K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 7 2018

Mùa đồng, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng, những màu vàng rất khác nhau.

Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra thì trông thấy màu trời có vàng hơn thường khi màu lúc chín dưới đồng vàng. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt treo lơ lửng.

Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở ra cánh vàng tươi. Buồng chuối đốm quả chín vàng. Những tàu lá chuối vàng ối xoã xuống như những đuôi áo, vạt áo. Nắng vườn chuối đang có gió lần với lá vàng như những vạt áo nắng. Dưới sán, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đó, con gà, con chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vảng mới. Lát đây cây lại có mấy chiếc lá đỏ. Qua khe giậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói. Tất cả đượm một màu vàng trù phủ, đầm ấm lạ lùng. Không còn có cảm giác héo tàn, hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ.

Ngày không nắng, không mưa, hễ như ai tưởng đến ngày hay đêm, mà người ta chỉ mải miết gặt, kéo đá, cắt ra, chia thóc hợp tác xã. Ai cũng vậy, cứ buông bát đũa lại đi ngay, cứ trở dậy là ra đồng ngay.

P/s : Học tốt !!!

31 tháng 7 2018

Sáng nay em thức giấc sớm hơn thường nhật bởi những âm thanh rộn rã của thôn quê đang vào mùa gặt. Cả cánh đồng vàng rộm cũng bừng tỉnh dưới những tia nắng đầu tiên của một ngày hè oi ả với cái mùi ẩm ẩm, nồng nồng, dằm dặm mà có lẽ lũ bạn nội thành của em chẳng bao giờ cảm nhận được.

Các bà, các mẹ, các chị từng nhóm, từng nhóm vừa chuyện trò rôm rả vừa rảo buớc ra phía cánh đồng. Sáng sớm mùa hè nên mặt trời cũng dậy sớm hơn, chim chóc cũng rời tổ từ mờ sáng tìm mồi, cả cánh đồng lúa thì nặng nề đong đưa trong làn gió nhẹ. Cây nào cây nấy uốn cong cong chiếc móc câu với bao nhiêu là hạt thóc tròn mây mẩy, hứa hẹn một vụ mùa thóc lúa đầy kho.

Hôm nay mẹ cho em cùng theo ra đồng, mẹ bảo: cho con gái thử cảm nhận những nhọc nhằn của người nông dân ra sao, để trông đó mà gắng học hành! Vậy là lần đầu tiên một con bé vốn vẫn được cưng chiều cầm tới chiếc liềm và thử những nhát cắt đầu tiên. Lần đầu tiên khuôn mặt mình được áp lại gần những cây lúa đến thế! Chao ôi là thú vị! Nhìn kĩ hơn những hạt thóc vẫn cho mình gạo ăn hàng ngày, chúng tròn căng như sắp phả tung ra chiếc áo nhiều gân với chi chít những lông tơ, hạt chen hạt như một đại gia đình đua nhau đi trẩy hội. Mà đúng là hội thật đó! Hôm nay chúng sẽ được những người nông dân gặt về kho, phơi dưới nắng vàng và chẳng bao lâu nữa chúng sẽ được làm những bông hoa trắng nở bung, thơm dẻo. Trông mẹ thoăn thoắt cánh tay gặt sao mà dễ quá vậy, mình thì mướt mồ hôi mà chẳng được bao nhiêu. Chốc chốc lại vươn vai ngó nghiêng xung quanh hàng xóm, thấy ai cũng lom khom, cần mẫn. Những đốm áo màu thấp thoáng đây đó trên cánh đồng trải dài một màu vàng trù phú. Mỗi đợt gió tràn tới, cá biển vàng đỏ lại ào lên rì rào như đang kể cho nhau nghe câu chuyện cuối mùa thu hoạch.

Lúa gợn lên từng đợt như mời gọi những chú chim sẻ, chim chiền chiện sà xuống nhặt những hạt thóc rơi vãi. Chúng vui vẻ nhảy nhót trên bờ ruộng xanh mướt cỏ như những đường kẻ trên chiếc ô bàn cờ khổng lồ mà thiên nhiên đã tạo ra một sự phối màu rất ăn ý.

Có lẽ những hoạt động nhà nông thế này chính là ví dụ rõ ràng mà gần gũi cho đời sống làng xã mà trước nay em vẫn được nghe nhắc đến trong những bài giảng ở trường. Một cảm giác thân quen mà nếu sống trong thành thị sẽ chẳng bao giờ thấy được.  Tuy chẳng phải một nhà mà ai nấy nói chuyện với qua từng khoảnh ruộng như thể anh em một nhà vậy! Từ những chuyện con trâu cái cày cho tới chuyện ông Ba-ma gì đó là tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ... Tất cả đều rộn ràng như một khúc nhạc ngẫu hứng làm mọi người quên đi cái oi ả của buổi trưa hè trên cánh đồng đang trong mùa gặt.

Cả không gian thoảng mùi thơm dịu mát của lúa mới, mùi ngai ngái cũa thân và lá lúa; Đó là mùi của quê hương, mùi của một thế giới những người lao động lam lũ mà vinh quang.

Nếu một lần ghé qua một vùng quê, bạn hãy nán lại bên một khoảnh ruộng và thử cảm nhận chút hương của hương đồng gió nội, để rầm rì đọc lại những câu ca “Ai ơi bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”, và để cảm nhận rõ hơn cuộc sống muôn màu.

24 tháng 6 2020
Tả cánh đồng lúa chín ở quê em - 1

Sáng sớm tinh mơ, em cùng với bố đi tập thể dục trên con đường làng chưa có một dấu chân qua. Cánh đồng lúa chín như một tấm thảm khổng lồ màu vàng óng. Chúng như muốn níu chân em lại để thưởng thức hương thơm đồng quê và vẻ đẹp của cánh đồng lúa vàng tươi còn lấp lánh sương đêm.

Bao trùm lên cánh đồng là một màu vàng óng ả. Nhìn xa trông chiếc áo nhung vàng ấy còn được đính trên mình những viên kim cương lấp lánh. Mỗi khi có làn gió nhè nhẹ thổi qua làm những bông lúa cong cong hình đuôi gà oằn vì trĩu hạt, chúng lắc lư rồi ghé đầu vào nhau thì thầm to nhỏ. Bao bọc quanh cánh đồng lúa là con đường uốn quanh như dải lụa, cỏ non xanh mướt còn đọng những hạt sương đêm lấp lánh, lung linh thật là huyền ảo.

Mặt trời đã lên cao lộ rõ ánh hào quang lấp lánh. Ánh nắng dịu nhẹ và ấm áp lọt xuống các kẽ lá, rồi ánh nắng chói chang đã xâm nhập vào tổ các chú côn trùng còn đang ngủ say sưa và đánh thức chúng dậy. Sương treo trên các đầu ngọn cỏ trông lại càng long lanh tinh khiết hơn dưới ánh nắng ban mai, chúng cũng tan dần theo hơi ấm của ông Mặt Trời. Những đợt sóng lúa nhấp nhô nối tiếp nhau như một cuộc thi chạy không bao giờ có chiến thắng.

