K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 8
                   Chứng Minh Ý Kiến Qua Trải Nghiệm Văn Học

Ý kiến: "Văn học nghệ thuật là nơi nuôi dưỡng tình cảm thẩm mỹ, giữ gìn và phát triển chất nghệ sĩ nơi tâm hồn."

Giới thiệu:

Văn học và nghệ thuật không chỉ là những hình thức giải trí mà còn là nguồn cảm hứng vô tận cho tâm hồn con người. Chúng không chỉ giúp con người thư giãn mà còn nuôi dưỡng tình cảm thẩm mỹ, làm phong phú tâm hồn và giữ gìn chất nghệ sĩ bên trong mỗi người. Qua những trải nghiệm cá nhân với văn học, ta có thể thấy rõ sự ảnh hưởng sâu rộng của văn học nghệ thuật đến tâm hồn và cảm xúc của con người.

Chứng Minh Qua Trải Nghiệm Văn Học:

1. Khám Phá Những Tác Phẩm Văn Học Để Nuôi Dưỡng Tình Cảm Thẩm Mỹ:

Khi đọc các tác phẩm văn học, từ những câu chuyện cổ điển như "Chiến Tranh và Hòa Bình" của Leo Tolstoy đến những tác phẩm hiện đại như "Người Đua Diều" của Khaled Hosseini, ta không chỉ được thưởng thức những câu chữ đẹp đẽ mà còn trải nghiệm sâu sắc những tình cảm và giá trị nhân văn. Ví dụ, trong "Chiến Tranh và Hòa Bình", sự mô tả tinh tế về các nhân vật và bối cảnh lịch sử không chỉ thể hiện sự sâu sắc của tình cảm mà còn giúp người đọc cảm nhận được chiều sâu của tâm lý nhân vật. Điều này nuôi dưỡng sự cảm nhận thẩm mỹ, giúp người đọc nhìn nhận và đánh giá cuộc sống với cái nhìn đa chiều và sâu sắc hơn.

2. Văn Học Giúp Phát Triển Chất Nghệ Sĩ Trong Tâm Hồn:

Văn học không chỉ là việc đọc và cảm nhận mà còn là quá trình nuôi dưỡng và phát triển cảm xúc nghệ thuật. Khi tiếp xúc với các tác phẩm văn học, người đọc thường cảm thấy được kích thích sáng tạo và mong muốn thể hiện bản thân qua nghệ thuật. Ví dụ, khi đọc thơ của Xuân Diệu, với những hình ảnh tươi đẹp và ngôn từ đầy cảm xúc, ta có thể cảm nhận được sự tinh tế và bay bổng của nghệ thuật. Sự cảm nhận này thúc đẩy người đọc không chỉ yêu thích thơ ca mà còn có thể tạo ra những tác phẩm nghệ thuật của riêng mình, nuôi dưỡng chất nghệ sĩ trong tâm hồn.

3. Văn Học Giúp Giữ Gìn Và Phát Triển Tinh Thần Nghệ Thuật:

Các tác phẩm văn học không chỉ là những sản phẩm của nghệ thuật mà còn là phương tiện để truyền tải các giá trị văn hóa và nghệ thuật qua các thế hệ. Những câu chuyện, bài thơ và tiểu thuyết truyền tải các quan điểm, cảm xúc và kinh nghiệm sống phong phú. Khi đọc "Đất Rừng Phương Nam" của Đoàn Giỏi, người đọc không chỉ được trải nghiệm cuộc sống của người dân miền Nam mà còn cảm nhận được sự hào hùng và tinh thần chiến đấu. Điều này giữ gìn và phát triển tinh thần nghệ thuật, khuyến khích người đọc khám phá và trân trọng các giá trị văn hóa và nghệ thuật.

4. Ảnh Hưởng Của Văn Học Đến Tâm Lý và Cảm Xúc:

Văn học có khả năng tác động mạnh mẽ đến tâm lý và cảm xúc của con người. Khi đọc những tác phẩm như "Mẹ Ghẻ" của Ngô Tất Tố, người đọc có thể cảm nhận được sự đau khổ, bất công và hy vọng của các nhân vật. Điều này không chỉ giúp người đọc hiểu hơn về những hoàn cảnh khó khăn mà còn phát triển khả năng đồng cảm và cảm nhận sâu sắc. Từ đó, văn học giúp người đọc nuôi dưỡng tình cảm thẩm mỹ và cảm xúc nghệ thuật một cách tự nhiên và chân thật.

Kết luận:

Văn học và nghệ thuật thực sự là nơi nuôi dưỡng tình cảm thẩm mỹ và giữ gìn chất nghệ sĩ trong tâm hồn. Qua các tác phẩm văn học, ta không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ và hình ảnh mà còn phát triển được khả năng cảm nhận và sáng tạo nghệ thuật. Những trải nghiệm này không chỉ làm phong phú tâm hồn mà còn giúp con người sống một cuộc đời đầy ý nghĩa và cảm xúc. Vì vậy, văn học nghệ thuật chính là nguồn cảm hứng vô tận, nuôi dưỡng và phát triển chất nghệ sĩ bên trong mỗi chúng ta.

8 tháng 10 2021

Tham khảo:

undefined

undefined

undefined

18 tháng 4 2021

Mỗi một con người là một người nghệ sĩ, một người nghệ sĩ tài ba đang ẩn chứa những tiềm năng chỉ đợi đến lúc chúng ta trưởng thành để khai thác tìm hiểu. Sự khám phá ra tài năng đó luôn là một sự khó khăn với rất nhiều người bởi họ luôn từ bỏ từ lần đầu tiên khi mặc định rằng bản thân mình không làm được khi vấp ngã bước đi đầu tiên. Lúc họ quyết định từ bỏ cũng là lúc họ đánh rơi mất một lần trưởng thành với thành công của mình đang rộng mở trong tương lai. Điều đó làm ta liên tưởng đến ý kiến W. M. Stone " Nghệ thuật sống không phải thể hiện ở việc bạn tìm cách chối bỏ khó khăn mà ở việc bạn học cách trưởng thành từ những khó khăn đó".  Theo bạn, " Nghệ thuật sống" là gì? Đó là cách bạn sống với ước mơ danh vọng của bản thân với tất cả những niềm tin khát vọng biết cách cho đi đúng lúc, biết nhìn người đúng thời điểm, biết đứng dậy sau khi vấp ngã , trưởng thành mỗi khi thất bại để tìm ra hạnh phúc cho về sau. Có thể nói đây là một lời khuyên rất đúng đắn thể hiện tầm nhìn sâu rộng của một con người từng trải đưa ra lời khuyên cho đời sau. Bạn đã từng thất bạn rồi đúng không? Bạn cũng đã từng khóc vì bạn thân mình thất bất lực phải không? Đừng vội nản chí, hãy mua cho mình một con lật đật để trên bàn học mỗi lúc bạn thấy tuyệt vọng nhất và đẩy nhẹ nó mỗi khi buồn bực. Bạn thấy không dù bạn có đẩy nó đi hướng nào nó cũng biết cách đứng dậy không hề gục ngã bởi nó biết khi mình gục gã tuyệt vọng thì sẽ bị bạn vứt đi vào một góc nào đó không biết. Nếu không tin bạn hãy thử trồng một cây xương rồng ở một chỗ đầy cát sỏi không tưới nhiều nước. Bạn nhìn thấy không? Nó vẫn mọc lên sức sống của nó mãnh liệt hơn cả niềm tin của bạn mà bạn vẫn đang tôn thờ bởi nó biết rằng sẽ chẳng dựa được vào ai ngoài bản thân.  Hãy học tập bà Arianna Huffington, bà đã nếm trải rất nhiều mùi vị cay đắng, khó khăn, bị từ chối xuất bản sách 36 lần nhưng bà vẫn thành công, có nghị lực phi thường, trưởng thành từ những thất bại bà trở thành Chủ tịch đồng kiên trưởng ban biên tập của Thu Huffington Post. Vậy nên bạn ơi, đừng sợ hãi nữa, có rất nhiều người đã trưởng thành, thành công sau những khó khăn đó thôi. Hãy cho chúng tôi thấy được sức mạnh của nghệ thuật sống trong con người của bạn bởi trong tương lai lúc bạn trưởng thành tạo lập được thành công, sẽ luôn có nhiều người ví bạn là niềm tự hào cho những thế hệ mai sau. 

