K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 5 2021

Bạn tham khảo nhé:

XD là nhà thơ của tình yeu và tuổi trẻ, là " ônh=g hoàng của thi ca tình yêu'. Trước Cách mạng, XD nổi tiếng với 2 tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió> Chinha hai tập thơ ấy đã khiến XD trở thành " nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới". Bài thơ " VVọi vàng: nằm trong tập Thơ thơ là bài thơ tiêu biểu cho nhnậ định này của Hoài Thanh

Như Hoài Thanh đã nhận xét “Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”. Ông đã đem đến cho thơ ca đương thời một luồng gió mới với quan điểm sống mới mẻ đầy sáng tạo, về tình yêu, về sắc xuân, về tuổi trẻ. Xuân Diệu lo sợ ám ảnh về thời gian.

“Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi”

Ông đã xưng “Tôi” thay cho “Ta và ta”. Trong lối viết thơ cũ, luôn bị gò bó về câu chữ, người viết không được xưng danh hay chỉ “Tôi”. Thơ ông  thể hiện nỗi khát khao được sống, tham lam tranh giành tuổi trẻ với thời gian. Vì thời gian qua mau nên ông nghĩ hãy sống hết mình với tuổi trẻ. Xuân Diệu đã sáng tác ra bài thơ Vội Vàng để thể hiện khát vọng của mình.

“Thà một chút huy hoàng rồi vụt tắt

Còn hơn buồn le lói  suốt trăm năm”

Từng câu, từng chữ của Xuân Diệu thể hiện rõ niềm khát khao với cuộc sống; yêu đời và ham muốn cuồng nhiệt. “Hỡi Xuân Hồng ta muốn cắn vào ngươi”. Thơ ông luôn có những từ nghữ sáng tạo, giọng điệu say mê, sôi nổi thể hiện rõ mạch cảm xúc ngôn từ, hình ảnh thơ.

“Ta đắm say cùng Xuân Diệu”

Thơ ca của ông luôn đằm thắm, ru người đọc bằng giọng đầy thắm thía, khiến người đọc như đắm chìm sâu vào từng câu từng chữ.

“Ta muốn ôm cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Ta muốn………………………………………………….”

“Ta muốn” điệp từ lặp lại liên tục thể hiện niềm khát khao với cuộc sống luôn thay đổi, chạy đua từng ngày, thời gian như quá tham lam nên cứ trôi nhanh trôi mãi không ngừng, không chờ đợi bất kỳ một ai, muốn trân trọng cuộc sống này.

“Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”

Thời gian có thể tuần hoàn nhưng tuổi trẻ thì chẳng thể nào trở lại vì vậy chúng ta đừng ngại ngùng, đừng sợ sệt, hãy sống với niềm yêu thích, hãy sống tất cả và làm những điều mình mong muốn.

“Anh bảo em xích lại thêm chút nữa

Như thế vẫn còn là xa lắm”

Ông luôn bày tỏ thể hiện rõ tình yêu của mình khao khát được hòa nhập với người mình yêu, khao khát đắm say với tình yêu mãnh liệt.

Thơ ca đương đại luôn tuân thủ nhiều niêm luật, nội dung và hình thức bị gò bó, phải nói về đất nước, lòng yêu quê hương đất nước…theo một lối quy cũ, không phá cách. Nhưng Xuân Diệu đã đem lại cho thơ đương đại một cái nhìn nhận mới về câu từ, so với các nhà thơ mới khác, thể hiện rõ quan niệm sống, tình yêu khát khao với cuộc đời này. “Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong tình trường cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng cùng với Hàn Mạc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn rồi trở về hồn ta cung Huy Cận.”

Xuân Diệu đã thể hiện rõ phong cách của riêng mình, một phong cách lạ, độc đáo nhưng trữ tình, đặc biệt khác hẳn so với những nhà thơ mới khác, ông chính là nỗi ám ảnh  về thời gian của thơ ca đương đại. Ông là niềm tự hào, sự cháy bỏng sống hết mình mà chúng ta cần học hỏi. Hãy cứ yêu và sống hết với cuộc đời mình, để mai này không phải luyến tiếc, hối hận vì ngày hôm qua chúng ta chưa làm được.

