K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 5 2020

Tham khảo:

Trong mọi mối quan hệ xã hội, văn hoá ứng xử vô cùng quan trọng. Nó trở thành một chuẩn mực thông qua đó người ta có thể đánh giá trình độ tri thức của con người, của một đất nước. Bởi vậy mà người xưa thường có câu:

" Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"

Trong môi trường giáo dục, để học sinh phát triển toàn diện thì ngoài giáo dục tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ, nghề nghiệp thì giáo dục đạo đức có vai trò vô cùng quan trọng. Đạo đức, hành xử, là thước đo để đánh giá nhân cách của con người. Tuy nhiên, văn hoá ứng xử của học sinh hiện nay lại đang là vấn đề nhức nhối và cần được quan tâm.

Trên thực tế, trường học là nơi học sinh có cơ hội để khẳng định mình, được hưởng nền giáo dục toàn diện và tạo điều kiện thuận lợi, học sinh không chỉ giàu có về trí thức mà còn được hình thành và phát triển nhân cách của mình. Những học sinh luôn gương mẫu, lễ phép với thầy cô, ngoan ngoãn chăm chỉ học hành luôn là niềm tự hào của gia đình và nhà trường. Trong công việc, những học sinh này luôn thể hiện mình là người có trách nhiệm, chịu khó học hỏi tìm tòi, biết thắc mắc trước những cái khó, tìm thầy cô để bày tỏ nguyện vọng hay những vấn đề còn vướng mắc để nhận được sự tư vấn từ người có kinh nghiệm, từ đó mối quan hệ thầy trò ngày một tốt đẹp hơn. Nhiều học sinh đau lòng trước những khó khăn của thầy cô mà kêu gọi giúp đỡ, chia sẻ những câu chuyện ấm lòng người. Đối với bạn bè, các em cũng có lối ứng xử rất phù hợp và đáng học hỏi, thương yêu giúp đỡ nhau trong học tập, đoàn kết xây dựng tập thể vững mạnh, ủng hộ giúp đỡ những bạn gia đình còn khó khăn, vất vả. Một số học sinh không quản ngại gian nan, cõng bạn đến trường nơi vùng núi xa xôi đều là những hành động vô cùng tốt đẹp và giàu ý nghĩa nhân văn. Trong cách ăn nói luôn đúng mực, đi thưa về chào, kính trên nhường dưới, lễ phép với người lớn tuổi đều được thể hiện rất tốt đẹp, góp phần xây dựng văn hoá ứng xử trong nhà trường lành mạnh, an toàn.

Song, mặt khác, ta cũng không khỏi bức xúc trước những hành vi thiếu văn hoá, ứng xử thiếu giáo dục của một bộ phận học sinh hiện nay. Nhiều bạn trẻ tỏ ra vô lễ, thiếu ý thức, xúc phạm những người thầy đang đứng trên bục giảng từng ngày truyền đạt kiến thức cho chính mình. Gặp thầy cô thì lướt qua hoặc cố tình xem như không biết, nhiều em còn ngang bướng, cãi lý, thậm chí dùng cả những lời lẽ nặng nề với thầy cô. Những thầy cô nghiêm khắc thì bảo bà này, ông nọ dữ dằn, khó ưa nhưng ai biết sâu đó là cả một tình thương bao la mong muốn các em nên người. Những bài báo viết về học sinh A đánh thầy nhập viện, học sinh B chửi thầy giáo trước cổng trường vẫn viết ra hằng ngày cho thấy mức độ đáng báo động về đạo đức của học sinh ngày nay. Ngang nhiên nói tục ngay trước mặt thầy cô, xé bài kiểm tra, ăn nói cộc cằn, thiếu lễ độ vào ra trong giờ học không xin phép, cố tình xúc phạm nhân phẩm thầy cô là những biểu hiện vẫn thường thấy đâu đây trong các trường học.

Trong gia đình, một bộ phận học sinh thờ ơ với cha mẹ, chăm chăm chơi điện tử mà bỏ bê học tập, thiếu lễ phép với ông bà, người thân. Có những em còn tai hại hơn khi nảy sinh trộm cắp tiền bạc của ba mẹ để thoả mãn nhu cầu sở thích cá nhân, chểnh mảng học hành, không quan tâm đến học tập khiến bố mẹ phiền lòng, lo lắng. Với bạn bè thì dùng ngôn ngữ tục tĩu mà các em xem đó như là lời nói để thể hiện cái tôi của bản thân, nhiều em còn đưa tên bố mẹ các bạn khác ra làm trò đùa. Thực trạng đáng buồn hơn là việc đánh nhau trong nhà trường, nhiều học sinh vì chút xích mích nhỏ mà gây gổ, lôi bè kéo cánh đánh nhau, gây tổn thương về tinh thần và thể xác cho bạn mình. Nhiều video được ghi lại cảnh hành hạ bạn, đánh nhau xé áo lột quần, quấy rối bạn cùng trường... tràn lan trên mạng xã hội đã cho thấy đạo đức của học sinh đang ngày một xuống cấp nghiêm trọng. Một bộ phận khác sử dụng mạng Facebook, Zalo... như một công cụ để hạ uy tín, chửi bới, gây gổ nhau,... rồi dẫn đến những hành động thương tâm. Một số học sinh có dấu hiệu phạm tội khi con đang đi học.

Vậy nguyên nhân do đâu mà học sinh ngày càng trở nên hỗn láo, vô tâm, xấc xược như vậy. Liệu có phải đổ lỗi hết cho nền giáo dục? Thiết nghĩ, nhà trường có trách nhiệm vô cùng lớn và gia đình xã hội, bản thân mỗi học sinh cũng cần có trách nhiệm với lối sống của mình. Sự thiếu quan tâm từ gia đình, nhà trường, sự quản lí chưa nghiêm ngặt, xã hội trật tự trị an vẫn còn là vấn đề nhức nhối về tệ nạn xã hội thì làm sao có thể tránh cho trẻ những sai lầm lệch lạc. Vì vậy, chúng ta cần phối hợp thật chặt chẽ để giáo dục đạo đức và lối sống cho học sinh, mỗi người lớn phải là tấm gương đạo đức sáng ngời, thầy cô phải nêu gương cho học sinh. Xây dựng môi trường học tập thân thiện, hợp tác để học sinh phát huy khả năng và trái tim yêu thương của mình. Đặc biệt, mỗi một học sinh chúng ta phải thực sự hiểu mình, phải có nguyên tắc sống cho bản thân, tránh sa vào tệ nạn xã hội, cố gắng chăm chỉ học hành, quý thầy mến bạn. Có lối sống trung thực trong học tập và đời sống. Giản dị và khiêm tốn, nỗ lực hết mình để hoàn thiện bản thân mỗi ngày.

25 tháng 5 2021

Tham Khảo !

Trường học là nơi đào tạo tầng lớp trí thức trẻ cho nước nhà, nó quyết định vận mệnh của đất nước trong tương lai. Và nhiệm vụ của sự nghiệp giáo dục luôn nặng nề vì không những đào tạo kiến thức mà còn cả đạo đức con người. Tuy nhiên, đạo đức của tầng lớp trẻ hiện nay, hay cụ thể hơn là các em học sinh, đang xuống cấp trầm trọng. Ðiều đó được thể hiện qua cách ứng xử hằng ngày của các em học sinh trong trường, lớp của mình.

