K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 11 2017

nước lã mà vã nên hồ 

tay không mà nổi cơ nghiệp mới hay tk cho mình né chúc bạn học giỏi

19 tháng 11 2017

 ai biết thì trả lời cho bạn chứ mình chịu

25 tháng 12 2016

Ca dao :

Nước lã mà vã nên hồ
Tay không mà nổi cơ nghiệp mới hay

Non cao cũng có đường trèo
Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi

Có khó mới có miếng ăn
Không dưng ai dễ đem phần đến cho

Làm người ăn tối lo mai
Việc mình hồ dễ để ai lo lường.

Rủ nhau đi cấy đi cày
Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu
Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi cày

Tục ngữ :

_Của bề bề không bằng nghề trong tay.

_ Giúp lời, không ai giúp của; giúp đũa, không ai giúp cơm.

_Quen tay không bằng hay làm.

_ Của làm hay ra, của ông bà hay ăn hết.

_ Hay làm thì giàu, hay cầu thì nghèo.

_ Hay làm đắp ấm vào thân.

 

27 tháng 12 2016

THANK YOU!!!!!!!!!eoeo

16 tháng 12 2016

Tục ngữ nè :- Giúp lời, không ai giúp của; giúp đũa, không ai giúp cơm.
- Đầu người nào tóc người ấy.
- Của bề bề không bằng nghề trong tay.
- Của làm hay ra, của ông bà hay ăn hết.
- Hay làm thì giàu, hay cầu thì nghèo.
- Hay làm đắp ấm vào thân.
- Quen tay không bằng hay làm.
Ca dao nè: - Nước lã mà vã nên hồ
Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
- Có khó mới có miếng ăn
Không dưng ai dễ đem phần đến cho.
- Làm người ăn tối lo mai
Việc mình hồ dễ để ai lo lường.
- Đói thì đầu gối phải bò
Cái chân hay chạy cái giò hay đi.
- Giàu người ta chẳng có tham
Khí thì ta liệu ta làm ta ăn.
- Rủ nhau đi cấy đi cày
Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu
Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi cày.
- Ta về ta rủ bạn ta
Ruộng ta ta cấy vườn ta ta trồng
Có làm thì hẳn có trông
Can chi chầu chực mà mong của người.

Câu 1: Điền từ còn thiếu vào câu tục ngữ sau: “ Học … không tày học …”   A. cô – dì.                      B. bác – chú.                 C. bạn – thầy.               D. thầy – bạn.Câu 2: Việc tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội có ý nghĩa như thế nào ?   A. Giúp đất nước ngày càng tươi đẹp.             B. Giúp phát triển nhân cách toàn diện.   C. Giúp phát triển văn hóa toàn diện.             D. Giúp...
Đọc tiếp

Câu 1: Điền từ còn thiếu vào câu tục ngữ sau: “ Học … không tày học …”

   A. cô – dì.                      B. bác – chú.                 C. bạn – thầy.               D. thầy – bạn.

Câu 2: Việc tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội có ý nghĩa như thế nào ?

   A. Giúp đất nước ngày càng tươi đẹp.             B. Giúp phát triển nhân cách toàn diện.

   C. Giúp phát triển văn hóa toàn diện.             D. Giúp đất nước phát triển.

Câu 3: Việc làm nào sau đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm?

   A. Tiêm phòng cho trẻ em theo chương trình tiêm chủng mở rộng của ngành Y tế.

   B. Bênh vực khi bạn bị bắt nạt.

   C. Báo cho thầy cô biết về việc bạn bỏ học đi chơi.

   D. Nhận trẻ em dưới 15 tuổi vào làm những việc nặng nhọc.

Câu 4: Tạo điều kiện để trẻ em bày tỏ ý kiến, nguyện vọng là thực hiện

   A. nhóm quyền phát triển.                                  B. nhóm quyền tham gia.

   C. nhóm quyền bảo vệ.                                       D. nhóm quyền sống còn.

Câu 5: Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời vào thời gian nào sau đây?

   A. 1989.                          B. 1998.                          C. 1878.                         D. 1887.

Câu 7: Hành vi nào dưới đây không vi phạm về quyền trẻ em?