 

Đời người như một chuyến tàu  một chiều vậy,chỉ có thể tiếp bước về phía trước,không thể lùi lại quá khứ mà cũng không thể tua nhanh đến đích được,chuyến đi có đôi lúc gập gềnh,nhiều chông gai nếu không đủ bản lĩnh giữ vững tay lái thì tàu sẽ trượt khỏi đường ray chìm sâu vào trong tuyệt vọng. Trong cuộc sống ,ai mà chẳng từng phải trải qua khó khăn thế nhưng cái cốt yếu không phải là cái khó khăn đó nó to lớn đến như thế nào mà là bạn trưởng thành như thế nào qua những khó khăn ấy. Gioongs như (W.M.Stone) từng viết :"Nghệ thuật sống không phải thể hiện ở việc bạn tìm cách chối bỏ khó khăn mà ở việc bạn học cách trưởng thành từ những khó khăn đó".Trước tiên,chúng ta cùng tìm hiểu "Nghệ thuật sống " là gì? Hiểu theo cách đơn giản,nghệ thuật sống chính là cách sống của mỗi người,miễn sao có thể làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn ,luôn vui vẻ và có ý nghĩa thì đã là sống có nghệ thuật rồi.Nhưng đã gọi là "nghệ thuật " thì tất nhiên nghệ thuật sống không hề đơn giản vì nó không phải làm một lần là được mà nó cần sự tích lũy,rèn dũa một cách đều đặn từ ngày qua ngày,tháng qua tháng,năm qua năm.Câu nói của W.M.Stone nhằm nhắc nhở mỗi người trong chúng ta rằng nghệ thuật sống hoàn toàn không phải là thứ gì cao siêu kì lạ mà chỉ đơn giản là làm hết mình những thứ mình làm được,trưởng thành qua những khó khăn và dũng cảm đối mặt với chúng chứ không phải chối bỏ những khó khăn và đổ lỗi cho người khác.Vì một khi bạn chấp nhận từ bỏ và chối bỏ khó khăn,bạn cũng đang đi lùi lại và chấp nhận từ bỏ ước mơ của bản thân rồi,từ bỏ dễ dàng như vậy,bạn chắc chắn mình không hối hận chứ? Phàm là người trên đời ai mà không muốn sống một cuộc sống hưởng thụ vui vẻ thế nhưng nếu không vượt qua những khó khăn ,thiếu đi sự bản lĩnh thì cuộc sống hưởng thụ cũng chẳng mấy chốc không cánh mà bay.Bởi bậy mà ai cũng phải nỗ lực và đặc biệt là học sinh lại càng phải cố gắng để vượt qua tất cả khó khăn.Và chỉ những người có tư duy vượt qua khó khăn và rút ra bài học kinh nghiệm để  thay đổi thì sẽ ngày càng tốt đẹp hơn mà thôi.Và ở Việt Nam và thế giới cũng có rất nhiều nhân chứng sống minh chứng ví dụ như Rowling ,Nick Vuijic,Helen Keller,... họ đều có rất nhiều khó khăn,trở ngại lớn đến mức tưởng như hoàn toàn không thể vượt qua nhưng những con người đó vẫn có thể,vượt lên số phận và làm chủ cuộc đời mình.Còn bạn may mắn có đầy đủ tay chân,không bị bệnh tật bẩm sinh nào thậm chí còn có thể truy cập Internet thì có tư cách gì để chối bỏ khó khăn nhỏ bé kia? Thật ra,khó khăn đôi khi là cơ hội để mở ra một cánh cửa mới,tiềm ẩn trong những khó khăn chính là những quả ngọt của thế gian.Vì vậy,mỗi chúng ta đều cần phải có ý thức vươn lên khó khăn,sẵn dàng đối mặt với những sóng gió cuộc đời đồng thời không bao giờ được "đi lùi " và tìm cách chối bỏ mọi khó khăn.Chỉ cần đủ nỗ lực sẽ hái được quả ngọt,chỉ cần đủ nhiệt huyết  thì mọi khó khăn đến mấy cũng sẽ dần tan đi và để lại ánh mặt trời chiếu rọi.Đời người cũng chỉ có một lần,vậy nên nếu có thử thách thì đừng nên bỏ lỡ,nếu có khó khăn thì phải đối mặt và trở nên trưởng thành hơn sau mỗi khó khăn,nếu có thất bại thì cũng không sao cả,rút kinh nghiệm rồi làm lại thôi.Có ai quy định thất bại trước khó khăn trong cuộc sống thì không được làm lại nữa đâu? Ngoài ra,mỗi người chúng ta phải lên án,tuyên truyền mạnh mẽ hơn về văn hóa đạo đức cũng như đầy lùi những hạng người ích kỉ ,chưa làm đã muốn xong, mới "thấy sóng cả đã ngã tay chèo",rồi khi thất bại lại đổ lỗi cho người khác.Thấy người khác vượt qua khó khăn trở nên trưởng thành hơn thì lại ganh tị nói xấu....Hi vọng mỗi người trong chúng ta đều trưởng thành qua những khó khăn đó và có thể tự hào rằng:"Một năm nay mình đã cố gắng hết sức,biến khó khăn thành thử thách và bài học kinh nghiệm,trưởng thành hơn theo từng ngày.Thật tự hào và yêu thương chính tôi .

24 tháng 7 2018

   Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng để lại cho người đọc những xúc động về tình cảm của hai cha con ông Sáu và bé Thu. Trong chiến tranh ác liệt tình cảm cha con càng trở nên thiêng liêng và có ý nghĩa vô cùng lớn lao. Bé Thu là một đứa trẻ với tính cách lì lợm, ương ngạnh, bướng bỉnh, nhưng có tình cảm bao la, sâu nặng với người cha thân yêu của mình. Đó là tình cảm đáng quý và đáng trân trọng.