Thỉnh thoảng có đàn bướm trắng bay là là trên chiếc áo màu vàng khổng lồ trông thật đẹp mắt. Lá lúa khẽ lay động theo làn gió một cách nhẹ nhàng uyển chuyển. Bông lúa cong mình yểu điệu ngả đầu vào nhau trông thật đáng yêu. Xa xa ẩn nấp dưới các khóm lúa vàng tươi là chú chích bông chăm chỉ cần cù đang bắt sâu cho lúa. Chích bông không những là người bạn tốt của nhà nông mà còn là người bạn đáng yêu của bọn trẻ chúng em.

Gió thổi những bông lúa hớn hở khoác tay nhau nhảy múa. Mùi hương lúa mới lan tỏa khắp cánh đồng. Thỉnh thoảng có tiếng hót lảnh lót của chú chim chiền chiện chúng liệng quanh cánh đồng ba bốn vòng rồi bay vút vào bầu trời xanh thẳm. Thấp thoáng đằng xa người dân quê em đang ra đồng tháo nước làm cỏ bờ cho sạch để chuẩn bị thu hoạch lúa. Dòng nước trong xanh bao ngày nuôi lúa lớn nay thong dong chảy về con sông, trở về với biển.

Ôi cánh đồng lúa quê em thật đẹp. Nó mãi mãi trong em bao hình ảnh thân thương, chim vẫn hót xôn xao trong vòm lá, lúa vẫn chín từng ngày để gọi bà con ra gặt hái mang về. Chắc chắn khi bưng bát cơm thơm chúng em sẽ cảm ơn nhiều lắm các bác nông dân ngày ngày làm việc vất vả để có được bát cơm trắng thơm ngon.

Tả cánh đồng lúa chín ở quê em - 2

Với mỗi đứa trẻ nông thôn như em, hình ảnh cánh đồng lúa chín chắc chắn không còn xa lạ nữa. Cánh đồng lúa gắn bó với tuổi thơ em, với từng ngày em lớn lên, với những ngày tháng em tới trường.

Ngôi làng nhỏ của em có truyền thống trồng lúa. Những cánh đồng lúa mênh mông, rộng thẳng cánh cò bay một tay bà con nơi đây chăm bón. Còn gì đẹp hơn khi kỷ niệm tuổi thơ được gắn liền với ruộng lúa quê hương, với những tháng ngày cùng chúng bạn rong ruổi trên cánh đồng lúa tốt tươi. Đến mùa, cánh đồng lúa phủ một màu vàng óng mượt, thật đẹp mắt, êm dịu đến lạ thường.

Cánh đồng mẫu lớn được chia thành rất nhiều những ô vuông trông giống như một tấm thảm khổng lồ. Những cây lúa được chăm bón kỹ lưỡng cho tới ngày được thu hoạch. Bông lúa chín nặng trĩu trên tay vàng óng như những bông vàng, hạt ngọc của người dân. Cả đồng lúa chín tràn ngập sắc vàng, chỗ vàng sẫm, chỗ lại vàng tươi xen lẫn với màu xanh của lá.

Nếu có cơn gió bất chợt ghé qua hỏi thăm, những bông lúa rì rào uốn lượn như từng đợt sóng đang thi nhau tấp vào bờ. Trên ruộng, các bác nông dân cẩn thận làm những con ma nơ canh mặc áo, đội nón lá để dọa lũ chim không cho chúng xuống ăn thóc. Nhìn từ xa, chúng như những vệ sĩ to khỏe, đứng sừng sững bảo vệ đồng lúa khỏi lũ chim ham ăn vậy.

Cánh đồng lúa chín thật đẹp. Nó mang một nét đẹp bình dị, mộc mạc nhưng thật ý nghĩa. Em rất yêu cánh đồng lúa quê em. Cánh đồng không chỉ giúp người nông dân làm kinh tế mà nó còn là nơi ấp ủ những kỷ niệm tuổi thơ của em và những đứa trẻ thôn quê.

24 tháng 2 2016

Những buổi sáng mùa Hè thường được bắt đầu với những vạt nắng vàng hươm từ dãy núi phía Đông, tiếng chim lảnh lót chuyền cành, vài cánh cò bay muộn trên nền trời xanh ngắt còn ngơ ngác mảnh trăng non và mùi hoa nhài thoang thoảng từ bụi cây gần bờ giếng đưa lại. Thi thoảng, đầu hè đã có quả mít mật chín mũm, thơm lừng đặt ngay ngắn, bởi thứ quả này rất thảo nhưng lại rất hay cáu bẳn. Hễ thấy mùi thơm ngọt đưa trong gió là phải tìm cho bằng được, dùng hai tay vặn nhẹ mang vào, nhưng nếu lơ là, nó sẽ rụng xuống ngay và vỡ bét, lũ gà được một mẻ no, dù chắc chắn, với cái mỏ nhọn và sự mổ xong là nuốt ngấu nghiến, chúng chẳng biết vị mít mật thơm ngon ngọt ngào đến cỡ nào.

Những quả mít na thì lì lợm hơn, trừ khi nắng nóng quá chúng sẽ chín rùng rục, còn vào ngày bình thường, những cái miệng háu ăn và những cặp mắt hau háu có săm soi và trèo lên sờ nắn suốt cả ngày mới được vài quả bé bằng cái bát tô, tròn um ủm, bổ ra chưa ráo nhựa đã hết sạch. Phải ngày cây mít na đông đúc quả không chín chúng tôi mới sờ đến cây mít nghệ cuối vườn. Quả nó to và dài như cái thùng, treo lủng lẳng trên cành. Thấy bộp bộp là hò nhau lấy dây thừng cột vào cuống, vắt qua cành. Đứa ở trên cây cầm lấy dao, ngắm cho nó không rơi đụng quả khác, nhắm mắt chặt thật mạnh, mấy đứa ở dưới gốc thót bụng thả dây từ từ. Rồi cả lũ bâu vào khênh quả mít như người ta khênh cỗ quan tài đi chôn. Mà chôn thật, bởi, dù cường cượng hay đã chín mềm, hết góc này góc khác được xẻ ra, từng múi mít dài như chiếc lược, vàng ươm màu nghệ, tứa ra đầy mật lần lượt chui vào bụng lũ trẻ. Khi ấy, nghi thức cho buổi sáng mùa Hè đã tạm xong.

Nhưng, cũng có những sáng mùa Hè, sau giấc ngủ có hơi nước mát lịm, bước ra sân, giàn mướp bị bão quật ngả nghiêng, rơi rụng những đốt tre thâm xì, tơ tướp. Đấy là lúc rổ khoai lim vỏ tím lịm, ruột bở tung được dỡ ra, bốc hơi nghi ngút. Dụi vài cái cho mắt hết nhèm, chúng tôi sà vào rổ khoai, thi nhau thò tay búng, nóng bỏng tay rụt lại, kêu chí chóe. Theo kinh nghiệm thì cứ củ nào búng vào kêu bùng bục là bở, nhưng củ nào cũng bở cả, rốt cuộc, sau những tranh cướp, cãi vã, đứa nào đứa nấy hai tay hai củ khoai, ngoạm bên này một miếng, bên kia một miếng, cổ duỗi ra, mắt trợn ngược vì nghẹn.

