K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 4 2022

BPTT:Nhân hóa

Tác dụng:Làm sinh động hình ảnh của buổi sáng hoàng hôn  , làm mọi vật trở nên nhộn nhịp hơn

9 tháng 4 2022

Trong khổ cuối của bài thơ có 2 biện pháp tu từ:

 - BPTT : điệp ngữ ( bắt đầu)

tác dụng : nhấn mạnh sự khởi động , thực hiện làm việc của suối, chim , đất , trời ( thiên nhiên và động vật  ) làm cho câu thơ hay hơn , gợi hình hơn và làm cho chất thơ trở nên quyến rũ cảm xúc người đọc .

- BPTT : nhân hóa 

tác dụng : làm cho các động vật , thiên nhiên trở nên gần gũi hơn với con người , bạn đọc , làm cho câu thơ gợi cảm xúc hơn cho người đọc , giúp cho sự biểu đạt miêu tả phong cảnh , sự vật của tác giả trở nên đẹp đẽ hơn.

tìm và phân loại các từ láy từ ghép trong đoạn trích sau: Nhưng tôi vẫn mong gió chướng về. Sự chờ đợi đã thành thói quen của thời thơ dại. Khi gió bắt đầu hiu hiu se lạnh, đám con nít nhảy cà tưng, háo hức vỗ tay cười, vậy là gần được sắm quần áo, dép mới rồi (nhà nghèo, cả năm chỉ được dịp này chứ mấy). Gió chướng (và gió bấc) với tôi là gió Tết, dù từ khi bắt đầu mùa gió đến Tết, mất gần...
Đọc tiếp

tìm và phân loại các từ láy từ ghép trong đoạn trích sau:
 Nhưng tôi vẫn mong gió chướng về. Sự chờ đợi đã thành thói quen của thời thơ dại. Khi gió bắt đầu hiu hiu se lạnh, đám con nít nhảy cà tưng, háo hức vỗ tay cười, vậy là gần được sắm quần áo, dép mới rồi (nhà nghèo, cả năm chỉ được dịp này chứ mấy). Gió chướng (và gió bấc) với tôi là gió Tết, dù từ khi bắt đầu mùa gió đến Tết, mất gần ba tháng ròng. Má tôi cũng coi nó là gió Tết, nghe gió, má thuận miệng hát "Cấy rồi mùa qua sông cấy mướn. Ông trời ổng thổi ngọn chướng buồn cha chả là buồn..”  rồi thở dài cái thượt "Ứ hự, lụi hụi mà hết năm...". Dường như tâm trạng má khác tôi, những sợi gió cứ như xốn xang vào nỗi nghèo túng, sợ không lo nỗi một cái tết tử tế cho cả nhà.
 

1
8 tháng 7 2023

Từ láy trong đoạn trích:

+ Láy toàn phần: hiu hiu, cha chả

+ Láy âm: háo hức, xốn xang.

+ Láy vần: lụi hụi

Từ ghép trong đoạn trích:

+ Từ ghép phân loại: gió chướng, dép mới, gió bấc, gió Tết.

+ Từ ghép chính phụ: chờ đợi, se lạnh, nhà nghèo, mùa gió, thở dài, sợi gió, nghèo túng.

+ Từ ghép tổng hợp: thói quen, đám con nít, ông trời, cả nhà.

+ Từ ghép đẳng lập: thơ dại, cà tưng, vỗ tay, quần áo, tâm trạng, tử tế.

(Làm văn không mệt, ngồi phân loại từ ghép mới mệt:")

20 tháng 11 2016

Câu 2: Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:

· Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.

· Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.

· Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.

· Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).

Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.

Câu 3:

- Hình ảnh người bà:

· Tay bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả cho con gà mái ấp.

· Mắng cháu khi xem trộm gà đẻ.

· Bà lo lắng, mong sao thời tiết thuận lợi, để cuối năm bán được gà, mua cho cháu bộ quần áo mơi.

=> Bà là người chịu thương, chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.

- Tình cảm bà cháu trong bài thơ thật sâu nặng, thắm thiết. Bà thương cháu, luôn chắt chiu, dành dụm cho cháu. Cháu luôn yêu thương, quý trọng và biết ơn bà. Khi xa quê, hình ảnh sâu đậm nhất trong tâm hồn cháu là hình ảnh bà.

