K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 10 2019

"Vô cảm" là không có cảm giác, không có tình cảm, không xúc động trước một sự vật, hiện tượng, một vấn đề gì đó trong đời sống. Bệnh vô cảm là căn bệnh của những người không có tình yêu thương, sống dửng dưng trước nỗi đau của con người, xã hội, nhân loại...

Trải qua các cuộc chiến tranh chống quân xâm lược, những cuộc đọ sức với thiên tai khắc nghiệt, nhân dân ta đã có truyền thống đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Dường như càng qua gian khổ, đau thương, mất mát con người lại sống gần nhau, quan tâm, giúp đỡ nhau nhiều hơn. Tình làng nghĩa xóm, thương người như thể thương thân đã trở thành một đạo lí của dân tộc: "Bán anh em xa mua láng giềng gần".

Hiện nay, trong cuộc sống vật chất ngày càng được cải thiện hơn, đầy đủ hơn, người ta dễ có xu hướng lo vun vén cho bản thân và gia đình mình, ít quan tâm đến những vấn đề xã hội. Trước kia, ông cha ta đã phê phán lối sống chỉ biết vun vén cho riêng mình. Cuộc sống quanh ta hiện nay không thiếu những người như thế. Họ sống thờ ơ với mọi việc đang diễn ra, nhà nào nào đóng cửa biết nhà nấy. Nhà hàng xóm có hoạn nạn, có con cái bị rơi vào cạm bẫy của các tệ nạn xã hội họ cũng bàng quan như không biết. Đi đường gặp người bị tai nạn, họ cũng bỏ qua như không nhìn thấy. Thấy lũ trẻ cái nhau thậm chí đánh nhau họ cũng làm ngơ. Trước cảnh khổ đau của những người tàn tật, bất hạnh, họ cũng không mảy may xúc động...Bệnh vô cảm đã làm cho con người như vô tri, vô giác, không thể hòa nhập với cộng đồng.

Trong công việc, bệnh vô cảm làm cho con người chẳng khác nào một cái máy. Họ làm việc một cách đơn điệu, tẻ nhạt. Con người mắc bệnh vô cảm trong công việc, chắn chắc hiệu quả công việc sẽ không thể nào cao, thậm chí còn làm trì trệ, ảnh hưởng nghiêm trọng.

Là cán bộ, công chức của Nhà nước, mắc bệnh vô cảm sẽ dẫn đến xa rời nhân dân, tắc trách trong công việc. Một bác sĩ vô cảm không thể có tình thương người bệnh, nhất là những người bệnh nghèo. Không thiếu những trường hợp vì vô cảm mà người bệnh không được chăm sóc chu đáo, dẫn đến những cái chết đáng tiếc. Một kĩ sư vô cảm có thể dửng dưng trước những sinh mạng con người do công trình không đạt chất lượng của mình gây ra. Một tài xế vô cảm sẵn sàng xem thường tính mạng của người khác khi phóng nhanh vượt ẩu. Một thầy giáo vô cảm chỉ nghĩ bài giảng cho xong chuyện, còn nói gì đến tình nghĩa thầy trò, tận tâm dạy bảo, nhất là những học trò còn học kém, gia đình khó khăn. Cán bộ vô cảm sẽ không thể nhìn thấy hoàn cảnh của mỗi người dân, không thấy những nỗi bức xúc của nhân dân, giúp đỡ nhân dân tận tâm, tận tình.

Gần đây thôi, nếu bạn có tình cờ xem qua các trang báo sẽ ngỡ ngàng vô cùng với "sự nhẫn tâm" đến đáng sợ của con người: Một thanh niên gào khóc thảm thiết trên chuyến xe buýt khi kẻ gian lấy mất chiếc bóp của anh ấy nhưng đáp lại là sự im lặng đến xót xa. Và đau lòng hơn nữa khi xem cảnh bao người đi "hôi bia" khi chuyến xe định mệnh của người tài xế đáng thương lật trên đường. Đáp lại cho tiếng khóc của anh là tiếng cười hả hê của những người đi nhặt của "trên trời rơi xuống". Viết đến đây tôi lạnh cả người và tự hỏi lòng trắc ẩn, tình thương của con người hiện đại có còn hay không? Phải chăng khi xã hội phát triển con người lại đánh mất tình yêu thương?

