K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 10 2019

Chọn đáp án: A

5 tháng 4 2018

e,Phép ẩn dụ: em bé trên lưng là mặt trời của mẹ

- Em bé là nguồn sống, nguồn hi vọng của mẹ, là hình ảnh có tính biểu tượng

14 tháng 12 2016
Hình ảnh đứa con với mặt trời của lòng mẹ - một cách so sánh ẩn dụ giàu giá trị biểu cảm, thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý. Sức nóng của mặt trời trên đồi sao sánh bằng cảm giác ấm áp của tình mẹ con. Con là niềm tin, là hạnh phúc, là ngọn lửa sưởi ấm lòng mẹ. Tình mẫu tử thắm thiết sâu nặng gắn với tình quân dân, cách mạng. Hai câu này, có hai từ mặt trời. Từ mặt trời thứ hai đã được chuyển nghĩa bằng phương thức ẩn dụ .Đứa con là mặt trời của mẹ - con là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mẹ. Cách diễn đạt này nói rất sâu sắc và gợi cảm về tình thương yêu của mẹ đối với con. Và tình thương của người mẹ ở đây còn rộng lớn hơn, mẹ thương con gắn liền với thương làng đói và ước mơ của người mẹ Tà - ôi cũng hết sức bình dị, một ước mơ chính đáng của người dân miền núi bao đời .Tự thêm vô  
7 tháng 10 2017

“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”

“Mặt trời của bắp” là mặt trời của thiên nhiên vĩnh hằng, đem ánh sáng và sự sống cho muôn loài, đem lại sự tốt tươi cho lúa, ngô, khoai… Từ mặt trời vũ trụ, nhà thơ Liên tưởng đến “mặt trời của mẹ”, đó là em Cu Tai. Em là con yêu, là hạnh phúc, niềm tự hào của mẹ. Em là nguồn sống, nguồn hạnh phức, niềm tự hào của mẹ. Ca ngợi lòng mẹ, tình thương con của mẹ, câu thơ Nguyễn Khoa Điềm bình dị mà thấm thía biết bao! Đứa con là “mặt trời của mẹ”, một ẩn dụ rất sáng tạo làm rung động lòng người:

“Mặt trời của mẹ, em nằm trên lừng”.

Thế mới biết, thơ hay là thơ nói được một tình cảm đẹp.


8 tháng 10 2017

Từ “mặt trời” trong câu thơ được sử dụng theo biện pháp tu từ ẩn dụ

- Không thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa.

Vì: Nhà thơ gọi em bé (đứa con của người mẹ Tà ôi là “mặt trời” dựa theo mối quan hệ tương đồng giữa hai đối tượng được cảm nhận theo chủ quan của nhà thơ. Sự chuyển nghĩa của “mặt trời” trong câu thơ chỉ có tính chất lâm thời, nó không làm cho từ có thêm nghĩa mới và không thể đưa vào để giải thích trong từ điển.

25 tháng 11 2019

Tham khảo:

Câu 2:

Các bạn có lẽ không quên người thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Anh là biểu tượng của con người lao động trong xã hội mới. Một con người lao động hết mình, hi sinh lợi ích cá nhân vì lí tưởng, vì công việc. Một con người đã xác định được lí tưởng sống của mình là hi sinh cho đất nước. Vậy lí tưởng sống là gì? Tôi bỗng nhớ về lời có giảng: "Lí tưởng sống là lẽ sống, là cái đích của cuộc sống mà con người hoặc cộng đồng khao khát muốn đạt được". Quả thực, mỗi con người đều cần xác định cho mình mục đích sống vì cái gì? Vì ai? Mỗi thời đại đều cần có lí tưởng sống khác nhau. Chẳng hạn, ở thời chiến, biểu tượng của thanh niên Xô-viết thời ấy là Pa-ven trong Thép đã tôi thế đấy. Anh cho rằng đã sống thì nên sống sao cho sau này không phải hối hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí. Vâng mỗi người trong chúng ta lí tưởng phải thực sự xác định từ hôm nay. Riêng tôi đã xây dựng cho mình một lí tưởng sống để phấn đấu, để mỗi lần tôi lại nhớ câu thơ của Tố Hữu:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim.