Câu 4: Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:

· Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.

· Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.

· Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.

16 tháng 11 2016
 

 

2. Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:

- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.- Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.- Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.- Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.3. Qua bài thơ, có thể nhận thấy tình cảm của bà và cháu thật sâu nặng và thắm thiết. Bà tần tảo chắt chiu trong cảnh nghèo để cố dành dụm mua cho cháu bộ quần áo mới. Ngược lại, người cháu luôn thương yêu, quý trọng và biết ơn bà.5. Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:- Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.- Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.- Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.4. Em tán thành với cả 2 ý kiến Vì Những tình cảm lớn lao được viết một cách thật dung dị và tự nhiên: yêu Tổ quốc, quê hương, từ tình yêu bà, yêu “Ổ trứng tuổi thơ”; chiến đấu vì quê hương, vì xóm làng, vì bà và cả “Ổ trứng tuổi thơ” đó. Chính cách nói đó khiến chúng ta tin tình cảm của người cháu trong bài thơ là rất chân thành, mãnh liệt. Người cháu trân trọng hiện tại và tương lai của dân tộc, đất nước.
7 tháng 4 2019

nhanh hộ mk nhá các bạn

8 tháng 4 2019

Mặt trời đỏ rực, nắng trưa hè thật gay gắt

còn đâu bạn tự tìm nhé mk chỉ tìm hộ bạn 1 câu thôi

7 tháng 5 2018

bà ba bán bánh bèo bên bờ biển bỗng bà bị bom bắn **** bể bùm bùm bùm ..............................................................................................................bùm bùm  bùm bà băng bó bảy ba bữa.

27 tháng 2 2018

ko rảnh bạn ơi hi hì

23 tháng 10 2018

Ca dao là tiếng tơ lòng muôn điệu, trải dài với những cung bậc cảm xúc, tâm tư và tình cảm của người lao động bình dân. Lắng đọng và trũ tình là những câu hát than thân thường mở đầu bằng mô típ “ thân em”. Qua đó, phản ánh một cách sâu sắc số phận của người phụ nữ đầy bi kịch, oan trái trong xã hội phong kiến mục nát, suy tàn – tạo cho độc giả sự đồng cảm, chia sẻ và trân trọng!Mảng ca dao mở đầu bằng “thân em” trở thành mô típ dể nói về thân phận, cuộc đời người phụ nữ trong xã hội xưa. Đó thường là số phận bi kịch và đắng cay được gửi gắm vào trong ca dao bằng giọng điệu buồn tẻ, chua xót và ngậm ngùi. Cách nói giản dị, khiêm nhường song hàm súc nhiều ý nghĩa. Người phụ nư trong xã hội phong kiến xưa trở thành chủ thể trữ tình của câu hát than thân trách phận. Bởi lẽ, chế độ phong kiến mục nát với luật lệ hà khắc đã chà đạp lên quyền sống, mưu càu hạnh phúc của con người đặc biệt là người phụ nữ. Cuộc sống lao động cực nhọc, vất vả mưu sinh và lệ thuộc vào hoàn cảnh đã đẩy người phụ nữ vào vòng xoay của bi kịch, khổ đau khó cất lên tiếng nói giãi bày:

“ Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.”

Hình ảnh “ trái bần trôi” lênh đênh trên mặt nước bị “gió dập sóng dồi” phải chăng là cuộc đời, số phận của người phụ nữ xưa. Họ như những cánh hoa bé nhỏ, mong manh trôi dạt nơi bến bờ vô định, bị cuốn vào bi kịch của khổ đau, oan trái bởi thế lực đen tối. Không chỉ thế, những ràng buộc hữu hình hay vô hình lại hoành hành, khiến người phụ nữ không thể vươn lên:

“Thân em như con cá rô thia
Vào trong mắc cạn, ra ngoài mắc câu.”

