Hiểu biết về phong trào Thơ mới:

+ Tinh thần thơ mới được gói gọn trong một chữ “tôi”. Cái tôi của các nhà thơ mới là bản ngã của con người. Chỉ khi nào cái tôi ấy được giải phóng thì thi nhân mới có thể nói lên những điều thành thực tự đáy lòng mình. Cái tôi trong thơ mới chính là khát vọng được thành thực, là sự khẳng định bản ngã của nhà thơ trước cuộc đời, là sự tự ý thức về cá nhân mình trong cuộc sống xã hội.

+ Thơ Mới là thơ ca phản ánh cái Tôi cá nhân của người nghệ sĩ với tất cả các cung bậc phong phú đa dạng, phức tạp của nó thông qua hình thức nghệ thuật có nhiều đổi mới, cách tân nhằm phát huy cá tính sáng tạo độc đáo của mỗi người nghệ sĩ.

- Lối văn phê bình của Hoài Thanh:

+ Đặt vấn đề rõ, gọn.

+ Dẫn dắt vấn đề khoa học, khéo léo và dễ hiểu, đảm bảo liền mạch trong hệ thống luận điểm.

+ Câu văn nghị luận giàu chất thơ, có sức gợi cảm xúc, gây hứng thú cho người đọc.

+ Nghệ thuật lí luận chặt chẽ, thấu đáo khoa học.

13 tháng 7 2017

Văn học thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa vì:

- Lúc bấy giờ, xã hội phong kiến từng bước khủng khoảng, khởi nghĩa, chiến tranh liên miên

- Chủ nghĩa nhân đạo lúc này trở thành một trào lưu, với hàng loạt tác phẩm tên tuổi: Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm… gắn liền với các tác giả Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương…

- Nội dung thể hiện của chủ nghĩa nhân đạo:

+ Các tác giả hướng tới giá trị cao đẹp của con người

+ Sự cảm thương cho những kiếp người nhỏ bé, đặc biệt là người phụ nữ

+ Khẳng định đề cao nhân phẩm, truyền thống đạo lý, nhân nghĩa của con người

- Vấn đề cơ bản nhất của nội dung nhân đạo trong văn học từ thế kỉ XVIII đến kết XIX là:

+ Hướng tới quyền sống của con người

+ Ý thức về cá nhân mạnh mẽ hơn: tài năng, quyền sống, hạnh phúc cá nhân…

Nội dung cơ bản: “Đề cao vẻ đẹp và tài năng của con người (Truyện Kiều), khao khát hạnh phúc lứa đôi ( Chinh phụ ngâm – Đoàn Thị Điểm)

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Những thông tin về phong trào Thơ mới:

- Có thể chia Thơ mới thành hai thời kỳ trước và sau năm 1939. 

+ Thời kỳ thứ nhất bao gồm các tác giả nổi bật như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Đình Liên, Thái Can... và các tác giả xuất hiện sau năm 1935 như Xuân Diệu, Huy Cận, Thanh Tịnh, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê, Nguyễn Bính, Anh Thơ.... 

+ Thời kỳ thứ hai là giai đoạn thơ mới bắt đầu theo khuynh hướng triết luận với những bế tắc, sa đọa. Đại diện của thời kỳ này là Vũ Hoàng Chương, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Huy Cận….

- Mỗi tác giả Thơ mới không bị gò bó trong cách làm thơ và thường chịu nhiều nguồn ảnh hưởng khác nhau.

25 tháng 7 2023

Tham Khảo:     

Đề 2:

Thói ăn chơi đua đòi là một hiện tượng đáng phê phán trong cuộc sống hiện đại, nhưng nó đang là một tệ nạn diễn ra trong giới trẻ hôm nay. Nó chính là một thói ăn chơi đang chê trách của những người trẻ hôm nay, khi các bạn sống thiếu trách nhiệm với tương lai của mình.