Ăn xong, không đứa nào bảo đứa nào, đứa cầm rổ, đứa cầm cái xẻng nhỏ, dắt nhau ra bờ ao, chỗ rặng tre hàng ngày đứa nào đứa nấy sợ rắn không dám bén mảng vì thỉnh thoảng, có những con rắn đánh đu vắt vẻo trên cành tre, lột xác trắng xóa, nom rõ khiếp. Nhưng mưa bão xong, nghĩa là tay tre sẽ rụng nhiều, và đất mềm, hàng loạt măng tre nhu nhú đội đất xông lên. Khe khẽ gạt lớp đất ẩm phía trên, những củ măng bằng cái bát con trắng nõn nà, xắn nhẹ là đã lìa ra, lăn vào rổ. Nếu chịu khó chui vào bụi sẽ đẵn được những cây măng dài bằng cánh tay trẻ con, to như bắp đùi người lớn, non sần sật. Gai cào tơi tả, nhưng bù lại, sẽ có một bình măng dấm ớt cay xé lưỡi cho người lớn, và nồi canh măng cá, măng vịt ngọt lừ ăn đến căng cả rốn mà vẫn muốn chìa bát.

Cũng có sáng mùa Hè, không phải đợi nắng lên, ngay từ khi ngôi sao mai rõ dần và những ngôi sao đêm bắt đầu mờ đi, chúng tôi đã bấm nhau dậy. Rón rén dắt nhau xuống bờ ao. Gió sớm mai mát lịm, không khí thanh sạch tỉnh cả ngủ. Chị cả cầm cái sào tre nhỏ nhưng chắc, chị hai cẩn thận hơn được phân công cầm cái rổ nhỏ lót mấy tàu lá ngái bẻ vội, nhựa còn ròng ròng. Mấy đứa chúng tôi lăng xăng sẽ có nhiệm vụ tiếp theo. Những chiếc vó được thả từ tối hôm trước, chúng tôi không biết vì đứa nào cũng sợ ma không dám xuống ao. Chị cả thận trọng cất từng cái, từng bầy tôm tép nhảy lao xao bị lùa hết vào rổ, đậy lá lại, không có con nào rơi cho chúng tôi nhặt. Chỉ khoảng 30 phút đã đi hết một vòng quanh ao, cái rổ đã nằng nặng, và trời bắt đầu sáng rõ. Chúng tôi được phân công tìm hái mùi tầu trong vườn. Chị cả, chị hai buộc lại tóc, tất tả đi lên bếp, ra dáng người lớn lắm.

Bữa sáng, cả nhà ngạc nhiên với món mì gạo nấu tôm băm bỏ mùi tầu thơm tứa nước miếng ngọt sao lại ngọt thế? Chiếc nồi ngâm măng to đùng được trưng dụng để nấu mì bị vét đến những giọt nước cuối cùng mà vẫn thòm thèm.

Cho đến bây giờ, dù đã được ăn rất nhiều món mì của Tây, Tàu trên đời, tôi vẫn không sao quên được vị của bát mì nấu bằng những con tôm cụ đen sì băm nhuyễn, vừa ăn vừa thổi, suýt xoa toát mồ hôi những buổi sáng mùa Hè thời thơ bé.

22 tháng 2 2016

Cái Hường nói nó thích mùa thu vì được ăn cốm, ăn hồng. Cái Liên lại bảo nó yêu mùa thu vì được  đón trăng rằm tháng tám, được vui chơi phá cỗ và rước đèn trong Tết Trung thu. Em cũng rất yêu mùa thu.

Mùa thu là mùa tựu trường. Tuổi thơ chúng em, đứa nào cũng được mặc quần áo mới, hớn hở cắp sách tới trường, được gặp bạn bè, được gặp lại thầy, cô giáo. Mùa thu năm nay, em lên chín tuổi, trở thành cô học trò nhỏ lớp ba rồi đấy. Em sẽ tự đi học, bố mẹ không phải đưa đón nữa.

Mùa thu có Tết Độc lập mồng 2 tháng 9, nhân dân ta bồi hồi tưởng nhớ Bác Hồ kính yêu. Mùa thu, Đồ Sơn quê em có hội chọi trâu đông vui lắm. Hàng vạn người kéo về dự hội. Ông em và các cụ sẽ được uống rượu nhắm thịt trâu. Cả một vùng làng chài bao la “Bát Vạn Đồ Sơn” tưng bừng lễ hội. Mùa thu là mùa cá của làng chài.

Cái đẹp của mùa thu là cái đẹp của trăng thanh gió mát, là cái vui của vị ngọt trái thơm, là sự no ấm được mùa cá: cá chim, cá thu, cá nhụ, cá nục... đầy thuyền đầy chợ. Em yêu mùa thu. Em mong đợi mùa thu.

19 tháng 12 2017

Mỗi năm có bốn mùa là mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, và mùa đông. Mỗi mùa sẽ có một đặc điểm riêng, một nét gì đó để chúng ta dễ dàng nhận ra nhất. Nhưng có lẽ, mùa đông là mùa khiến em cảm thấy đặc biệt nhất, thích thú nhất. Em thích cảm giác lạnh buốt khi những cơn gió bắc ùa về, em thích cái quang cảnh mưa phùn thấm ướt nhẹ trên vai áo. Mùa đông đang bắt đầu.

Hôm nay là thứ bảy,một ngày cuối tuần hạnh phúc, em không phải vội vàng để dậy chuẩn bị cho kịp giờ đi học, không phải í ới xin mẹ cho nghỉ học vì trời lạnh. Và đây là thứ bảy đầu tiên của mùa đông năm nay, hôm nay ngoài trời chỉ có mười ba độ, nằm trong chăn ấm, nghe tiếng gió đang như chực ùa vào qua khe cửa mà không muốn ra khỏi giường. Vừa đặt chân bước ra khỏi thềm nhà  em mới cảm nhận rõ mùa đông đã về thật  rồi.

Ngoài trời, mưa phùn vẫn đang rơi rả rích, thấm nhẹ nhàng qua từng tán cây, kẽ lá, cơn mưa đã được kéo dài từ tối hôm qua đến tận bây giờ, cơn mưa không quá lớn nhưng đủ khiến người ta cảm nhận được cái lạnh buốt thấu xương. Thật hạnh phúc vì hôm nay mình được nghỉ.