Hình ảnh con cá rô đang vùng vẫy không lối thoát như chính sự bế tắt, tuyệt vọng của người phụ nữ. Họ không có quyền quyết định hạnh phúc cho bản thân, bị rào cản của xã hội, gia đình ngăn cấm, phải tùy vào “ trong nhờ đục chịu”. Hơn thế, ngay trong xã hội xưa,người phụ nữ không tìm thấy tiếng nói chung, sự bất bình đẵng giữa nam giới và nữ giới đã gieo bao khổ đau, bất hạnh. Điều này, không chỉ thể hiện trong câu hát than thân:

“ Thân lòn cúi vợ tôi chồng chúa
Đạo phu thê như đũa nên đôi
Dầu cho lúc đứng khi ngồi
Chồng làm chúa cả, thiếp thời gia nô.”

Số phận, cuộc đời của người phụ nữ là chuỗi ngày bi kịch, đắng cay đến tủi thẹn. Song, vượt lên trên hết người phụ nữ xưa vẫn vẹn toàn đức hạnh, phẩm giá; họ tự hào khẳng định về vẻ đẹp của bản thân. Nét đẹp đáng quý ấy như một đóa sen tỏa hương thơm ngát giữa chốn bùn nhơ của xã hội điêu tàn:

“Thân em như cây quế tiên non
Trăm năm khô rụi vỏ còn dính cây”
Hay:
“Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen
Ai ơi nếm thử mà xem
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.”

Vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ được khẳng định mạnh mẽ, đó là đữc hạnh, tấm lòng trong trắng, thuần khiết đáng trân trọng! Song, âm điệu của câu ca vang vọng nỗi ngậm ngùi, chua xót về cuộc đời, xã hội với những thế lực đen tối. Không chỉ đừng lại ở các câu ca dao về “ Thân em” mà nỗi lòng về sự bất bình trong xã hội đã cho ra đời những câu ca:

“Thân em như hạt gạo lắc trên sàng
Thân anh như hạt lúa lép giữa đàn gà bươi.”

Sự đề cao vai trò, vị trí của “ thân em” hơn “thân anh” không chỉ là nỗi lòng mà còn là niềm khát khao về cuộc sống bình quyền. Nơi đó, người phụ nữ tìm được tiếng nói, vị thế và hạnh phúc đích thực. Thiên chức người phụ nữ đâu chỉ” lấy nước, sinh con, giữ lửa” mà còn là sự vươn xa hơn, khẳng định tầm vóc của bản thân đã góp phần làm nên cuộc sống tốt đẹp.

Các câu hát than thân, trách phận thường sử dụng thể thơ lục bát hay lục bát biến thể đầy hàm súc, mang đậm tính dân tộc, thuần Việt. Từ ngữ bình dị, gắn liền với các hình ảnh so sánh gần gũi, giàu ý nghĩa ở nông thôn như chính sự mộc mạc, chân thành của hầu hết các câu ca dao.

Những câu hát than thân mở đầu bằng mô típ “thân em” dẫu khép lại nhưng khi đọc xong vẫn vang vọng trong trái tim người đọc. Bên cạnh sự trân trọng, ngưỡng mộ về phẩm chất cao đẹp của người phụ nũ còn là niềm thương cảm cho cuộc đời bất hạnh, đầy oan trái của họ trong xã hội phong kiến xưa. Lời ca than thân không chỉ là tiếng lòng mà còn thể hiện sự phản kháng, đấu tranh cho quyền lợi người phụ nữ. Xã hội phong kiến mục nát, bất công sẽ sụp đổ, thay vào đó sẽ là xã hội mới, bình đẳng, tôn trọng quyền lợi và khát vọng của con người. Nơi ấy người phụ nữ sẽ tìm được hạnh phúc đích thực cho bản thân mình.

