K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 Tìm các câu liên quan đến phương châm về chất trong đoạn hội thoại ssa: MẤY GIỜ THÌ ĐẾNCó người đi đường hỏi ông cụ già:Cụ ơi cháu muốn đến làng Vệ Xá, liệu độ mấy giờ thì đến nơi cụ nhỉ?  Ông cụ không nói gì. Tương cụ nghễnh ngãng nên người đó lại đi tiếp.Đi được một đoạn, ông cụ gọi lại:- Này bác ơi, quay lại đây, tôi bảo!  Người bộ hành quay lại:- Thưa, cụ bảo gì ạ?Ông cụ ôn...
Đọc tiếp
 

Tìm các câu liên quan đến phương châm về chất trong đoạn hội thoại ssa: 

MẤY GIỜ THÌ ĐẾN

Có người đi đường hỏi ông cụ già:

Cụ ơi cháu muốn đến làng Vệ Xá, liệu độ mấy giờ thì đến nơi cụ nhỉ?  Ông cụ không nói gì. Tương cụ nghễnh ngãng nên người đó lại đi tiếp.

Đi được một đoạn, ông cụ gọi lại:

- Này bác ơi, quay lại đây, tôi bảo!  Người bộ hành quay lại:

- Thưa, cụ bảo gì ạ?

Ông cụ ôn tồn:

- Bác đi thế độ năm giờ chiều thì đến Vệ Xá!  Người nọ làu bàu:

- Cụ thật lẩm cẩm quá, lúc hỏi cụ thì cụ không nói, bây giờ đang đi thì cụ lại gọi lại.  Ông cụ cũng gắt lại:

- Giờ bác hỏi đây về Vệ Xá bao nhiêu cây số thì tôi nói được ngay, nhưng bác lại hỏi đi mấy giờ đến nên tôi còn phải xem bác đi nhanh hay chậm đã chứ.

                                                     (Theo Tuyển tập truyện cười dân gian)

      
1

Vi phạm phương châm về chất là "bác đi thế độ năm giờ chiều...". Đây là một điều chưa chắc chắn bởi vì ông cụ chỉ dựa vào bước chân của người ấy để phán đoán chứ chưa thực sự là thông tin chính xác nhất

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:Các em nhỏ và cụ già1. Mặt trời đã lùi dần về chân núi phía tây. Đàn sếu đang sải cánh trên cao. Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít. 2. Bỗng các em dừng lại khi nhìn thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đường. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu. - Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ ? –Một...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:

Các em nhỏ và cụ già

1. Mặt trời đã lùi dần về chân núi phía tây. Đàn sếu đang sải cánh trên cao. Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít. 

2. Bỗng các em dừng lại khi nhìn thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đường. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu. - Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ ? –Một em trai hỏi. Đám trẻ tiếp lời, bàn tán sôi nổi : - Chắc là cụ bị ốm ? - Hay là cụ đánh mất cái gì ? - Chúng mình thử hỏi xem đi ! 

3. Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi : - Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ? Cụ già thở nặng nhọc, nhưng đôi mắt ánh lên những tia ấm áp. Cảm ơn các cháu. Nhưng các cháu không giúp ông được đâu.

4. Cụ ngừng lại, rồi nghẹn ngào nói tiếp : - Ông đang rất buồn. Bà lão nhà ông nằm viện mấy tháng nay rồi. Bà ốm nặng lắm, khó mà qua khỏi. Ông ngồi đây chờ xe buýt để đến bệnh viện. Ông cảm ơn lòng tốt của các cháu. Dẫu các cháu không giúp gì được, nhưng ông cũng thấy lòng nhẹ hơn. Đám trẻ lặng đi. Các em nhìn cụ già đầy thương cảm. Một lát sau, xe buýt đến. giúp ông cụ lên xe rồi, các em còn đứng nhìn theo xe mãi mới ra về. - Sếu : loài chim lớn, cổ và mỏ dài, chân cao, kêu rất to, sống ở phương bắc, mùa đông thường bay về phương nam tránh rét. - U sầu: buồn bã - Nghẹn ngào: không nói được vì quá xúc động.

