K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 9 2020

\(33=33\)

33 là số tự nhiên (N) có 2 chữ số chia hết cho 11,1,33

21 tháng 10 2018

Tôi làm nghề đánh cá ở ven biển này đã lâu, nhưng cuộc sống nghèo lắm. Cho đến nay đã già mà gia tài chỉ là ngôi nhà nát, đô dùng cũ kĩ.

Một hôm tôi ra biển đánh cá, kéo lưới mãi mà không được gì. Lần đầu được ít bùn, rác, lần thứ hai được ít rong biển, lần thứ ba được con cá vàng nhỏ bé, nó xin tha mạng và hứa muốn gì nó sẽ cho. Tôi bảo: “Trời phù hộ cho ngươi, ra bể mà vẫy vùng”, rồi thả con cá xuống biển.

Tôi 'về nhà kể lại chưyện đó cho mụ vợ tôi thì mụ lồng lên, chửi mắng tôi thậm tệ: “Sao ngu thê, sao lại không xin gì, ít ra thì cũng xin một cái máng mới, không thấy cái máng cho lợn ăn nhà ta đã nát rồi sao?”

Bực mình, tôi đi ra biển, gọi cá vàng lên xin một cái máng lợn. Cá hứa cho và bơi đi.

Tôi về nhà thì thấy cái máng mới. Tưởng mụ vợ vui mùng, ai ngờ mụ thấy

Tôi thì chửi liền: “Ông vẫn ngu quá, đã xin được thì> xin luôn cái nhà mới cho rộng rãi, tội gì chui rúc mãi vào cái nhà nát này! Đi mau, đi mà xin nhà”.

Tôi lại cặm cụi ra biển, gọi cá vàng lên và nói nguyện vọng của mụ vợ tôi. Cá vảng bảo tôi hãy yên tâm, rồi lặn mất.

Tôi vừa về đến nhà thì một ngôi nhà mới, cao, rộng, đã thay thế ngôi nhà rách nát. Mụ vợ đang ngồi bên cửa sổ, thấy tôi vào, lại mắng oang oang: “Sao ngu hoài vậy? Chỉ xin nhà thôi à? Phải xin cho tôi được làm nhất phẩm phu nhân, tôi chán làm mụ nông dân quèn này lâu rồi. Đi mau!”.

Tôi lại lóc cóc đi ra biển, gọi cá vàng lên và bảo nó ý muốn của mụ vự tôi. Cá vàng an ủi tôi: “Đừng băn khoăn quá. Hãy về đi!”

Tôi về nhà thì quả nhiên mụ vợ tôi đã thành phu nhân đệ nhất, nhà cửa nguy nga, kẻ hau người hạ tấp nập, mụ già liền quát tháo: “Lão kia chỉ xin cho ta làm phu nhân thồi à? Ta muôn lam nữ hoang kia! Đi mà bảo con cá, không thì te đánh lão chết”. Tôi hoảng quá, làm nữ hoàng CÓ phải chuyện đùa đâu? Nhưng chẳng biết làm sao, đành lại đi ra biển. Tôi gọi con cá và bảo nó ý muốn của mụ vợ tôi. Cá bảo tôi đừng hoảng sợ, cứ về đi rồi đâu sẽ vào đấy.

Tôi trở về thì vợ tôi đã thành nữ hoàng. Tôi chào nhưng mụ không nhìn mặt. Được ít lâu, mụ cho người gọi tôi, bảo tôi đi tìm cá vàng và đòi làm Long Vưởng để đượẹ luôn luôn saỉ bảo cá vàng.

Tôi sợ quá, chưa biết làm sao, thì mụ đã sai lính đưa tôi ra biển. Tôi nói với cá ý muốn của mụ vợ, thì cá chăng nói gì, lặn mất. Tôi chờ hồi lâu rồi trở về. Trước mặt tôi là gian nhà cũ kĩ với cái máng lợn nát. Mụ vợ tôi già nua, cáu gắt ngoi bên thềm nhà. Mụ có vẻ thẹn, không dám nhìn tôi, còn tôi thì vừa mừng vừa chán. Mừng vì chặn được ước mơ ngông cuông của mụ vợ, nhưng chán vì thân phận nghèo lại vẫn hoàn nghèo.