   A. Anh M cho con gái tham gia vui chơi cùng bạn bè.

   B. Anh N đánh đập con gái bị thương tích nặng.

   C. Chị K bắt trẻ em dưới 16 tuổi theo con đường mại dâm.

   D. Anh T nhận trẻ em dưới 16 tuổi vào làm việc cho nhà hàng của mình.

Câu 8: Câu ca dao, tục ngữ nào sau đây không nói về vấn đề học tập của con người?

   A. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

   B. Học tày không bằng học bạn.

   C. Có cày có thóc, có học có chữ.

   D. Thua keo này, bày keo khác.

Câu 9: Cơ quan nào sau đây có quyền lực đưa ra quyết định bắt người?

   A. Quốc hội.                                                           B. Tòa án nhân dân.

   C. Hội đồng nhân dân.                                        D. Chủ tịch tỉnh.

Câu 10: Những cơ quan nào sau đây có quyền lực đưa ra quyết định bắt người?

   A. Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.

   B. Hội đồng nhân dân và Tòa án nhân dân.

   C. Quốc hội và Viện kiểm sát nhân dân.

   D. Chủ tịch nước và Hội đồng nhân dân.

Câu 11: Chị P không cho bé K là con gái mình tham gia chương trình văn nghệ giao lưu ngày hội Trung thu, hành vi của chị P đã vi phạm nhóm quyền trẻ em nào sau đây?

   A. Nhóm quyền phát triển.                                 B. Nhóm quyền tham gia.

   C. Nhóm quyền bảo vệ.                                      D. Nhóm quyền sống còn.

Câu 12: Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện trái với bình đẳng trong giáo dục?

   A. Cộng điểm cho học sinh vùng dân tộc thiểu số.

   B. Ban hành chính sách khuyến học tại địa phương.

   C. Con gái làm việc nhà không được đi học.

   D. Hỗ trợ trẻ em nghèo được đến trường.

Câu 13: Khi phát hiện người phạm tội quả tang thì ai là người có quyền bắt giữ?

   A. Chỉ Viện kiểm sát.                                           B. Những người làm bảo vệ.

   C. Tất cả mọi người.                                             D. Chỉ công an.

Câu 14: Văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể về quyền học tập?

   A. Luật trẻ em.                                                        B. Luật kinh doanh.

   C. Luật hành chính.                                              D. Luật giáo dục.

Câu 15: Theo em, câu tục ngữ nào dưới đây nói về ý nghĩa của việc học tập?

   A. Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.

   B. Giấy rách phải giữ lấy nề.

   C. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

   D. Có công mài sắt, có ngày nên kim.

Câu 16: Về học tập, pháp luật nước ta quy định: Học tập là

   A. nghĩa vụ của mỗi công dân.                         B. trách nhiệm của mỗi công dân.

   C. bổn phận của mỗi công dân.                        D. quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân.

Câu 17: Để thực hiện đúng quy định của pháp luật về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, chúng ta không được

   A. xâm phạm tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm người khác.

   B. Lên án hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

   C. tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.

   D. tự bảo vệ tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của mình.

Câu 18: Điều bao nhiêu của hiến pháp 2013 quy định: "Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật quy định"?

   A. Điều 19.                    B. Điều 22.                    C. Điều 20.                    D. Điều 21.

Câu 19: Biểu hiện nào sau đây vi phạm về quyền trẻ em?

   A. Lôi kéo trẻ em tham gia vào tệ nạn xã hội.

   B. Lắng nghe quan điểm, ý kiến của trẻ em.

   C. Ủng hộ trẻ em vui chơi, giải trí.

   D. Đầu tư cho trẻ em được học tập.

Câu 20: Gia đình có trách nhiệm như thế nào đối việc việc học tập của con em mình?

   A. Chỉ cần trả học phí cho trẻ.

   B. Tạo điều kiện cho con em mình học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động, của nhà trường.

   C. Không cần có trách nhiệm đó là trách nhiệm của nhà trường.

   D. Không cần có trách nhiệm đó là bổn phận của học sinh.

Câu 21: Chọn đáp án không phải là một trong những nhóm Quyền trẻ em được Công ước Liên hợp quốc công nhận

   A. Quyền bảo vệ.                                                   B. Quyền tự do tín ngưỡng.

   C. Quyền phát triển.                                             D. Quyền sống còn.

Câu 22: Trẻ em khi sinh ra được tiêm vacxin viêm gan B miễn phí nói đến nhóm quyền nào sau đây?

