K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 3 2019

Câu chuyện kể về người nông dân Trần Văn Sửu hiền lành, thương vợ, thương con. Một hôm anh bắt gặp vợ ngoại tình dù cả hai vợ chồng đã có với nhau 3 mặt con. Vợ anh là Hồ Thị Lựu hỗn láo và níu chồng để tình nhân chạy thoát. Anh vô tình đẩy xô vợ ngã, thị chết, anh bỏ chốn. Một thời gian sau, anh trở về thăm con nhưng sợ ảnh hưởng tới con nên anh định nhảy sông tự tử, nhưng thằng Tí đuổi theo cha. Hai cha con gặp nhau trên Mê Tức, nó khuyên cha trở về, Trần Văn Sửu được xóa án, cha con, gia đình đoàn tụ.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Các sự kiện chính trong đoạn trích:

- Đan Thiềm khuyên Vũ Như Tô đi trốn, vì mọi người cho rằng ông chính là thủ phạm khiến mọi người oán giận, còn ông cảm thấy bản thân không làm gì nên tội.

- Trịnh Duy Sản mưu với lũ Lê Quảng Đô, Trịnh Tri Sâm lập vua khác.

- Hoàng Thượng qua đời, Nguyễn Vũ cũng tự tử.

- Được tin vua chết, Nguyễn Hoằng Dụ kéo quân đốt phá kinh thành, thợ xây Cửu Trùng Đài quá nửa theo về quân phản nghịch.

- Đan Thiềm tiếp tục khuyên Vũ Như Tô chạy trốn, Vũ Như Tô tin bản thân mình trong sạch.

- Quân khởi loạn bắt đám cung nữ, Đan Thiềm cầu xin cho Vũ Như Tô. Vũ Như Tô không chịu khuất phục, không sợ chết trước quân khởi loạn.

- Vũ Như Tô vĩnh biệt Đan Thiềm và Cửu Trùng Đài.

- Vũ Như Tô đau đớn, xót xa khi nhìn Cửu Trùng Đài cháy.

⇒ Các sự việc diễn ra theo trình tự thời gian, xoay quanh cuộc đời Vũ Như Tô.

7 tháng 9 2021

Em tham khảo:

“Thượng kinh kí sự" là tập 65, tập cuối bộ “Y tông tâm lĩnh”. Tác giả viết bằng chữ Hán có điểm xuyết vào một số bài thơ, ghi lại một chuyến đi từ Hương Sơn, Hà Tĩnh ra Kinh đô Thăng Long chữa bệnh cho Thế tử Trịnh Cán (con trai của Trịnh Sâm và nguyên phi Đặng Thị Huệ).

Nhận được chỉ triệu của Trịnh Sâm, ông tâm sự: “Cây kia có hoa nên bị hái, người ta có cái hư danh nên phải lụy về chữ danh”. Cuốn kí sự ghi lại những điều mắt thấy tai nghe khi tác giả đến Thăng Long, vào phủ chúa chữa bệnh cho Thế tử, kể lại những cuộc tiếp xúc với các công khanh, nho sĩ nơi đế đô kinh kì. Ý muốn trở về núi của ông cuối cùng được chấp nhận, ông vui vì tự thấy “thân tuy mắc vào vòng danh lợi nhưng không bị danh lợi mê hoặc. Ra đi thung dung, trở về ngất ngưởng”… Đoạn cuối tập kí sự ông kể việc ông từ Thăng Long về thăm làng Liêu Xá, nơi quê cha đất tổ sau mấy chục năm xa cách, trước khi về lại Hương Sơn.

“Thượng kinh kí sự” thể hiện nhân cách cao đẹp của một danh y: coi trọng việc cứu người, coi thường danh lợi, ưa cuộc sống thanh nhàn. Cảnh, việc, người được tác giả nói đến trong tập kí sự mang giá trị tư liệu lịch sử đáng quý. Một cách viết nhẹ nhàng, lôi cuốn, nhiều trang đầy chất thơ.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Một số lưu ý về cách đọc văn bản thuộc thể loại truyện kí:

- Cần phải chú ý đến thời gian và địa điểm diễn ra các sự kiện.

- Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu nhưng cũng có thể sử dụng ngôn ngữ phức tạp, mang tính nghệ thuật cao.

- Tìm hiểu về nhân vật chính và các nhân vật phụ, cảm nhận sự tương tác giữa các nhân vật để hiểu rõ hơn về câu chuyện.

- …

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Lưu ý khi đọc một đoạn trích trong truyện thơ Nôm:

- Hiểu rõ vị trí của văn bản trong tác phẩm.