“Bự xinh, mặc đồ  đẹp đi con, lên ngoại trông quán để mẹ và bà đi có việc”. Em “Dạ…” một từ dài thượt. Mỗi khi bị mẹ gọi là bé Bự em lại thấy chút tự ái. Nhưng cũng phải tự lê từng bước  vào phòng, tìm những bộ quần áo ấm nhất để mặc vào. Một lúc sau, hai mẹ con lên xe đi đến nhà bà. Mặc chiếc áo mưa trong suốt, em ngắm được toàn cảnh phố phường mùa đông. Thật là thích. Các con phố như đang được tắm táp bởi cơn mưa, phủ lên mình một màu trắng xám mịt mờ đầy ảo ảnh. Từng dòng xe đi ngang qua nhau, ai ai cũng khoác lên mình những chiếc áo mưa đầy màu sắc, vàng, đỏ, cam, xanh,…đã khiến mùa đông trở nên ấm ấp hơn một phần nào. Các  ngôi nhà cũng như muốn được ủ ấm, từ cửa chính đến cửa sổ đều được đóng kín để giữ hơi ấm cho toàn ngôi nhà. Các quán ăn, cửa hàng, nhà hàng, quán café,…lại ngược lại, cửa được mở rộng chào đón mọi người, bên trong đèn được thấp sáng trưng  toát ra một không khí ấm ấp vô cùng.

Bước đến cửa hàng bà ngoài cũng là nhà của bà, dù chỉ là một quầy tạp hóa nhỏ, nhưng em cảm thấy ấm cúng vô cùng. Cả căn nhà với ánh đèn trắng xen kẽ đèn vàng như xua tan đi cả một không gian trắng xám ngoài đường. Em chui vội vào cái giường nhỏ, quấn cái chăn bông ấm áp của bà sau khi bà và mẹ đi khuất. Gần trưa, trời không còn mưa nữa, không khí cũng trở nên bớt lạnh hơn. Ánh nắng ấm áp tuy không nhiều nhưng cũng đã xuất hiện làm cho con đường trở nên khô hơn, mọi người rũ bỏ những chiếc áo mưa và con phố trở nên tấp nập hơn rất nhiều.

Mẹ và bà đã về, xách rất nhiều đồ và không quên mua cho em những quả bắp nướng rất to. Em thích nhất là món bắp nướng . Cầm trong tay quả bắp đang nóng hổi, hơi ấm như được truyền qua tay em, mọi người ngồi vừa ăn vừa trò chuyện thật vui vẻ, em kể cho bà và mẹ nghe những câu chuyện ở lớp, ở trường, kể về bạn bè, rồi không quên xin mẹ mua thêm cho mình một chiếc áo len. Ăn xong, mẹ và bà lại vào bếp để chuẩn bị đồ ăn cho bữa trưa. Còn em thì đang ngồi đọc truyện, câu truyện kể về cô bé mùa đông. Buổi tối đến nhanh quá, làm không khí lạnh buốt, Mọi ánh đèn được bật lên khắp nơi, từ trong nhà cho đến ngoài đường. Bầu trời không có một ngôi sao nào, sương mù bao phủ khắp nơi. Và cơn mưa phùn lại rả rích rơi.

Mùa đông năm nay bớt lạnh hơn mọi năm, nhưng cảm giác yêu thích nó vẫn không thay đổi trong em. Em thích nhìn cảnh vật phủ trắng xám, thích những bộ quần áo mùa đông đủ màu sắc, thích thú được cuộn tròn trong những chiếc chăn Sông Hồng to oạch. Yêu sao món bắp nướng thơm ngon, hay món khoai lang nóng hổi. Thích khói nghi ngút trên nồi canh của mẹ, thích cảnh cả gia đình  nằm ôm nhau trên chiếc giường của bố mẹ . Ôi mùa đông,  đối với em đó chính là mùa yêu thương

Nhắc đến hai tiếng mùa đông, ai cũng cảm nhận ngay cái giá lạnh. Nhưng đối với tôi, mùa đông là mùa tuyệt vời nhất. Nhờ có mùa đông mà ta biết đến cảm giác ấm áp và niềm vui. Buổi sáng mùa đông tuy ảm đảm và lặng yên nhưng đã mang đến cho tôi cảm giác ấp áp đến lạ lùng.

Một buổi sáng mùa đông lạnh giá, tôi lấy hết can đảm lật tung chăn ra và bật dậy và một mình đi dạo quanh khu phố. Không gian sao mà yên tĩnh đến thế. Khu chợ ồn ào lúc này còn chưa có người bán hàng. Từng cơn gió hun hút lạnh lùng thổi tới. Bầu trời âm u, nằng nặng. Mấy bác bàng phong độ, to khỏe là thế mà giờ đây đã không còn một chiếc lá nào nhưng các bác vẫn giương cao những cánh tay già nua, trơ trọi của mình lên nền trời như để chống chọi quyết liệt lại với thiên nhiên khắc nghiệt. Các nàng hoa ủ rũ, buồn rầu, xấu xí và nhợt nhạt. Không còn tiếng chim hót, tiếng gà gáy hay tiếng chó sủa nữa. Tất cả vẫn đang chìm trong giấc ngủ đêm đông. Mặt hồ nhỏ phẳng lặng đến kì lạ, không một chú cá nào ngóc lên tìm mồi, cũng chẳng thấy bóng dáng bác rùa nào trên chiếc bè nhỏ giữa hồ. Mùa đông, chẳng ai muốn ra đường vào giờ này. Không thấy cụ già nào đi dạo, cũng chẳng thấy người nào tập thể dục ngoài công viên. Tôi mong trời mau sáng để mặt trời lên chiếu rọi xuống dù là một vài tia nắng yếu ớt để đem lại ấm áp và sức sống cho khung cảnh nơi đây.

Đó là một sáng mùa đông như bao sáng mùa đông khác. Trong khung cảnh buồn tẻ, trống vắng và lạnh lẽo, ta chợt thấy quý trọng hạt nắng, quý trọng những gì ấm áp. Mùa đông cho ta cái cảm giác như thể cuộc một con người sẽ có lúc buồn, lúc vui, lúc đau khổ nhưng cũng có lúc tràn đầy niềm tin và hi vọng. Chính vì thế mà dù mùa đông đem đến giá rét và mưa phùng, tôi vẫn rất yêu quý mùa đông.