     Bé Thu thật lì lợm khi mà trong mọi tình huống em cũng nhất quyết không gọi tiếng “Ba”, không đáp lại một chút tình cảm nào đối với ông Sáu vì theo bé, người đó không phải là ba mình. Với chỉ là một đứa trẻ nhưng bé Thu luôn bộc lộ một con người kiên quyết, mạnh mẽ, thể hiện ở việc dù bị dồn đến đường cùng nhưng bé vẫn nhất quyết không nhận ba. Nhưng khi nhận ra ông Sáu chính là ba mình thì bé đã thể hiện tình cảm rất chân thành và xúc động, khiến người đọc phải nghẹn ngào.

     Bé Thu không nhận ông Sáu bởi vì đối với bé, người cha của bé không có vết thẹo trên má như ông Sáu. Có thể nói rằng, chính bom đạn của chiến tranh đã làm cho cuộc hội nộ của cha con ông Sáu có chút buồn. Một phần nữa là do nó còn quá bé để có thể biết đến sự khốc liệt của bom lửa đạn, biết đến cái cay xè của mùi thuốc súng và sự khắc nghiệt của cuộc sống người chiến sỹ. Cái cảm giác đó không đơn thuần là sự bướng bỉnh của một cô bé đỏng đảnh, nhiễu sách mà là sự kiên định, thẳng thắn, có lập trường bền chặt, bộc lộ phần nào đó tính cách cứng cỏi ngoan cường của cô gian liên giải phóng sau này.

    Mới 8 tuổi, sự ương ngạnh của bé là bình thường, nhưng điều đáng quý ở chỗ, một em bé 8 tuổi nhưng lại có một tình cảm đáng khâm phúc với người cha của mình. Tính cách của bé Thu được thể hiện rõ nét khí bé nhận ra cha mình. Tình cha con trong Thu giữ gìn bấy lâu nay, giờ trỗi dậy, vào cái giây phút mà cha con phải tạm biệt nhau. Có ai ngờ một cô bé không được gặp cha từ năm 1 tuổi vẫn luôn vun đắp một tình yêu bền bỉ và mãnh liệt với cha mình,dù người cha ấy chưa hề bồng bế nó, cưng nựng nó, săn sóc, chăm lo cho nó, làm cho nó một món đồ chơi kể từ khi nó bắt đầu làm quen với cuộc sống. Có lẽ chính tình yêu thương lớn lao, mãnh liệt đối với người cha mà nó ngày đêm thương nhớ đã thôi thúc nó nhất quyết không thể nhận người lạ làm cha của mình. Điều đó càng làm cho cái tính ương ngạnh, ngang bướng của bé Thu thật đáng trân trọng.

    Hành động của bé Thu khi nhận ra cha mình khiến cho người đọc rơi nước mắt. Giữa lúc cha sắp sửa lên đường, tình cảm của bé đã trào dâng và không kìm nén được, cô bé đã chạy đến ôm lấy cổ ba, nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa. Tiếng "Ba" ấp ủ từ bấy lâu cuối cùng cũng cũng được cát lên từ cổ họng bé. Tiếng gọi ấy không chỉ khiến ba nó bật khóc mà còn mang một giá trị thiêng liêng với nó. Lần đầu tiên nó cảm nhận mơ hồ về niềm sung sướng của một đứa con có cha. Dường như bé Thu đã lớn lên trong đầu óc non nớt của nó.

     Như tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói, tác phẩm "chiếc lược ngà" đã thực sự thành công, để lại một "nét riêng" trong lòng của mỗi đọc giả. Có thể nói, thành công của tác phẩm chính là sự khắc họa rõ nét tính cách ngây thơ đáng yêu nhưng rất giàu tình cảm của bé Thu. Dù còn ít tuổi nhưng bé đã nhận ra được sự quan trọng của ba trong cuộc đời, bé đã quý trọng và tự hào về người cha của mình. Mặc dù hai cha con họ không được sống cùng nhau hết cuộc đời nhưng tình cảm của họ không phai nhạt, kỉ vật mà người cha để lại cho đứa con bé nhỏ chính là tình cảm mà người cha muốn gửi gắm tới đứa con yêu dấu của mình.
 


 

    

 

25 tháng 8 2017

Chọn đáp án: D

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

- Xác định đề tài, mục đích viết

- Lập dàn ý

- Bài viết phải đủ 3 phần mở, thân, kết

- Luận điểm, dẫn chứng phải cụ thể, rõ ràng

Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm văn học

- Xác định đề tài, mục đích nói, đối tượng nghe

- Khi trình bày cần chú ý giọng đọc, đặc biệt là khi đọc thơ

- Khi trao đổi với người nghe cần tập trung suy nghĩ, đưa rá ý kiến phù hợp

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
31 tháng 8 2023

- Khi viết bài văn phân tích, đánh giá một bài thơ.

+ Có dàn ý chi tiết.

+ Đầy đủ bố cục của một bài viết hoàn chỉnh.

+ Luận điểm, dẫn chứng, lí lẽ rõ ràng, thuyết phục, mạch lạc.

+ Nên có sự kết hợp xen kẽ giữa nội dung và nghệ thuật.

- Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm văn học.

+ Có dàn ý chi tiết.

+ Xác định đúng đề tài, đối tượng người nghe.

+ Chú ý giọng đọc rõ ràng, âm vực vừa phải, luôn hướng mắt về phía người nghe.

+ Nên tạo không khí sôi động cho buổi thuyết trình.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Đề a

I. Mở bài

Giới thiệu vấn đề nghị luận: phân tích, đánh giá nội dung và những nét đặc sắc về nghệ thuật trong bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh).

II. Thân bài

1. Nội dung

Bài thơ thể hiện những cảm xúc, những rung động tâm hồn trước cảnh vật thiên nhiên trong những ngày hạ mạt thô sơ giữa thời khói lửa.

2. Những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật

a. Khổ 1: Tín hiệu của sự chuyển mùa

- Dấu hiệu “hương ổi” => mang đậm hương vị miền quê.

- Động từ mạnh “phả” => gợi liên tưởng cho người đọc về màu vàng ươm, hương thơm nồng nàn của “hương ổi” tỏa ra những cuối hạ, đầu thu đang phả vào trong “gió se”.

- Dấu hiệu “sương thu” kết hợp từ láy tượng hình “chùng chình” => gợi những bước đi chầm chậm sang của mùa thu.

b. Khổ 2: Quang cảnh trời đất khi vào thu

- Từ láy “dềnh dàng” => dòng chảy không còn vội vã, như muốn đi chậm lại để tận hưởng những vẻ đẹp nên thơ, trữ tình của mùa thu.

- Nhân hóa “chim vội vã” => đối lập với sự “dềnh dàng” của dòng sông, những đàn chim đang hối hả đi tìm thức ăn và bay về phương Nam xa xôi để tránh rét.

- Động từ “vắt” được dùng để miêu tả hình ảnh đám mây mùa hạ: đám mây được đặt ngang trên bầu trời, buông thõng xuống, gợi sự tinh nghịch, dí dỏm, chủ động.

c. Khổ 3: Cảm nhận và suy nghĩ của nhà thơ về cuộc đời

- Các từ ngữ vẫn còn, đã vơi dần, cũng bớt bất ngờ được dùng rất hay để miêu tả về thời lượng và sự xuất hiện của sự vật nắng, mưa, sấm.