   A. Nhóm quyền sống còn.                                  B. Nhóm quyền bảo vệ.

   C. Nhóm quyền phát triển.                                 D. Nhóm quyền tham gia.

Câu 23: Học tập giúp chúng ta

   A. có kiến thức, hiểu biết.

   B. phát triển toàn diện, giúp ích cho mình.

   C. có kiến thức, hiểu biết, phát triển toàn diện trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

   D. hiểu biết, phát triển.

Câu 24: Quyền cơ bản của trẻ em bao gồm các nhóm quyền nào sau đây?

   A. Sống còn, bảo vệ, giáo dục, vui chơi.

   B. Sống còn, giáo dục, phát triển, tham gia.

   C. Giáo dục, tham gia, phát triển, bảo vệ.

   D. Sống còn, bảo vệ, phát triển, tham gia.

Câu 25: Điều nào trong hiến pháp 2013 quy định: "mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai được tước đoạt tính mạng trái pháp luật."?

   A. Điều 21.                    B. Điều 19.                    C. Điều 22.                    D. Điều 20.

Câu 26: Nhận định nào sau đây không đúng khi bàn về quyền và nghĩa vụ học tập?

   A. Giáo dục tiểu học thuộc độ tuổi từ 6 đến 11.

   B. Học tập là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân.

   C. Nhà nước luôn tạo điều kiện để ai cũng được học.

   D. Học tập không mang lại ý nghĩa nào cho con người.

Câu 27: Theo em, việc làm nào dưới đây là tôn trọng và thực hiện quyền trẻ em?

   A. Chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em.                B. Ưu tiên người con út trong gia đình.

   C. Không cho trẻ đến trường.                            D. Đánh đập, chửi mắng trẻ em.

Câu 28: Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước?

   A. Căn cứ vào chỗ ở hiện tại.                            B. Căn cứ vào nơi sinh.

   C. Căn cứ vào Quốc tịch.                                    D. Căn cứ vào nơi làm việc.

Câu 29: Chỉ ra hành vi đúng đối với việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập?

   A. Chỉ học ở trên lớp, về nhà chơi thoải mái.

   B. Tìm tòi, suy nghĩ để tìm ra cách học tốt nhất.

   C. Quay cóp bài để có thành tích học tập tốt.

   D. Chỉ chăm chú học thật tốt các môn học, không tham gia các hoạt động khác của nhà trường.

Câu 30: Trong công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em, các quyền trẻ em bao gồm bao nhiêu nhóm?

   A. 2.                                 B. 3.                                 C. 4.                                 D. 5.

1
24 tháng 5 2021

1.C

2.B

3.D

4 B

5 A

7 A

8 D

9 B

10 A

11 B

12 C

13 C

14 D

15 C

16 D

17 A

18  C

19 A

20 B

21 B

22 B

23 C

24 D 

26 D

27 A

28 C

29 B

30.C

ko biết đúng ko nữa 

25 tháng 9 2021

 Những câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu thảo, hiếu học, yêu nghề:

1. Câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu thảo:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

2. Câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu học:

Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

Đi một ngày đàng học môt sàng khôn.

4. Câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống yêu nghề:

Ruộng bề bề không bằng nghề trong tay

- Câu ca dao, tục ngữ mà em thích nhất: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

Ý nghĩa của câu ca dao Đi một ngày đàng học một sàng khôn”: Với câu tục ngữ này, ông cha đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiểu biết nhiều, có kiến thức sâu rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đi đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình. Câu ca dao nói lên giá trị cầu thị, luôn phải nỗ lực học những kiến thức mới, làm mới bản thân không nên chìm đắm trong chiến thắng trong quá khứ

25 tháng 9 2021

đây nha

 

3 tháng 1 2020

1 - vì nó sẽ mở rộn tầm hiểu biết về mọi mặt , rèn luyện được những kĩ năng cần thiết của bản thân . Đồng thời , thông qua hoạt động tập thể , hoạt động xã hội sẽ góp phần xây dựng quan hệ tập thể , tình cảm thân ái với mọi người xung quanh , sẽ được mọi người yêu quý .