8 tháng 5 2021

Bạn tham khảo nhé !

.MB: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm

       - Nêu nhận định của Hoài Thanh

II.TB

 1. Giaỉ thích

  - Thơ mới; là trào lưu văn học xuất hiện từ năm 1932-1945, thoát khỏi hệ thống thi pháp của văn học trung đai, mang ý thức hệ tư sản và quan điểm nghệ thuât vị nghệ thuật, diễn đạt cách cảm nhận thế giới bằng hình thức mới, cảm nhận mới, thể hiện sâu sắc cảm xúc mới, giọng điệu mới của tầng lớp trí thức Tây học

- Phải đén Xuân Diệu cái tôi các nhân mới được bôvj lộ 1 ccahs đầy đủ nhất,nhiệt thành nhất, nghệ thuật diến đạt về thế giới đạt đến độ hiện đại nhất, cách tân nhất " xuân diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới"

 - Xuân Diệu có nhiều cách tân về nội dung và nghệ thuật thơ.
- Xuân Diệu có nhiều sáng tạo đem đến cho thơ ca nguồn cảm xúc mới, quan niệm sống mới.

 2. Bình luận

   * Mới về nội dung

 - Cái nhìn nghệ thuật mớ mẻ

  + Con người là trung tâm của thế giới

  + con người cá nhân ham sống, ham yếu và được khẳng định mạnh mẽ, nồng nhiệt 

- Nhìn thế giới trong sự vận động, đổi thay nên XD luôn vội vàng, cảm giác thời gian trôi đi quá mau, không còn kiểu an nhiên tự tại như thi sĩ xưa

- Cái nhìn hướng về hiện tại, lấy hiện tại làm lí tưởng thẩm mĩ

- Thoát khỏi hệ thống ước lệ mang tính thi pháp ước lệ cổ điển, lần đầu tiên XD nhìn con người uộc sống bằng cặp mắt xanh non biếc rờn

* Về NT

  - Thể thơ 7 chữ nhưng mở rộng kéo dãn, thay đổi hình dáng câu thơư

3. Chứng minh qua " Vội vàng"

 - Khổ thơ đầu: Ước mơ kì lạ muốn tắt nắng buộc gió, khẳng định một cái tôi mạnh mẽ khác người.
- Khổ thơ thứ hai: Những hình ảnh thể hiện sự sống, vẻ đẹp của thiên nhiên mùa xuân trong cảm nhận của XD rất khác biệt: đó là thiên đường trên mặt đất.
- Khổ thơ thứ ba: Quan niệm về thời gian tuổi trẻ và tình yêu của con người đối lập với thời gian tuyến tính, tuần hoàn của thiên nhiên. Ý thức về sự hữu hạn, ngắn ngủi của cuộc đời, của tuổi trẻ.
- Khổ thơ cuối: Lời giục giã hãy sống vội vàng

4. Bình luận

-  Nhận xét của Hoài Thanh về Xuân Diệu là hoàn toàn đúng đắn. Khẳng định vị trí đặc biệt của nhà thơ Xuân Diệu trên thi đàn VHVN hiện đại.

III.KB: Khẳng định lại nhận định và giá trị cũng như những đóng góp của Xuân Diệu đới với văn học nước nhà

* bài làm tham khảo

XD là nhà thơ của tình yeu và tuổi trẻ, là " ônh=g hoàng của thi ca tình yêu'. Trước Cách mạng, XD nổi tiếng với 2 tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió> Chinha hai tập thơ ấy đã khiến XD trở thành " nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới". Bài thơ " VVọi vàng: nằm trong tập Thơ thơ là bài thơ tiêu biểu cho nhnậ định này của Hoài Thanh

Như Hoài Thanh đã nhận xét “Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”. Ông đã đem đến cho thơ ca đương thời một luồng gió mới với quan điểm sống mới mẻ đầy sáng tạo, về tình yêu, về sắc xuân, về tuổi trẻ. Xuân Diệu lo sợ ám ảnh về thời gian.

“Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi”

Ông đã xưng “Tôi” thay cho “Ta và ta”. Trong lối viết thơ cũ, luôn bị gò bó về câu chữ, người viết không được xưng danh hay chỉ “Tôi”. Thơ ông  thể hiện nỗi khát khao được sống, tham lam tranh giành tuổi trẻ với thời gian. Vì thời gian qua mau nên ông nghĩ hãy sống hết mình với tuổi trẻ. Xuân Diệu đã sáng tác ra bài thơ Vội Vàng để thể hiện khát vọng của mình.

“Thà một chút huy hoàng rồi vụt tắt

Còn hơn buồn le lói  suốt trăm năm”

Từng câu, từng chữ của Xuân Diệu thể hiện rõ niềm khát khao với cuộc sống; yêu đời và ham muốn cuồng nhiệt. “Hỡi Xuân Hồng ta muốn cắn vào ngươi”. Thơ ông luôn có những từ nghữ sáng tạo, giọng điệu say mê, sôi nổi thể hiện rõ mạch cảm xúc ngôn từ, hình ảnh thơ.

“Ta đắm say cùng Xuân Diệu”

Thơ ca của ông luôn đằm thắm, ru người đọc bằng giọng đầy thắm thía, khiến người đọc như đắm chìm sâu vào từng câu từng chữ.

“Ta muốn ôm cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Ta muốn………………………………………………….”

“Ta muốn” điệp từ lặp lại liên tục thể hiện niềm khát khao với cuộc sống luôn thay đổi, chạy đua từng ngày, thời gian như quá tham lam nên cứ trôi nhanh trôi mãi không ngừng, không chờ đợi bất kỳ một ai, muốn trân trọng cuộc sống này.

“Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”

Thời gian có thể tuần hoàn nhưng tuổi trẻ thì chẳng thể nào trở lại vì vậy chúng ta đừng ngại ngùng, đừng sợ sệt, hãy sống với niềm yêu thích, hãy sống tất cả và làm những điều mình mong muốn.

“Anh bảo em xích lại thêm chút nữa

Như thế vẫn còn là xa lắm”

Ông luôn bày tỏ thể hiện rõ tình yêu của mình khao khát được hòa nhập với người mình yêu, khao khát đắm say với tình yêu mãnh liệt.

Thơ ca đương đại luôn tuân thủ nhiều niêm luật, nội dung và hình thức bị gò bó, phải nói về đất nước, lòng yêu quê hương đất nước…theo một lối quy cũ, không phá cách. Nhưng Xuân Diệu đã đem lại cho thơ đương đại một cái nhìn nhận mới về câu từ, so với các nhà thơ mới khác, thể hiện rõ quan niệm sống, tình yêu khát khao với cuộc đời này. “Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong tình trường cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng cùng với Hàn Mạc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn rồi trở về hồn ta cung Huy Cận.”

Xuân Diệu đã thể hiện rõ phong cách của riêng mình, một phong cách lạ, độc đáo nhưng trữ tình, đặc biệt khác hẳn so với những nhà thơ mới khác, ông chính là nỗi ám ảnh  về thời gian của thơ ca đương đại. Ông là niềm tự hào, sự cháy bỏng sống hết mình mà chúng ta cần học hỏi. Hãy cứ yêu và sống hết với cuộc đời mình, để mai này không phải luyến tiếc, hối hận vì ngày hôm qua chúng ta chưa làm được.

31 tháng 8 2023

Tuổi thanh xuân là khoảng thời gian đáng nhớ trong cuộc đời mỗi người. Đó là thời gian chúng ta trải qua những kỷ niệm đáng nhớ, hình thành những mối quan hệ bạn bè thân thiết và trải nghiệm những thử thách và học hỏi từ trường lớp.

Trường lớp là nơi chúng ta gặp gỡ và hòa mình vào một cộng đồng học tập. Ở trường, chúng ta không chỉ học kiến thức mà còn học cách sống và làm việc cùng nhau. Bạn bè trong lớp trở thành những người bạn đồng hành, chia sẻ niềm vui và nỗi buồn, cùng nhau trải qua những kỷ niệm đáng nhớ.

