K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 4

a. líu lo ( chắc v )

19 tháng 4

C. Véo von.

19 tháng 4

A. có con chim non.

18 tháng 4

TK:

Khoá Fa xác định độ cao của nốt Fa ở tầng quãng tám nhỏ nằm trên dòng kẻ thứ tư. Khác với Khóa Sol thường dùng để đọc nốt bên tay phải, Khóa Fa được viết cho tay trái là chủ yếu. Vì có tên gọi khác nhau, nên việc đọc nốt nhạc trên khóa Fa cũng sẽ khác so với khóa Sol.

18 tháng 4

Khoá Fa xác định độ cao của nốt Fa ở tầng quãng tám nhỏ nằm trên dòng kẻ thứ tư. Khác với Khóa Sol thường dùng để đọc nốt bên tay phải, Khóa Fa đươc viết cho tay trái là chủ yếu

ok b

 

Trả lời nhanh giúp mình với ạ 🐬🐬

15 tháng 4

Mỗi tác giả đều có những xúc cảm riêng khi viết về Hồ Chí Minh, là xót xa, nuối tiếc, tự hào, ngưỡng mộ cho một đời người vì dân, vì nước. Nhà thơ Viễn Phương lần đầu tiên từ miền Nam ra thăm lăng Bác cũng đã giật mình nhận ra có những thay đổi trong chính cảm xúc của mình khi nhìn thấy Bác đang ngủ yên lành. Bài thơ “Viếng lăng Bác” là lòng thành kính, ngưỡng mộ, biết ơn của nhà thơ dành cho vị lãnh tụ vĩ đại.

Năm 1976, đất nước thống nhất, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh được khánh thành; tác giả theo đoàn từ Nam ra viếng lăng Bác. Cảm xúc của một người con lần đầu tiên ra thăm lăng Bác thực sự dồn nén trong trái tim của tác giả. Bài thơ như một lời tri ân, lòng thành kính của một đứa con phương xa được trở về thăm người. Có lẽ những câu thơ này như nói hộ tấm lòng của rất nhiều người, rất nhiều con dân Việt Nam được ra thăm lăng Bác.

Xuyên suốt bài thơ chính là mạch cảm xúc rưng rưng, xúc động, không kìm nổi lòng mình khi đứng trước một người anh hùng dân tộc. Bài thơ được mở đầu như một tiếng reo vui:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

Một tiếng reo vui nhẹ nhàng, một tiếng “con” chân thành và sâu sắc của một người con từ phương xa. Câu thơ trở nên mềm mại, cuốn hút, chan chứa tình cảm. Một hành trình từ miền Nam ra tận miền Bắc để chỉ được nhìn ngắm Hồ Chí Minh một lần. Mặc dù Bác Hồ đã không còn nữa nhưng nhà thơ không dùng từ “viếng” mà lại dùng từ “thăm” rất nhẹ nhàng, tình cảm. Điều này cho thấy rằng mặc dù Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ nhưng lại rất gần gũi, thân thiết với nhân dân. Người đọc cảm nhận được rằng dường như Bác Hồ vẫn còn sống mãi, chỉ là Bác đang ngủ một giấc ngủ thật lâu, thật dài.

Khung cảnh hiện ra trước mắt khi nhà thơ đến đây là hàng tre “bát ngát”. Tre là hình ảnh thân thuộc, gần gũi với đất nước Việt Nam, biểu tượng cho sự dẻo dai, kiên cường, tinh thần không khuất phục của cả dân tộc ta. Mặc dù bão táp mưa sa nhưng hàng tre vẫn kiên cường, hiên ngang và bất khuất như chính tinh thần quật cường của dân tộc ta.

Viễn Phương mang một trái tim yêu thương và ngưỡng mộ với chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông đã mượn hình ảnh “mặt trời” biểu tượng cho Bác Hồ vĩ đại, luôn sống mãi với đất nước:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Rõ ràng hình ảnh “mặt trời” ở hai câu thơ hoàn toàn có ý nghĩa khác nhau. Một mặt trời thực của thiên nhiên, một mặt trời mang giá trị ẩn dụ, tượng trưng cho người cha già dân tộc. Phép ẩn dụ này đã làm tăng lên tính biểu cảm, phần nào làm sắc nét hơn tình cảm thương yêu, trân trọng mà Viễn Phương dành cho Người. Mặt trời luôn tồn tại để soi sáng nhân gian cũng như Hồ Chí Minh còn sống mãi trong lòng dân.