 

Nhận định về vấn đề văn hoá ứng xử học đường hiện nay, bà Phạm Thị Thuý, nhà xã hội học, nhà giáo, nhà tâm lý học, cho rằng: “Văn hoá ứng xử học đường ở Việt Nam đã ở vào cấp độ báo động đỏ. Quá nhiều hành vi thiếu văn hoá của học sinh. Văn hoá học đường đang xuống cấp trầm trọng, là sự xuống cấp đáng sợ nhất của cả một nền giáo dục!”. Xét từ nền văn hoá ứng xử của ông cha ta xưa, có rất nhiều câu nói mà đến giờ vẫn được xem là những chuẩn mực đạo đức:

 

"Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

Người khôn nói tiếng dịu dàng, dễ nghe"

Hay:

"Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"

 

Và sâu sát hơn trong nhà trường, mối quan hệ giữa thầy – trò luôn được đặt ra trong những đạo lý cần có của người học sinh mà dân tộc ta luôn lưu giữ hơn 4.000 năm nay, như: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” (Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy), “Tôn sư trọng đạo” hay những câu nói luôn hiển hiện trong các trường học như “Tiên học lễ, hậu học văn”… Không phải ngẫu nhiên mà người xưa bàn đến vấn đề ứng xử của “quân – sư – phụ” (vua – thầy – cha), nghĩa là đề cao vai trò của người thầy, xem thầy quý trọng như kính vua, kính cha.

 

Và đã có rất nhiều việc thể hiện quan niệm này như người thầy mình mất, học trò đôi khi còn đội tang như mất cha, mất mẹ. Trong cách cư xử, giao tiếp hằng ngày giữa trò và thầy cũng có những quy tắc chuẩn mực như: mỗi khi muốn hỏi thầy hoặc trao đổi vấn đề gì phải thưa gửi lễ phép đàng hoàng. Ðứng trước mặt thầy phải ăn mặc chỉnh tề, nói năng nhã nhặn, gặp thầy phải cúi chào từ xa, khoanh hai tay trước ngực, khi nào thầy trả lời mới dám ngước mặt lên…

 

Nhưng ngày nay, học sinh của ta không thể làm đủ lễ nghi với thầy, cô mà lại còn xuyên tạc, làm biến tướng các nghi lễ, thiếu sự tôn trọng với thầy cô. Ví dụ như: cách chào của học trò khi gặp thầy cô, các em vừa đi thậm chí là chạy ù ù qua thầy, cô vừa chào “cô ạ!”, “thầy ạ!” để… tiết kiệm từ, rồi cười hô hố rất phản cảm, làm cho giáo viên chẳng thể hiểu học trò chào mình hay chào ai? Sau lưng học trò gọi thầy, cô mình là ông nọ, bà kia, tệ hại hơn là gọi bằng đại từ nhân xưng “nó”. Khi làm bài kiểm tra không tốt, bị thầy cho điểm kém không vừa ý, học trò sẵn sàng lôi bài kiểm tra ra xé trước mặt thầy, cô để tỏ thái độ. Hay một số em cãi lại lời giáo viên khi bản thân có lỗi, bị phê bình; là không đứng dậy chào giáo viên khi họ vào lớp; là trả lời câu hỏi của giáo viên một cách cộc lốc, thờ ơ cho qua; là không đứng dậy trả lời câu hỏi xây dựng bài khi giáo viên yêu cầu; là vào, ra lớp học không xin phép…

 

Ngoài lớp học, khi ra đường, một số học sinh gặp không chào thầy cô, không nhường đường cho thầy cô đi qua, một số học sinh còn dùng những từ ngữ không tôn trọng khi bàn luận với nhau về tính cách của thầy, cô; tệ hại hơn nữa là trên những trang mạng xã hội: facebook, zalo… các em sẵn sàng chia sẻ những dòng status đối với những người đã dạy dỗ mình rất khiếm nhã hay không muốn nói là thô bỉ, là thiếu văn hoá.

 

Ngoài ra, cách ứng xử giữa học sinh với nhau lại còn nhiều vấn đề bất cập hơn nữa. Ðối với bạn của mình, các em gọi nhau bằng những từ lóng, sẵn sàng gây gổ, đánh nhau chỉ vì hiềm khích nhỏ, các em có thể lôi tên cha mẹ của bạn mình ra rêu rao bất cứ lúc nào, nơi nào khi các em thích, buông ra những tiếng chửi thề ngay khi có mặt bạn bè và thầy, cô ở đó…

 

Thực trạng chua xót trên đặt ra cho tất cả chúng ta vấn đề là làm cách nào để cải thiện, thay đổi nó? Ðó là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của phụ huynh và của các thầy, cô giáo đang trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giảng dạy.

25 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

Học sinh la những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước,thái độ của họ rất quan trong đến việc rèn luyện nhân cách của bản thân, sự phát triển bền vững của đất nước, xa hơn nữa là luôn được các nước trên thế giới muốn đặt mối quan hệ, bảo vệ sau này. Thấy được thái độ cư xử của người trẻ phải biết hòa đồng với mọi người, biết lịch sự với mọi người, nhưng giới trẻ ngày nay không phải ai cũng làm tốt việc đó, họ chưa có thái độ cư xử đúng mực, đó là điều họ nên được thức tỉnh, hướng vào đúng giá trị đạo đức chuẩn mực của xã hội ta.

 

Ứng xử có thể hiểu được là cả tổng hợp không chỉ một quá trình giao tiếp, xử lí thông tin, giải quyết vấn đề bằng cách nói, hành động cử chỉ đúng mực, khả năng truyền đạt thông tin, cảm xúc của bản thân với người khác, và với nhiều người trong cộng đồng. Chuẩn mực trong cách ứng xử được nhắc nhiều ở đây nó có nghĩa là phải có lòng tự trọng , lịch sự và khiểm tốn để vừa lòng người nghe vừa dễ chịu lời mình nói.Cái “văn hóa” ở đây cũng nên hiểu là cách ăn nói đúng đắn, thái độ trong cả cử chỉ và ngôn từ hợp lý, hợp hoàn cảnh, ra mình là người có học thức, nên việc “ứng xử có văn hóa “cũng là khi con người ta biết nói dễ dàng đưa vào tai người khác. Vậy nên có thể thấy được một cách ứng xử mà biểu hiện của nó đi ngược lại với những điều trên thì không thể chấp nhận được nó là một sự văn hóa. Lối nói khó nghe, thô tục, buông những lời nói mà vô tình làm đau lòng, tổn thương đến người nghe vì do nguyên nhân chủ quan như không kiềm chế được cảm xúc của bản thân, không rèn luyện cho mình sự đúng mực trong cách cư xử ngay từ đầu, sống trong hoàn cảnh không được phù hợp…

 

Ở thế hệ học sinh những mầm non trẻ của đất nước, ta được nhà trường, thầy cô, bố mẹ, người thân, cả cộng đồng chú trọng việc rèn luyện thái độ ứng xử phù hợp, sống biết lẽ phải, không được văng tục chửi bậy, nếu không tuân thủ theo những nội quy vô hình hay hữu hình thì ta sẽ đối diện với những hình thức kỉ luật tùy mức độ. Có thể khẳng định rằng thái độ ứng xử chính là thước đo cho học sinh ngoan, hay dở. Ta có thể chiêm nghiệm được rằng những học sinh tốt, sẽ là những con người chăm ngoan, thái độ ứng xử phù hợp với độ tuổi, được người lớn quan tâm rèn giũa trở thành con người có nếp sống tốt, biết ngoan ngoãn vâng lời bố mẹ, thầy cô vì chỉ có như thế các em mới thành người tốt sau này, và đương nhiên đi kèm đó sẽ luôn được bạn bè thương yêu, thầy cô trân trọng và mọi người quý trọng.