Tuổi thanh xuân cũng là thời điểm chúng ta khám phá bản thân và xác định ước mơ, mục tiêu trong cuộc sống. Chúng ta trải qua những thử thách và khó khăn, nhưng cũng có những niềm vui và thành công. Qua những trải nghiệm này, chúng ta học cách trưởng thành và tự tin hơn trong bản thân.

Trong tuổi thanh xuân, chúng ta cũng cần biết cân nhắc và định hình giá trị của mình. Đó là thời gian để chúng ta học cách đánh giá và lựa chọn những giá trị đúng đắn, đồng thời tôn trọng và chia sẻ giá trị đó với mọi người xung quanh.

Với tình yêu và sự hỗ trợ từ bạn bè, cùng với sự hướng dẫn của thầy cô giáo, tuổi thanh xuân trở thành một giai đoạn quan trọng trong cuộc sống. Hãy tận hưởng và trân trọng những khoảnh khắc đáng nhớ này, vì chúng sẽ là nền tảng cho sự phát triển và thành công trong tương lai.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Những bài thơ viết về đề tài mùa thu: Sang thu – Hữu Thỉnh, Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến, Gió thu – Tản Đà, Tiếng thu – Lưu Trọng Lư, Tức cảnh chiều thu – Bà Huyện Thanh Quan,...

- Cảm xúc về mùa thu: Bốn mùa trong năm, có lẽ mùa thu là khoảng thời gian mà gợi cho con người nhiều cảm xúc khó tả.Đấy là mùa của lá vàng rơi và những đám mây trắng trôi lững lờ trên nền trời trong xanh.Mùa của tuổi thơ với tiếng cười vui nhộn bên chiếc lồng đèn ông sao, cá chép đỏ hồng.Làm sao quên, buổi tựu trường bắt đầu năm học mới, chúng ta đi trong ánh nắng mùa thu.Mẹ dẫn con bước qua cánh cổng trường để bước vào “Thế giới diệu kì”. Không như mùa xuân tươi thắm, mùa hạ rộn ràng, tưng bừng, mùa thu mang vẻ đẹp dịu dàng, êm đềm thơ mộng. Ôi, cảm ơn mùa thu mát mẻ gợi trong lòng người cảm giác bình yên giữa nhịp sống ồn ào hối hả.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Người có chí anh hùng là người có chí lớn ở bốn phương, tung hoành giữa trời đất, ra sức phò vua giúp nước, giúp đời. Ngoài ra còn phải đem tài năng của mình thi thố với thiên hạ, làm nên công danh sự nghiệp, để lại tấm lòng son trong sử sách.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Đọc hiểu bài thơ:

+ Đề tài: tình yêu.

+ Chủ đề: mượn hình tượng sóng để diễn tả hình tượng tình yêu của con người.

+ Nhân vật trữ tình: người con gái đang yêu, là sự hóa thân của cái tôi trữ tình.

+ Thể thơ: thơ năm chữ

+ Nhịp điệu bài thơ Sóng: câu thơ được ngắt nhịp linh hoạt, mô phỏng cái đa dạng của nhịp sóng: 2/3; 3/1/1; 3/2.

+ Các biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ, đối, ẩn dụ.

+ Thông điệp bài thơ: Dù tình duyên trắc trở thì hãy vẫn mạnh mẽ và vẫn khát khao như Xuân Quỳnh để đến được bến bờ tình yêu.

- Tác giả Xuân Quỳnh: (1942 – 1988) tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh.

+ Quê quán xã La Khê, thị xã Hà Đông, Tỉnh Hà Đông, nay thuộc Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội. Bà là một trong những nhà thơ nữ Việt Nam với nhiều những tác phẩm thơ nổi tiếng và được nhiều người biết đến. 