- theo mình thì khi trải nghiệm xong mình cảm thấy rất buồn . Nhưng trong lòng tôi vẫn mong rằng các bạn sẽ vui vẻ hơn . Trong những lúc đó các bạn ấy nhiệt tình tham gia , xôi nổi , tự tin . Tôi vốn là một cô bé ghét tham gia vào các hoạt động của trường , lớp. Bởi vì nó quá nhàm chán . Sao tôi lại không biết lúc đó tôi đã nói với cô không muốn tham gia nhưng cô bảo că lớp phải cùng đi một người vì mọi người , mọi người vì một ngươi . Nhìn thấy sự kiên quyết của cả lớp nên đă đi nhìn thấy những người bạn nhiệt tình như vây làm tôi cứ muốn nhiệt tình hơn. sau buổi hoạt động ấy mặc dù rất mệt nhưng ai ai cũng vui cả 

2. sai vì nếu không đi các bạn sẽ buồn và bỏ qua mất một buổi vui nhất trong cuộc đời của mỗi con người . sẽ bị các bạn ghet bỏ và không thích chơi . hãy ttích cực tự giác tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội 

23 tháng 12 2016

tích cực tham gia hoạt động tập thể là hăng hái tham gia vào những việc làm, hoạt động công ích xã hội, của 1 tổ chức tình nguyện,... vì lợi ích chung của cộng đồng....

Học sinh phải tích cực tham gia họat động tập thể và xã hội đẻ:rèn luyện nhân cánh bạn thân. đẻ dc mọi người quý mến , trân trọng. Tạo ra sân chơi bổ ích và hứng thú cho mỗi người.

24 tháng 12 2016

Tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội là tự nguyện tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội vì lợi ích chung.

Tham khảo:
 - Những câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu thảo, hiếu học, yêu nghề:

1. Câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu thảo:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

2. Câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu học:

Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

Đi một ngày đàng học môt sàng khôn.

4. Câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống yêu nghề:

Ruộng bề bề không bằng nghề trong tay

- Câu ca dao, tục ngữ mà em thích nhất: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

Ý nghĩa của câu ca dao Đi một ngày đàng học một sàng khôn”: Với câu tục ngữ này, ông cha đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiểu biết nhiều, có kiến thức sâu rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đi đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình. Câu ca dao nói lên giá trị cầu thị, luôn phải nỗ lực học những kiến thức mới, làm mới bản thân không nên chìm đắm trong chiến thắng trong quá khứ

25 tháng 9 2021

-Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

-Ý nghĩa:Cha mẹ đã sinh ra ta, chăm sóc dạy bảo ta. Vì thế, công ơn cha mẹ dành cho ta rất lớn. Chúng ta phải biết ơn, đền đáp công lao đó. Điều đó đã được ông cha ta nhắn nhủ qua bài ca dao

-Em đã thực hiện được điều đó

(Em đã giúp đỡ bố mẹ trong những công việc nhà,em đã cố gắng học hành để bố, mẹ vui lòng)

PHẦN TRONG NGOẶC LÀ MIK VIẾT THÊM NỘI DUNG THÔI NẾU BẠN K VIẾT THÌ THÔIありがと❤😄

8 tháng 11 2017

1. Biểu hiện của tính tự lập trong học tập:

  • Tự giác học bài, làm bài tập về nhà
  • Tự nghiên cứu, tìm tòi các phương pháp học
  • Nhờ bạn giúp đỡ nếu gặp bài quá khó chưa làm được
  • Tự mình đi xe đạp đến lớp
  • Tự chuẩn bị đồ dùng học tập trước khi đến lớp.
  • Tự giác giơ tay phát biểu xây dựng bài.
  • Trực nhật lớp.
  • Hoàn thành công việc lớp, trường giao
  • Chăm sóc bồn hoa, cây xanh.