- Nắng, sấm, mưa: hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho những biến đổi, những khó khăn, thử thách trong cuộc đời con người.

- Hàng cây đứng tuổi: ẩn dụ cho những con người từng trải, được tôi luyện qua những gian lao, thử thách của cuộc đời.

III. KẾT BÀI: Khẳng định lại giá trị của bài thơ

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Đề b

I. Mở bài

- Lời chào, lời giới thiệu bản thân.

- Giới thiệu vấn đề chính trong bài nói: đánh giá nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân).

II. Thân bài

a. Tóm tắt truyện

b. Nội dung

- Nguyễn Tuân đã thể hiện quan điểm thẩm mĩ của mình: cái tài và cái tâm; cái đẹp và cái thiện không thể tách rời.

- Ánh sáng chiến thắng bóng tối, cái đẹp chiến thắng cái xấu xa, nhơ bẩn, “thiên lương” chiến thắng tội ác. Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao thượng của con người.

c. Nghệ thuật

- Xây dựng tình huống truyện độc đáo.

- Xây dựng thành công cảnh cho chữ, thủ pháp đối lập.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật đạt đến trình độ cao.

III. Kết bài

- Kết luận lại vấn đề.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

* Nghệ thuật thời Phục hưng

Phục Hưng là một phong trào văn hóa bao gồm giai đoạn từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII. Những thành tựu của phong trào văn hóa Phục Hưng đã mở ra một kỷ nguyên mới cho nền văn minh nhân loại. Thành tựu của phong trào văn hóa phục hưng Là một phong trào văn hóa, Phục Hưng bao hàm sự nở rộ các nền văn học tiếng Latinh cũng như các tiếng dân tộc, bắt đầu từ sự phục hồi việc nghiên cứu các tư liệu cổ điển, sự phát triển của phép phối cảnh tuyến tính và các kỹ thuật nhằm biểu diễn hiện thực tự nhiên hơn trong mỹ thuật, và một cuộc cải cách giáo dục tiệm tiến nhưng phổ cập.

- Về hội họa và điêu khắc: điểm độc lạ của mỹ thuật thời Phục Hưng là tính hiện thực cao, những tác giả biểu lộ đậm chất ngầu và nội tâm khác hẳn thời kỳ trước . Đặc điểm chung của nghệ thuật hội họa thời kì này là tùy đề tài vẫn khai thác trong kinh thánh hoặc thần thoại, nhưng nội dung thì hoàn toàn hiện thực. Nhà danh họa khổng lồ người Ý của thời kỳ này là Lêôna đơ Vanhxi với các tác phẩm như Nàng Giôcôngđơ, Bữa tiệc cuối cùng, Đức mẹ đồng trinh trong hang đá. Từ thế kỷ XV, ông đã có ý tưởng thay mái chèo của thuyền bằng cánh quạt đẩy nước, vẽ ra nguyên tắc hoạt động của máy bay, dù thoát hiểm,… Bức tranh “Bữa tiệc cuối cùng”, dựa vào câu chuyện trong bữa tiệc chia tay nhau, Chúa Giêsu đã nói với các tông đồ của mình rằng: “Trong các ngươi sẽ có một kẻ phản bội ta”. Bức tranh đã thể hiện được nội tâm của các nhân vật dự tiệc khi nghe câu nói đó: người thì ngạc nhiên, người thì tức giận, người thì buồn bã, người thì biểu thị sự ngay thẳng trung thực của mình... Đây là một bức tranh rất hoàn hảo về mô tả nhân vật, bố cục và màu sắc. Raphaen (1483-1520) cũng là một họa sĩ thiên tài của Ý. Tuy ông chết tương đối sớm (37 tuổi) nhưng ông đã để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng như Cô gái làm vườn xinh đẹp, các bức tranh vẽ về thánh mẫu... Ông là một họa sĩ có sở trường về vẽ chân dung, đặc biệt là thể hiện được một cách sống động vẻ đẹp tươi tắn của các cô gái, vẻ hiền hậu dịu dàng của người mẹ và nét ngây thơ đáng yêu của các em bé.

- Về phương diện kỹ thuật, các thành tựu của phong trào văn hóa Phục Hưng lịch sử 10 có thể kể đến như:

+ Phát minh in ấn, chế tạo ra giấy => bình dân hóa việc học, thúc đẩy văn hóa phát triển.

+ Xây dựng thành công lò gang nấu quặng, không chỉ nấu được gang mà luyện được thép.

+ Cải tiến bánh xe nước cùng nhiều phát minh mới thúc đẩy ngành công nghiệp.

+ Ngành giải phẫu có nhiều bước tiến mới đã đánh một đòn mạnh mẽ vào chủ nghĩa duy tâm.

Về khoa học tự nhiên, thành tựu của phong trào văn hóa Phục Hưng đem lại nhiều bước tiến vượt bậc với sự góp phần của nhiều nhà khoa học: Nhiều nhà khoa học đã dũng cảm chống lại những quan điểm sai lầm bảo thủ, góp phần thay đổi cách nhìn của con người thời bấy giờ về Trái Đất và vũ trụ như Cô-péc-ních, Bru-nô, Ga-li-lê.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

* Kiến trúc thành Thăng Long

Sau khi ra chiếu dời đô, vua Lý Công Uẩn đã cho xây dựng thành quách, cung điện chùa chiền thành một kinh thành Thăng Long nguy nga tráng lệ để đóng đô.

Kinh thành Thăng Long gồm 3 vòng thành, mọi hoạt động của hoàng tộc qua các triều đều tại Cấm Thành, phía bên ngoài là cung điện, phủ đệ, cụm kiến trúc giáo dục tín ngưỡng,…

Trong liên lục 8 thế kỷ Thăng Long tồn tại với một toà thành hoa lệ, bề thế. Vào thời Lý Hoàng Thành dựa trên vị trí của thành Đại La. Trải qua các triều đại nhà Trần, hậu lê, toà thành vẫn ở trên vị trí này, có chỉnh trang lại.

Vào thời nhà Nguyễn, kinh đô dời vào Phú Xuân (Huế), Hà Nội trở thành Tổng Trấn Bắc. Quy mô của thành Hà nội vào thời kỳ này nhỏ hơn các thời kỳ trước đó.

Thành cổ Hà nội xưa có 3 vòng (tam trùng thành quách). Thành nhỏ nhất ở trong cùng là Tử Cấm Thành, là nơi chỉ dành cho nhà vua, hoàng hậu cùng số ít cung tần mỹ nữ trú ngụ. Qua các triều đại kinh thành Thăng Long có nhiều tên gọi khác nhau, thời lý gọi là Cung Thành, thời Trần gọi là long Phượng Thành, thời Hậu lê gọi là Cấm Thành.