Tôi nghĩ tiếc những lời hứa của con cá vàng mà tôi đã sử dụng một cách phí phạm. Tôi đã quá quen với cuộc sông nghèo 'túng đến nỗi không có ý muốn đồi đời. Cho nên khi có dip đả không biết tận dụng. Tôi lại cũng qua hèn, cứ chạy đi chạy lại làm đầu sai cho mụ vợ tham lam mà chẳng nghĩ được việc gi hay hem, sáng suốt hơn. Việc nay không thể chỉ một mực trách cứ mụ vợ tham lam được! Tôi thật ngốc quá, hèn quá!.

20 tháng 2 2019

Đáp án: D

27 tháng 12 2022

Vấn đề cần bàn luận: Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao.

- Ý kiến lớn 1: Vẻ đẹp của hoa sen được miêu tả một cách khéo léo, tài tình.

+ Ý kiến nhỏ 1.1: khẳng định và tuyệt đối vẻ đẹp không gì sánh nổi của cây sen ở trong đầm.

+ Ý kiến nhỏ 1.2: miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể trong cây sen để chứng minh cho câu thứ nhất.

+ Ý kiến nhỏ 1.3: Câu thứ ba có vị trí đặc biệt trong toàn bài, đó là câu chuyển để chuẩn bị cho câu kết.

- Ý kiến lớn 2: tác giả dân gian đã gửi gắm những triết lí sống sâu sắc thông qua hình ảnh hoa sen trong bài ca dao.
Em tham khảo cái này nhe , cug xin loi vì sự chậm trễ này tại a thấy mn ít trả lời box Văn quá =))

28 tháng 12 2022

e c.ơn mong a cho một theo dõi ạ

6 tháng 9 2016

b) (1 ) Văn bản Lão nông và các con
Chủ đề chính của văn bản này là ca ngợi lao động : Lao động là vàng . Văn bản được xây dựng theo bố cục gồm ba phần :
Hai dòng đầu là mở bài : Lời khuyên hãy cần cù lao động .
Mười bốn dòng giữa là thân bài : Kể chuyện lão nông để lại kho tàng cho các con . 
Bốn dòng cuối là kết bài : Cách khuyên con lao động rất khôn ngoan .

(2) Văn bản của nhà văn Tô Hoài : Ý tứ chủ đạo của đoạn văn là : cái màu vàng của đồng quê , Câu đầu giới thiệu thời điểm ( mùa đông , giữa ngày mùa ) và địa điểm ( làng quê ) khi màu vàng xuất hiện . Tiếp theo tác giả tả màu vàng qua các sự vật cụ thể . Hai câu cuối nêu cảm xúc về màu vàng của làng quê .
Cả hai văn bản trên , ý tứ chủ đạo là đã được thể hiện xuyên suốt , nhất quán qua các phần một cách rõ ràng , hợp lí . Như thế , cả hai văn bản trở nên rất mạch lạc và hấp dẫn .

30 tháng 7 2021

Em tham khảo:

- Kể theo ngôi thứ ba.

⇒ Làm cho câu chuyện thêm sinh động và khách quan hơn.

CẢm nhận bài ca dao sau:

     

Thương thay thân phận con tằm ,

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

   Thương thay lũ kiến li ti,

Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.

   Thương thay hạc lánh đường mây.

Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.

   Thương thay con cuốc giữa trời.

Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

Từ xa xưa, những bài ca dao Việt Nam với âm hưởng da diết, nhịp nhàng, dễ nhớ, dễ thuộc đã được người dân sáng tác và lưu truyền cho tới ngày nay. Nội dung của các bài ca dao ấy cũng rất phong phú, có những bài ca dao được sáng tác để phản ánh lịch sử, có những bài được sáng tác nhằm phản ánh đời sống tình cảm nhân dân hoặc phản ánh đời sống xã hội cũ. Trong số các bài ca dao phản ánh đời sống xã hội cũ thì bài ca dao “thương thay thân phận con tằm” là một ví dụ tiêu biểu, nêu lên thân phận bé nhỏ của người nông dân trong xã hội cũ giống như những con tằm, con kiến.

Bài ca dao còn là tiếng nói của những con người thấp bé trong xã hội phải vất vả làm lụng, bài ca dao cũng là lời tố cáo xã hội phong kiến bất công, tàn ác đã chèn ép người dân đến bước đường cùng.