 

Một điển hình của người học sinh có thái độ ứng xử tốt thật đáng quý là sống hòa đồng với bạn bè, nói năng có tính khiêm tốn, cởi mở với bạn bè, không hề văng tục chửi bậy, và ta có thể thấy được những em học sinh rèn cho mình được biết học sinh khoanh tay chào và nói chuyện rất lễ phép với thầy cô, người lớn tuổi. Chan hòa, biết cư xử đúng,biết yêu thương cả qua hành động và lời nói, không đành hanh,không lớn tiếng quát tháo , chành chọe với các em nhỏ hơn mình.

 

Nhưng bên cạnh đó trước hoàn cảnh, không chú tâm rèn luyện ứng xử, không được sự quan tâm của người lớn đúng mực,phải tiếp xúc với quá nhiều những vấn đề xã hội, những điều không hay trên thứ mạng Internet qua sớm… đã vô tình làm cho một số bộ phận học sinh đã không biết giữ mình, các bạn nhanh chóng để tâm hồn mình bị lấm bẩn bởi những thứ không tốt, thành thử ra chính thái độ cư xử của các bạn cũng đã phản ánh được điều đó, thật đáng buồn khi nó đang trở thành một vấn đề nan giải khi nhiều bạn vẫn chưa được hiểu rõ về cach cư xử của bản thân để chỉnh lý để phát triển bản thân theo chiều hướng tốt. Đúng như dân ta có câu “cái xấu thì nhiễm rất dễ, cái tốt thì khó”.Rồi cũng khó có thể chấp nhận sự thực rằng, những nền văn hóa giao tiếp đã mất dần khi con người ta học nhiều mà thấm vào người thì chẳng được bao nhiêu.

 

Có những học sinh dù khoác trên mình màu áo trắng tinh khôi, trong sáng, vẫn đang được rèn luyện trong cùng một môi trường giáo dục nhưng không phải ai cũng biết cư xử đúng mực, ứng xử tốt, ở đây cũng không khó gặp những học sinh nói năng, ứng xử khiến chúng ta không hài lòng. Một số bạn dùng những từ nói tục chửi thề, nói như đánh vào tai, ăn nói vô cùng bất lịch sự, hành động côn đồ, hung hăng với bạn bè, giáo viên, vô lễ với bố mẹ, gây mất đoàn kết với mọi người xung quanh. Có thể thấy được những người như vậy hiếm có được những mối quan hệ tốt, với những người thành công, với bạn bè, thầy cô thì sẽ ít tiếp xúc, khó có được sự giáo dục tử tế vì thái độ bất hợp tác, nhưng nếu càng ít được giáo dục các bạn đó sẽ càng dễ tiến đến một hậu quả mà chúng ta khó có thể lường trước được.

 

Vì vây, cả xã hội, các gia đình, nhà trường, bạn bè nên chỉ ra cho các bạn rằng các phải hình dung ra được con người sau này của mình nếu không muốn trở thành người không có ích cho xã hội, thành phần đáy của xã hội, thành phần bợm chợm, xã hội đen không hề được ủng hộ trong một xã hội văn minh, không có thể giữ được chức vụ tốt, tiền lương tốt trong một xã hội phát triển nhưng cũng gắn với yêu cầu chuẩn mực đạo đức dù cơ bản nhất cũng phải cao.

 

Qua đó mới thấy hết được việc rèn luyện ứng xử cho không chỉ thế hệ trẻ, mọi người là rất quan trọng, là việc làm rất cần cho chúng ta nên sớm ý thức, hành động ngay bây giờ. Bản thân em, em thấy được vị trí của mình sau này là một trong những chủ nhân tương lai của đất nước phải ra sức rèn luyện cách ứng xử với mọi người, ăn nói dễ nghe, cùng nhau học tập để trở thành những người công dân có ích cho xã hội, biết cách dùng từ ngữ và xử lí cho tốt và tránh xa những lời nói bất lịch sự, hành động không thể chấp nhận để mọi người có thể gần nhau hơn.

 

Em thấy được rằng Việc “ứng xử có văn hóa” không chỉ làm đẹp mặt cho bản thân mà còn cho người khác cái cảm giác vui và tự ban cho mình một niềm tin tưởng với người khác khi ta tiếp xúc, em sẽ thực hiện tu dưỡng rèn luyện thói quen ứng xử tốt, có chuẩn mực từ bây giờ, phát huy nó như một người tuy học nhiều nhưng vẫn mang trong mình sự tôn trọng những điều gọi là bản sắc văn hóa đơn giản nhất – văn hóa giao tiếp vì nó rất cần cho sự phát triển trong tương lai của em sau này.

 
29 tháng 4 2019

Đề 1:

Trường học là một môi trường tốt nhất không những cung cấp cho chúng ta những tri thức về khoa học mà còn là nơi rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh, sinh viên, bồi dưỡng cho tâm hồn chúng ta thanh cao hơn, trong sáng hơn, trang bị cho chúng ta một quan niệm đúng đắn về cuộc sống, một lẽ sống cao đẹp... Thế nhưng, một điều thật đau lòng, thật nhức nhối đang diễn ra, khiến nhiều người làm công tác giáo dục nói riêng, các cấp chính quyền và toàn xã hội nói chung đang lo lắng trước sự suy đồi, tha hóa về đạo đức trong nhà trường hiện nay đó là nạn bạo lực học đường.

Trước tiên là phải tìm hiểu những nguyên nhân nào dẫn đến nạn bạo lực học đường? Nạn bạo lực học đường xảy ra là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, về khách quan là thấy ngày nay học sinh bị tác động nhiều của phim ảnh, internet. Những phim ảnh, những trang web đầy bạo lực và khiêu dâm nhan nhản trong xã hội hiện nay đã làm vẩn đục tâm hồn của học sinh và sinh viên, đã giết dần, giết mòn tâm hồn cao đẹp của giới trẻ, làm cho giới trẻ dần dần đánh mất đi tính lương thiện, đánh mất những ước mơ, hoài bão cao đẹp của đời mình biến họ trở thành những kẻ hung dữ, ăn chơi sa đọa, đua đòi, tiêm nhiễm theo lối sống không lành mạnh.

Về mặt chủ quan, ta dễ dàng nhận thấy kỉ cương trong nhà trường của chúng ta quá lỏng lẻo, chúng ta quá tôn trọng học sinh, thậm chí nhiều trường, nhiều nơi không cho đuổi học học sinh, dù học sinh đó có vi phạm kỉ luật đến mức độ nào đi nữa. Điều đó khiến cho học sinh chẳng còn coi kỉ luật của nhà trường ra gì cả, nên tha hồ đánh nhau, trấn lột lẫn nhau mà cũng không sợ bị đuổi học.