Một cửa duy nhất nối liền giữa Cấm Thành và Hoàng Thành là Đoan môn.
Hoàng Thành là vòng thành thứ 2 ở giữa Cấm Thành với thành ngoài. Trong Hoàng Thành là khu triều chính, nơi ở và làm việc của các quan trong triều, giữa Hoàng Thành với Kinh Thành Thăng Long có khá nhiều cửa, nay chỉ còn lại một cửa là bắc Môn, hiện thuộc địa phận phố Phan Đình Phùng.

Vòng ngoài cùng gọi là Kinh Thành, đắp bằng đất. Đây là chỗ dân cư sinh sống. Kinh Thành có nhiều cửa trổ ra bên ngoài. Vào thời Lê, Kinh Thành Thăng Long có tất cả 16 cửa ô. Vào thời Nguyễn còn 12 cửa ô. Đầu thế kỷ 20 chỉ còn 5 cửa ô là Ô Dừa, Ô Đống Mác, Ô Cầu Dền, Ô Cầu Giấy và ô Quan Chưởng.

Ngày nay, riêng Ô Quan Chưởng, tên cũ là Đông Hà môn có nghĩa là cửa dành cho thuyền ra vào bến sông, còn được tồn tại. Cửa Ô Quan Chưởng gồm một cửa chính và hai cửa phụ. Trên có vọng lâu, bên tường phía trái có một tấm bia khắc năm 1882 ghi lệnh của tổng đốc Hoàng Diệu, cấm binh lính sách nhiễu dân chúng qua lại. Bốn cửa ô khác chỉ còn trong trí nhớ mơ màng của người dân đất Hà Thành mỗi khi hoài niệm về thuở xa xôi. Một số đoạn thành đất của Kinh Thành xưa còn để lại dấu vết như là đường Đại La, Hoàng Hoa Thám và La Thành.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
29 tháng 8 2023

Bài viết chi tiết

     Một mùa thu đầy lãng mạn và trữ tình đã trở thành đề tài quen thuộc trong những trang thi ca. Hữu Thỉnh – một cây bút trưởng thành từ quân đội, với những lời thơ nhẹ nhàng, sâu lắng đã mang đến cho độc giả bao cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời. Bằng sự sáng tạo, tâm hồn nhạy cảm trước sự vật, sự tinh tế trong cách sử dụng từ ngữ, tác giả đã vẽ nên một bức tranh Sang thu thật quen thuộc và cũng thật mới lạ.

     Sang thu với chủ đề về thiên nhiên mùa thu kết hợp cùng cảm hứng chủ đạo là những cảm xúc, những rung động tâm hồn trước cảnh vật thiên nhiên trong những ngày hạ mạt thô sơ giữa thời khói lửa. Bên cạnh đó, là những nét độc đáo trong nghệ thuật, cách sử dụng từ ngữ sáng tạo, hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa để làm nổi bật lên chủ thể trữ tình được nói đến trong bài – mùa thu.

     Nếu Xuân Diệu lấy sắc “mơ phai” của lá để báo hiệu thu tới thì Hữu Thỉnh cảm nhận qua “hương ổi”, một mùi hương quen thuộc với miền quê Việt Nam: Bỗng nhận ra hương ổi/ Phả vào trong gió se. Động từ mạnh “phả” mang nghĩa bốc mạnh, tỏa ra thành luồng. Người nghệ sĩ ấy không tả mà chỉ gợi liên tưởng cho người đọc về màu vàng ươm, hương thơm nồng nàn của “hương ổi” tỏa ra những cuối hạ, đầu thu đang phả vào trong “gió se”.

     Dấu hiệu tiếp theo là hình ảnh sương thu khi Sương chùng chình qua ngõ/ Hình như thu đã về. Sương thu đã được nhân hóa qua từ láy tượng hình “chùng chình” diễn tả những bước đi rất thơ, rất chầm chậm để mang mùa thu đến với nước nhà. Chữ “se” hiệp vần với “về” tạo nên những nhịp thơ nhẹ nhàng, thơ mộng, gợi cảm như chính cảm giác mà mùa thu mang đến vậy. Khổ thơ đầu được Hữu Thỉnh cảm nhận ở đa giác quan, thể hiện một cách sáng tạo những đặc trưng, dấu hiệu thu đến nơi quê nhà thanh bình.

     Không gian nghệ thuật của bức tranh “Sang thu'" được mở rộng, ở chiều cao, độ rộng của bầu trời với cánh chim bay và đám mây trôi, ở chiều dài của dòng sông qua khổ thơ thứ hai:

Sóng được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây màu hạ

Vắt nửa mình sang thu

     Nước sông màu thu trên miền đất Bắc trong xanh, êm đềm, tràn đầy nên mới “dềnh dàng”, nhẹ trôi mãi như đang cố tình chảy chậm lại để được cảm nhận rõ nhất những nét đẹp của thiên nhiên tiết trời khi vào thu. Đối lập với sự “dềnh dàng” ấy là sự “vội vã” của những đàn chim đang bay về phương Nam tránh rét. Những đàn chim ấy khiến ta liên tưởng đến đàn ngỗng trời mà thi sĩ Nguyễn Khuyến đã nhắc đến trong Thu vịnh: Một tiếng trên không ngỗng nước nào? Dòng sông, cánh chim, đám mây mùa thu đều được nhân hóa. Tác giả sử dụng động từ “vắt” để miêu tả cho mây. Đám mây như được đặt ngang trên bầu trời, buông thõng xuống, gợi sự tinh nghịch, dí dỏm, chủ động. Bốn câu thơ đã khắc họa những biến chuyển tinh tế của cảnh vật từ mùa hè sang mùa thu. Mỗi cảnh vật lại có một đặc trưng riêng nhưng tất cả đã làm cho bức tranh mùa thu thêm thi vị hơn.

     Những dư âm của mùa hạ vẫn còn: đó là ánh nắng, là những cơn mưa, là tiếng sấm giòn. Tuy nhiên, tất cả đã trở nên dịu dàng hơn, hiền hòa hơn, không còn bất ngờ và gắt gỏng nữa. Đồng thời, những suy ngẫm của tác giả về cuộc đời cũng được gửi gắm qua những câu từ nhẹ nhàng ấy.

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.

     Nắng, mưa, sấm, những hiện tượng của thiên nhiên trong thời điểm giao mùa: mùa hạ - mùa thu được Hữu Thỉnh cảm nhận một cách tinh tế. Các từ ngữ “vẫn còn, đã vơi dần, bớt bất ngờ” gợi tả rất hay thời lượng và sự hiện hữu của sự vật, của thiên nhiên như nắng thu, mưa thu, tiếng sấm buổi đầu thu. Mùa hạ như còn níu giữ. Nắng, mưa, sấm mùa hạ như còn vương vấn hàng cây và đất trời. Nhìn cảnh vật sang thu buổi giao mùa, từ ngoại cảnh ấy mà nhà thơ suy ngẫm về cuộc đời. “Sấm" và “hàng cây đứng tuổi" là những ẩn dụ tạo nên tính hàm nghĩa của bài " Sang thu”. Nắng, mưa, sấm là những biến động của thiên nhiên, còn mang ý nghĩa tượng trưng cho những thay đổi, biến đổi, những khó khăn thử thách trong cuộc đời. Hình ảnh ‘‘hàng cây đứng tuổi'' là một ẩn dụ nói về lớp người đã từng trải, được tôi luyện trong nhiều gian khổ, khó khăn.