Hòa vào dòng người viếng thăm Bác, Viễn Phương xúc động nghẹn ngào:

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân

Đời người hữu hạn, thời gian vô hạn. Sự ra đi của Người để lại muôn vàn tiếc thương cho dân tộc. Niềm thương nhớ ấy kết thành những “tràng hoa” dâng Người. “Bảy mươi chín mùa xuân” chính là bảy mươi chín năm Người sống và cống hiến cho dân tộc. Hồ Chí Minh chính là mùa xuân lớn của đất nước ta, cho những kiếp người lầm than trong xã hội.

Tác giả được nhìn ngắm Bác Hồ, có một niềm xúc động sâu sắc:

Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng trong dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim

Bác vẫn nằm đây, giữa thủ đô đầy nắng, giữa hàng triệu trái tim của dân tộc đang hướng về Người. Nét "dịu hiền” trên khuôn mặt người chính là tượng trưng cho những gì cao đẹp, thanh khiết nhất của một cuộc đời. Dù nỗi đau còn đó, mất mát còn đó nhưng đất nước luôn nhớ đến người.

Có lẽ khổ thơ cuối cùng người đọc sẽ bần thần trước lời nguyện ước của Viễn Phương:

Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này

Những vẫn thơ chân chất, bình dị này khiến cho người đọc “trào nước mắt”. Giây phút tác giả sắp rời xa Người trở về với miền Nam là giây phút ngưng lại nhiều cảm xúc nhất. Điệp từ “muốn” dường như nhấn mạnh hơn nữa khát khao, ước vọng của tác giả được ở cạnh Bác Hồ. Những ước muốn bình dị, mộc mạc nhưng chan chứa tình cảm.

Thật vậy, bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương khiến người đọc không cầm được nước mắt vì tình cảm của một người con dành cho Bác. Qua đó thấy được vị trí của Bác Hồ trong lòng dân quan trọng như thế nào.

......

Bình luận bài thơ Viếng lăng Bác

Trong những ngày đất nước đang tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam sắp đến thắng lợi hoàn toàn, nhà thơ Viễn Phương được ra Bắc viếng lăng Bác. Trước khi chia tay, nhà thơ đã để lại một bài thơ bày tỏ niềm cảm xúc sâu xa, tình yêu thương vô hạn và lòng cảm phục, tôn kính của mình đối với Bác Hồ vĩ đại - người từng lái con thuyền cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

Đoạn thơ mở đầu gợi ra cảnh tượng thiêng liêng, thành kính. Tác giả xưng”con”- đứa con bao năm xa cách nay mới được trở về đứng trước lăng mộ của vị cha già dân tộc. Cách xưng hô đó còn gợi lên một tình cảm ấm áp gần gũi- tình cảm trong gia đình. Tình cảm gần gũi ấm áp đó còn được thể hiện qua hình ảnh” hàng tre bát ngát” trong sương. Hàng tre quen thuộc biết bao. Từ bao đời nay tre vẫn được xem là bản lĩnh, cốt cách con người Việt Nam. Một hình ảnh thật có ý nghĩa.

Tác giả tiếp tục mạch suy tưởng khi đứng trước lăng Người:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ,
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...

Mặt trời ngày ngày đi qua trên lăng là mặt trời của vũ trụ, của thiên nhiên. Mặt trời soi sáng tất cả thế gian. Mặt trời thượng tượng trưng cho chân lý. Dưới ánh mặt trời, mọi vật, mọi việc đều sáng rỏ. Chỉ mặt trời đỏ mới nhìn và “thấy mặt trời trong lăng rất đỏ”. “Mặt trời trong lăng” chính là hình ảnh Bác Hồ vĩ đại với trái tim rực đỏ. Trái tim ấy, mặt trời ấy mãi mãi soi sáng cho dân tộc Việt nam, mặt trời thiên nhiên, mặt trời vũ trụ được nhân hoá thể hiện niềm cảm phục của nhà thơ đối với sự nghiệp, con người, cuộc đời của Bác. Nhà thơ còn sáng tạo hình ảnh dòng người kết thành “tràng hoa” dâng bảy mươi chín mùa xuân để thể hiện tấm lòng nhân dân cả nước hướng về Bác.