Bài ca dao “thương thay thân phận con tằm” được viết theo thể thơ lục bát, âm hưởng của bài ca dao mềm mại, câu từ mộc mạc, giản dị đã làm cho bài ca dao trở nên phổ biến trong dân gian Việt Nam:

“Thương thay thân phận con tằm,
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi”.

Hình ảnh “con tằm” và “con kiến” trong 4 câu thơ đầu của bài ca dao chính là những hình ảnh ẩn dụ cho những thân phận “bé nhỏ” trong xã hội cũ, họ là những người có địa vị thấp kém phải lam lũ làm ăn và chịu sự đàn áp của những kẻ có địa vị trong xã hội. Thân phận con tằm đã bé nhỏ, chỉ được ăn lá dâu nhưng lại phải nhả tơ – thứ tơ vàng óng ánh dùng để dệt thành vải, lụa và tạo ra những sản phẩm cao cấp có giá trị. Sau khi nhả tơ xong, con tằm cũng hết giá trị và đồng nghĩa với việc cuộc đời của nó cũng kết thúc. Như vậy hình ảnh con tằm nhả tơ chính là một đại diện cho những người lao động trong xã hội cũ, họ bị bóc lột sức lao động để tạo ra của cải cho địa chủ, khi sức lao động yếu đi họ cũng sẽ bị sa thải hoặc bị đối xử tệ bạc và tàn ác.

Hình ảnh con kiến li ti khiến người ta có cảm giác thật bé nhỏ, những chú kiến ấy mải miết ngược xuôi để tìm mồi. Những chú kiến ấy cũng giống như những người nông dân ngày ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời, đi sớm về khuya nhưng cuộc sống vẫn khó khăn vất vả.

“Thương thay hạc lánh đường mây
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi
Thương thay con cuốc giữa trời.
Dầu kêu ra máu có người nào nghe”.

Hình ảnh cánh chim, con hạc, con cuốc nhà những hình ảnh vô cùng quen thuộc trong ca dao, có lẽ những người nông dân lao động tìm thấy sự đồng điệu giữa hình ảnh gầy guộc, lầm lũi của con vật với chính bản thân mình. Những chú chim mải miết bay đi tìm ăn, bay đến mỏi cánh mà không biết ngày nào sẽ kết thúc cuộc hành trình ấy, cũng giống như cuộc đời phiêu bạt lận đận của những người dân lao động. Những con người bé nhỏ ấy phải cố gắng kiếm sống ngày qua ngày mà không biết khi nào cuộc sống ấy mới chấm dứt, không biết bao giờ mới hết đói hết khổ.

Hình ảnh con cuốc ở hai câu thơ cuối mới đáng thương làm sao, con cuốc bé nhỏ giữa bầu trời rộng lớn dẫu có kêu gào đến mức nào cũng không có ai thấu hiểu, không có ai lắng nghe. Con cuốc ấy cũng là hiện thân của người dân lao động thấp cổ bé họng, dù họ có kêu tới mức nào thì cũng không ai hiểu cho nỗi khổ của họ, không ai có thể cứu vớt họ khỏi cuộc sống tăm tối, khổ cực. Họ hoàn toàn không nhận được sự đồng cảm của mọi người, đặc biệt là giai cấp thống trị xã hội lúc bấy giờ vì vậy tiếng kêu than của họ cũng trở nên vô vọng.

Những người lao động xưa khi nhìn thấy những con vật bé nhỏ tội nghiệp thường có sự đồng cảm bởi chính họ cũng nhỏ bé, tội nghiệp như những con vật ấy. Từ “thương thay” được lặp đi lặp lại trong suốt bài ca dao đã nhấn mạnh sự xót xa vô hạn, nỗi thương cảm vô bờ của người dân lao động đối với những con vật bé nhỏ và cũng chính là niềm thương cảm đối với bản thân họ.

Xã hội phong kiến giống như địa ngục trần gian của những người nhân dân lao động, cuộc sống lầm than khổ cực khiến họ phải cất tiếng than ai oán qua những bài ca dao. Những bài ca dao ấy vẫn còn lưu truyền cho đến ngày nay và đó sẽ là kho tàng văn hóa dân gian vô giá của dân tộc Việt Nam. Mỗi người dân Việt Nam chúng ta có nhiệm vụ phải gìn giữ, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, biết quý trọng hiện tại và cống hiến hết mình cho Tổ Quốc.