Là bản thân học sinh chúng ta hãy ra sức chống bệnh vô cảm trong việc làm, học tập hằng ngày của mình. Hãy quan tâm giúp đỡ bạn bè. Hãy chia sẻ những gì mình có thể cho những cuộc đời bất hạnh quanh ta. Đừng để một ngày nào đó khi nhìn thấy bà lão ăn xin, một đứa bé côi cút bơ vơ, một người khách lỡ đường mà trái tim bạn không lên tiếng. Hãy thắp sáng, hãy gieo mầm cho những yêu thương trong trái tim bạn, trái tim tôi, trái tim tất cả chúng ta.

Tình thương là cái quí giá của con người; bệnh vô cảm đã làm mất phẩm chất ấy, không khác gì biến dòng máu hồng hào trở thành màu xanh. Trái tim mỗi người cần thắp sáng ước mơ, khát vọng, ý chí và sự sáng tạo gắn bó với cộng đồng. Điều đó sẽ chống được bệnh vô cảm và làm cho cuộc đời của con người

17 tháng 10 2019

ko có j

LM
Lê Minh Hiếu
Giáo viên
28 tháng 12 2020

+ Vô cảm là trạng thái cảm xúc và thái độ ý thức của một người hay một nhóm người thờ ơ, dửng dưng không biết quan tâm đến mình đến những gì đang diễn ra xung quanh mình. Nói cách khác là không có cảm xúc trước bất kỳ sự việc sự vật nào, không động lòng trước nỗi đau của người khác, không phẫn nộ trước những tệ nạn xảy ra hàng ngày.

+ Biểu hiện:

- Nhẹ nhất là: người mắc bệnh không biết nói lời “Xin lỗi” khi làm sai hay mắc lỗi và không biết “cám ơn” khi được giúp đỡ.

-  Nặng hơn là quên đi trách nhiệm cứu giúp người bị nạn (gặp tai nạn giao thông, cháy nhà, gặp người đau ốm … )

 - Hiện tượng vô cảm với chính mình, vô cảm với những thành công, thất bại, với niềm vui hay nỗi buồn với kết quả học tập của bản thân (bị điểm 1, 2 không buồn, được điểm 8, 9 không vui, lạnh nhạt dửng dưng với tất cả …).

-  Cao nhất, vô cảm tự biến mình thành kẻ vô tri vô giác, mọi lời dạy bảo, khuyên nhủ, phê bình không có tác động gì, con người trở nên trơ lỳ, không tự ái, không tự trọng, không xấu hổ …

+ Tác hại của vô cảm:

- Đối với từng cá nhân, từng người: lối sống vô cảm làm tàn phá tâm hồn, làm trái tim con người trở nên chai sạn và dễ dẫn đến tội ác.

- Đối với gia đình, xã hội: vô cảm làm suy thoái đạo đức của một cá nhân hay của một tập thể, đẩy đất nước đến tụt hậu, có thể làm nguy hại đến tính mạng con người và vận mệnh dân tộc.

+ Nguyên nhân:

- từ bản thân: thiếu bản lĩnh trước ngoại cảnh, lối sống ích kỷ,...

- từ gia đình, người thân: chưa quan tâm đúng mức.

+Biện pháp khắc phục:

- xây dựng lại lối sống khoa học.

- Gia đình quan tâm hơn, dạy lại cách quan tâm đến người khác.

- tránh xa các tệ nạn xã hội.

4 tháng 6 2018

Tán thành với quan điểm (d), (đ).

- Không tán thành với các quan điểm sau:

     + Quan điểm (a): Vì chí công vô tư là phẩm chất đạo đức đẹp và cần thiết đối với tất cả mọi người chứ không phải chỉ với người có chức, có quyền.

     + Quan điểm (b): Vì chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng xã hội. Mọi người đều chí công vô tư thì đất nước sẽ giàu mạnh, xã hội tốt đẹp, công bằng, cuộc sống nhân dân được ấm no, hạnh phúc.

     + Quan điểm (c): Vì phẩm chất chí công vô tư được rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ, khi còn là học sinh thông qua lời nói và việc làm hàng ngày, trong quan hệ đối xử với mọi người xung quanh (trong gia đình, ở nhà trường và ngoài xã hội...)

22 tháng 1 2022

án thành với quan điểm (d), (đ).