     Sang thu Là một bài thơ hay của Hữu Thỉnh. Bao cảm xúc dâng đầy trong những vần thơ đẹp, hữu tình, nên thơ. Nhà thơ không sử dụng bút màu vẽ nên những cảnh thu, sắc thu rực rỡ. Chỉ là một số nét chấm phá, tả ít mà gợi nhiều nhưng tác giả đã làm hiện lên cái hồn thu thanh nhẹ, trong sáng, êm đềm, mênh mang... đầy thi vị.

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ yêu cầu của một bài viết phân tích nội dung và nghệ thuật tác phẩm trữ tình.

- Tìm ý và lập dàn ý chi tiết.

- Tham khảo ngữ liệu.

- Viết bài.

- Sửa lỗi (nếu có).

Lời giải chi tiết:

Dàn ý

I. Mở bài

     Giới thiệu vấn đề nghị luận: phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật trong bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh).

II. Thân bài

1. Nội dung

     Bài thơ thể hiện những cảm xúc, những rung động tâm hồn trước cảnh vật thiên nhiên trong những ngày hạ mạt thô sơ giữa thời khói lửa.

2. Những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật

a. Khổ 1: Tín hiệu của sự chuyển mùa

- Dấu hiệu “hương ổi” → mang đậm hương vị miền quê.

- Động từ mạnh “phả” → gợi liên tưởng cho người đọc về màu vàng ươm, hương thơm nồng nàn của “hương ổi” tỏa ra những cuối hạ, đầu thu đang phả vào trong “gió se”.

- Dấu hiệu “sương thu” kết hợp từ láy tượng hình “chùng chình” → gợi những bước đi chầm chậm sang của mùa thu.

b. Khổ 2: Quang cảnh trời đất khi vào thu

- Từ láy “dềnh dàng” → dòng chảy không còn vội vã, như muốn đi chậm lại để tận hưởng những vẻ đẹp nên thơ, trữ tình của mùa thu.

- Nhân hóa “chim vội vã” → đối lập với sự “dềnh dàng” của dòng sông, những đàn chim đang hối hả đi tìm thức ăn và bay về phương Nam xa xôi để tránh rét.

- Động từ “vắt” được dùng để miêu tả hình ảnh đám mây mùa hạ: đám mây được đặt ngang trên bầu trời, buông thõng xuống, gợi sự tinh nghịch, dí dỏm, chủ động.

c. Khổ 3: Cảm nhận và suy nghĩ của nhà thơ về cuộc đời

- Các từ ngữ vẫn còn, đã vơi dần, cũng bớt bất ngờ được dùng rất hay để miêu tả về thời lượng và sự xuất hiện của sự vật nắng, mưa, sấm.

- Nắng, sấm, mưa: hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho những biến đổi, những khó khăn, thử thách trong cuộc đời con người.

- Hàng cây đứng tuổi: ẩn dụ cho những con người từng trải, được tôi luyện qua những gian lao, thử thách của cuộc đời.

III. Kết bài

     Khẳng định lại giá trị của bài thơ.

Bài viết chi tiết

     Một mùa thu đầy lãng mạn và trữ tình đã trở thành đề tài quen thuộc trong những trang thi ca. Hữu Thỉnh – một cây bút trưởng thành từ quân đội, với những lời thơ nhẹ nhàng, sâu lắng đã mang đến cho độc giả bao cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời. Bằng sự sáng tạo, tâm hồn nhạy cảm trước sự vật, sự tinh tế trong cách sử dụng từ ngữ, tác giả đã vẽ nên một bức tranh Sang thu thật quen thuộc và cũng thật mới lạ.

     Sang thu với chủ đề về thiên nhiên mùa thu kết hợp cùng cảm hứng chủ đạo là những cảm xúc, những rung động tâm hồn trước cảnh vật thiên nhiên trong những ngày hạ mạt thô sơ giữa thời khói lửa. Bên cạnh đó, là những nét độc đáo trong nghệ thuật, cách sử dụng từ ngữ sáng tạo, hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa để làm nổi bật lên chủ thể trữ tình được nói đến trong bài – mùa thu.

     Nếu Xuân Diệu lấy sắc “mơ phai” của lá để báo hiệu thu tới thì Hữu Thỉnh cảm nhận qua “hương ổi”, một mùi hương quen thuộc với miền quê Việt Nam: Bỗng nhận ra hương ổi/ Phả vào trong gió se. Động từ mạnh “phả” mang nghĩa bốc mạnh, tỏa ra thành luồng. Người nghệ sĩ ấy không tả mà chỉ gợi liên tưởng cho người đọc về màu vàng ươm, hương thơm nồng nàn của “hương ổi” tỏa ra những cuối hạ, đầu thu đang phả vào trong “gió se”.

     Dấu hiệu tiếp theo là hình ảnh sương thu khi Sương chùng chình qua ngõ/ Hình như thu đã về. Sương thu đã được nhân hóa qua từ láy tượng hình “chùng chình” diễn tả những bước đi rất thơ, rất chầm chậm để mang mùa thu đến với nước nhà. Chữ “se” hiệp vần với “về” tạo nên những nhịp thơ nhẹ nhàng, thơ mộng, gợi cảm như chính cảm giác mà mùa thu mang đến vậy. Khổ thơ đầu được Hữu Thỉnh cảm nhận ở đa giác quan, thể hiện một cách sáng tạo những đặc trưng, dấu hiệu thu đến nơi quê nhà thanh bình.

     Không gian nghệ thuật của bức tranh “Sang thu'" được mở rộng, ở chiều cao, độ rộng của bầu trời với cánh chim bay và đám mây trôi, ở chiều dài của dòng sông qua khổ thơ thứ hai:

Sóng được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây màu hạ

Vắt nửa mình sang thu

     Nước sông màu thu trên miền đất Bắc trong xanh, êm đềm, tràn đầy nên mới “dềnh dàng”, nhẹ trôi mãi như đang cố tình chảy chậm lại để được cảm nhận rõ nhất những nét đẹp của thiên nhiên tiết trời khi vào thu. Đối lập với sự “dềnh dàng” ấy là sự “vội vã” của những đàn chim đang bay về phương Nam tránh rét. Những đàn chim ấy khiến ta liên tưởng đến đàn ngỗng trời mà thi sĩ Nguyễn Khuyến đã nhắc đến trong Thu vịnh: Một tiếng trên không ngỗng nước nào? Dòng sông, cánh chim, đám mây mùa thu đều được nhân hóa. Tác giả sử dụng động từ “vắt” để miêu tả cho mây. Đám mây như được đặt ngang trên bầu trời, buông thõng xuống, gợi sự tinh nghịch, dí dỏm, chủ động. Bốn câu thơ đã khắc họa những biến chuyển tinh tế của cảnh vật từ mùa hè sang mùa thu. Mỗi cảnh vật lại có một đặc trưng riêng nhưng tất cả đã làm cho bức tranh mùa thu thêm thi vị hơn.