Thói ăn chơi đua đòi là gì? Đó chính là cách sống của những người trẻ khi họ quen sống hưởng thụ trở thành những người chỉ biết ăn chơi, đua đòi vòi vĩnh dù hoàn cảnh gia đình của mình không giàu có nhưng luôn muốn đua đòi ăn chơi theo những bạn có tiền. Nếu thấy bạn của mình được mua sắm một món đồ hàng hiệu nào đó, thì cũng muốn tìm cách có tiền để mua cho bằng được.

 

Thói ăn chơi đua đòi dường như đã ngấm vào trong tâm hồn của rất nhiều bạn trẻ, khiến cho các bạn đánh mất đi lý tưởng sống đúng đắn của riêng mình. Các bạn không hiểu rõ được giá trị cuộc sống năm ở đâu mà luôn đánh giá con người qua vẻ bên ngoài của người khác. Thấy một người ăn mặc đẹp có điện thoại đắt tiền, có xe đẹp là ngay lập tức về nhà đòi bố mẹ mua sắm cho mình, mà không hiểu được hoàn cảnh gia đình mình. Nhiều ông bố bà mẹ vô cùng thương con làm mọi thứ chỉ mong con cái của mình bằng bạn bằng bè, khiến cho con cái của họ trở nên hư hỏng, quen thói đua đòi và hay đòi hỏi bắt cha mẹ phải chiều theo ý của mình. Nhiều bạn trẻ còn đang ngồi trên ghế nhà trường chưa hề làm ra tiền nhưng luôn sử dụng những món hàng đồ dùng đắt tiền, đầu tóc thì nhuộm nhiều màu quần áo, rách te tua, khuyên tai, khuyên mũi… họ tưởng như vậy là đẳng cấp, là biết ăn chơi, hưởng thụ cuộc sống còn những người ăn mặc giản dị, chăm chỉ học hành là những kẻ nghèo hèn, cù lần dốt nát.

 

Nhiều bạn cho đó là mốt và thường chạy theo mốt một cách lố lăng mà không biết nó có hợp với mình hay không. Các bạn đó chưa làm ra tiền chỉ quen dùng tiền của cha mẹ, mà cha mẹ các bạn kiếm tiền cũng đâu có dễ dàng gì, đáng lẽ làm phận con chúng ta phải biết thương bố mẹ chia sẻ những khó khăn với cha mẹ của mình. Nhưng các bạn đó lại không thấu hiểu những nhọc nhằn mà cha mẹ phải gánh nặng trên đôi vai. Họ thường trốn học rủ nhau đi ăn chơi, đua xe, chơi game…

Nhiều người con nhà giàu được cha mẹ cưng chiều thành những cậu ấm cô chiêu, được cha mẹ mua cho những món hàng đắt tiền từ nước ngoài mang vệ, nên họ cho đó là hạnh phúc và thường thể hiện đẳng cấp của mình mang ra khoe khoang với bạn bè cùng lớp. Vô tình chung nhưng bạn đó đã khiến cho phong trào đua đòi trở nên phát triển hơn, những bạn không có món hàng đó sẽ cảm thấy mình kém cỏi, không sang chảnh, không được cha mẹ yêu thương, thiếu may mắn trong cuộc sống… Có nhiều người vì cha mẹ không có tiền để đáp ứng những yêu cầu mong muốn sử dụng hàng hiệu, ăn chơi, nên những người đó đã sa ngã vào con đường tội lỗi, trộm cắp, cờ bạc. Lúc đầu là trộm cắp của cha mẹ, sau là của người thân bạn bè hàng xóm, dần dần họ thành những con người biến chất trong xã hội.

 

Thói quen ăn chơi đua đòi chính là một đức tính xấu cần phải loại bỏ ra khỏi cuộc sống của thế hệ trẻ chúng ta. Chúng ta cần phải sống có ý nghĩa, sống đẹp sống có ích sống có ước mơ hoài bão như những gì ông bà ta đã dạy dỗ con cháu mình cần phải biết chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, lá lành biết đùm lá rách, những trái tim nhân hậu luôn làm nên yêu thương cho cuộc sống tạo nên những bản tình ca đẹp giữa cuộc đời.