Câu chuyện diễn ra vào khoảng thời gian nào ?

A. Vào buổi chiều lúc mặt trời sắp lặn

B. Vào buổi trưa nắng ắm

C. Vào một buổi bình minh

4
25 tháng 3 2019

Thời gian là vào buổi chiều lúc mặt trời sắp lặn.

24 tháng 12 2020

Đáp án A. Vào buổi chiều lúc mặt trời sắp lặn

Câu đầu tiên của đoạn 1

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:Nhà bác học và bà cụ1. Ê – đi- xơn là một nhà bác học nổi tiếng người Mĩ. Khi ông chế ra đèn điện, người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem. Có một bà cụ phải đi bộ mười hai cây số. Đến nơi, cụ mỏi quá, ngồi xuống vệ đường bóp chân, đấm lưng thùm thụp. 2. Lúc ấy, Ê-đi-xơn chợt đi qua. Ông dừng lại hỏi chuyện. Bà cụ nói : - Già đã...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:

Nhà bác học và bà cụ

1. Ê – đi- xơn là một nhà bác học nổi tiếng người Mĩ. Khi ông chế ra đèn điện, người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem. Có một bà cụ phải đi bộ mười hai cây số. Đến nơi, cụ mỏi quá, ngồi xuống vệ đường bóp chân, đấm lưng thùm thụp. 

2. Lúc ấy, Ê-đi-xơn chợt đi qua. Ông dừng lại hỏi chuyện. Bà cụ nói : 

- Già đã phải đi bộ gần ba giờ đồng hồ để được nhìn tận mắt cái đèn điện. Gía ông Ê – đi- xơn làm được cái xe chở người già đi nơi này nơi khác có phải may mắn cho già không? 

- Thưa cụ, tôi tưởng vẫn có xe ngựa chở khách chứ ? 

- Đi xe  đấy thì ốm mất. Già chỉ muốn có một thứ xe không cần ngựa kéo mà lại thật êm. 

3. Nghe bà cụ nói vậy, bỗng một ý nghĩ lóe lên trong đầu Ê – đi- xơn. Ông reo lên: 

- Cụ ơi ! Tôi là Ê – đi- xơn đây. Nhờ cụ mà tôi nảy ra ý định làm một cái xe chạy bằng dòng điện đấy. 

Bà cụ vô cùng ngạc nhiên khi thấy nhà bác học cũng bình thường như mọi người khác. Lúc chia tay, Ê – đi- xơn bảo: 

- Tôi sẽ mời cụ đi chuyến xe điện đầu tiên. 

4. Từ lần gặp bà cụ, Ê – đi- xơn miệt mài với công việc chế tạo xe điện thành công. Hôm chạy thử xe điện, người ta xếp hàng dài để mua vé. Ê-đi-xơn mời bà cụ dạo nọ đi chuyến đầu tiên. Đến ga, ông bảo : 

- Tôi giữ đúng lời hứa với cụ rồi nhé ! 

Bà cụ cười móm mém : 

- Cảm ơn ông. Giờ thì già có thể đi chơi cả ngày với chiếc xe này rồi ! 

- Nhà bác học : người có hiểu biết sâu rộng về một hoặc nhiều ngành khoa học. 

- Cười móm mém : cười mà miệng và má hõm vào do rụng hết răng.

Ê – đi- xơn là nhà bác học nổi tiếng của nước nào ?

A. Mĩ

B. Anh

C. Pháp

5
30 tháng 3 2018

Lời giải:

Ê- đi- xơn là nhà bác học nổi tiếng của nước Mỹ.

24 tháng 5 2021

Mỹ nha

20 tháng 4 2018

Những từ ngữ in đậm trong các đoạn trích sau đây có nghĩa là gì? Tại sao người viết lại dùng cách diễn đạt đó?