Khi vào trong lăng tác giả lại tiếp tục suy tưởng:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim

Với dân tộc Việt Nam, Bác Hồ không bao giờ mất, Bác vẫn sống. Nằm trong lăng chỉ là giây phút nghỉ ngơi của Bác. Bác ngủ bình yên thanh thản bới Bác đã cống hiến tất cả cuộc đời mình cho đất nước, cho dân tộc. Bác đang nằm “giữa một vầng trăng sáng dịu hiền. Đây cũng là hình ảnh ẩn dụ “vầng trăng sáng dịu hiền” chính là tấm lòng của nhân dân đối với Bác. Tác giả bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn đối với Bác: “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi”. Vẫn biết Bác không bao giờ mất nhưng sự thật là sự thật! Bác đã vĩnh viễn ra đi. Cái “đau nhói trong tim” không chỉ là nỗi đau của riêng nhà thơ mà là nỗi đau của tất cả mọi người.

Tác giả chia tay Bác trong niềm cảm xúc dâng trào:

Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng...

Viễn Phương bộc lộ một cách thành thực ý nghĩ, tình cảm của mình đối với Bác. Đó là phong cách của đồng bào Nam Bộ: rõ ràng, dứt khoát. Đó cũng là tình cảm của nhân dân miền Nam đối với Bác. Ước nguyện của tác giả hết sức giản dị mà sâu lắng: muốn làm con chim, muốn làm đoá hoa, muốn làm cây tre. Ước nguyện ấy thật chân thành và cảm động. Đó là sự vấn vương lưu luyến của tất cả những ai đã có dịp viếng lăng Người.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh hàng tre, kết thúc bài thơ là hình ảnh cây tre hiền lành, quen thuộc. Nhưng đây cũng là một lời hứa của tác giả trước an linh của Bác: luôn giữ mãi cốt cách, phẩm chất của người Việt Nam!

Viếng lăng Bác của Viễn Phương vừa giàu hình ảnh, vừa giàu trữ tình đằm thắm. Bài thơ đã thể hiện một cách chân thành sâu sắc tình cảm của tác giả, của đồng bào miền Nam đối với vị lãnh tụ kính yêu. Viếng lăng Bác đã được phổ nhạc trở thành một trong những bài hát được nhân dân cả nước yêu thích.

Cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng Bác

Chiến tranh qua đi đã gần được một thế kỉ, ấy vậy mà mỗi khi nhắc lại, chúng ta vẫn không khỏi đau xót trước những nỗi mất mát, trước những hi sinh của thế hệ đi trước để bảo vệ độc lập, tự do. Trong số những nỗi mất mát của chiến tranh, có sự ra đi của các anh hùng, có sự rời bỏ cuộc sống của những người nông dân áo vải.... nhưng không phải những nỗi đau của chiến tranh mới là đau đớn nhất. Khi chiến tranh kết thúc, chúng ta còn phải chịu một nỗi đau vô cùng lớn, đó là sự ra đi của Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu của mỗi người dân Việt Nam. Dành cả cuộc đời để giành lấy độc lập, tự do cho đất nước, Người cũng đến lúc phải từ biệt trần thế. Bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương đã thay lời mỗi con dân của Bác, nói lên nỗi đau xót, thương nhớ khôn nguôi dành cho Người.

Ta cảm nhận ở nhà thơ trước hết là tấm lòng thành kính, biết ơn của một người con chưa từng một lần được nhìn thấy Bác:

"Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng"

Chiến tranh kết thúc, hòa bình được lập lại ở miền Nam, năm 1976, nhà thơ Viễn Phương cùng với đồng bào miền Nam đã có dịp được ra Hà Nội viếng Bác. Tác giả như một người con xa nhà về thăm người cha của mình. Nhà thơ bộc lộ nỗi xúc động nghẹn ngào khi chưa kịp cảm ơn, chưa kịp thể hiện tấm lòng thành kính trước công ơn của Bác mà Bác đã ra đi mất rồi. Nhà thơ sử dụng hình ảnh "hàng tre" đã nói lên hình ảnh của mỗi người dân Việt Nam kiên cường, bất khuất và ngay thẳng. Ta cảm nhận được thái độ vô cùng tự hào vì là một người dân Việt Nam của tác giả. Nhà thơ cũng như bao người khác, đều biết ơn Hồ Chủ Tịch kính yêu!