- Không tán thành với các quan điểm sau:

     + Quan điểm (a): Vì chí công vô tư là phẩm chất đạo đức đẹp và cần thiết đối với tất cả mọi người chứ không phải chỉ với người có chức, có quyền.

     + Quan điểm (b): Vì chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng xã hội. Mọi người đều chí công vô tư thì đất nước sẽ giàu mạnh, xã hội tốt đẹp, công bằng, cuộc sống nhân dân được ấm no, hạnh phúc.

     + Quan điểm (c): Vì phẩm chất chí công vô tư được rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ, khi còn là học sinh thông qua lời nói và việc làm hàng ngày, trong quan hệ đối xử với mọi người xung quanh (trong gia đình, ở nhà trường và ngoài xã hội...)

25 tháng 4 2021

giúp vs mai nộp rồi

6 tháng 7 2017

Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung trên lợi ích cá nhân

Điều đó là sai. Tuy giàu rồi mà không lao động thì tiền cũng sẽ nhanh ít đi và dần dần hết nên chúng ta cần phải làm thì mới có của ăn của để. 

9 tháng 3 2022

Suy nghĩ đó là sai, vì

+ người giàu hay người nghèo cũng cần phải lao động.

+ Lao động dựa trên tinh thần tự giác, nỗ lực.

+ Lao động cần đủ người mọi cấp bậc, người nghèo lao động động được thì người giàu cũng sẽ lao động được.

+ Tuy người giàu có tiền nhưng họ cùng đã phải lao động thì mới có nhiều tiền đến vậy.

+ Người giàu nên lấy những tấm gương nhà nghèo để làm động lực sống.

+....................

Chí công vô tư là mình vì mọi người; luôn luôn đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của nhân dân lên hàng đầu; khi khó khăn thì đi trước, hưởng thụ sau; không tham tiền tài, địa vị, danh vọng, chỉ có một mục đích cao nhất là làm sao để cuộc sống của nhân dân no đủ, hạnh phúc, đất nước phồn vinh.

Hokk tốt

17 tháng 1 2020

a) Một số thanh niên không có lí tưởng sống, hoặc lí tưởng sống mờ nhạt. Do được bố mẹ nuông chiều, thiếu sự giáo dục, hoặc do tác động của cơ chế thị trường, nhiều thanh niên lo ăn chơi, hưởng thụ, sống buông thả, sa vào các tệ nạn xã hội.

Câu 1: Nhà bạn B rất nghèo nhưng bạn B luôn ăn chơi đua đòi và đòi mẹ phải mua cho chiếc điện thoại Iphone thì mới chịu đi học. Em có nhận xét gì về bạn B?A. Bạn B là người sống xa hoa, lãng phí.B. Bạn B là người vô tâm.C. Bạn B là người tiết kiệm.D. Bạn B là người vô ý thức.Câu 2: Biểu hiện của sống giản dị là?A. Ăn nói ngắn gọn, dễ hiểu, lịch sự.B. Ăn mặc gọn gàng, không lòe loẹt.C. Sống hòa...
Đọc tiếp