+ "đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê- nin và các vị cách mạng đàn anh khác", " đi", "chẳng còn" : đều mang ý nghĩa chỉ cái chết, mất.

+ Người viết, người nói muốn giảm nhẹ mức độ đau thương, nặng nề, ghê sợ của cái chết, sự mất mát.

20 tháng 9 2021

Tham khảo:

- Con nhà người ta học một biết mười mà sao mày lại học hành kiểu này vậy ?

- Người xưa đã dạy "Cái nết đánh chết cái đẹp" nên chúng ta hãy giữ sạch lương tâm, cái nết trong tâm hồn con người, đừng vì cái đẹp nhé !

25 tháng 9 2021

Tham Khảo

Phương châm về lượng: 
- Câm miệng hến
- Lắm mồm lắm miệng
Phương châm về chất:
- Nói có sách mách có chứng
- Ăn không nói có

25 tháng 9 2021

Thiếu phần đặt câu nhé!

Tóm tắt câu chuyện:Ngày xưa có một  gia đình chỉ sinh được một cô con gái nhưng cô gái lại lấy chồng xa nên nhà chỉ còn đôi vợ chồng già.  Một hôm người cha đến thăm con và khi đến nơi được con cháu tiếp đón niềm nở, ông cụ rất hài lòng. Ngày đầu con rể và con gái làm cơm rượu mời cha rất tử tế nhưng những ngày sau họ bận việc nên chẳng ai quan tâm đến cha nữa. Mới được...
Đọc tiếp

Tóm tắt câu chuyện:

Ngày xưa có một  gia đình chỉ sinh được một cô con gái nhưng cô gái lại lấy chồng xa nên nhà chỉ còn đôi vợ chồng già.  Một hôm người cha đến thăm con và khi đến nơi được con cháu tiếp đón niềm nở, ông cụ rất hài lòng. Ngày đầu con rể và con gái làm cơm rượu mời cha rất tử tế nhưng những ngày sau họ bận việc nên chẳng ai quan tâm đến cha nữa. Mới được ít ngày, ông cụ thấy không vui nên đành bỏ về. Về nhà ông cụ bàn với vợ rằng muốn kiếm một đứa con nuôi. Ít lâu sau ông rời khỏi làng và đi rao: “Có ai mua cha thì ra mà mua!”. Nhiều người chế giễu ông nhưng chỉ có đôi vợ chồng nghèo kia chịu mua ông và tất tả vay mượn 5 quan tiền chỉ để nuôi ông. Không may năm ấy xảy ra nạn mất mùa nhà đã nghèo lại còn nghèo thêm. Hai vợ chồng phải bán mọi thứ, kể cả 2 đứa con đi để nuôi ông lão. Đến 1 ngày họ không còn gì để bán nữa, ông lão mới lấy năm quan tiền ban đầu để chuộc 2 đứa con về. Sau đó, ông dẫn họ về gặp vợ và từ đó họ sống hạnh phúc với nhau đến cuối đời.

Đây chỉ là tóm tắt mà mình tự viết thôi (nên đọc hơi dở). Cái này là truyện “người con nuôi hiếu thảo nha”

**Giúp mình viết ý nghĩa câu chuyện và liên hệ thực tế đến bản thân, lớp và trường được ko các bạn ?

Giúp mình nha!!! Nhưng mà các bạn đừng viết dài quá. Mình sẽ tick cho các bạn !!!

1
9 tháng 1 2020

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, nổi bật hơn cả là những tác phẩm truyện dân gian. Bởi lẽ, mỗi tích truyện xa xưa luôn hàm ẩn những bài học về lòng hiếu thảo, đức hi sinh, sự vị tha, độ lượng, cách đối nhân xử thế sâu sắc đến ngày nay vẫn còn ý nghĩa.

Chuyện kể theo tích người xưa về tấm lòng hiếu thuận của con đối với cha mẹ. Cho dù là con nuôi nhưng vợ chồng anh nông dân vẫn đối đãi rất tốt với cha mẹ và sau nay cả gia đình được hưởng phúc.