Một nguyên nhân chủ quan nữa dẫn đến nạn bạo lực học đường là gia đình thiếu quan tâm đến con em mình. Cha mẹ chỉ lo làm ăn, cung cấp tiền bạc cho con cái tiêu xài, ngoài ra chẳng biết con cái mình học hành như thế nào? Quan hệ với bạn bè tốt xấu ra sao, quan hệ với thầy cô ở trường như thế nào? Chúng có những suy nghĩ lệch lạc như thế nào về cuộc sống, về xã hội. Cha mẹ không quan tâm, chăm sóc, theo dõi con cái thì làm sao hiểu được tâm tư tình cảm của con cái, làm sao kịp thời ngăn chặn, uốn nắn những suy nghĩ, những hành động lệch lạc sai trái của con cái để hướng chúng đi trên con đường tốt đẹp được.

Một yếu tố nữa cũng tác động rất lớn đến lối sống của tuổi trẻ hiện nay đó là sự ăn chơi đua đòi theo lối sống phương Tây không phù hợp. Bên cạnh đó còn có nạn ma túy, rưựu chè, cờ bạc ngoài xã hội cũng đã phá hủy tâm hồn tuổi trẻ, làm băng hoại tâm hồn tuổi trẻ, khiến nhiều thanh thiếu niên phạm tội và dẫn đến nạn bạo lực học đường.

Những cảnh bạo lực học đường, trong đó có những cảnh nữ sinh áo dài trắng, quần trắng lao vào nhau, cấu xé nhau, xé rách quần áo của nhau; những cảnh học sinh lớp này và học sinh lớp kia trong một trường đâm chém nhau như những cảnh trong phim xã hội đen... được tung lên mạng đã làm đau nhói trái tim của những con người đang trăn trở về tương lai của xã hội, của đất nước.

Vậy các ngành, các cấp, mọi tầng lớp trong xã hội chúng ta phải làm gì trước sự suy đồi về đạo đức trong xã hội hôm nay, nhất là nạn bạo lực học đường đang xảy ra hàng ngày trong nhà trường và ngoài xã hội. Thiết nghĩ, để hạn chế được vấn đề này, chúng ta phải lập lại kỷ cương trong nhà trường, dĩ nhiên chúng ta phải đặt nặng vấn đề giáo dục nhưng cũng phải mạnh tay hơn đối với những học sinh quá kém về đạo đức, cần phải mời những em học sinh đó ra khỏi nhà trường, nếu không chúng ta sẽ rơi vào chỗ ảo tưởng hóa về vấn đề giáo dục.

Bên cạnh đó, gia đình cần quan tâm sâu sắc tới con em mình và có mối quan hệ mật thiết với nhà trường, để biết con em mình hàng ngày học hành và sinh hoạt như thế nào? Hơn nữa, nhà nước cần hạn chế những phim ảnh bạo lực, những quán bar, vũ trường, quán nhậu... và mở ra nhiều sân chơi bổ ích, lành mạnh cho tầng lớp thanh thiếu niên như xây dựng, mở ra nhiều sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông... những câu lạc bộ của từng bộ môn trong trường học để các bạn học sinh vừa học vừa chơi, tạo nên sự thoải mái và tình bạn bè gần gũi, thân thiết thì mới mong hạn chế bớt nạn bạo lực học đường. Hơn nữa, các cấp chính quyền cần phải đồng bộ, quyết liệt hơn trong việc đẩy lùi những tệ nạn xã hội như ma túy, rưựu chè, cờ bạc, trộm cắp, đua xe; đi sâu giáo dục tuổi trẻ lối sống đẹp, thổi vào lâm hồn tuổi trẻ luồng gió tươi mát hơn, trong lành hơn để thanh thiếu niên thấy cuộc sống này tươi đẹp hơn, đáng sống hơn, thì nạn bạo lực học đường sẽ không còn nữa.

Tôi thiết nghĩ nếu nạn bạo lực học đường không được ngăn chặn và đẩy lùi sớm thì đó là một cái họa của đất nước và dân tộc. Không biết xã hội sẽ đi về đâu khi bộ phận không nhỏ của tuổi trẻ hôm nay sống không có lí tưởng, đi ngược lại truyền thống đạo lí có tự nghìn xưa của dân tộc, sống theo lối sống cá nhân, ăn chơi hưởng lạc, sống không có mục đích ở ngày mai.

29 tháng 4 2019

Đề 2:

Trong cuộc sống, mỗi người giao tiếp bằng nhiều phương thức khác nhau như ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, hay thậm chí chỉ là ánh mắt không lời. Chính vì thế từ lâu trong xã hội đã hình thành nền văn hóa ứng xử như một cách làm cho mọi người có thể cư xử có chừng mực với nhau hơn.

Văn hóa ứng xử là nét đẹp văn hóa của mỗi người cần được phát huy và rèn luyện thường xuyên. Đó thực ra chỉ là những hành vi nhỏ nhặt trong việc giao tiếp nhưng lại có vai trò quan trọng đối với đối phương và giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn.

Văn hóa ứng xử được hiểu là cách cư xử, giao tiếp, trò chuyện, trao đổi với nhau bằng những hành động rất đời thường hằng ngày. Tuy nhiên đối phương có thể nhìn vào đó để đánh giá được con người bạn như thế nào.

Từ việc xây dựng cho mình một thói quen ứng xử có chừng mực hằng ngày thì bạn sẽ rèn luyện được tính cách cho bản thân mình. Bạn đang tự xây dựng hình tượng của bản thân mình từ chính những hành động tưởng chừng như nhỏ nhặt đó.

Một người cư xử đúng mực luôn được yêu quý và tôn trọng, vì hành động cũng như lời nói của họ tạo nên sự thoải mái và nhã nhặn khiến đối phương hài lòng. Trong cuộc sống, chúng ta gặp gỡ rất nhiều người ở nhiều độ tuổi, nhiều ngành nghề khác nhau. Có thể chúng ta chưa hiểu họ là người như thế nào nhưng trước hết hãy tỏ ra là người lịch sự, biết quan tâm, lắng nghe những gì người khác nói. Đây chính là ấn tượng ban đầu mà bạn tạo ra cho mình và cho người khác. Bạn sẽ nhận lại được rất nhiều từ lối sống có văn hóa này.

Khi chúng ta trò chuyện, cư xử có chừng mực với đối phương thì chắc chắn họ sẽ có suy nghĩ tích cực về bạn và bắt đầu có những ấn tượng tốt.

Cư xử có văn hóa sẽ khiến bạn trở thành một người được yêu quý trong xã hội và có những bước tiến xa hơn trong sự nghiệp mà mình đang theo đuổi. Vậy tại sao bạn không rèn luyện thói quen này hằng ngày để thấy được hiệu quả của nó.

Bên cạnh những người cư xử có văn hóa thì vẫn còn tồn tại rất nhiều người không biết cư xử. Phần đông số người này ở tầng lớp thanh thiếu niên. Khi nói chuyện với người lớn thì cộc lốc, trống không, không biết thưa gửi. Điều này không những gây nên sự phản cảm khi trò chuyện mà còn khiến cho đối phương cảm thấy không hài lòng. Khi càng duy trì thói quen xấu này thì chắc chắn bạn đang biến mình thành một con người không có giáo dục. Đơn giản chỉ là lời chào, lời cảm ơn nhưng đối với họ lại quá khó khăn.