Câu 1: Nhà bạn B rất nghèo nhưng bạn B luôn ăn chơi đua đòi và đòi mẹ phải mua cho chiếc điện thoại Iphone thì mới chịu đi học. Em có nhận xét gì về bạn B?
A. Bạn B là người sống xa hoa, lãng phí.
B. Bạn B là người vô tâm.
C. Bạn B là người tiết kiệm.
D. Bạn B là người vô ý thức.
Câu 2: Biểu hiện của sống giản dị là?
A. Ăn nói ngắn gọn, dễ hiểu, lịch sự.
B. Ăn mặc gọn gàng, không lòe loẹt.
C. Sống hòa đồng với bạn bè.
D. Cả A, B, C.
Câu 3: Sống giản dị có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người ?
A. Được mọi người yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.
B. Được mọi người chia sẻ khó khăn.
C. Được mọi người yêu mến.
D. Được mọi người giúp đỡ.
Câu 4: Đối lập với giản dị là?
A. Xa hoa, lãng phí.
B. Cần cù, siêng năng.
C. Tiết kiệm.
D. Thẳng thắn.
Câu 5: Biểu hiện của sống không giản dị là?
A. Chỉ chơi với người giàu, không chơi với người nghèo.
B. Không chơi với bạn khác giới.
C. Không giao tiếp với người dân tộc.
D. Cả A,B,C.
Câu 6:  Tại trường em nhà trường có quy định đối với học sinh nữ không được đánh son khi đến trường. Tuy nhiên ở lớp em một số bạn nữ vẫn đánh son và trang điểm rất đậm khi đến lớp. Hành động đó nói lên điều gì?
A. Lối sống không giản dị.
B. Lối sống tiết kiệm.
C. Đức tính cần cù.
D. Đức tính khiêm tốn.
Câu 7: Sống giản dị là sống phù hợp với….của bản thân, gia đình và xã hội?. Trong dấu “…” đó là?
A. Điều kiện.
B. Hoàn cảnh.
C. Điều kiện, hoàn cảnh.
D. Năng lực.
Câu 8: Sống giản dị là:
A. Quần áo gọn gàng, sạch sẽ, không ăn mặc áo quần trông lạ mắt so với mọi người.
B. Tác phong tự nhiên, đi đứng đàng hoàng, không điệu bộ, kiểu cách.
C. Thực hiện đúng nội quy của nhà trường đề ra, trang phục khi đến trường sạch sẽ, tươm tất, lịch sử, bảo vệ của công, không xa hoa lãng phí.
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 9: Tục ngữ: “Cây ngay không sợ chết đứng” nói về đức tính gì ?
A. Giản dị.
B. Tiết kiệm.
C. Trung thực.
D. Khiêm tốn.
Câu 10: Ca dao tục ngữ thể hiện tính trung thực
A. Cây ngay không sợ chết đứng
B. Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành
C. Người gian thì sợ người ngay/ Người ngay chẳng sợ đường cày cong queo
D. A, B, C đúng
Câu 11: Sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm nói về đức tính nào ?
A. Đức tính thật thà.
B. Đức tính khiêm tốn.
C. Đức tính tiết kiệm.
D. Đức tính trung thực.
Câu 12: Hành vi nào sau đây không biểu hiện tính trung thực.
A. Không chỉ bài cho bạn trong giờ kiểm tra
B. Không bao che cho bạn khi mắc lỗi
C. Để đạt điểm cao khi kiểm tra N nhìn trộm bài của bạn
D. Nhặt được của rơi trả cho người bị mất
Câu 13: Đối lập với trung thực là?
A. Giả dối.
B. Tiết kiệm.
C. Chăm chỉ.
D. Khiêm tốn.
Câu 14: Trong giờ sinh hoạt lớp, trong tuần 3 bạn K bị mắc 7 lỗi nói chuyện trong giờ học và 2 lỗi vi phạm quy chế thi. Đã nhiều lần cô giáo nhắc nhở nhưng bạn K vẫn vi phạm và bạn K cho rằng bạn K làm gì thì kệ bạn K không liên quan đến các bạn và cô giáo. Là bạn học cùng lớp em sẽ làm gì để giúp bạn K cải thiện tính đó?
A. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.
B. Nói với bố mẹ bạn K để bố mẹ bạn K dạy giỗ.
C. Không chơi cùng với bạn K vì bạn K là người vô ý thức.
D. Nhắc nhở, giúp đỡ bạn trong học tập và khuyên bạn không được làm như vậy vì vi phạm kỉ luật.
Câu 15: Đã nhiều lần bạn V hứa trước lớp là sẽ không nói chuyện trong giờ. Nhiều lần nhắc nhỏ nhưng bạn V vẫn vi phạm lỗi. Điều đó cho thấy V là người như thế nào?
A. V là người không có lòng tự trọng.
B. V là người lười biếng.
C. V là người dối trá.
D. V là người vô cảm.