23 tháng 10 2018

-Xã hội phong kiến xưa nặng tư tưởng trọng nam kinh nữ, người phụ nữ vô cùng cực khổ...
-Người phụ nữ chỉ còn than thân, tự an ủi mình qua câu ca dao:
(Trích dẫn câu ca dao đó)

*câu thơ thứ nhất
"Thân em như trái bần trôi"
Trái bần mọc dại ven sông, trái có vị chua chua, chát chát. Khi rụng thì trôi bập bềnh theo sóng nước
->Nỗi khổ nghèo hèn của người phụ nữ
*Câu thơ thứ hai
"Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu"
Tình cảnh đau khổ, bấp bênh trong cuộc sống. "Gió dập sóng dồi" tượng trưng những phong ba bão táp của đời mình giáng xuống số phận. Dòng nước là dòng đời vô định, ko lường trước đc.
->Những người phụ nữ xưa ko đc làm chủ bản thân, phải phụ thuộc vào tam tòng "Tại gia tòng phụ...."
*Những bài ca dao có ND tương tự
(Cái này bạn tự tìm nhé!)
*Mở rộng
Hiện nay, nam nữ bình đẳng, người phụ nữ đc giữ những chức vị cao. VD:(bà Nguyễn Thị Doan hay ở Hàn Quốc là bà Park Geun-hye

-Câu ca dao thể hiện số phận đau thương của người phụ nữ phong kiến
-Lên án xã hội phong kiến thối nát

1 tháng 12 2016

Mặt hoa da phấn

Ba chìm bảy nổi

Đầu tắt mặt tối

Còn lại thì để ta nghĩ,ngươi chịu khó tự lm nha!!

1 tháng 12 2016

xưng hô cộc cằnnhonhung

6 tháng 11 2018

Đời Đường - Trung Quốc trong khoảng những năm 618-907 thi ca nghệ thuật phát triển vô cùng mạnh mẽ và thu được những thành tựu rực rỡ. Với hơn 2.300 thi sĩ và khoảng hơn 48.000 bài, thơ Đường được liệt vào hàng thơ ca ưu tú nhất của nhân loại. Trong số đó không thể không kể đến Đỗ Phủ (712- 770) nhà thơ giàu lòng yêu nước thương dân, được tôn vinh là "thi thánh". Tính hiện thực và tinh thần nhân đạo là chủ đề xuyên suốt trong thơ. Bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá là một trong những bài thơ như vậy.

Bài thơ này được xem là một trong những bài thơ hay nhất trong số 100 bài tiêu biểu của Đỗ Phủ được sáng tác vào những năm cuối đời sống ở Thành Đô. Cùng thời gian đó loạn An Lộc Sơn vẫn chưa dứt, bài thơ lấy gốc sâu xa từ điệu dân ca cổ. Đã có rất nhiều nhà thơ có cách viết thế ca này: Thu Phô ca (Lý Bạch), Trường hận ca (Bạch Cư Dị).

Mở đầu bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá như kể lại về trận gió thu. Đây không phải là cơn gió heo may mát lành mà đây là một trận bão tố, cơn lốc vào tháng tám Gió thét gào.

Tháng tám, thu cao, gió thét gào,

Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta

Tranh bay sang sông rải khắp bờ,

Mảnh cao treo tót ngọn rừng xa

Mảnh thấp quay lộn vào mương sa.

Căn nhà lợp tranh yếu ớt bị cơn thu phong lật tung cuộn bay khắp nơi. Có tấm tranh bay rải khắp bờ sông. Có tấm bay tận rừng xa, có tấm rơi nơi mương nước... Việc lặp lại từ tranh đến 2, 3 lần chứng tỏ trận bão tố rất ghê gớm. Căn nhà được bạn bè giúp đỡ để nương thân qua ngày giờ đây tan thương.

Ngước nhìn từng tấm tranh theo gió bay đi mà lòng xót xa, bất lực. Tiếng thơ như lời than thở, khóc lóc cho cảnh sống khổ cực của thi nhân.

Sự đau đớn xót xa được thể hiện sâu sắc hơn ở khổ thơ kế tiếp. Nhà thơ phải chứng kiến sự phá phách căn nhà của mình cùng với trận bão tố mà nhà thơ gọi là "đạo tặc".

Trẻ con thôn nam khinh ta già không sức,

Nỡ nhè trước mặt xô cướp giật,

Cắp tranh đi tuốt vào luỹ tre

Môi khô miệng cháy gào chẳng được

Quay về, chống gậy lòng ấm ức.