Từ tấm lòng thành kính, sự biết ơn dành cho Người, tác giả còn thể hiện nỗi đau xót, xót thương trước sự ra đi của Bác:

"Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim"

Hình ảnh Bác đang nằm ngủ say giữa "một vầng trăng sáng dịu hiền" cho thấy tâm hồn cao đẹp, cho thấy sự hiền dịu của Người. Nhà thơ đau xót, cảm thấy mất mát vô cùng: "Mà sao nghe nhói ở trong tim!". Động từ "nhói" cho thấy sự bật ra của cảm xúc, nhà thơ không thể kìm nén được nữa, từng cơn đau cứ quặn lên trong tim. Dù tác giả biết rằng, Bác ra đi những vẫn ở mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam nhưng nhà thơ vẫn không giấu nổi sự xúc động của mình. Phải là một người vô cùng yêu thương, kính trọng Người thì mới có thể có những cảm xúc, những nỗi đau lớn như vậy. Ta thấy ở tác giả tấm lòng đối với Bác, cũng như tấm lòng của cả miền Nam.

Nhưng xúc động nhất có lẽ là ở khổ thơ cuối, khi nhà thơ thể hiện ước muốn cháy bỏng cùng với tâm nguyện được cống hiến cho dân tộc, cho đất nước:

"Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này"

Những giọt nước mắt của tác giả là những giọt nước mắt của sự đau xót, của sự lưu luyến khi vừa mới tới thăm Người được một chút thôi, giờ đã phải rời xa rồi. Trở lại miền Nam là thực tại, không nỡ rời xa là ý muốn trong tâm tưởng của nhà thơ. Để quên đi thực tại đau xót này, nhà thơ đã tự nhủ với lòng mình, đã bộc lộ mong ước được hóa thân vào những cảnh vật quanh lăng Bác để được mãi mãi ở bên Người. Điệp từ "Muốn làm" cho thấy ước muốn mãnh liệt, cháy bỏng của nhà thơ. Tác giả muốn làm con chim để hót quanh lăng Bác mỗi sớm mai, muốn làm đóa hoa tô điểm thêm cho cảnh vật quanh lăng, tỏa hương thơm ngát.... và muốn làm cây tre để trung hiếu với Người:

"Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này"

Hình ảnh cây tre được tác giả sử dụng rất khéo léo, xuất hiện ở đầu bài thơ và quay lại ở cuối bài thơ. Kết cấu này tạo ra tính biểu tượng cho hình ảnh cây tre, vừa là biểu tượng cho con người Việt Nam, vừa nói lên tấm lòng của tác giả đối với Người. Xúc động biết bao trước tình cảm của nhà thơ đối với Bác!

Là một người dân Việt Nam sống trong thời buổi hiện đại, khi chiến tranh đã kết thúc, dù ta không thể hiểu được hoàn cảnh và những khó khăn trước kia nhưng vẫn cảm thấy được công lao to lớn của Bác dành cho đất nước qua những lời thơ của nhà thơ Viễn Phương. Ông thực sự đã viết rất hay, mạch cảm xúc tự nhiên, lắng đọng theo trình tự vào thăm lăng Bác, qua đó gieo vào lòng người đọc sự xúc động, tình cảm mến yêu dành cho cả Hồ Chủ tịch và cả những người con dân miền Nam như tác giả.

Đọc bài thơ Viếng lăng Bác, ta hiểu được lí do tại sao mà bài thơ được phổ thành nhạc sau này. Đó chính là bởi vì những cảm xúc được cất lên từ tấm lòng chân thành của người viết, từ sự vĩ đại, cao cả của Bác Hồ kính yêu...

Suy nghĩ của em về bài thơ Viếng lăng Bác

Mùa xuân năm 1975 là mùa xuân đáng nhớ nhất của đất nước ta. Sau hơn 80 năm kháng chiến chống Pháp và 20 năm kháng chiến chống Mỹ, quân và dân ta đã giành được độc lập, tự do, thống nhất hai miền Nam Bắc. Trong giây phút vẻ vang đó, đồng bào ta nhớ đến người Cha già của dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại của nhân loại - Hồ Chí Minh. Bất cứ ai cũng muốn được một lần đến viếng thăm Bác, kể cho người nghe những thắng lợi mà chúng ta đạt được.

Viễn Phương, một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời chống Mỹ cứu nước, đã có dịp từ miền Nam ra Hà Nội viếng thăm lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1976. Bài thơ “Viếng lăng Bác” ra đời, ghi lại những cảm xúc chân thành nhất của nhà thơ lúc bấy giờ, đồng thời là những dòng cảm xúc của nhân dân miền Nam.