haizz nhé

31 tháng 1 2016

Xóm làng hàng ngày yên lặng là thế. Nhưng cứ mỗi độ Tết đến, xuân về lại náo nhiệt đến lạ thường. Thanh niên trong làng ở đâu mà nhiều thế. Cứ đến 28 Tết là gọi nhau í ới đi chợ Tết.
Chợ- hàng ngày đã náo nhiệt rồi, Tết về có lẽ nó lại càng náo nhiệt hơn…
Hầu như năm nào tôi cũng đi chợ Tết. Hồi bé, mẹ cho năm đến mười nghìn, rồi mượn anh trai -đi học xa về , cái xe mini để đi chợ. Hồi đó, tiền chưa mất giá nên đi chợ mua được bao nhiêu thứ: mua bánh kẹo ăn, rồi mua nhiều bóng bay nữa chứ. Háo hức lắm vì được đi chợ với mấy đứa bạn, đi cả ngày mới về mà mẹ không mắng vì Tết mà.
Giữa chiều về nhà thì đã thấy bố gói bánh chưng sắp xong, đang chuẩn bị cho bánh vào nồi. “Bố ơi! Làm cho con cái bánh cóc, nhiều thịt, nhiều đỗ nha bố?”. Rôi quay sang dặn anh trai :“Lúc bánh chín anh không được ăn mất phần em đâu đấy???”. Tôi có 2 chị gái, 2 anh trai. 2 chị thì lấy chồng. Tôi là út trong nhà nên được cả nhà cưng chiều.
Tết năm nào cũng thế. Giữa hiên nhà tôi là cây đào hoặc cây quất. Trong nhà thì tôi và mẹ hay trang trí thêm 1 chậu hoa cúc, thêm 1 lọ hoa lay ơn nữa.
Tôi không chỉ rất thích Tết – vì tôi sinh ra vào mùa xuân, mà tôi còn rất thích không khí những ngày gần Tết. Nó thật khó tả. Trong lòng tôi luôn lâng lâng, vui vui, hồi hộp. Tôi rất thích được ngồi canh nồi bánh chưng với anh trai tôi (anh giáp tôi). Ngửi mùi thơm của bánh phả ra. Chao ôi! Thơm ơi là thơm… Ngồi ăn hạt dưa, nghe anh kể chuyện. Rồi cứ như thế cho đến lúc ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Chỉ biết khi tỉnh dậy thì bánh đã chín và đang được ép cho cứng bánh.
Rối tôi cũng rất thích không khí đêm 30 Tết… Cả nhà chuẩn bị đồ ăn. Bữa cơm ngày Tết thịnh soạn. Chắc chắn không thể thiếu món dưa hành- mấy hôm trước tôi đã phải chảy bao nhiêu là nước mắt khi bóc hành. Mọi người ngồi quây quần bên nhau. Bữa cơm Tất niên. Tôi thấy vui lắm vì có đầy đủ thành viên trong nhà.
Gia đình tôi theo Đạo nên hầu như năm nào cũng vậy. Khi gần đến thời khắc Giao thừa thì cả nhà tôi đến nhà thờ đọc kinh. Lúc này mọi người trong xóm đã tụ họp đông đủ, nhất là thanh niên xóm. Xem bắn pháo hoa. Rồi chuông nhà thờ được kéo trong hồi dài.Tôi rất thích ngắm pháo hoa, đủ sắc màu. Chúng tôi reo hò mỗi khi thấy pháo hoa đẹp rồi cùng hô to: “ Happy New Year!!” Hay “Chúc mừng năm mới”. Nói chung những câu đại loại như thế. Sau đó, chúng tôi vào nhà thờ cầu nguyện- cầu mong năm mới nhà nhà mạnh khỏe,an vui, hạnh phúc. Còn tôi? Tôi cầu mong cho gia đình tôi luôn yêu thương, đoàn kết, mong bố mẹ luôn mạnh khỏe, anh em tôi học hành giỏi giang…
Sau khi cầu nguyện xong thì thanh niên xóm chúng tôi tổ chức liên hoan, hát hò… Cú như thế đến 2 hoặc 3 giờ sáng mới xong. Ngày Tết của quê tôi thật vui.
Sáng ngày mùng 1, cả nhà tôi chuẩn bị quần áo thật đẹp đi chúc Tết ông bà. Tôi được mọi người mừng tuổi. Vui lắm. Đơn giản vì tôi thêm 1 tuổi.
Bây giờ, tôi đang là sinh viên. Mỗi năm về nhà 2 hoặc 3 lần. Có lẽ xã hội phát triển nên bây giờ muốn ăn bánh chưng lúc nào là có lúc đấy. Và có lẽ đi chợ Tết với 5 đến 10 nghìn như tôi ngày xưa thật hiếm. Thế nhưng, với gia đình thì tôi vẫn là cô út ngày nào, còn trẻ con, vẫn hay nũng nịu đòi bố gói cho cái bánh cóc, vẫn đòi anh cho được canh nồi bánh chưng cùng, vẫn cùng mẹ đi chợ mua hoa cúc. Và gia đình tôi vẫn cùng nhau chuẩn bị bữa cơm Tất niên ấm cúng như ngày xưa…

31 tháng 1 2016

chưa đến tết nên mik k bit tả sao nữa lên mạng mà coi nhìu lém

1 tháng 2 2016

Vào những ngày này, làng xóm như thay đổi. Những ngôi nhà thơm nức mùi vôi mới. Đường xá không lúc nào ngớt người qua lại. Trẻ con thì tươi cười hớn hở, thanh niên diện những bộ đồ thật bảnh, còn người lớn thì người vui, người buồn, đủ vẻ. Sáng hôm nay, em cùng ba dọn dẹp sửa sang nhà cửa, lau dọn lại bàn thờ của tổ tiên. Mẹ đi chợ về, đem theo một giỏ đồ ăn. Nào là giò chả, bánh, kẹo, mứt và cả một con gà mái mơ béo xù để dành cúng tất niên. Em nghe mẹ nói với bố:
- Anh đưa thêm tiền đi. Tết đến, bao nhiêu thứ phải mua, có mấy đồng tiêu sao đủ.

Bố chắt lưỡi một cái rồi rút ví ra. Tết đến, em cảm nhận được một cái gì đó vui vẻ, hối hả, đợm vẻ lo toan mà ngày thường không thể nào có được. Thế rồi ngày cuối năm cũng đến, mọi người ai cũng đều dự trữ thức ăn cho ba ngày Tết. Nhà em cũng chuẩn bị lọ hoa, bình đẹp,… Bữa cúng tất niên được cả nhà quây quần, sum họp đông đủ và vui. Loay hoay mãi cũng đến đêm giao thừa. Em được bố mẹ cho đi chơi chợ hoa, vô số loại hoa đua nhau khoe sắc làm em như có cảm tưởng như mình bị lạc vào xứ sở của mùa xuân. Em ngắm hoa mãi tới mười giờ đêm, chỉ còn hai tiếng nữa là có màn pháo hoa ngọn mục mà em đã trông chờ cả một năm. Mọi người từ khắp các ngõ tuôn ra đường, Con đường trước kia rộng thênh thang, vậy mà bây giờ không nhích nổi một bước chân. Thấy thế, bố em liền gởi xe vào một nhà trông tre với giá mười nghìn đồng rồi cố gắng len lỏi giữa đám đông để được thấy pháo nổ thật rõ. Bỗng “Đoàng” pháo hoa tưng bừng nổ báo hiệu một năm mới an khang thịnh vượng đã hiện diện trong từng ngôi nhà trên khắp đất nước Việt Nam thân yêu này.
Mỗi năm, những ngày giáp Tết là những ngày vui nhất. Cuộc sống dù hiện đại đến đâu thì bản sắc dân tộc vẫn là nền tảng để con người tốt đẹp hơn. Tết Nguyên Đán là cái Tết cổ truyền của dân tộc. Đối với chúng em đây là những ngày vui nhất.