Chiến tranh liên miên, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ, loạn lạc. Đạo đức suy đồi đến cùng cực. Lũ trẻ hàng xóm không ai dạy dỗ, không chỗ học hành chúng ngang tàng kéo đến cướp tranh nhà Đỗ Phủ. Chúng không còn biết lễ giáo, lễ phép gì nữa. Chúng khinh nhà thơ "già yếu", trơ tráo lạnh lùng trước tiếng kêu than “Môi khô miệng cháy” của tác giả. Vậy là sau thiên tai, gia đình nhà thơ lại gặp nạn "Đạo tặc". Trước mắt nhà thơ là lũ quần đồng, hạ lưu, kẻ cướp. Đó chính là sản phẩm của một xã hội đang trên đà xuống dốc. Người người sống với nhau gian tham, xã hội thì đảo điên; tấm lòng nhà thơ đau đớn vô cùng, nhìn cuộc đời, con người trong xã hội mà lòng ấm sức, căm hận biết bao. Muốn gào lên, thét lên mà không nói thành lời.

Vậy là căn nhà bị gió phá, lũ đạo tặc phá. Nó làm sao đủ sức chống lại những trận cuồng phong, mưa rét đêm thâu. Trời mưa rả rích đêm thâu mà mái nhà bị gió thu phá nát. Gió lặng, mây đen phủ kín bầu trời. Mưa tầm tã suốt đêm thâu, nhà dột không ngủ được. Đoạn thơ nêu lên một hiện thực đau lòng và khốn khổ của nhà thơ trong đêm mưa.

Mền vải lâu năm lạnh tựa sắt

Con nằm xấu nết đạp lót nát

Đầu giường nhà dột chẳng chừa đâu

Dày hạt mưa, mưa mưa chẳng dứt.

Tuổi già, sức yếu, bệnh tật... lại phải ngồi dưới mưa, trong thâm tâm Đỗ Phủ thương mình thì ít nhưng thương cho vợ con, gia đình thì nhiều. Nỗi đau như dồn nén lại thành một khối, trút một con người bất hạnh, đau khổ gần cả cuộc đời. Nhà thơ như thấy mưa lâu hơn, nhiều hơn, đêm như dài hơn và nỗi buồn thương không dứt.

Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê

Đêm dài ướt át sao cho trót?

Thật là phúc bất trùng lai, hoạ vô đơn chí. Tai hoạ với nhà thơ là một đêm thu trời mưa nhà dột. Thân già, sức yếu ngồi co ro trong mưa rét, nhìn vợ con đang nằm dưới mưa lòng sao không đau quặn. Cái nghèo nó đeo đẳng mãi, chăn cũ lâu năm con đạp rách, nhà dột... Sự cùng cực của một gia đình tàn tạ dưới thời loạn lạc, li tán.

Trong đêm mưa rét mất ngủ ấy, nỗi lòng nhà thơ vẫn tin yêu vào cuộc sống, chất nhân văn vẫn dâng trào lo cho đời cho dân cho nước.

Ước được nhà rộng muôn ngàn gian

Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan

Gió mưa chẳng núng, vững như thạch bàn!

Than ôi! bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt

Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!

Trong nỗi đau thương phũ phàng của cuộc đời, con người ta rất dễ rơi vào sự khủng hoảng tinh thần. Đôi khi gục đầu cam chịu, than thân trách phận nhưng với Đỗ Phủ thì hoàn toàn khác, ông ngồi trong đêm mưa lạnh cóng, có người sẽ nghĩ rằng ông sẽ ước có mái lều, tấm chăn, bát cơm... cho vợ con và bản thân ông khỏi vất vả. Thật bất ngờ trong niềm mong ước của ông, ước mơ có một ngôi nhà kỳ vĩ: “Muôn ngàn gian” vô cùng vững chắc. Ngôi nhà ấy không phải để che cho ông và gia đình mà “Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan”. Ông thương cho những người nghèo khổ không chỗ trú thân, che nắng che mưa cho dân. Thật là một tấm lòng nhân hậu. Yêu thương bao la Thường xuyên lo cho dân nghèo, than thở đến nóng gan, cháy ruột” dù cuộc đời đầy rẫy nhưng vất vả, loạn lạc. Và vì vậy ông rất đồng cảm cho cảnh ngộ muôn dân tan nát gia đình vì chiến tranh, đói khổ vì nghèo túng, bệnh tật. Đau xót cho dân cho nước, ước mơ đất nước thái bình, nhân dân no ấm nên ông quên đi cái khổ cực của bản thân. Có thể nói Đỗ Phủ có tình thương lớn của một nhà nho chân chính sống và ứng xử theo phương châm “Lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”.