Lời dẫn trực tiếp: "Lí tưởng sống... đạt được"

Lời dẫn gián tiếp: Anh cho rằng... sống phí

25 tháng 11 2019

1)Hai câu thơ vừa sử dụng phép so sánh, vừa sử dụng phép ẩn dụ, mặt trời của bắp ấy là mặt trời của vũ trụ đem ánh sáng và sự sống cho muôn loài, soi sáng khắp nhân gian. Còn ánh sáng, nguồn sống của cuộc đời mẹ là em bé nằm trên lưng đang ngủ ngon lành. Nhờ con ngủ yên trên lưng mà người mẹ mới có thể quên đi những mệt mỏi, mới có đủ nghị lực để chịu đựng với nắng cháy mưa nguồn, với bao vất vả và hiểm nguy. Con là động lực, là khao khát sống, là niềm tin hi vọng của mẹ vào tương lai tươi sáng. Câu thơ là niềm xúc động dạt dào về tình mẹ – tình cảm thiêng liêng nhất với mỗi người.

2)Hôm nay, cũng như mọi ngày tôi đi học trên đường đi tôi gặp một bà lão, bà nói: "Cháu ơi giúp bà qua đường với". Tôi nhìn đồng hồ đã 7 giờ kém 5 phút tôi suy nghĩ một lúc và nói "Vâng cháu sẽ đưa bà qua đường". Sau khi đưa bà lão sang đường bà cám ơn tôi, lúc đó tôi đã cảm nhận được việc tốt mà tôi đã làm. Thế là tôi chạy thẳng đến lớp khi đến cổng trường đã đóng, tôi xin bác bảo vệ cho vào cửa, lúc ấy bác bảo vệ không chịu cho tôi vào, tôi đã kể lại việc bà lão nói "nhờ cháu giúp bà qua đường" và tôi đã giúp. Bác mới hiểu và cho tôi vào.

Lời dẫn trực tiếp: "Cháu ơi... với"!



13 tháng 1 2017

Hai câu thơ vừa sử dụng phép so sánh, ẩn dụ:

    + Mặt trời của bắp là mặt trời của tự nhiên

    + Nguồn sống động lực cho mẹ, mặt trời nhỏ bé, tươi vui

    + Đứa con luôn là nguồn động lực, niềm hạnh phúc vô bờ cho người mẹ

→ Hai câu thơ khắc họa được tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng

29 tháng 1 2019

Chọn đáp án: B  

24 tháng 7 2017

- Câu dẫn dắt mở đầu (giới thiệu tác giả, tác phẩm)

- Hai câu thơ có lẽ là những câu thơ đặc sắc nhất trong bài thơ.

- Phân tích (ý chính)

   + MT của bắp là mặt trời của tự nhiên, đem lại ánh sáng cho vạn vật, nếu thiếu đi ánh dương đó thì mọi sinh vật đều sẽ bị huỷ diệt (bắp cần ánh sáng)

   + em Cu Tai là ánh sáng, là nguồn sống, là mặt trời bé nhỏ của người mẹ, là cuộc đời của người mẹ. Thế gian không thể thiếu ánh mặt trời cũng như người mẹ Tà ôi không thể thiếu vầng mặt trời bé nhỏ trên lưng.

(Mẹ gửi gắm mọi niềm hi vọng vào em Cu Tai)

⇒ Dù ở miền núi hay miền đông bằng, tình mẫu tử thiêng liêng bao giờ cũng sâu nặng.

- Cách thể hiện thơ và ngôn từ rất gần gũi với đời sống của người dân tộc. Cách thể hiện tình cảm chất phác mà sâu sắc.

10 tháng 12 2021

Tham khảo

Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ cho em bé chính là mặt trời của mẹ, là động lực sống không thể thiếu của người mẹ. Nếu như mặt trời ở dòng đầu là mặt trời với nghĩa tả thực thì mặt trời ở dòng 2 là mặt trời ẩn dụ cho sự quan trọng không thể thiếu của con đối với mẹ.