- Vận dụng được tri thức về nghệ thuật truyện thơ Nôm (nghệ thuật kể chuyện bằng thơ lục bát, bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật...) để đọc, phân tích, đánh giá văn bản một cách có cơ sở.

- Với việc đọc hiểu một văn bản tác phẩm khác (thơ chữ Hán), cũng cần nắm vững đặc điểm thể loại của từng tác phẩm cụ thể.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Đoạn văn tham khảo

Nếu cuộc đời là một chuyến hành trình, thì những ký ức tuổi thơ chính là những cơn sóng biển. Một đại dương sẽ thế nào nếu thiếu đi những cơn sóng? Một cuộc đời sẽ thế nào nếu không có những những ký ức tuổi thơ? Vì vậy những ký ức tuổi thơ có vai trò rất quan trọng và to lớn đối với cuộc sống của con người. Trước hết rất nhiều kỉ niệm tuổi thơ trong quá khứ ẩn chứa những bài học kinh nghiệm quý giá cho mỗi chúng ta trong cả hiện tại và tương lai. Không những thế những ký ức tuổi thơ còn là nguồn động lực giúp ta vượt qua những thăng trầm, những khoảnh khắc đen tối nhất của cuộc đời. Cuối cùng những ký ức tuổi thơ còn là nguồn cảm hứng khơi nguồn cho những sáng tạo nghệ thuật. Kỉ niệm về tuổi thơ cay xè khói bếp đã giúp Bằng Việt viết nên “Bếp lửa” đầy cảm động, những ký ức một thời thơ ấu ngỗ nghịch, hồn nhiên của cu Mùi quá khứ đã giúp Nguyễn Nhật Ánh của hiện tại viết nên cuốn sách “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” bán chạy hơn 400.000 bản. Cứ thế, bao kỉ niệm êm đềm lại tiếp tục đồng hành cùng ta trên chuyến hành trình của cuộc sống, với tất cả sức mạnh và giá trị của nó. Thế nhưng những cơn sóng kỉ niệm có thể vừa vỗ về, vừa nhấn chìm ta. Kí ức về một tuổi thơ không hạnh phúc sẽ tàn phá tâm hồn và trái tim ta, như một bóng ma vô hình lởn vởn âm thầm và bất ngờ làm tổn thương ta thêm lần nữa. Vì vậy những ký ức tuổi thơ chúng ta dù êm đềm hay bão tố, đáng nhớ hay đáng quên, ta phải đối diện và tiếp nhận chúng, học cách nâng niu và buông bỏ. Một đại dương không thể thiếu sóng biển và một cuộc đời không thể đi qua mà không mang theo chút ký ức tuổi thơ nào. Trên chuyến hành trình của cuộc đời này, mong rằng những kỉ niệm sẽ luôn là cơn sóng vỗ về bận với tất cả êm đềm của nó…

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

a. Lời nói của nhân vật có mang đặc điểm của ngôn ngữ nói, vì:

- Có sử dụng ngữ điệu.

- Sử dụng khẩu ngữ và từ ngữ địa phương.

b. Sự khác biệt giữa lời nói của nhân vật trong văn bản truyện và văn bản truyện thơ là:

- Trong các văn bản truyện, sử dụng nhiều khẩu ngữ, thán từ, câu từ đa dạng về ngữ điệu và có sự kết hợp nhiều với các phương tiện phi ngôn ngữ như nét mặt, cử chỉ, nụ cười…

- Trong các văn bản truyện thơ: sử dụng nhiều từ ngữ địa phương, sử dụng cả các câu tỉnh lược và câu có yếu tố trùng lắm và ít kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ hơn…

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Sự khác nhau giữa một bài thơ trữ tình và một truyện thơ.

- Nội dung của thơ trữ tình là biểu hiện tư tưởng, tình cảm làm sống dậy cái thế giới chủ thể của hiện thực khách quan, giúp ta đi sâu vào thế giới của những suy tư tâm trạng, nỗi niềm.

- Nội dung của truyện thơ là vẻ đẹp và tính chất gợi cảm, truyền cảm của thơ có được còn do ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu. Sự phân dòng, và hiệp vần của lời thơ, cách ngắt nhịp, sử dụng thanh điệu…làm tăng sức âm vang và lan tỏa, thấm sâu của ý thơ.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Biện pháp đối được sử dụng trong đoạn trích: khuôn trăng – nét ngài, đầy đặn – nở nang, học – ngọc, cười – thốt, mây – tuyết, thua – nhường, nước tóc – màu da.

- Việc sử dụng biện pháp đối trong trong đoạn trích giúp người đọc hình dung rõ nét chân dung của hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân. Đó là một vẻ đẹp chuẩn mực, lí tưởng của phụ nữ phong kiến.