Qua bài thơ trên ta thấy Đỗ Phủ mang nặng tấm lòng nhân ái bao la của một con người trải qua nhiều bất hạnh giữa thời loạn lạc. Ông mong mỏi, và khao khát hạnh phúc cho muôn dân. Bài thơ chất chứa chất nhân văn cao cả của bậc vĩ nhân quên đi bản thân mình mà lo cho dân cho nước.

học tốt nhé.

6 tháng 11 2018

Sự việc xảy ra trong bài thơ là sự việc có thật từng xảy ra trong cuộc đời đầy sóng gió của nhà thơ: bản thân ông thì già cả, nhà bị gió thu cuốn bay mấy tấm tranh, bọn trẻ nhỏ nghịch ngợm cắp mất những tấm tranh chạy đi, Đỗ Phủ đã già cả không đủ sức chạy theo đành chịu rét mướt...
 
Ngay trong hoàn cảnh bi phẫn cùng cực đó, hoàn cảnh khiến người ta thường chỉ biết có tuyệt vọng và oán trách, nhà thơ đã có một mong ước thật bất ngờ: Ước có ngôi nhà trăm gian che gió mưa cho toàn thiên hạ, riêng mình nhà ta mưa dột, rách nát cũng cam chịu. Với mong ước này, Đỗ Phủ đã đặt nỗi đau chung của đất nước, của muôn người lên trên nỗi đau của riêng mình. Đồng thời, nhà thơ cũng đặt hạnh phúc của đồng bào lao khổ, của nhân dân lao động lầm than lên trên hạnh phúc của bản thân, ở đây, lòng thương người đã vượt lên trên nỗi thương mình. Đó thực sự là một tư tưởng nhân văn cao đẹp. Và vì thế, "Bài ca nhà tranh bi gió thu phá" sẽ mãi còn đủ sức lay động niềm trắc ẩn của độc giả cho tới mai sau.

Trời còn đang tối, ngõ làng giăng mắc lớp sương bàng bạc, quanh quất. Một vài nhà đã bắt đầu dậy nấu cơm, ánh lửa bập bùng soi tỏ căn bếp nhỏ. Mùi khói bếp lùa cả vào sương sớm, theo gió nhẹ lan khắp đường làng. Con gà trống nhà ai vỗ cánh cất cao tiếng gáy, lũ bò ậm ò cọ sừng vào thanh gỗ ngăn chuồng. Ngoài đường, rì rầm tiếng nói chuyện của các cô, các bà gánh hàng đi chợ sớm. Ngôi làng bị đánh...
Đọc tiếp
Trời còn đang tối, ngõ làng giăng mắc lớp sương bàng bạc, quanh quất. Một vài nhà đã bắt đầu dậy nấu cơm, ánh lửa bập bùng soi tỏ căn bếp nhỏ. Mùi khói bếp lùa cả vào sương sớm, theo gió nhẹ lan khắp đường làng. Con gà trống nhà ai vỗ cánh cất cao tiếng gáy, lũ bò ậm ò cọ sừng vào thanh gỗ ngăn chuồng. 

Ngoài đường, rì rầm tiếng nói chuyện của các cô, các bà gánh hàng đi chợ sớm. Ngôi làng bị đánh thức bởi những âm thanh ồn ào dội dần về phía chợ quê.

Trong nhà, mẹ đã dậy từ bao giờ. Tiếng lạch xạch vọng lên dưới nhà ngang. Tôi nằm tưởng tượng ra dáng mẹ đang sửa soạn thúng mủng, quang gánh. Năm nào cũng vậy, phiên chợ Tết của mẹ là hai thúng gạo nếp cái hoa vàng mẩy hạt mang đi và khi gánh về là một gánh thực phẩm cho cái Tết đủ đầy. Thực ra, nhà tôi cũng không túng thiếu đến nỗi phải đổi gạo lấy đồ dùng. Nhưng như một thói quen của người làm ruộng, có thúng gạo ngon cũng muốn mang ra chợ để góp thêm hương sắc chợ quê ngày Tết. Đợi mẹ chuẩn bị xong xuôi, tôi rón rén bước ra ngoài hiên. Mẹ cười xòa với thêm chiếc áo ấm cho tôi mặc rồi quẩy gánh, dắt tay đứa con nhỏ lên đường. 