+ Xuân Quỳnh được xem là một trong nữ thi sĩ nổi tiếng với nhiều những bài thơ đã đi vào lòng của biết bao nhiêu thế hệ như: Thuyền và Biển, Sóng, Tiếng gà trưa, Thơ tình cuối mùa thu,…

+ Nhà thơ đã được nhà nước phong tặng Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh về những thành tựu bà đã làm cho nền văn học của nước nhà.
- Hoàn cảnh sáng tác bài Sóng: được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi công tác vùng biển Diêm Điền. Trước khi Sóng ra đời, Xuân Quỳnh đã phải nếm trải những đổ vỡ trong tình yêu. Đây là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ và phong cách thơ Xuân Quỳnh. Tác phẩm được in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).

31 tháng 1 2021

Tham khảo: ??

 

I. Mở bài:

Giới thiệu khái quát về tác giả Hàn Mặc TửGiới thiệu khái quát về bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ"

"Đây thôn Vĩ Đã" là một bài thơ ấn tượng của Hàn Mặc Tử được ông viết năm 1938, lấy cảm hứng từ mối tình với Hoàng Cúc - cô gái thôn quê Vĩ Dạ đoan trang, truyền thống. Với cảm xúc dạt dào, chân thành và cái tài làm thơ được gửi gắm khéo léo, Hàn Mặc Tử cùng tác phẩm đã tạo được nhiều dấu ấn đẹp đẽ trong trái tim biết bao con người yêu văn, say thơ từ thuở đó đến bây giờ.

II. Thân bài:

1. Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm:

a. Tác giả:

Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, các bút danh là Hàn Mặc Tử, Phong Trần, Lệ Thanh.Qua ông ở Đồng Hới, Quảng Bình. Gia đình viên chức nghèo, theo Đạo Thiên chúa.Năm 1940, ông mất ở Tuy Hoà khi mới 28 tuổi.Cuộc đời Hàn Mặc Tử bất hạnh khi ông mắc bệnh hiểm nghèo giữa tuổi thanh xuân, cuộc đời ông ngắn ngủi, chết trong cô đơn ở trại phong Tuy Hoà.Về con người, Hàn Mặc Tử với thân xác bị phá hủy bởi bệnh tật đến tàn tạ, thống khổ nhưng tâm hồn lại khao khát hướng về con người, cuộc đời.Sáng tác của Hàn Mặc Tử mang hai tiếng nói chính là tiếng nói của máu cuồng và hồn điên tạo nên sự kỳ dị, ma quái và tiếng nói của yêu thương, khao khát tạo nên nét trong trẻo, thanh khiết.

b. Tác phẩm:

In trong tập "Thơ điên", sau đổi tên thành "Đau thương".Sáng tác năm 1938, khi Hàn Mặc Tử mắc bệnh hiểm nghèo sống cách ly để chữa bệnh. Ông lấy cảm hứng từ mối tình của Hoàng Cúc - một cô gái thôn quê Vĩ Dạ đoan trang, truyền thống.

2. Phân tích tác phẩm:

a. Khổ 1:

Câu hỏi tu từ "Sao anh không về chơi thôn Vĩ" là một câu hỏi đa sắc điệu, giống như lời hờn trách nhẹ nhàng hay lời mời mọc tha thiết.Hai chữ "không về" là một uẩn khúc bởi "không về" chứ không phải "chưa về" vì "chưa về" còn mở ra cơ hội còn "không về" là khao khát nhưng không về được.chữ "anh" trong câu thơ gợi ta hiểu nhân vật đang tự phân thân hỏi chính mình, đang khao khát trở về Vĩ Dạ.Cụm từ "nắng hàng cau" gợi hình ảnh những tia nắng đầu tiên của ngày mới chiếu qua thân cau cao vút, thẳng tắp, phát ra ánh lung linh, tinh khôi. "Nắng mới lên" một lần nữa nhấn mạnh đấy là nắng sớm, thứ ánh nắng thiếu nữ vừa rạng rỡ vừa trong trẻo, điệp từ "nắng" đã gợi nên vẻ đẹp thanh khiết của ánh sáng.Từ "mướt" là nhãn tự câu thơ, ánh lên vẻ đẹp mượt mà, óng ả của khu vườn với cây lá xanh non tràn đầy sức sống. Hình ảnh so sánh "xanh như ngọc" đã gợi ra sắc xanh ngời lên trong vẻ đẹp lộng lẫy, cao sang. Nếu hai câu trên điệp hai lần từ "nắng" thì đến hai câu này nhà thơ hai lần nhấn vào sắc xanh. Thi sĩ không tả màu mà gợi sắc, từ "mướt quá" đã tột cùng hoá vẻ đẹp thôn Vĩ, làm bật lên vẻ đẹp thanh tân của khu vườn,.đó là ngôn ngữ của những cảm xúc, ấn tượng, của niềm tha thiết ngắm nhìn thôn Vĩ.Sắc diện con người hiện lên với mặt chữ điền cân đối hài hòa, "lá trúc che ngang mặt chữ điền" gợi ra vẻ đẹp thanh thoát, nhẹ nhàng, đậm chất Huế vì nó hiện lên thấp thoáng, ẩn hiện sau cành lá trúc che ngang. Thủ pháp cách điệu hóa làm cho con người hiện ra giữa vườn thôn Vĩ trong vẻ đẹp thanh tú.Bức tranh thôn Vĩ trong hoài niệm của tác giả hiện ra mang vẻ đẹp tươi sáng với nắng thanh khiết, vườn thanh tân, người thanh tú, tất cả gợi lên một vẻ đẹp thánh thiện. Với Hàn Mặc Tử, hình ảnh khu vườn là hình ảnh thực mang màu sắc tượng trưng, khu vườn mơ ước, là hiện thân của cái đẹp thánh thiện, quý phái mà nhà thơ khao khát hướng tới.

b. Khổ 2:

Hình ảnh thơ mang tính chất siêu thực, nhà thơ phá vỡ logic hiện thực: gió thổi, mây bay, ngắt nhịp thơ từ câu có nhịp 4/3 chia thành nhiều câu nhỏ.Nhân hoá: gieo nỗi buồn vào lòng sông, biến dòng sông ngoại cảnh thành dòng chảy tâm trạng.Cảnh ở đây không còn là cảnh thực mà thấm đẫm tâm trạng, cảm xúc. Đặt vào hoàn cảnh sáng tác, mặc cảm chia lìa bắt nguồn từ cảnh ngộ riêng của nhân vật trữ tình, tâm hồn tràn đầy khao khát mà sức sống cạn kiệt dần.Câu hỏi tu từ "Thuyền ai đâu bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay?": cảnh chuyển từ hư thực thành mộng ảo, hình ảnh một con thuyền chở đầy trăng trôi trên dòng sông trăng về một bến trăng xa xôi nào đó, thuyền ở đây là "thuyền ai" gợi sự mơ hồ, xa cách. Hình ảnh "bến sông trăng" như thuộc về một cõi khác chứ không phải bến trần gian trong đời thực, cả không gian tràn ngập ánh trăng, cái thực cái ảo đồng điệu, vừa gần gũi vừa xa vời, tất cả đều lung linh như ánh trăng, ánh sáng của tình yêu và cái đẹp hiện diện như một điểm tựa an ủi, cứu rỗi, một khao khao khát không thể đạt được.Câu hỏi tu từ "Có chở trăng về kịp tối nay?" vọng lên khắc khoải, da diết như một bức thông điệp về một kiếp sống ngắn ngủi, thể hiện tâm trạng mong ngóng và âu lo, dường như dòng sông ở đây là dòng đời phiêu tàn còn con thuyền là tình yêu xa xôi và bến trăng là bến bờ hạnh phúc hư ảo.

c. Khổ 3:

Các từ "sương khói", "đường xa" gợi ra không gian huyền hoặc bất định, đọng lại chỉ là một vùng sương khói hư ảo, hình ảnh con người xa dần mờ dần rồi trở thành hư ảnh trong cảm nhận của nhân vật trữ tình.Đầu tiên nhà thơ nói "khách đường xa" - con người có thật nhưng xa xôi rồi đến "em" - "áo trắng": hư-thực và chập chờn, cuối cùng là "nhân ảnh"- con người hiện diện như một ảo ảnh xa mờ.Câu hỏi tu từ kết thúc bài "Ai biết tình ai có đậm đà?" đượm nỗi hoài nghi, đại từ phiếm chỉ "ai" được sử dụng rất tài tình gợi ra hình ảnh thơ đa nghĩa với những cách diễn giải khác nhau: "ai" ở đây có thể là giai nhân, là con người hoặc cũng có thể là cõi đời đang hiện diện ngoài kia mà nhà thơ không thể nào đến gần, cảm nhận và nắm bắt. "Tình ai" có thể hiểu là tình yêu, rộng hơn là tình đời, tình người đối với thi nhân, giờ đều trở nên huyền hoặc, khó xác định.