Bản thân những học sinh hiện nay đang ngồi trên ghế nhà trường thì hãy cố gắng là con ngoan trò giỏi, lắng nghe và lễ phép với cha mẹ, thầy cô giáo. Cư xử đúng mực, biết nhận sai khi mắc lỗi cũng là cách cư xử có văn hóa mà học sinh cần phát huy.

Cư xử có văn hóa hiện nay sẽ khiến cho mỗi chúng ta ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn và giúp cho bạn tiến xa hơn nữa trong cuộc sống.

14 tháng 2 2022

Tham khảo

Ngày nay, văn hóa đọc thường được nhiều người để cập đến với nghĩa là một hoạt động văn hóa của con người thông qua việc đọc sách, báo, tài liệu để tiếp cận được với thông tin và nguồn tri thức một cách khoa học. Văn hóa đọc góp phần to lớn vào việc bồi dưỡng, trau dồi kiến thức, kỹ năng trong đời sống, giúp hình thành và hoàn thiện nhân cách của con người. Sách là nguồn tri thức rộng lớn của nhân loại. Mỗi cuốn sách là một thông điệp và một bài học sâu sắc trong đời sống. Thông qua những cuốn sách có thể giúp người đọc cải thiện kỹ năng giao tiếp với lối diễn đạt tốt và từ ngữ cũng trở nên phong phú hơn. Sách không chỉ là một kho tàng tri thức bất tận của nhân loại mà còn là liều thuốc tinh thần trong những tháng ngày áp lực, mất phương hướng hay đơn giản tìm đến sự đồng cảm. Thế nhưng giới trẻ hiện nay dường như bị thế giới ảo lôi kéo mà quên đi giá trị trước mắt từ việc đọc sách. Thay vì chọn cách đọc sách thì các bạn trẻ lại tìm đến những trò chơi vô bổ khác làm cho văn hóa đọc sách của giới trẻ hiện nay bị bỏ quên và đây được xem là mối lo ngại to lớn của gia đình, xã hội. Để văn hóa đọc ngày càng thấm sâu vào trong tâm thức của mỗi người thì cần phải: Nâng cao nhận thức của bạn đọc đối việc phát triển văn hóa đọc, hãy chọn cho bản thân một thể loại sách yêu thích: Khi đọc một cuốn sách mà bản thân thật sự yêu thích thì cảm xúc cũng như tinh thần sẽ trở nên phấn chấn và đam mê hơn. Vậy tại sao thay vì cố ép bản thân hình thành một thói quen đọc sách lại không chủ động tìm những thể loại sách yêu thích để có thể chiêm nghiệm chứ.

14 tháng 2 2022

mời bạn k tham khảo nữa nha

Em tham khảo :

Một điều dễ nhận thấy, cổng trường học thường là nơi tụ tập nhiều loại hàng bán rong với đầy đủ các món ăn, thức uống, đồ chơi…khá thu hút các em học sinh. Nhưng đó cũng là nguồn tiềm ẩn nguy cơ và đã gây ra không ít hậu quả đáng tiếc.Những loại hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không ghi hạn sử dụng, lạm dụng phẩm màu chế biến cho bắt mắt, bảo quản không đúng quy trình, không hợp vệ sinh là đặc điểm chung của hầu hết các loại hàng rong bày bán trước các cổng trường học. Và như thế, nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe của học sinh vẫn rình rập hàng ngày, nhất là vào mùa nóng bức.Nắm bắt được tâm lý tò mò, hiếu kỳ và đặc tính thích ăn quà vặt của tuổi học trò, nhiều người đã chọn cổng trường học để bán hàng. Tại đây, vào mọi lúc, nhất là thời điểm đầu và cuối giờ học, số người bán hàng rong luôn túc trực để sẵn sàng phục vụ các “thượng đế” nhỏ tuổi.Các mặt hàng được bày bán khá phong phú. Từ các loại thức ăn, đồ uống như: xôi, chè, bánh, kẹo, nước uống, các loại hoa quả dầm đến các loại đồ chơi mang tính bạo lực như: dao, súng, kiếm bằng nhựa. Tất cả đều có một điểm chung là không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Giá của các mặt hàng đó cũng rất phải chăng và phù hợp với túi tiền của phần lớn học sinh hiện nay. Tuỳ thuộc vào loại đồ ăn, thức uống, đồ chơi, mỗi thứ dao động từ 2000đ - 10.000đViệc học sinh ăn quà vặt không chỉ gây ra những ca ngộ độc cấp tính mà các loại thức ăn nhanh không rõ nguồn gốc, bụi bẩn… nếu sử dụng lâu dài còn có thể gây ra những căn bệnh mãn tính khó lường.Các bậc phụ huynh không nên dễ dàng chiều theo sở thích ăn quà vặt của trẻ. Bố mẹ phải giải thích những thói quen có hại từ việc ăn quà vặt không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Dạy trẻ cách sử dụng đồng tiền một cách thật hữu ích. Thay vì ăn quà vặt, trẻ có thể dùng tiền để mua dụng cụ học tập, đóng quỹ lớp ủng hộ các phong trào của nhà trường, giúp bạn nghèo vượt khó hoặc bỏ ống heo để có dịp thể hiện những việc làm thật ý nghĩa… Biết “làm bạn” với trẻ, lý giải cặn kẽ để trẻ hiểu sức hút vô hình và những tác hại từ hàng rong để trẻ sẵn sàng từ bỏ thói quen xấu của mình.Không những có hại cho sức khỏe, việc ăn quà vặt còn ảnh hưởng không tốt đến nhân cách trẻ. Đó là thói quen la cà, đua đòi với những nhu cầu cá nhân, có thể làm phiền lòng thầy cô, cha mẹ. Dạy cho trẻ hiểu việc tụ tập mua hàng là chiếm dụng lòng, lề đường, gây ách tắc giao thông; việc chen lấn mua hàng còn gây mất trật tự, có khi dẫn đến bạo lực.Trong khi rất nhiều bậc phụ huynh đang cố gắng cùng với nhà trường đẩy lùi “nạn” ăn quà vặt, thì không ít người lại vô tình tiếp tay bằng cách mua những món hàng rong cho con ngay trước cổng trường. Có người mua sẵn ly si rô hoặc nước sâm và bịch bánh tráng trộn treo lủng lẳng trên xe, đợi con ra cổng để “phát quà”. Những đứa trẻ rất vô tư khi vừa tan học, đã chạy ùa đi tìm người thân thông báo thành tích học tập trong ngày. Thay vì những lời động viên, khuyến khích trẻ cố gắng nhiều hơn nữa thì một số phụ huynh lại “thưởng nóng” bằng cách cho con được chọn tùy thích. Thường thì trẻ sẽ chọn ngay những gì trẻ thấy trước mắt, chưa nói đến việc bạn bè tụ tập, càng kích thích tính tò mò, khám phá của trẻ. Bạn ăn gì, mình ăn nấy, các loại quà vặt lại được bày bán bắt mắt, đủ màu sắc, vừa rẻ, ăn chung với nhau thật là vui… thế là bố mẹ lại chiều con cái. Trong trường hợp này, phụ huynh chưa là tấm gương cho trẻ noi theo, nên “cuộc chiến” quà vặt trước cổng trường rất khó xóa sổ.Để giải quyết được triệt để thực trạng này, thiết nghĩ không chỉ riêng ngành giáo dục và y tế mà cần sự chung tay của các cấp chính quyền cũng như ý thức của từng học sinh và sự quan tâm của các bậc phụ huynh đối với con em mình trong vấn đề ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.Vì vậy, mọi gia đình cũng như nhà trường cần quan tâm nhiều hơn đến việc giáo dục, nhắc nhở các em không ăn quà vặt, nhất là uống nước giải khát do những của hàng bán rong trước cổng trường. Các bậc cha mẹ không cho con tiền tiêu vặt cũng là biện pháp phòng chống cần thiết để con em mình không bị nhiễm khuẩn qua những đồ ăn thức uống không bảo đảm vệ sinh.

