K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 3 2017

Cơ cấu

Xu hướng chuyển dịch

Ngành kinh tế

- Tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp và xây dựng), giảm tỉ trọng của khu vực I (nông - lâm - níiư nghiệp), khu vực III (dịch vụ) có tỉ trọng khá cao nhưng chưa ổn định.

- Trong nội bộ từng ngành cũng có sự chuyển dịch khá rõ:

+ Ở khu vực I: Xu hướng giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thủy sản. Riêng nông nghiệp (theo nghĩa hẹp), tỉ trọng của ngành trồng trọt giảm, tỉ trọng của ngành chăn nuôi tăng.

+ Ở khu vực II: Ngành công nghiệp chế biến tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác có tỉ trọng giảm. Trong từng ngành công nghiệp, cơ cấu sản phẩm cũng chuyển đổi theo hướng tăng tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và cạnh tranh được về giá cả, giảm các loại sản phẩm chất lượng thấp và trung bình không phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

+ Ở khu vực III: Đã có những bước tăng trưởng: ở một số mặt, nhất là trong lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị. Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ,...

Thành phần kinh tế

- Chuyển biến tích cực, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần trong thời kì Đổi mới.

- Kinh tế Nhà nước tuy có giảm về tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.

- Tỉ trọng kinh tế tư nhân có xu hướng tăng thể và kinh tế tập lại có xu hướng giảm.

- Tỉ trọng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh.

Lãnh thổ kinh tế

- Hìnhthành các vùng động lực phát triển kinh vùng chuyên canh và các khu công nghiệp tận trung, khu chế xuất có quy mô lớn.

- Hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm :

Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

31 tháng 3 2017

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu

Xu hướng chuyển dịch

Ngành kinh tế

– Tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp và xây dựng), giảm tỉ trọng của khu vực I (nông – lâm – ngư nghiệp), khu vực III (dịch vụ) có tỉ trọng khá cao nhưng chưa ổn định.

– Trong nội bộ từng ngành cũng có sự chuyển dịch khá rõ:

+ Ở khu vực I: Xu hướng giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thủy sản. Riêng nông nghiệp (theo nghĩa hẹp), tỉ trọng của ngành trồng trọt giảm, tỉ trọng của ngành chăn nuôi tăng.

+ Ở khu vực II: Ngành công nghiệp chế biến tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác có tỉ trọng giảm. Trong từng ngành công nghiệp, cơ cấu sản phẩm cũng chuyển đổi theo hướng tăng tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và cạnh tranh được về giá cả, giảm các loại sản phẩm chất lượng thấp và trung bình không phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

+ Ở khu vực III: Đã có những bước tăng trưởng: ở một số mặt, nhất là trong lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị. Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ,…

Thành phần kinh tế

– Chuyển biến tích cực, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần trong thời kì Đổi mới.

– Kinh tế Nhà nước tuy có giảm về tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.

– Tỉ trọng kinh tế tư nhân có xu hướng tăng thể và kinh tế tập lại có xu hướng giảm.

– Tỉ trọng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh.

Lãnh thổ kinh tế

– Hình thành các vùng động lực phát triển kinh vùng chuyên canh và các khu công nghiệp tận trung, khu chế xuất có quy mô lớn.

– Hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm : Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

3 tháng 2 2017

Tên đai cao

Độ cao

Đặc điểm khí hậu

Các hệ sinh thái chính

 
Đai nhiệt đới gió mùa chân núi Dưới 600- 700 m - Khí hậu nhiệt đới. Tổng nhiệt độ năm trên 7500°C, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 25oC). Độ ẩm thay đổi tuỳ nơi, từ khô, hơi khô, hơi ẩm đến ẩm.

- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.

- Các hệ sinh thái rùng nhiệt đới gió mùa: rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng thưa nhiệt đới khô. Các hệ sinhh thái phát triển trên các loại thổ nhưỡng đặc biệt (hệ sinh thái rừng nhiệt đới thường xanh trên đá vôi, hệ sinh thái rừng lá rộng thuờng xanh ngập mặn trên đất mặn, đất phèn ven biển, hệ sinh thái xavan, cây bụi gai nhiệt đới khô trên đất cát, đất thoái hoá vùng khô hạn).

Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi Từ 600 - 700 m đến 2.600 m Khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 20oC, tổng nhiệt độ năm trên 4.500oC, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng. Từ 600 - 700 m dến 1.600 - 1.700m, các hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim phát triển trên dất feralit có mùn. Trên 1.600 - 1.700m, rừng phát triển kém, đơn giản về thành phần loài.
Đai ôn đới gió mùa trên núi Từ 2.600 m trở lên (chỉ có ở miền Bắc) Khí hậu có tính chất khí hậu ôn đới, tổng nhiệt độ năm dưới 4.500oC, quanh năm nhiệt độ dưới 15oC, mùa đông xuống dưới 5oC. Hệ sinh thái rừng ôn đới (thực vật: Đỗ quyên, Lãnh sam, Thiết sam).
4 tháng 11 2018

XU HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

Cơ cấu Xu hướng chuyển dịch
Ngành kinh tế

- Hướng chuyển dịch: tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp và xây dựng), giảm tỉ trọng của khu vực I (nông - lâm - thuỷ sản), tỉ trọng của khu vực III (dịch vụ) tuy chưa ổn định nhưng nhìn chung là chuyển biến tích cực.