10 tháng 2 2017

Chỉ còn ba ngày nữa là đến Tết. Hôm nay là phiên chợ giáp Tết. Khác với mọi lần, từ tờ mờ sáng người ta lũ lượt kéo nhau đi chợ. Tiếng lợn kêu “eng éc”, gà vịt cũng góp phần cho bản nhạc “chợ Tết”, những tiếng “quạc quạc, két két” nghe ầm ĩ làm tôi thức giấc.

Rửa mặt xong và làm mấy củ khoai lang “điểm tâm” tôi theo mẹ đi chợ. Trời ơi, người đông như hội, hàng hóa bày tràn lên cả mặt đê: lợn, gà, thịt, cá tiếp đến là những thứ để làm bánh Tết, như gạo nếp, đỗ xanh, lá dong, lá chuối. Bên cạnh đó là hàng mứt, hàng đường, chè khô Thái Nguyên, rồi đến các thứ tranh ảnh treo Tết: lịch, câu đối, tranh lợn, gà, đám cưới chuột, mấy cô thiếu nữ thổi sáo, đánh đàn. Nối theo dãy hàng đó là quần áo trẻ con đủ các mẫu, các kiểu đẹp quá. Mẹ cũng mua cho tôi một bộ. Tôi rất tiếc không, đi xem được nhiều vì chợ đông quá, chen lấn đi rất chậm, như nhích dần từng bước nên mới chỉ xem được có một góc chợ mà đã gần mười hai giờ, đành phải về đi học buổi chiều.

Sau buổi học về, tôi thấy gia đình đang tấp nập chuẩn bị đón Tết. Ong và bố tôi thì gói bánh chưng, anh tôi thì đang giã giò, sau đó còn gói giò mỡ, giò thủ. Tôi được cắt cử lấy chanh và tro đánh sáng đồ thờ bằng đồng. Một lúc sau lại là buổi hòa âm nghe rất vui tai. Nồi bánh chưng sôi kêu “ùng ục”, tiếng giã giò “bí ba, bí bốp” nghe thật vui tai - quả là vui như Tết.

Buổi tối hôm ấy mới vui, cả nhà ngồi xung quanh nồi bánh chưng nói chuyện râm ran. Ông kể chuyện sự tích “Ông đầu rau”, bà và mẹ tôi vừa chẻ lạt vừa kể lại cái Tết nào ngày xửa, ngàyxưa.. khi chưa có tôi... cả cái Tết chỉ có một vại dưa, một nồi cá kho và mấy bơ gạo tẻ... Thế mà Tết này nào bánh chưng, chả giò, nào thịt gà, cá nướng, ông tôi cười nói: “Bà hay nói chuyện xưa lắm”. Bà tôi nói như phân trần: “Thì ăn cơm mới nói chuyện cũ mà ông”.

Nhìn lên bàn thờ tôi thấy ông tôi trang hoàng rất đẹp. Hai bên là hai câu đối đỏ viết bằng chữ nho tôi không đọc được, nhưng trên bức tường vôi trắng dán la liệt những bức tranh “Đông Hồ”.

Thấy tôi nhìn mãi lên những bức tranh đó, ông tôi chỉ vào từng bức tranh giải thích cho tôi.

Đây là hai bức tranh “lợn có khoáy âm dương” và “gà mẹ đang nuôi con”. Dán lên để cầu mong sang năm mới nhà chăn nuôi thắng lợi, lợn đẻ sai con, gà không bệnh tật. Đây là bức tranh đám cưới chuột vừa cầu mong làm ăn vui vẻ vừa tố cáo anh mèo ăn hối lộ “một con cá rán” mới cho tổ chức cưới xin.

Còn đây là ông Tài, ông Lộc để cầu mong cho gia đình mình sang năm làm ăn phát đạt bằng mười năm trước.

Về khuya tôi buồn ngủ quá nằm xuống chiếu giữa cạnh nồi bánh chưng. Âm quá tôi ngủ luôn...

Tôi đang mơ cái gì đó như đang lạc vào một vườn hoa đầy màu sắc bỗng bị con ong đốt vào tay, tôi giật mình tỉnh dậy thì trong tay là cái bánh chưng con còn nóng anh tôi dúi cho tôi. Tôi sướng quá reo lên: Ôi Tết đã đến thật rồi... Tôi vội rửa mặt, thay quần áo tới thăm thằng Hoàng, bạn tôi, nhà nó nghèo lắm vì năm nay nhà nó mất mùa riêng, ở ruộng đồng trũng mất hết lúa vì lụt. Mẹ nó lại bị ốm mấy tháng nay không ngồi dậy được. Chắc gì đã có cái Tết vui vẻ như nhà tôi.

16 tháng 1 2020

Nhắc đến hai tiếng mùa đông, ai cũng cảm nhận ngay cái giá lạnh. Nhưng đối với tôi, mùa đông là mùa tuyệt vời nhất. Nhờ có mùa đông mà ta biết đến cảm giác ấm áp và niềm vui.

Buổi sáng mùa đông tuy ảm đạm và lặng yên nhưng đã mang đến cho tôi cảm giác ấm áp đến lạ lùng. Một buổi sáng mùa đông lạnh giá, tôi lấy hết can đảm lật tung chăn ra và bật dậy và một mình đi dạo quanh khu phố. Không gian sao mà yên tĩnh đến thế. Khu chợ ồn ào lúc này còn chưa có người bán hàng. Từng cơn gió hun hút lạnh lùng thổi tới. Bầu trời âm u, nằng nặng.

Mấy bác bàng phong độ, to khỏe là thế mà giờ đây đã không còn một chiếc lá nào nhưng các bác vẫn giương cao những cánh tay già nua, trơ trọi của mình lên nền trời như để chống chọi quyết liệt lại với thiên nhiên khắc nghiệt. Các nàng hoa ủ rũ, buồn rầu, xấu xí và nhợt nhạt. Cả không gian vắng tiếng chim hót, tiếng gà gáy, tiếng chó sủa.

Tất cả vẫn đang chìm trong giấc ngủ đêm đông. Mặt hồ nhỏ phẳng lặng đến kì lạ, không một chú cá nào ngóc lên tìm mồi, cũng chẳng thấy bóng dáng bác rùa nào trên chiếc bè nhỏ giữa hồ. Mùa đông, chẳng ai muốn ra đường vào giờ này. Không thấy cụ già nào đi dạo, cũng chẳng thấy người nào tập thể dục ngoài công viên.

Tôi mong trời mau sáng để mặt trời lên chiếu rọi xuống dù là một vài tia nắng yếu ớt để đem lại ấm áp và sức sống cho khung cảnh nơi đây. Đó là một sáng mùa đông như bao sáng mùa đông khác. Trong khung cảnh buồn tẻ, trống vắng và lạnh lẽo, ta chợt thấy quý trọng hạt nắng, quý trọng những gì ấm áp.