2 tháng 2 2021

MB: Đưa ra vấn đề.

Một điều dễ nhận thấy, cổng trường học thường là nơi tụ tập nhiều loại hàng bán rong với đầy đủ các món ăn, thức uống, đồ chơi…khá thu hút các em học sinh. Nhưng đó cũng là nguồn tiềm ẩn nguy cơ và đã gây ra không ít hậu quả đáng tiếc.

II/ TB:

-Những loại hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không ghi hạn sử dụng, lạm dụng phẩm màu chế biến cho bắt mắt, bảo quản không đúng quy trình, không hợp vệ sinh là đặc điểm chung của hầu hết các loại hàng rong bày bán trước các cổng trường học. Và như thế, nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe của học sinh vẫn rình rập hàng ngày, nhất là vào mùa nóng bức.

-Nắm bắt được tâm lý tò mò, hiếu kỳ và đặc tính thích ăn quà vặt của tuổi học trò, nhiều người đã chọn cổng trường học để bán hàng. Tại đây, vào mọi lúc, nhất là thời điểm đầu và cuối giờ học, số người bán hàng rong luôn túc trực để sẵn sàng phục vụ các “thượng đế” nhỏ tuổi.

-Các mặt hàng được bày bán khá phong phú. Từ các loại thức ăn, đồ uống như: xôi, chè, bánh, kẹo, nước uống, các loại hoa quả dầm đến các loại đồ chơi mang tính bạo lực như: dao, súng, kiếm bằng nhựa. Tất cả đều có một điểm chung là không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Giá của các mặt hàng đó cũng rất phải chăng và phù hợp với túi tiền của phần lớn học sinh hiện nay. Tuỳ thuộc vào loại đồ ăn, thức uống, đồ chơi, mỗi thứ dao động từ 2000đ - 10.000đ

-Việc học sinh ăn quà vặt không chỉ gây ra những ca ngộ độc cấp tính mà các loại thức ăn nhanh không rõ nguồn gốc, bụi bẩn… nếu sử dụng lâu dài còn có thể gây ra những căn bệnh mãn tính khó lường.

-Các bậc phụ huynh không nên dễ dàng chiều theo sở thích ăn quà vặt của trẻ. Bố mẹ phải giải thích những thói quen có hại từ việc ăn quà vặt không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Dạy trẻ cách sử dụng đồng tiền một cách thật hữu ích. Thay vì ăn quà vặt, trẻ có thể dùng tiền để mua dụng cụ học tập, đóng quỹ lớp ủng hộ các phong trào của nhà trường, giúp bạn nghèo vượt khó hoặc bỏ ống heo để có dịp thể hiện những việc làm thật ý nghĩa… Biết “làm bạn” với trẻ, lý giải cặn kẽ để trẻ hiểu sức hút vô hình và những tác hại từ hàng rong để trẻ sẵn sàng từ bỏ thói quen xấu của mình.

-Không những có hại cho sức khỏe, việc ăn quà vặt còn ảnh hưởng không tốt đến nhân cách trẻ. Đó là thói quen la cà, đua đòi với những nhu cầu cá nhân, có thể làm phiền lòng thầy cô, cha mẹ. Dạy cho trẻ hiểu việc tụ tập mua hàng là chiếm dụng lòng, lề đường, gây ách tắc giao thông; việc chen lấn mua hàng còn gây mất trật tự, có khi dẫn đến bạo lực.

-Trong khi rất nhiều bậc phụ huynh đang cố gắng cùng với nhà trường đẩy lùi “nạn” ăn quà vặt, thì không ít người lại vô tình tiếp tay bằng cách mua những món hàng rong cho con ngay trước cổng trường. Có người mua sẵn ly si rô hoặc nước sâm và bịch bánh tráng trộn treo lủng lẳng trên xe, đợi con ra cổng để “phát quà”. Những đứa trẻ rất vô tư khi vừa tan học, đã chạy ùa đi tìm người thân thông báo thành tích học tập trong ngày. Thay vì những lời động viên, khuyến khích trẻ cố gắng nhiều hơn nữa thì một số phụ huynh lại “thưởng nóng” bằng cách cho con được chọn tùy thích. Thường thì trẻ sẽ chọn ngay những gì trẻ thấy trước mắt, chưa nói đến việc bạn bè tụ tập, càng kích thích tính tò mò, khám phá của trẻ. Bạn ăn gì, mình ăn nấy, các loại quà vặt lại được bày bán bắt mắt, đủ màu sắc, vừa rẻ, ăn chung với nhau thật là vui… thế là bố mẹ lại chiều con cái. Trong trường hợp này, phụ huynh chưa là tấm gương cho trẻ noi theo, nên “cuộc chiến” quà vặt trước cổng trường rất khó xóa sổ.

-Để giải quyết được triệt để thực trạng này, thiết nghĩ không chỉ riêng ngành giáo dục và y tế mà cần sự chung tay của các cấp chính quyền cũng như ý thức của từng học sinh và sự quan tâm của các bậc phụ huynh đối với con em mình trong vấn đề ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.

III/ KB: Thường là đưa ra suy nghĩ, nhận xét ngắn gọn, hoặc rút ra bài học.

Vì vậy, mọi gia đình cũng như nhà trường cần quan tâm nhiều hơn đến việc giáo dục, nhắc nhở các em không ăn quà vặt, nhất là uống nước giải khát do những của hàng bán rong trước cổng trường. Các bậc cha mẹ không cho con tiền tiêu vặt cũng là biện pháp phòng chống cần thiết để con em mình không bị nhiễm khuẩn qua những đồ ăn thức uống không bảo đảm vệ sinh.

1 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

Thời đại công nghệ 4.0 đưa đến cho thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng những tiện ích thiết thực, hữu dụng. Trong giới trẻ hiện nay, việc sử dụng mạng xã hội rất phổ biến. Điều đáng khích lệ là nhờ có mạng xã hội mà các bạn làm việc, học tập, trao đổi kinh nghiệm được dễ dàng hơn. Nhiều group học tập được lập ra phục vụ nhu cầu học tập thủ hút hàng trăm nghìn học sinh tham gia mang lại hiệu quả cao đã cho thấy được vai trò của mạng xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhiều người người trẻ quá lạm dụng mạng xã hội dẫn đến những tác động tiêu cực, gây lãng phí thời gian, tiền của, ảnh hưởng đến sức khoẻ,...Mạng xã hội là điều không thể thiếu hiện nay nhưng ta cần biết cách sử dụng nó.