     Những dư âm của mùa hạ vẫn còn: đó là ánh nắng, là những cơn mưa, là tiếng sấm giòn. Tuy nhiên, tất cả đã trở nên dịu dàng hơn, hiền hòa hơn, không còn bất ngờ và gắt gỏng nữa. Đồng thời, những suy ngẫm của tác giả về cuộc đời cũng được gửi gắm qua những câu từ nhẹ nhàng ấy.

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.

     Nắng, mưa, sấm, những hiện tượng của thiên nhiên trong thời điểm giao mùa: mùa hạ - mùa thu được Hữu Thỉnh cảm nhận một cách tinh tế. Các từ ngữ “vẫn còn, đã vơi dần, bớt bất ngờ” gợi tả rất hay thời lượng và sự hiện hữu của sự vật, của thiên nhiên như nắng thu, mưa thu, tiếng sấm buổi đầu thu. Mùa hạ như còn níu giữ. Nắng, mưa, sấm mùa hạ như còn vương vấn hàng cây và đất trời. Nhìn cảnh vật sang thu buổi giao mùa, từ ngoại cảnh ấy mà nhà thơ suy ngẫm về cuộc đời. “Sấm" và “hàng cây đứng tuổi" là những ẩn dụ tạo nên tính hàm nghĩa của bài " Sang thu”. Nắng, mưa, sấm là những biến động của thiên nhiên, còn mang ý nghĩa tượng trưng cho những thay đổi, biến đổi, những khó khăn thử thách trong cuộc đời. Hình ảnh ‘‘hàng cây đứng tuổi'' là một ẩn dụ nói về lớp người đã từng trải, được tôi luyện trong nhiều gian khổ, khó khăn.

     Sang thu Là một bài thơ hay của Hữu Thỉnh. Bao cảm xúc dâng đầy trong những vần thơ đẹp, hữu tình, nên thơ. Nhà thơ không sử dụng bút màu vẽ nên những cảnh thu, sắc thu rực rỡ. Chỉ là một số nét chấm phá, tả ít mà gợi nhiều nhưng tác giả đã làm hiện lên cái hồn thu thanh nhẹ, trong sáng, êm đềm, mênh mang... đầy thi vị.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

* Dàn ý tham khảo:

I – Mở bài

- Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Khuyến và tác phẩm “Thu điếu”

II – Thân bài

1. Đánh giá về nội dung

a. 6 câu đầu: cảnh thu

- Mở đầu bài thơ “Thu điếu” là bức tranh phong cảnh mùa thu lãng mạn, thơ mộng nhưng cũng rất mộc mạc, giản dị từ cái nhìn cận cảnh:

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

  Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

  Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

  Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”

- Từ không gian cận cảnh, nhà thơ phóng tầm mắt qua cái nhìn viễn cảnh, mở ra một không gian cao và rộng, trong và sâu:

“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

  Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

b. 2 câu cuối: tình thu

- Kết thúc bài thơ, hình ảnh con người mới xuất hiện thật nhỏ bé. Con người ở đây phải chăng chính là thi sĩ trong tư thế câu cá nhàn nhã, đợi chờ. Đối với nhà thơ, đi câu như một cái cớ để hoà mình với thiên nhiên, đất trời, tận hưởng khí thu. Và đây cũng là cách thi sĩ tránh xa những lo toan, những xô bồ ồn ã, phức tạp của đời sống xã hội.

“Tựa gối buông cần lâu chẳng được

  Cá đâu đớp động dưới chân bèo”

2. Đánh giá nghệ thuật

- Cách sử dụng ngôn ngữ Nôm

- Cách dùng từ láy

- Cách gieo vần

3. Đánh giá về thành công của tác giả trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật

III – Kết bài

- Khái quát vị trí, ý nghĩa của tác phẩm với sự nghiệp văn học của tác giả

- Chỉ ra tác động của tác phẩm với người đọc và với cá nhân người viết

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

* Bài mẫu tham khảo

Nguyễn Khuyến được coi là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam với chất giọng thơ thuần hậu, hình ảnh thơ giản dị, mộc mạc, gần gũi. Những sáng tác của ông đã để lại giá trị quý báu cho kho tàng văn học Việt Nam. Trong đó, “Thu điếu” là một bài thơ đặc biệt, nằm trong chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến.

“Thu điếu” Bài thơ được viết trong thời gian Nguyễn Khuyến cáo quan về ở ẩn. Vì vậy bài thơ không chỉ đơn giản tái hiện cảnh sắc thiên nhiên mùa thu mà còn chất chứa những tâm sự, suy tư của tác giả. Mở đầu bài thơ “Thu điếu” là bức tranh phong cảnh mùa thu lãng mạn, thơ mộng nhưng cũng rất mộc mạc, giản dị từ cái nhìn cận cảnh:

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

  Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”

 “Ao” là một không gian nhỏ hẹp, là hình ảnh quen thuộc, gần gũi của vùng đồng bằng Bắc Bộ.   Mùa thu đến gợi ra cảm giác se se lạnh, cái lạnh ấy như thấm sâu vào từng cá thể của không gian. Lạnh không chỉ lan toả trong không khí mà còn toả ra từ làn nước màu thu. Không gian trong xanh, tĩnh lặng mang đậm chất thu. Ao nước trong tưởng như có thể nhìn thấy đáy. Đây cũng là cái dịu dàng, trong trắng, thanh sơ của mùa thu. Nổi bật trong nền cảnh thu ấy là hình ảnh chiếc thuyền câu bé tẻo teo. Chiếc thuyền câu mang theo dáng vẻ con người, ung dung, thư thái nhẹ nhàng tận hưởng cảm giác thư giãn khi câu cá. Số từ “một” kết hợp với tính từ “tẻo teo” gợi ra dáng vẻ cô đơn, lẻ bóng của con thuyền hay chính là con người. Dường như nhà thơ đang thu mình vào một thế giới riêng biệt, tách khỏi hiện thực xô bồ để tận hưởng một cuộc sống bình yên.

“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

  Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”

          Trên mặt nước hiền hoà, yên ả, những làn sóng gợi nhẹ lăn tăn, phản chiếc sắc xanh của nền trời thu. Không gian mùa thu trở nên thật khoáng đạt, thuần khiết. Giữa không gian phẳng lặng, yên ả, mọi sự chuyển động đều vô cùng nhẹ nhàng, tinh tế thì hình ảnh “lá vàng trước gió khẽ đưa vèo” đã trở thành điểm nhấn. Màu xanh biếc của sóng, của trời hài hoà trong màu vàng của lá tạo nên một không gian đậm chất thu. Nghệ thuật đối được sử dụng điêu luyện, “lá vàng” với “sóng biếc”, tốc độ “vèo” của lá bay tương ứng với mức độ “tí” của “sóng gợn”. Hẳn phải có một tài quan sát vô cùng tinh tế, nhạy cảm, thi sĩ mới có thể nhận ra những chuyển động dù là nhỏ nhất của không gian.