III. Kết bài:

Khẳng định lại giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật.

"Đây thôn Vĩ Dạ" là một bức tranh đẹp về một miền quê của đất nước đồng thời là tấm lòng tha thiết của nhà thơ đối với cuộc sống con người .Ngôn ngữ sử dụng trong bài trong sáng, tinh tế và đa thanh. Hình ảnh thơ gợi cảm, sinh động, đậm màu sắc tượng trưng siêu thực. Cấu trúc ba câu hỏi ở ba khổ thơ gợi cảm xúc đi từ khao khát đến phấp phỏng, âu lo, từ hi vọng đến hoài nghi, xót xa, mỗi câu hỏi trong khổ thơ như gõ vào cánh cửa cuộc đời thể hiện niềm thiết tha với cuộc sống ở tác giả.

31 tháng 1 2021

Đây là bạn phân tích bài thơ rồi, còn câu mìng hỏi là lấy bài thơ để chứng minh cho câu nhận định đó á :v

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:Hôm nay là ngày đầu tiên thầy giáo mới vào dạy môn Toán . Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra đầu năm . Cả lớp ngạc nhiên khi thầy phát cho ba loại đề khác nhau rồi nói :- Đề thứ nhất gồm những câu hỏi vừa dễ vừa khó , nếu làm hết các em sẽ được điểm 10 . Đề thứ hai có số điểm cao nhất là 8 với những câu hỏi tương...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Hôm nay là ngày đầu tiên thầy giáo mới vào dạy môn Toán . Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra đầu năm . Cả lớp ngạc nhiên khi thầy phát cho ba loại đề khác nhau rồi nói :

- Đề thứ nhất gồm những câu hỏi vừa dễ vừa khó , nếu làm hết các em sẽ được điểm 10 . Đề thứ hai có số điểm cao nhất là 8 với những câu hỏi tương đối dễ . Đề thứ ba có số điểm tối đa là 6 với những câu hỏi rất dễ . Các em được quyền chọn đề cho mình .

Thầy chỉ cho làm bài trong 15 phút nên ai cũng chọn đề thứ 2 cho chắc ăn .

Một tuần sau, thầy trả bài kiểm tra . Cả lớp lại càng ngạc nhiên hơn khi biết ai chọn đề nào thì được tổng số điểm của đề đó , bất kể làm đúng hay sai . Lớp trưởng hỏi thầy :

- Thưa thầy tại sao lại như thế a.?

Thầy cười nghiêm nghị trả lời :

- Với bài kiểm tra này thầy chỉ muốn thử thách ...

   ( Trích “ Hạt giống tâm hồn” )

Bài kiểm tra kì lạ của người thầy trong câu chuyện trên đã dạy cho chúng ta bài học gì ? Trình bày suy nghĩ bằng một đoạn văn ( 7 - 10 dòng )

1
8 tháng 10 2019

Bài kiểm tra kì lạ của thầy đã dạy cho chúng ta một bài học : “ Có những việc thoạt nhìn tưởng như rất khó khăn nên dễ làm chúng ta nản chí , không tin là mình có thể làm được . Nhưng nếu không tự tin đối đầu với thử thách thì chúng ta chẳng biết khả năng của mình đến đâu và cũng khó vươn tới đỉnh cao của sự thành công . Vì thế mỗi chúng ta cần rèn luyện cho mình sự tự tin để chiến thắng chính mình, vững vàng trước khó khăn thử thách , trưởng thành hơn trong cuộc sống và vươn tới thành công.