 

- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành khá rõ

   + Ở khu vực I: Xu hướng là giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thuỷ sản. Trong nông nghiệp (theo nghĩa hẹp), tỉ trọng của ngành trồng trọt giảm, tỉ trọng của ngành chăn nuôi tăng.

   + Ở khu vục II: Công nghiệp đang có xu hướng chuyển đổi cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hoá sản phẩm để phù hợp hơn với yêu cầu của thị trường và tăng hiệu quả đầu tư. Ngành công nghiệp chế biến có tỉ trọng tăng, công nghiệp khai mỏ có tỉ trọng giảm. Trong từng ngành công nghiệp, cơ cấu sản phẩm cũng chuyển đổi theo hướng tăng tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và cạnh tranh được về giá cả, giảm các loại sản phẩm chất lượng thấp và trung bình không phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

   + Ở khu vực III: Đã có những bước tăng trưởng, nhất là trong lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị. Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như: viễn thông, chuyển giao công nghệ, tư vấn đầu tư…

Thành phần kinh tế

- Kinh tế nhà nước tuy có giảm về tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chù đạo trong nền kinh tế.

- Tỉ trọng của kinh tế ngoài Nhà nước ngày càng tăng.

Lãnh thổ kinh tế

- Tỉ trọng của các vùng trong giá trị sản xuất cả nước có nhiều biến động.

- Các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh và các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn đã được hình thành.

- Ba vùng kinh tế trọng điểm: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam được hình thành.

18 tháng 7 2017

Đáp án: C

Giải thích:

- Dấu hiệu nhận biết: Bạn sẽ sử dụng biểu đồ tròn khi đề yêu cầu vẽ biểu đồ mô tả cơ cấu, tỉ lệ các thành phần trong một tổng thể. Để ý xem đề ra cho nhiều thành phần để thể hiện trong 1 hoặc 2 mốc năm thì phải lựa chọn biểu đồ tròn nhé. Hãy luôn nhớ chọn biểu đồ tròn khi “ít năm, nhiều thành phần”.

- Căn cứ vào yêu cầu biểu đồ: cơ cấu lao động và mốc năm (2 mốc năm – 2000 và 2013).

Như vậy, biểu đồ tròn là thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế của nước ta năm 2000 và năm 2013.

2 tháng 9 2019

Gợi ý làm bài

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất hàng hoá phân theo nhóm hàng của nước ta, năm 1999 và năm 2011

b) Nhận xét và giải thích

-    Nước ta xuất khẩu chủ yếu là hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, vì đây chính là thế mạnh của nước ta dựa trên lợi thế về của nguyên liệu và nguồn lao động.

-    Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm tỉ lệ khá cao, chủ yếu là do xuất khẩu các loại khoáng sản.

-    Hàng nông, lâm, thuỷ sản năm 1999 chiếm ưu thế nhưng đến năm 2011 giảm tỉ trọng nhiều vì nông, lâm, thuỷ sản đem lại lợi nhuận thấp, lại chịu ảnh hưởng của thiên tai.

14 tháng 11 2019

Gợi ý làm bài

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế ở nước ta, giai đoạn 1990 – 2010

- Vẽ: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 1990-2010

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Cơ cấu các khu vực kinh tế có sự chuyển biến rõ rệt.

- Tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp giảm (dẫn chứng). Tỉ trọng công nghiệp - xây dựng tăng (dẫn chứng). Tỉ trọng dịch vụ nhiều biến dộng (dẫn chứng).

* Giải thích

- Theo xu thế chung của thế giới.

- Do công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta đạt nhiều thành tựu.

- Do chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

4 tháng 9 2018

Hướng dẫn: Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài => Biểu đồ miền là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu dân số Việt Nam theo thành thị và nông thôn, giai đoạn 2000 – 2014.

Chọn: D.

27 tháng 9 2019

Hướng dẫn: Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài => Biểu đồ miền là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu dân số Việt Nam theo thành thị và nông thôn, giai đoạn 2000 - 2014.

Chọn: D.

20 tháng 1 2017

a) Vẽ biếu đồ

- Xử lí số liệu:

Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta, giai đoạn 1990 - 2012

(Đơn vị: %)

- Vẽ:

Biếu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành nước ta thời kì 1990- 2012

b) Nhận xét vả giải thích

* Nhận xét: Thời kì 1990 - 2012

- Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng cao nhất, tiếp đến là chăn nuôi và thấp nhất là dịch vụ nông nghiệp (dẫn chứng).

- Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp có sự thay đối theo hướng: tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt và dịch vụ (dẫn chứng).

- Sự thay đổi cơ cấu khác nhau theo thời gian (dẫn chứng).

* Giải thích:

- Ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng lớn nhất do đây là ngành truyền thống, có nhiều thuận lợi về nguồn lực để phát triển, nhu cầu lớn ở trong nước và xuất khẩu.

- Sự thay đổi cơ cấu theo hướng như trên phù hợp với xu thế phát triển chung là đa dạng hoá cơ cấu ngành nông nghiệp. Riêng dịch vụ có tỉ trọng chưa ổn định vì nông nghiệp nước ta đang có sự chuyển biến từ sản xuất tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá.

- Giai đoạn sau cơ cấu chuyển dịch mạnh hơn do các lợi thế về chăn nuôi đã được phát huy và sự tác động của yếu tố thị trường,...