Khổ thơ đầu tiên là lời bộc bạch của nhà thơ khi đặt chân lên thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, đặt chân đến nơi Bác Hồ đang yên nghỉ:

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”

Lời thơ bình dị là lời nhà thơ nói với Bác, “ở miền Nam ra thăm lăng Bác”. Câu thơ toát lên sự tự hào, xúc động đang trào dâng trong lòng của người thi sĩ. Rằng đồng bào miền Nam đã đứng dậy đập tan mọi xiềng xích của bọn cướp nước và lũ bán nước. Giờ đây, những người con miền Nam đã về thăm Bác.

Cặp đại từ “con - Bác” vừa thể hiện sự kính trọng vừa gần gũi, thân thiết. Vì Hồ Chí Minh chính là người Cha của người dân Việt Nam. Biện pháp nói giảm nói tránh “thăm” giúp giảm đi sự buồn thương, mất mát, tựa hồ như đây là một cuộc đoàn tụ, sum họp chan chứa yêu thương. Trong khung cảnh sương mờ của một sáng mùa thu, nhà thơ phải thốt lên khi thấy hàng tre bát ngát “Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam”.

Bức tranh một miền quê Việt yên bình, dân giã được vẽ nên, tuyệt đẹp. Cây tre là biểu trưng cho con người, tinh thần, cốt cách con người Việt Nam. Bất cứ khi nào, bất kể ở đâu những con người ấy luôn kiên cường, bất khuất, ngay thẳng, trung trực, vượt qua mọi chông gai. Hình ảnh nhân hóa “đứng thẳng hàng” như càng khẳng định thêm điều đó. Chuyến đi “thăm” lăng Bác của nhà thơ giống như một chuyến đi tìm về cội nguồn dân tộc, có truyền thống tốt đẹp, biểu tượng dân tộc luôn hiện hữu.

Trước lăng Bác không phải những gì tráng lệ, rực rỡ, chỉ là hình ảnh cây tre bình dị, thân thuộc. Hàng tre giống một đoàn vệ binh đang canh gác cho giấc ngủ của Bác, cũng là cúi chào đoàn người từ từ tiến vào lăng bằng tất cả lòng thành kính:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”

Viễn Phương đưa ra hai hình tượng sóng đôi giữa thực tế “mặt trời đi qua trên lăng” và hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng”. Mặt trời là nguồn sáng duy nhất của Trái Đất, cung cấp nhiệt và là nguồn sống của nhân loại, đặc biệt mặt trời chỉ có một mà thôi. Vậy mà ở đây có hẳn hai mặt trời? Mặt trời còn lại chính là vị Chủ tịch kính yêu Hồ Chí Minh.

Người chính là mặt trời chân lý, mang lại ánh sáng cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Người đã lãnh đạo cuộc cách mạng của nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Cuối cùng là giải phóng đất nước, thống nhất hai miền.

Câu thơ mang dáng vẻ sôi nổi, bật lên sắc “đỏ” tràn đầy sức sống, chứa chan lòng thành kính gửi đến Bác. Hai câu thơ tiếp chùng xuống, trầm mặc bộc lộ không khí của đoàn người đang tiến vào lăng. Họ đến đây mang trong mình lòng kính yêu vô bờ và nỗi tiếc thương khi Bác mất đi.

Điệp từ “ngày ngày” như khẳng định chân lý rằng tình cảm mà nhân dân gửi đến bác là vô hạn, luôn luôn tồn tại, cũng như mặt trời kia vẫn mọc - lặn đều đặn hàng ngày. Tràng hoa đó không là tràng hoa kết từ những loài hoa bình thường. Đó là tràng hoa của đời được kết thành từ dòng người vô tận dâng lên Bác. Dưới ánh sáng của Bác, những bông hoa đẹp nhất đã nở. Bác chính là nguồn sống, là mùa xuân của đất nước, con người “bảy mươi chín mùa xuân.”