Khi chúng ta học một thói quen tốt nó sẽ làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn, còn khi chúng ta học một thói quen xấu thì nó sẽ giết chết tâm hồn và nhân cách của chúng ta. Mỗi con người đừng nên sống hoài sống phí bởi mỗi người chỉ có thể sống có một lần mà thôi.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Phong trào xã hội đã được nói đến trong văn bản là chủ nghĩa phụ nữ.

- Cách tác giả viết về phong trào ấy thể hiện sự tôn trọng.

5 tháng 8 2023

Ý kiến của Raxum Gamzatop rất đúng và sâu sắc. Việc bắt tay vào viết một đề tài vĩ đại không đồng nghĩa với việc trở thành người vĩ đại. Thực tế, sự vĩ đại thường nằm ở sự giản dị và tinh thần sáng tạo của người viết.

Trong giai đoạn văn học 1930-1945, những nhà văn đã tạo ra những tác phẩm vĩ đại không chỉ bằng việc khám phá và sáng tạo những ý tưởng mới, mà còn bằng cách diễn đạt chân thực và giản dị. Họ không cầu kỳ hay phô trương, mà tập trung vào việc truyền đạt thông điệp và tạo nên sự tương tác sâu sắc với độc giả.

Những tác phẩm văn học trong giai đoạn này thường mang trong mình những giá trị nhân văn sâu sắc, như tình yêu, lòng nhân ái, sự hy sinh và tình đồng đội. Những nhà văn đã biết cách sử dụng ngôn ngữ đơn giản, nhưng vẫn truyền đạt được những ý nghĩa sâu xa và tác động mạnh mẽ đến độc giả.

Từ trải nghiệm văn học của chúng ta, chúng ta có thể thấy rằng những tác phẩm vĩ đại không phải là những tác phẩm phức tạp và khó hiểu. Thay vào đó, những tác phẩm đó thường mang trong mình sự giản dị và chân thành, tạo nên sự kết nối và cảm xúc chân thật với độc giả.

Vì vậy, chúng ta nên trân trọng và đánh giá cao sự giản dị trong việc sáng tạo và viết lách. Sự giản dị không chỉ làm cho tác phẩm trở nên dễ hiểu và gần gũi với độc giả, mà còn mang lại sự tinh tế và sâu sắc trong diễn đạt ý nghĩa.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Đoạn văn tham khảo

      Có lẽ Hoài Thanh đã suy nghĩ đúng khi ông cho rằng: “Các nhà thơ phong trào Thơ mới đã “dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt””. Trong hoàn cảnh đất nước khác nhau, các nhà văn, nhà thơ có những cách bộc lộ tình yêu nước khác nhau. Các nhà thơ trong phong trào thơ mới cũng không phải là một ngoại lệ. Họ gửi lòng yêu nước, tình yêu thương giống nòi của mình vào tình yêu tiếng Việt. Bởi tiếng Việt là linh hồn, là tiếng nói của dân tộc Việt Nam, chúng ta dùng tiếng nói của mình sáng tác thơ, để thể hiện tình yêu nước, yêu dân tộc vô bờ bến. Chúng ta ngợi ca thiên nhiên, ngợi ca đất nước và cả những vị anh hùng… qua các câu chữ, các ngôn từ tươi đẹp. Phong trào thơ mới không chỉ giúp các nhà thơ gửi gắm tình yêu quê hương đất nước mà còn giúp cho sự phát triển của tiếng Việt đi lên một tầm cao mới – trở nên hiện đại, tinh tế và phong phú. Thơ mới làm thơ bằng tiếng Việt đã thể hiện sự tinh tế, tôn trọng và yêu thương tình yêu quê hương đất nước.