1
5 tháng 7 2021

Câu 1: Nhà bạn B rất nghèo nhưng bạn B luôn ăn chơi đua đòi và đòi mẹ phải mua cho chiếc điện thoại Iphone thì mới chịu đi học. Em có nhận xét gì về bạn B?
A. Bạn B là người sống xa hoa, lãng phí.
B. Bạn B là người vô tâm.
C. Bạn B là người tiết kiệm.
D. Bạn B là người vô ý thức.
Câu 2: Biểu hiện của sống giản dị là?
A. Ăn nói ngắn gọn, dễ hiểu, lịch sự.
B. Ăn mặc gọn gàng, không lòe loẹt.
C. Sống hòa đồng với bạn bè.
D. Cả A, B, C.
Câu 3: Sống giản dị có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người ?
A. Được mọi người yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.
B. Được mọi người chia sẻ khó khăn.
C. Được mọi người yêu mến.
D. Được mọi người giúp đỡ.
Câu 4: Đối lập với giản dị là?
A. Xa hoa, lãng phí.
B. Cần cù, siêng năng.
C. Tiết kiệm.
D. Thẳng thắn.
Câu 5: Biểu hiện của sống không giản dị là?
A. Chỉ chơi với người giàu, không chơi với người nghèo.
B. Không chơi với bạn khác giới.
C. Không giao tiếp với người dân tộc.
D. Cả A,B,C.
Câu 6:  Tại trường em nhà trường có quy định đối với học sinh nữ không được đánh son khi đến trường. Tuy nhiên ở lớp em một số bạn nữ vẫn đánh son và trang điểm rất đậm khi đến lớp. Hành động đó nói lên điều gì?
A. Lối sống không giản dị.
B. Lối sống tiết kiệm.
C. Đức tính cần cù.
D. Đức tính khiêm tốn.
Câu 7: Sống giản dị là sống phù hợp với….của bản thân, gia đình và xã hội?. Trong dấu “…” đó là?
A. Điều kiện.
B. Hoàn cảnh.
C. Điều kiện, hoàn cảnh.
D. Năng lực.
Câu 8: Sống giản dị là:
A. Quần áo gọn gàng, sạch sẽ, không ăn mặc áo quần trông lạ mắt so với mọi người.
B. Tác phong tự nhiên, đi đứng đàng hoàng, không điệu bộ, kiểu cách.
C. Thực hiện đúng nội quy của nhà trường đề ra, trang phục khi đến trường sạch sẽ, tươm tất, lịch sử, bảo vệ của công, không xa hoa lãng phí.
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 9: Tục ngữ: “Cây ngay không sợ chết đứng” nói về đức tính gì ?
A. Giản dị.
B. Tiết kiệm.
C. Trung thực.
D. Khiêm tốn.
Câu 10: Ca dao tục ngữ thể hiện tính trung thực
A. Cây ngay không sợ chết đứng
B. Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành
C. Người gian thì sợ người ngay/ Người ngay chẳng sợ đường cày cong queo
D. A, B, C đúng
Câu 11: Sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm nói về đức tính nào ?
A. Đức tính thật thà.
B. Đức tính khiêm tốn.
C. Đức tính tiết kiệm.
D. Đức tính trung thực.
Câu 12: Hành vi nào sau đây không biểu hiện tính trung thực.
A. Không chỉ bài cho bạn trong giờ kiểm tra
B. Không bao che cho bạn khi mắc lỗi
C. Để đạt điểm cao khi kiểm tra N nhìn trộm bài của bạn
D. Nhặt được của rơi trả cho người bị mất
Câu 13: Đối lập với trung thực là?
A. Giả dối.
B. Tiết kiệm.
C. Chăm chỉ.
D. Khiêm tốn.
Câu 14: Trong giờ sinh hoạt lớp, trong tuần 3 bạn K bị mắc 7 lỗi nói chuyện trong giờ học và 2 lỗi vi phạm quy chế thi. Đã nhiều lần cô giáo nhắc nhở nhưng bạn K vẫn vi phạm và bạn K cho rằng bạn K làm gì thì kệ bạn K không liên quan đến các bạn và cô giáo. Là bạn học cùng lớp em sẽ làm gì để giúp bạn K cải thiện tính đó?
A. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.
B. Nói với bố mẹ bạn K để bố mẹ bạn K dạy giỗ.
C. Không chơi cùng với bạn K vì bạn K là người vô ý thức.
D. Nhắc nhở, giúp đỡ bạn trong học tập và khuyên bạn không được làm như vậy vì vi phạm kỉ luật.
Câu 15: Đã nhiều lần bạn V hứa trước lớp là sẽ không nói chuyện trong giờ. Nhiều lần nhắc nhỏ nhưng bạn V vẫn vi phạm lỗi. Điều đó cho thấy V là người như thế nào?
A. V là người không có lòng tự trọng.
B. V là người lười biếng.
C. V là người dối trá.
D. V là người vô cảm.