Mùa đông cho ta cái cảm giác như thể cuộc một con người sẽ có lúc buồn, lúc vui, lúc đau khổ nhưng cũng có lúc tràn đầy niềm tin và hi vọng. Chính vì thế mà dù mùa đông đem đến giá rét và mưa phùn, tôi vẫn rất yêu quý mùa đông.

16 tháng 1 2020

Cảm ơn bạn Nguyễn Đức Khánh Toàn nha, bài văn của bạn hay quá ^^!

23 tháng 2 2016

Mùa thu ơi mùa thu…”
Tiếng hát vang lên qua tai nghe từ chiếc máy nghe nhạc. Trời đầu đông. Thời tiết se se lạnh nhưng nắng vàng vẫn len lỏi khắp nơi. Nhìn cảnh tượng này, sao tôi thấy giống mùa thu đến lạ!...

Mùa thu – hai từ đem đến cho tôi cảm giác thoải mái, dễ chịu. Bầu trời trong vắt, không một mảnh mây vắt ngang. Nó trong đến nỗi tưởng chừng mỗi khi tôi nhìn lên là thấy cả bên kia Trái Đất. Ôi sao tôi yêu bầu trời mùa thu đến thế! Và tôi yêu cả vạn vật mùa thu nữa! Tiếng chim thánh thót vút cao, ngân dài, ngân mãi kéo tôi đi tận nơi xa mơ hồ… đến khi thôi cất tiếng mới giật mình quay lại hiện tại. Lá cây cũng sang màu. Cái thứ màu đỏ đồng của lá bàng, màu vàng vàng của bằng lăng, màu nâu nâu héo lụi của cây cau… sao mà đẹp đến vậy! Nhưng chớ có nghĩ mọi vật đang tàn lụi. Bấy giờ, hoa hồng mới vươn mình kiêu hãnh khoe lớp áo khoác mịn màng với nắng. Bấy giờ, hoa sữa mới trổ bông, xòe ra những quả cầu hoa trắng xanh, thơm nồng nàn. Bấy giờ, hoa cải mới e lệ diện bộ váy vàng tươi sáng. Và bấy giờ, mùi hoa quế thơm thơm mới đậu trên tà áo dài con gái đi khắp phố phường để hòa mình vào gió…
 

Một thứ đặc trưng không lẫn vào đâu của mùa thu – gió heo may. Từng cơn gió không rít, không thét gào như gió mùa Đông Bắc, không ẩm ướt như gió mùa xuân, không nóng như gió mùa hạ, mà man mác, nhè nhẹ riêng biệt. Không hiểu sao tôi lại yêu gió heo may đến thế! Yêu nhiều lắm, nhưng cũng vừa đủ để người khác yêu thêm. Cơn gió ấy, nó thích chơi đùa cùng cành phượng tàn hoa đang ra quả. Nó thích lùa vào tóc người thiếu nữ thanh thanh, mang hương tóc ngọc lan vào lòng tôi. Nhưng nó thích nhất là uốn mình qua gánh hàng hoa của các chị mỗi buổi sáng tinh mơ nhịp bước chân vào phố.

Nhắc đến mùa thu là không ai quên được ngày tựu trường – cái ngày mà tuổi học trò luôn mong ước. Ấy là lúc nắng dịu dàng không đâu cho đủ. Tiếng chim hót báo hiệu đã hết mùa vui chơi, quay trở về với vòng tay bạn bè và thầy cô. Ra trường, đứa nào cũng tíu tít kể về mùa hè bất tận của mình. Và ở một góc nào đó, trái hẳn với sự ồn ã kia, các em lớp Một đang ngỡ ngàng, lo sợ. Đó là sự khởi đầu cho một nụ cười mới tại một ngôi trường mới. Nụ cười ấy mới dễ thương làm sao!

Đối với người Hà Nội, thì thứ tượng trưng cho mùa thu của họ là cốm làng Vòng. Từng hạt cốm dẻo, xanh mướt như sự thanh khiết của lá sen và sữa thơm bầu trời thu. Hạnh phúc biết bao khi cái thức quà thần tiên ấy thuộc về mùa thu của tôi!

Đến cuối thu, vạn vật phải cố gắng lắm mới không cảm thấy tiếc nuối một mùa bình dị yêu thương. Lá bàng kiềm chế không rụng rơi để khoe sắc thắm vào ngày trong trẻo cuối cùng. Nắng gồng mình không tắt để người ta biết được mùa thu sắp đi qua. Hoa cố tươi cười để tạm biệt một mùa thương mến. Chỉ có mùa thu là vẫn vô tư, sống hết mình như thể ở lại mãi với tôi vậy…

Hết thu. Vạn vật như mất đi sự vui tươi thường ngày. Nhưng đúng vào lúc buồn nhất thì mùa thu để lại một thứ kì diệu cho tôi: Nắng! Nắng vẫn thế, dịu dàng như đang sống trong mùa thu. Và tôi yêu nắng như yêu chính mùa thu của tôi. Có lẽ nắng cũng yêu tôi, như mùa thu yêu tôi…

Bài hát đã ngừng. Tôi trở về thực tại. Tiếc nuối. Tôi ngắm nắng như ngắm chính mùa thu của tôi. Tôi không chắc có phải tôi yêu mùa thu không? Không, có lẽ tôi nghiện mùa thu mất rồi! Bật lại bài hát, tôi nhắm mắt. Mùa thu ơi, hãy quay lại nhé! Tôi yêu mùa thu thật nhiều! Và hãy yêu tôi như chính tôi yêu mùa thu vậy, có được không?

22 tháng 2 2016

Bốn mùa trong một năm thì mùa nào cũng có một vẻ đẹp riêng do thiên nhiên tạo ra và ban tặng cho con người. Nhưng có lẽ mùa thu là mùa trong lành nhất, đẹp nhất trên quê hương em.

Dấu hiệu đầu tiên của mùa thu đến là không khí trở nên mát mẻ hơn, làm dịu đi cái nắng gay gắt của mùa hạ chói chang. Bầu trời mùa thu trong xanh cao vời vợi, nếu bầu trời mà không có những làn mây trắng mây hồng điểm tô thì khác gì một bông hoa có sắc mà không có hương. Thỉnh thoảng còn có cả đám mây màu xanh phớt hay màu mỡ gà trôi nhè nhẹ trên trời như đang khoe sắc thắm của mình. Làn mây mùa hạ khoác tấm áo xanh tươi tràn đầy sức sống bây giờ đã thay áo mới vàng tươi rực rỡ hơn hết thảy mọi mùa. Cây cối bây giờ như vậy mà có thể ngày mai chỉ còn trơ trụi cành lá khẳng khiu nên nó đều trân trọng thời gian quý giá mà nó còn được mặc chiếc áo màu vàng rực rỡ này nữa. Luỹ tre làng thay áo mới, khi những cơn gió ào tới , tầng tầng lá nối nhau bay xuống trao liệng trên không trung , có chiếc quay tít như còn muốn níu kéo nguồn cội của mình. Cái đặc biệt của mùa thu không phải là những trận mưa rào như mùa hạ mà là màn sương mỏng nhẹ nhàng giăng mắc khắp đầu làng ngõ xóm vào mỗi buổi sớm mai. Có những hạt thì như kiêu hãnh đọng trên cành cây kẽ lá long lanh như rắc kim cương lấm tấm được nắng ban mai chiếu rọi, thật chẳng khác nào chốn bồng lai tiên cảnh. Vào mùa thu những trận mưa rào thưa dần thay vào đó là sự mát mẻ, dễ chụi nhưng đôi lúc vẫn còn sót lại đôi chút cái oi bức của mùa hè đã qua và cái se se lạnh của mùa đông sắp đến nữa. Cánh đồng đang vào mùa thu hoạchnên chín vàng óng ả, khi có đợt gió thoảng qua thì những làn sóng lúa vàng óng lại nhấp nhô đuổi nhau đến tận chân trời. Dòng sông trong vắt, mênh mông, làn nước mát lạnh. Vào mùa này , lũ trẻ chăn trâu tha hồ ngồi trên lưng trâu thổi sáo, thả diều trong một khung cảnh lãng mạn , nên thơ giữa bầu trời quê hương.