Chợ quê tôi họp một tháng sáu phiên nhưng đông vui nhất vẫn là ngày phiên 28 Tết. Đến phiên chợ, kẻ bán, người mua khắp nơi đổ về đông nghịt. Thóc gạo đất quê có sẵn, vải vóc Ninh Hiệp, lụa tơ tằm Vọng Nguyệt đưa về, tre đan Giới Tế, rau quả Yên Lã mang sang, tranh Đông Hồ bên kia sông cũng kịp góp mặt... Chợ quê ngày này vui như mở hội, dường như ai cũng muốn góp mặt tận hưởng không khí Tết đang về.

Mẹ tôi đặt hai thúng gạo ngay lối cổng phụ vào chợ. Bên cạnh, các bà cũng mang gạo đến bày sẵn từ bao giờ. Một hàng thúng gạo như những bông hoa trắng đều xếp gọn gàng, hấp dẫn những vị khách đi qua. Gạo nếp quê mẩy tròn, nổi tiếng khắp vùng mà giá bao năm không đổi. Người bán mang nhiều hết nhiều, mang ít hết ít, chẳng mấy ai quan tâm, chèo kéo khách vào mua. Vậy mới có chuyện, người ta vẫn kháo nhau nghe, vào phiên chợ năm nào, cô bán gạo đang mải mê kể chuyện nhà cửa “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” với bạn hàng. Có người khách đi qua, hỏi mãi chẳng thấy tiếp lời, đành tự đong hai mèn gạo, bỏ lại vào thúng đúng số tiền cần trả rồi rời đi.

Những đứa trẻ theo bà, theo mẹ đi chợ í ới vẫy nhau. Cả đám nhanh chóng kéo ra chỗ ông lão nặn tò he. Bàn tay ông nhào nặn ra đủ thứ hình thù từ bông hoa hồng, rồng, phượng đến cả ông võ tướng cầm gươm mặt gườm gườm một cách dữ dằn. Ngắm chán, chúng tôi lại hò nhau đi xem người thợ tranh Đông Hồ dọn hàng gần đấy. Trong chợ, hàng tranh Đông Hồ vẫn đông người qua lại nhất. Người dân quê, dù khó khăn đến đâu cũng sẵn lòng mua một bức tranh về treo trong nhà. Có lẽ, trong tâm niệm của họ những hình ảnh “sáng bừng trên giấy điệp” kia sẽ mang đến những hy vọng no ấm, đủ đầy hơn.

Phiên chợ Tết, người dân khắp nơi đổ về mua bán. Những người dân quê quanh năm chỉ biết đến đồng ruộng, lũy tre làng nay gặp gỡ bao người từ nơi khác đến. Đi chợ đôi khi trở thành cái cớ để người ta thăm hỏi nhau. “Tay bắt mặt mừng” khi biết vùng này năm nay làm ăn khấm khá, rồi cũng chau mày trầm ngâm khi biết vùng kia còn vất vả khó khăn. Những lời hỏi thăm, chia sẻ, quan tâm lẫn nhau khiến chợ quê trở nên gần gũi, ấm áp hơn giữa ngày đông lạnh giá.

Trời đã gần về trưa, người chợ về thì ít, người đến mua lại thêm đông. Chuyện quê góp nhặt, mỗi lúc một rôm rả khiến khu chợ ngày càng nhộn nhịp. Lũ trẻ nhỏ xúng xính quần áo mới, tay cầm tò he đứng bên cạnh các bà, các mẹ đang chuẩn bị quẩy gánh ra về. Có đứa trẻ đã đi đến cổng chợ còn vội nhìn lại, hít một hơi thật sâu như muốn giữ cả hương sắc chợ Tết về nhà.

Chỉ ra chất trữ tình biểu hiện trong văn bản trên

0