Từ không gian cận cảnh, nhà thơ phóng tầm mắt qua cái nhìn viễn cảnh, mở ra một không gian cao và rộng, trong và sâu.

“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”

Mặt nước trong và bầu trời cũng vô cùng trong xanh. Những đám mây trắng nhè nhẹ lững lờ trôi như điểm nhấn của nền trời xanh ngắt.  “Ngõ, ao, vườn cây” là những hình ảnh quen thuộc của làng quê  Bắc Bộ mộc mạc, giản dị. “Ngõ trúc quanh co” gợi ra độ sâu của không gian, những hàng trúc nối đuôi nhau kéo một màu xanh dài bất tận. Có thể nói, bức tranh thu của Nguyễn Khuyến được bao chùm bởi một sắc xanh biếc: xanh của mặt nước, xanh của bầu trời và xanh của cây lá. Cái xanh ấy không rực rỡ, chói chang như mùa hè cũng không ảm đạm, nhạt nhoà như mùa đông mà vô cùng hiền hoà, thanh khiết. Xuân Diệu có viết: “Cái thú vị của bài Thu điếu là ở cacd điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi....”. Nhận xét trên được đưa ra từ góc nhìn của hội hoạ. Gam màu xanh đã được Nguyễn Khuyến dùng rất đắt khi tái hiện hài hoà sắc chủ đạo của cảnh thu miền nhiệt đới nước ta.

Như vậy, chỉ với sáu câu thơ đầu, Nguyễn Khuyến đã vẽ nên một bức tranh thu quê thân quen, gần gũi những cũng rất đắc biệt. Trong và tĩnh là đặc điểm nổi bật nhất của cảnh vật được miêu tả trong bài. Mọi sự chuyển động trong không gian đều vô cũng tĩnh lặng, nhẹ nhàng, cảnh sắc trong thơ hài hoà, thanh khiết. Ở đây, trong song hành với tĩnh: càng trong lại càng tĩnh, càng tĩnh lại càng trong. Cái hồn quê dân dã hiện lên một cách sinh động, tự nhiên qua từng dòng thơ, từng con chữ.

“Tựa gối buông cần lâu chẳng được

  Cá đâu đớp động dưới chân bèo”

Kết thúc bài thơ, hình ảnh con người mới xuất hiện thật nhỏ bé. Con người ở đây phải chăng chính là thi sĩ trong tư thế câu cá nhàn nhã, đợi chờ. Đối với nhà thơ, đi câu như một cái cớ để hoà mình với thiên nhiên, đất trời, tận hưởng khí thu. Và đây cũng là cách thi sĩ tránh xa những lo toan, những xô bồ ồn ã, phức tạp của đời sống xã hội. Câu thơ cuối “Cá đâu đớp động dưới chân bèo” đem lại những cách hiểu độc đáo. Con cá ở đâu đó đớp động hay không có con cá nào đớp động. Nếu hiểu theo cách thứ nhất, thủ pháp lấy động tả tĩnh được Nguyễn Khuyến sử dụng tinh tế nhằm diễn tả sự bình lặng của không gian, đến mức chỉ cần một cái động nhẹ của cá cũng trở thành tâm điểm chú ý. Nếu hiểu theo cách không có con cá nào xuất hiện thì hình ảnh thi nhân dường như không bận tâm đến chuyện câu cá mà đang thực sự hoà mình vào cảnh sắc mùa thu. Tiếng đớp động dưới chân bèo phải chăng là cái động lao xao của lòng người. Con người còn nhiều bộn bè, lo toan, còn nhiều gánh nặng với cuộc đời nhưng đành gác lại tất cả để giữ mình, tránh xa bóng tối xã hội.

Tìm hiểu “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến, bạn đọc không chỉ khám phá cảnh sắc mây trời mà hơn hết, đó là cảm nhận lòng người, tình người. Hình ảnh trung tâm của bài thơ không phải con thuyền hay chiếc lá mà là bóng dáng người câu cá lẻ loi, cô độc. Mọi yếu tố cấu thành bài thơ như từ, vần, nhịp, đối xứng, hoà thanh, phối sắc...đều được cấu trúc hoá mộ cách chặt chẽ, làm nên một không khí tinh thần riêng. Với các từ láy “lạnh lẽo, tẻo teo, lơ lửng”, ta không chỉ tưởng tượng dáng dấp hay trạng thái của sự vật khách quan mà còn hiểu được nhiều điều về tâm sự người viết. Từ lạnh lẽo không chỉ nói về khí lạnh toát ra từ mặt nước  cùng vẻ hiu hắt của cảnh vật mà còn gợi nghĩ đến nỗi u uẩn trong lòng nhà thơ. Từ “tẻo teo” vừa miêu tả kích thức bé nhỏ của con thuyền, vừa góp phần đưa đến cho độc giả ý niệm: mọi sự vật không chỉ riêng chiếc thuyền như đang cố thu mình lại để không làm ảnh hưởng tới không khí suy tư trầm mặc của nhà thơ. Cùng việc vẽ ra hình ảnh đám mây đọng lại lưng chừng giữa tầng khong, từ “lơ lửng” đã diễn tả trạng thái phân thân hay mơ màng của người ngồi câu giữa ao thu. Nhưng vì sao tác giả lại có tâm trạng đó? Nguyễn Khuyến là ví dụ điển hình cho người nho sĩ thành công trên con đường học vấn và hoạn lộ trong môi trường đào tạo của chế độ phong kiến xưa. Nhưng khi ông đạt tới đỉnh cao danh vọng cũng là khi Việt Nam bước vào một giai đoạn lịch sử đầy bi thương. Chế độ phong kiến đã trở thành một gánh nặng lịch sử, không đủ khả năng đưa dân tộc đất nước thoát khỏi họa ngoại xâm và nô dịch. Hệ tư tưởng Nho giáo mà nhà thơ từng tôn thờ giờ đây đã không còn phù hợp. Những người trí thức thời bây giờ trở nên lạc lõng bơ vơ bó tay trước những đòi hỏi của thời cuộc. Nguyễn Khuyến Ý thức được sâu sắc vì tất cả những điều đó. Ông luôn băn khoăn, trăn trở, bức rứt vì mình không làm được gì hơn cho đất nước, không có đủ dũng khí xả thân nơi mũi tên hòn đá như nhiều trí sĩ  khác. Nguyễn Khuyến luôn thấy mình cô độc, lạc lõng giữa những biến động của thời cuộc. Điều duy nhất ông có thể làm là tỏ thái độ bất hợp tác với kẻ thù dân tộc, lui về quê ở ẩn nhầm giữ tiết tháo, nhân cách và cũng để quên đi những dằn vặt đau đớn. Từ đây có thể thấy, bức tranh thu có lẽ chỉ là một phương tiện để thi nhân gửi gắm tấm lòng yêu nước sâu đậm.

Bằng ngôn ngữ Nôm đậm chất dân tộc, cùng những hình ảnh thơ giản dị, gần gũi, Nguyễn Khuyến đã vẽ nên bức tranh mùa thu trong, thanh và tĩnh, qua đó, gửi gắm những xao động trong tâm hồn mình đối với quê hương, đất nước.