10 tháng 4 2022

Tham khảo
Đối với lứa tuổi học sinh hiện nay, thể hiện mình đang là một vấn đề lớn, là một nhu cầu tất yếu không chỉ trong trường học mà còn ở ngoài cuộc sống thường ngày. Vậy thể hiện mình đối với học sinh có ý nghĩa như thế nào mà họ lại coi đó là một nhu cầu tất yếu đối với bản thân như vậy? Hiện nay thể hiện mình thường thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau về cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực. Việc làm ấy là một hành động để chứng tỏ bản thân đối với mọi người. Về mặt tích cực, nhiều học sinh luôn đứng lên thể hiện bản thân mình bằng cách học tập thật tốt để đạt kết quả cao trong các kỳ thi ở các cấp, hay như một số học sinh lại tham gia và đóng góp tích cực cho các phong trào bề nổi ở liên đội, liên đoàn, trường, lớp,…cũng như nhiều bạn tận dụng khả năng đàn, hát, vẽ,…để thể hiện mình trước đám đông. Đó là những hành động thể hiện mình rất tích cực và vô cùng có ích để mỗi chúng ta phải học tập và noi theo. Song bên cạnh đó, một số bạn thể hiện mình mọt cách thái quá như đến lớp nhuộm tóc nhiều màu, mặc quần áo không rách thì hở, coi thường việc mặc đồng phục cũng như nội quy trường lớp, hay luôn tạo ra những trào lưu vô bổ, gây ảnh hưởng xấu tới thầy cô, bạn bè, hút thuốc lá, uống rượu bia,…sa đà vào các tệ nạn xã hội khác. Những việc làm để thể hiện mình một cách tiêu cực như thế thì không những gây ảnh hưởng xấu tới trường lớp, bạn bè, thầy cô mà còn gây sự thiếu thiện cảm trong mắt mọi người, đang dần biến mình trở thành người xấu, người vô văn hóa và làm giảm sút đi sự phát triển của xã hội. Là một học sinh, ta phải biết cách thể hiện mình sao cho thật đúng với tư cách của học sinh, luôn là một học sinh gương mẫu đi đầu mọi phong trào tốt đẹp, có ích cho bản thân, giúp ích cho đất nước. Chúng ta phải làm sao cho việc thể hiện mình chỉ tồn tại ở những mặt tích cực, đẩy lùi những mặt tiêu cực ra xa. Có như thế thì chúng ta mới có thể tự thể hiện mình một cách hoàn hảo nhất, trở nên có ích, có văn hóa, có năng lực, tài năng trong mắt mọi người và đối với xã hội. Tôi cũng vậy, tôi vẫn còn là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường, tuy không có nhiều tài năng nhưng tôi sẽ cố gắng học tập thật tốt, nâng cao vốn hiểu biết của mình để tham gia tích cực vào các phong trào của trường, lớp,…làm giàu đẹp thêm cho quê hương, đất nước và trở thành một chủ nhân tài năng thực sự. Thể hiện mình là một việc làm tốt, nhưng ta phải thể hiện mình làm sao cho thật đúng và tránh sa vào những việc làm thể hiện mình không tốt nhé!

10 tháng 4 2022

Có ai đó đã từng nói rằng: “Con người sinh ra không phải để tan biến như hạt cát vô danh, mà để lưu dấu chân trên mặt đất và trong tim mọi người”. Việc thể hiện bản thân, do vậy, là một nhu cầu chính đáng của mỗi con người, các bạn học sinh cũng không là ngoại lệ. Vấn đề đặt ra cho mỗi chúng ta là: Thể hiện bản thân như thế nào là đúng đắn?
Thể hiện bản thân là một chuỗi hành động do con người tạo ra hay học hỏi của một ai đó nhằm khẳng định và cho thấy những đặc điểm nổi bật của bản thân mình, gây ấn tượng mạnh đối với mọi người xung quanh. Thể hiện bản thân ở môi trường học đường được chứng minh quacả ngoại hình , lời nói , cách ứng xử và hành động của học sinh.
Ở độ tuổi mới lớn, học sinh có những sự thay đổi đáng kể về tâm lý và suy nghĩ, dẫn đến hành động cũng trở nên nhạy cảm với mọi thứ xung quanh, điều này khiến họ luôn muốn thể hiện mình, chứng minh rằng mình đã trưởng thành. Mặt khác, nhu cầu được mọi người chú ý, được mọi người nể trọng, cũng là lí do khiến các bạn học sinh muốn thể hiện bản thân, để khẳng định năng lực và cái tôi của mình.
Những hành động thể hiện bản thân tích cực đến từ những việc đơn giản không những ở bề ngoài chỉnh chu, phù hợp với quy định của nhà trường mà còn ở lời nói và cử chỉ lịch sự lễ phép. Việc dám nói lên ý kiến, bảo vệ những quan điểm đúng đắn củamình đánh dấu cột mốc của sự trưởng thành. Cậu bé Đỗ Nhật Nam là một tấm gương hiếu học và không ngần ngại thể hiện bản thân trước mọi người xung quanh, cậu đã được tổng thống Obama gửi thư khen ngợi. Dẫu vậy, cậu vẫn quan tâm đến việc giúp đỡ cộng đồng, kì nghỉ hè vừa rồi cậu đã về nước mở lớp học tiếng Anh miễn phí cho các bạn đồng trang lứa. Hàng năm cứ đến hè, các bạn học sinh lại tích cực tham gia chiến dịch Hoa phượng đỏ, mồ hôi nhễ nhại nhưng khuôn miệng vẫn tươi cười, hăng say giúp đỡ mọi người. Họ cho chúng ta một bài học đúng đắn về cách thể hiện bản thân: cống hiến hết mình vì cộng đồng!
Tuy nhiên, hiện nay một số học sinh đã có những hành động khẳng định bản thân mình sai trái, không phù hợp với độ tuổi.Họ tập tành hút thuốc lá, tụ tập băng nhóm đánh nhau, quay clip bạo lực phát tán lên mạng, họ nói tục chửi thề, lạm dụng “ngôn ngữ teen” để chứng tỏ mình là “người sành điệu”… Đó là những hiện tượng đáng buồn, gây ra nhiều hậu quả khó lường cho bản thân và những người xung quanh.
Thể hiện bản thân mình, đúng đắn hay sai lầm, chủ yếu phụ thuộc vào việc mỗi chúng ta nhận thức bản thân và các giá trị sống. Mỗi chúng ta cần hướng đến cộng đồng để sống có ích, từ những việc làm nhỏ nhất: tham gia quỹ giúp bạn vượt khó, tiết kiệm tiền tiêu vặt để ủng họ đồng bào lũ lụt miền Trung… Đó là những hành động nhỏ những có ý nghĩa lớn, đánh dấu sự trưởng thành trong mỗi người học sinh.
Một vì sao sinh ra phải được tỏa sáng, mỗi con người sinh ra đều có nhu cầu thể hiện mình. Điều quan trọng là mỗi chúng ta phải biết phân định đúng, sai và sống tích cực, có như vậy chúng ta mới có thể trở thành ngôi sao bình dị nhưng lung linh, được mọi người yêu quý!

8 tháng 4 2021

ủa , sao ra nhìu câu hỏi zậy ??