Dòng người từ từ tiến vào nơi Bác năm, nơi chan hòa ánh trăng hiền dịu:

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền.
Dẫu biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”

Bác đang nằm ở đó, giống như đang chìm trong giấc ngủ yên bình, thanh thản “giấc ngủ bình yên”. Lại một lần nữa nhà thơ sử dụng bút pháp nói giảm nói tránh để kìm nén lại nỗi tiếc thương trong lòng. Hình ảnh vầng trăng sáng dịu hiền tạo nên khung cảnh thơ vừa lãng mạn vừa hiện thực. Người Cha già dân tộc tỏa ra sự ấm áp, bình dị và giản đơn trong con người, cốt cách. Vầng trán Bác rộng lớn, êm đềm, mãn nguyện với những thành tựu mà nhân dân đạt được, “có cơm ăn áo mặc”, “được tự do”, “được học hành”.

Thế nhưng, đứng trước Bác, nhà thơ không thể kìm nén được sự xúc động: “nghe nhói ở trong tim”. Ngày Bác ra đi là ngày mà đồng bào ta chịu sự mất mát lớn nhất về tinh thần, tiếc thương vô cùng. Mặc dù, đó là quy luật của tạo hóa, và Bác dẫu đã mất nhưng vẫn còn sống mãi trong tâm trí, trong lòng người dân Việt “mãi mãi”.

Cuộc sum họp nào rồi cũng đến phút chia ly, đứng trước lăng Bác nghĩ đến phút xa rời, nhà thơ Viễn Phương không khỏi xúc động:

“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.”

Cảm xúc dâng trào trong giây phút trở về miền Nam thật tự nhiên, xuất phát từ tình yêu gửi đến Bác: “thương trào nước mắt”. Tình thương cứ thế nghẹn ngào, hóa thành nước mắt trào dâng, không thể nào ngăn lại được. Thương nên nhà thơ càng khao khát được ở gần Bác, được hóa thân thành cảnh vật xung quanh lăng. Điệp từ “muốn” tạo âm hưởng quyết liệt, nhấn mạnh hơn nữa mong muốn trong lòng Viễn Phương.

Ông ước được làm “con chim hót quanh lăng”, “đóa hoa tỏa hương”, “cây tre trung hiếu”. Nhưng có lẽ, ước mong lớn nhất chính là được tiếp tục đi theo con đường cách mạng chân lý của Bác, được làm “cây tre trung hiếu”. Cây tre đó là hóa thân của nhân cách, tâm hồn Việt, ngay thẳng, chính trực, kiên cường, trung với Đảng, hiếu với dân. Bài thơ mang âm hưởng buồn thương nhưng lại vút lên ở câu kết. Một lời hứa, lời cam kết sẽ tiếp tục cống hiến, hy sinh vì đất nước, nhân dân của nhà thơ.

Cùng với phong cách thơ chân thành, giàu cảm xúc, nền nã, thì thầm, bâng khuâng nhưng không bi lụy, Viễn Phương đã mang đến cho người đọc một chuyến viếng thăm trên dòng cảm xúc chân thật nhất. Thơ bảy chữ mang âm hưởng lãng mạn pha lẫn hiện thực, hình ảnh thơ linh hoạt cùng các biện pháp ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa làm tăng thêm giá trị nội dung của bài thơ.

Đúng như Viễn Phương đã chia sẻ cùng bạn đọc, bài thơ thật giản dị: "Bởi tôi nghĩ, Bác của chúng ta vốn rất giản dị". Giản dị ở câu thơ, lời thơ, giản dị trong cả những suy nghĩ, ước mong. Giản dị, tự nhiên nhưng vẫn vô cùng sâu sắc. Bởi lẽ “Viếng lăng Bác” là kết tinh của dòng cảm xúc chân thành, mãnh liệt của nhà thơ trong chuyến đi thăm lăng Bác. Đó còn là tiếng lòng của người dân miền Nam nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung. “Viếng lăng Bác” thực sự là lời tưởng niệm chân thành đến với vị cha già dân tộc.

Khép lại những trang thơ, ta như thấy từng đoàn người kính cẩn, nghiêng mình vào viếng Bác mang theo hành trang là lòng kính yêu vô hạn đối với vị cha già dân tộc. Cảm xúc của Viễn Phương cũng là cảm xúc của tất thảy người dân miền Nam và người dân Việt nói chung. Hy vọng rằng, sau khi học bài thơ này, các em có thể nêu suy nghĩ của em về bài thơ Viếng lăng Bác bằng tất cả cảm nhận chân thành nhất.

9 tháng 4

Cần gấp lắm luộn huhu

8 tháng 4

bạn nhầm lớp à , lớp 3 đã học p/s đâu

8 tháng 4

7/30

tích mik đi pls

 

6 tháng 4

hong bt

oke tao