K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 12 2020

Những xu thế phát triển của thế giới ngày nay bao gồm:

- Xu thế hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế.

- Xác lập một trật tự thế giới mới, đa cực, nhiều trung tâm.

- Các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.

- Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, ở nhiều khu vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái.

⟹ Xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế.

* Thời cơ và thách thức đối với các dân tộc:

- Thời cơ:

+ Từ sau “Chiến tranh lạnh” bối cảnh chung của thế giới là ổn định nên các nước có cơ hội thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển đất nước.

+ Tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực.

+ Các nước đang phát triển có thể tiếp thu những tiến bộ khoa học – kĩ thuật và nguồn đầu tư của nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước.

- Thách thức:

+ Các nước đang phát triển cần nhận thức đầy đủ sự cần thiết tất yếu và tìm kiếm con đường, cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế, biết phát huy thế mạnh của mình.

+ Hầu hết các nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí và chất lượng nguồn lực còn hạn chế.

+ Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới.

+ Việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay từ bên ngoài….

+ Vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.

⟹ Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách, đường lối phù hợp đưa đất nước từng bước phát triển hoà nhập dần vào đời sống khu vực và thế giới.

21 tháng 12 2020

* Trước xu thế phát triển của thế giới, theo em, nhiệm vụ to lớn nhất của nhân dân ta hiện nay là:

- Tập trung phát triển nền kinh tế mạnh, bền vững để đưa đất nước đi lên hội nhập với quốc tế. Bởi kinh tế là nội dung quan trọng nhất, nó quyết định vị trí chính trị quốc gia trên trường quốc tế, đem lại ấm no hạnh phúc cho nhân dân.

- Nâng cao trình độ dân trí, hòa nhập với xu hướng phát triển chung của toàn nhân loại.

- Phát triển và ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất

- Xóa đói, giảm nghèo, lạc hậu, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

20 tháng 12 2022

-Thứ nhất là về thời cơ, như ta dã biết là các nước có cơ hội tham gia vào các tổ chức liên kết KT, hội nhập với nền KT thế giới, tranh thủ nguồn viện trợ từ nước ngoài, cũng như tiếp thu các thành tựu KHKT và mở rộng thị trường cũng như cải thiện đời sống nhân dân

18 tháng 12 2022

-Còn thách thức đó là sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường Quốc tế, nếu các nước hội nhập ko vững sẽ rất dễ bị tụt hậu, cũng như nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc cũng như sự chống phá của các thế lực phản động từ bên ngoài

16 tháng 10 2023

Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc vừa là thời cơ và vừa là thách thức do các yếu tố sau đây:

Thời cơ:
- Gia nhập LHQ mở ra cơ hội để Việt Nam tham gia vào cộng đồng quốc tế, xây dựng và mở rộng quan hệ đối tác với các quốc gia trên toàn thế giới. Điều này có thể mang lại lợi ích kinh tế, chính trị và an ninh cho Việt Nam.

- Tham gia vào LHQ, Việt Nam có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ các tổ chức, chương trình và dự án của LHQ để phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và đáp ứng các thách thức xã hội như giảm nghèo, chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.

- Gia nhập LHQ cũng mở ra cánh cửa để Việt Nam tham gia vào các hoạt động quốc tế như duy trì hòa bình, giám sát địa phương, góp phần trong giải quyết các vấn đề toàn cầu như xung đột, di dân, nguồn lực nước và phát triển bền vững.
Thách thức:

- Gia nhập LHQ có thể đặt ra thách thức về tuân thủ các tiêu chuẩn và quy tắc quốc tế. Việt Nam phải thực hiện nhiều cải cách trong các lĩnh vực như nhân quyền, dân chủ, quyền con người và luật pháp để tuân thủ các tiêu chuẩn của LHQ. Điều này đòi hỏi sự cam kết và nỗ lực từ phía chính phủ và xã hội Việt Nam.

- Tham gia vào cơ cấu quyết định của LHQ đồng nghĩa với việc phải đưa ra quan điểm và tham gia vào các cuộc tranh luận về các vấn đề toàn cầu. Điều này yêu cầu Việt Nam phải có khả năng đàm phán, thương lượng và xây dựng mối quan hệ với các quốc gia khác, trong khi vẫn bảo vệ quyền lợi và lợi ích của mình.

- Gia nhập LHQ cũng đòi hỏi Việt Nam phải đảm bảo tính nhất quán giữa các cam kết quốc tế và chính sách nội bộ. Điều này có thể đòi hỏi sự điều tiết và điều chỉnh trong việc thực hiện chính sách nội địa để phù hợp với các yêu cầu quốc tế.