Ngày nay, khi khoa học kĩ thuật phát triển thì việc học tập cũng phát triển theo. Chính vì vậy giới học sinh chúng ta đã sáng tạo ra rất nhiều cách học nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho bản thân. Nhưng theo tôi: trong học tập, tự học là cách học tốt nhất giúp ta tiến bộ hơn trong khi học. Và khi nói đến vấn đề này, tôi muốn mọi người hiểu được trước nhất là ý nghĩa của việc học rồi mới đến cách tự học. Vậy học là gì ?

Tự học là gì? Học là quá trình con người tiếp thu những kiến thức, kĩ năng do người khác truyền lại và tự học là việc con người phát huy những kiến thức,kĩ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực,khả năng của riêng mình. Thực tế ngày nay cho thấy các cách học của các bạn chưa mang lại hiệu quả cao. Học sinh ngày nay đã quá phụ thuộc vào các bài giảng của thầy cô trên lớp, thầy cô dạy như thế nào thì lại hiểu và học như thế ấy dẫn đến quá trình thụ động, thiếu suy nghĩ và sáng tạo trong lúc học để đào sâu kho tàng kiến thức còn ẩn sâu các bài giảng của thầy cô. Và cũng chính vì chỉ học cô đọng trong các bài giảng bốn mười lăm phút trên lớp của thầy cô mà dẫn đến tình trạng học sinh phải đi học thêm tràn lan. Mà khi đã học thêm tràn lan thì lại càng khiến mọi người không chịu tự học, càng thêm phụ thuộc vào việc học thêm. Thêm việc ngày nay khi việc học được nâng cao thì có quá nhiều sách tham khảo, văn mẫu, hướng dẫn...dẫn đến việc học sinh đâm lười suy nghĩ trong khi làm các bài tập.

Hậu quả của những việc trên rất nặng nề vì như vậy sẽ dễ dẫn đến hiện tượng "học vẹt": học thuộc bài nhưng không hiểu nội dung, vấn đề được nêu ra trong bài dẫn đến việc học xong là quên ngay, kiến thức không bền và sẽ không làm được các bài tập thực hành, chỉ học lí thuyết suông, kiến thức sẽ ngày càng rỗng, thành tích học tập sẽ càng sút kém khiến mọi người đâm nản chí. Một khi kiến thức đã trang bị không chắc chắn thì kết quả sẽ không bao giờ cao.

Chính những thực tế được nêu trên lại càng khẳng định việc tự học cho bản thân là rất quan trọng. Nó chính là một chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Tự học giúp con người có được ý thức tốt nhất trong quá trình học: chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề từ đó tự học giúp ta tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, từ truyền hình tivi, từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh, những kinh nghiệm sống của nhân dân. Tự học giúp ta có thể chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp, tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Và qua tự học, từ lí thuyết, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành, giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng,củng cố và nâng cao kiến thức đã học. Vì vậy, chủ động tự học sẽ giúp ta tìm ra được phương pháp học tốt nhất mang lại hiệu quả cao cho chính bản thân mình.Ví như các vị danh nhân nổi tiếng trên thế giới thành đạt trong sự nghiệp học tập,có được kiến thức uyên thâm cũng là nhờ biết chủ động tự học mà dẫn đến thành công như Thần đồng Lương Thế Vinh khi xưa,nhờ cố gắng chủ động tự học cộng với phẩm chất thông minh trời ban mà sau đỗ trạng,chế ra bảng cửu chương còn lưu truyền mãi đến ngày nay...hay Trạng nguyên lừng danh Mạc Đinh Chi, lúc nhỏ nhờ biết chủ động tự học, sáng tạo cách học bắt đom đóm bỏ vỏ trứng mà sau đỗ trạng, đi xứ làm rạng danh nước nhà, được phong "Lưỡng Quốc Trạng Nguyên" vang danh hai nước, ghi vào sử sách nhân loại về những tấm gương tự học sáng ngời. Tuy phương pháp tự học đã có từ lâu đời nhưng đó là một phương pháp rất có hiệu quả cho việc học tập. Tôi khẳng định rằng tự học là chìa khóa, là con đường đưa ta đến thành công...Vị lãnh tụ vĩ đại ngày trước của dân tộc Việt Nam ta cũng đã từng nỗ lực tự học, Bác đã tự say mê tìm tòi học hỏi và đã thành công, thông thuộc được nhiều ngôn ngữ của các nước trên thế giới và tìm ra được con đường cứu nước, đưa cả dân tộc Việt Nam ra khỏi ách đô hộ của giặc Tây tàn ác, hướng đến nền độc lập, dân chủ, tự do, hạnh phúc ngày nay.

Chính vì vậy, tự học là cách tốt nhất giúp ta tiến bộ hơn trong học tập,mang lại một kết quả học tập cao nhất có thể. Nếu chúng ta biết nỗ lực tự học, chúng ta sẽ thành công, sẽ mở được một tương lai rộng mở cho chính mình. Nếu chúng ta học tập thành công, chúng ta sẽ trở thành những người có ích cho xã hội, cho đất nước, đưa đất nước ngày càng đi lên, phát triển đến một tầm cao mới.

Phân loại các đề sau thành 2 nhóm đề : - Nghị luận về tư tưởng đạo lí - Nghị luận về hiện tượng đời sống 1. Viết một bài văn trình bày lí do vì sao chúng ta không nên sợ vấp ngã 2. Viết một bài văn tr.bày suy nghĩ của em về lòng tự trọng của con người trong cuộc sống 3. Hiện nay học sinh luôn có nhu cầu được thể hiện bản thân mình. Em có suy nghĩ gì về vấn đề trên 4. Bác Hồ đã từng nói : Đoàn...
Đọc tiếp

Phân loại các đề sau thành 2 nhóm đề :
- Nghị luận về tư tưởng đạo lí
- Nghị luận về hiện tượng đời sống

1. Viết một bài văn trình bày lí do vì sao chúng ta không nên sợ vấp ngã
2. Viết một bài văn tr.bày suy nghĩ của em về lòng tự trọng của con người trong cuộc sống
3. Hiện nay học sinh luôn có nhu cầu được thể hiện bản thân mình. Em có suy nghĩ gì về vấn đề trên
4. Bác Hồ đã từng nói : Đoàn kết là một sức mạnh vô địch ". Hãy viết một bài văn trbay suy nghĩ của em về lời nói trên
5. Em có suy nghĩ gì về đạo đức của học sinh hiện nay
6. Tự học là con đường ngắn nhất để chiếm lĩnh tri thức. Em hãy viết bài văn trbay suy nghĩ của em về vấn đề tự học
7. Em có suy nghĩ gì về hiện tượng học sinh nói chuyện trong giờ học
8. " Uống nước nhơa nguồn " là đạo lí , lẽ sống của dân tộc ta . Em có suy nghĩ về đạo lí ấy
9. Một số lượng không ít học sinh ngày nay có cách ứng xử , giao tiếp không tốt với bạn bè , thầy cô, cha mẹ và những người xung quanh. Em hãy trbay suy nghĩ của mình
10. Vũ Khoan có viết : " Có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất " . Hãy trbay suy nghĩ của em về ý kiến trên
11. Có lẽ tình bạn là một tình cảm rất đẹp trong cuộc sống mỗi con người. Em nghĩ thế nào về tình bạn. Trbay những suy nghĩ của mình

0