Mùa thu trên quê hương tôi thật đẹp và thú vị biết nhường nào! Nếu có dịp, các bạn đến thăm quê hương thân yêu của tôi nhé.

8 tháng 3 2018

Mấy ngày nay trời nóng như đổ lửa, cây cối thì héo khô, mọi người thì đều chờ có một cơn mưa, thật ngột ngạt và khó chịu. Vào buổi chiều ngày hôm qua, cơn mưa mùa hè mà mọi người chờ đã đến.

Mây đen từ đâu ùn ùn kéo đến, che lấp cả một vòm trời xanh thẫm. Lúc đầu gió chỉ nổi lên xoáy thành một cơn lốc nhỏ cuốn lá vàng bay đi. Khoảng năm phút sau, gió như điên cuồng thổi đến làm cây cối nghiêng ngả, người đi bộ cũng khó đi lại vì sức gió. Một tia chớp vàng giáng xuống xé toạt những đám mây xám xịt. Và vài hạt mưa to và nặng rơi xuống tạo ra tiếng lách tách, lách tách trên mái tôn. Mọi người rảo chân bước vội. Xe cộ trên đường cũng phóng nhanh hơn.

Rồi một lúc sau, hạt mưa cũng nhỏ dần và mưa lớn hơn. Mưa lớn như thế nào thì gió lớn như thế nấy. Mưa như trút nước. Cứ tưởng như là sắp có bão vậy. Nước mưa lao vào những bụi cây. Lá bàng, lá cau vẫy tay như chào đón cơn mưa. Mưa tạch tạch trên lan can, đập vào lòng lá bàng lộp độp, lộp độp. Hai bên đường cũng đông người trú mưa hơn lúc chuẩn bị mưa. Có người đội đầu trần chạy về nhà. Con đường vắng hẳn. Chỉ có một đám trẻ khoảng năm sáu đứa cởi trần chạy ra ngoài mưa để tắm và một vài chiếc xe ô tô, xe tải bật đèn lao vào màn nước trắng xóa. Nước chen nhau tuôn ồ ồ vào các rãnh cống. Những chú chim sẻ cũng tìm chỗ để trú. Chuột, gián đã bám vào chân tường.

Mưa đến rồi cũng đi. Mây đen cũng nhường chỗ cho bầu trời ló rạng. Cầu vồng hiện ra với bảy sắc lung linh. Tiếng nói chuyện, đi lại rộn rịp từ những chỗ trú mưa, mọi người lại tiếp tục công việc của mình. Nhất là các bác thợ sửa xe, khi mưa xong, bác lại xách hộp đồ nghề lỉnh kỉnh của mình ra để sửa cái bu-gi cho mấy chiếc xe bị chết máy khi trận mưa kết thúc. Mấy chú chim sẻ bay ra từ hốc cây nào đó, đậu trên mái nhà, dang cánh ra để phơi khô bộ lông óng ánh của chú, và thỉnh thoảng chú kêu rích rích nghe rất vui tai.

Mưa xong làm cho không khí oi bức trở thành không khí mát mẻ, trong lành. Những hạt mưa cuốn trôi bụi bặm trên lá cây đi. Mưa xong, những giọt mưa còn đọng lại trên tán lá. Khi có ánh sáng chiếu vào, nó lấp lánh như kim cương. Đối với chúng ta thì nó chỉ có như thế. Nhưng đối với các bác nông dân, thì nó cần biết bao nhiêu!

học tốt ~~~

8 tháng 3 2018

Nếu ai đã một lần ngắm cảnh quê hương tôi vào khi cơn mưa mùa hè chợt đến rồi chợt đi thì chắc hẳn sẽ không thể nào quên được sự nhanh chóng của nó.

Chao ôi, cơn mưa đến mới nhanh chóng làm sao! Vừa mới đây thôi ông mặt trời vẫn còn tươi cười ban phát những tia nắng cho trần gian thế mà giờ đã chốn biệt trong làn mây dầy. Không biết từ đâu, những đám mây đen kéo về đây nhanh đến thế. Làm cho bầu trời bỗng thấp hẳn xuống. Gió bắt đầu thổi, cây cối ngả nghiêng, cành khô răng rắc. Ngoài đường mọi người vội vã chạy về nhà để trú mưa.

Bỗng lộp độp, lộp độp! Mưa bắt đầu rơi, những hạt mưa to và nặng như ai ném đá. Lúc đầu thưa, sau mau dần. Tiếng mưa rơi đồm độp trên tàu lá chuối. Mưa rào rào trên sân gạch. Tiếng mưa lách tách trên mái nhà. Nước mưa bắt đầu chảy xuống như ai chút . Bỗng chốc làng quê như chìm đắm trong biển nước. Mọi âm thanh ồn ã của cuộc sống dường như lắng xuống, nhường chỗ cho tiếng mưa rơi. Trong vườn, cây cối hả hê vì được tắm dưới mưa.

Một lúc sau, bầu trời thấp thoáng xanh hiện ra. Ông mặt trời lại tươi cười đùa với gió. Một vài tia nắng hiếm hoi bắt đầu mừng rỡ rọi xuống. Mấy chú chim không biết chú mưa ở đâu giờ bay ra hót râm gian. Chà, không gian thật thoáng đãng không khí trong lành đến tuyệt vời. Sau cơn mưa có lẽ cây cối hoa lá là tươi đẹp hơn cả. Vườn cây trước nhà không một tý bụi, tràn trề sức sống. Mấy khóm hoa mười giờ như trang điểm lại dung nhan của mình để phô hương khoe sắc. Dưới đất, nước mưa vẫn còn róc rách, luồn lách ra từ các ngõ. Mọi người ai nấy đều bắt tay ngay vào công việc của mình.

Sau trận mưa mùa hè, cảnh làng quê tôi như bừng tỉnh. Cảnh vật thêm sức sống mới.

hok tốt