K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Việc lấy tên các nhân vật lịch sử đặt tên cho đường phố, trường học có ý nghĩa:
+ Tri ân công lao của các nhân vật lịch sử đối với nhân dân và dân tộc.
+ Góp phần giáo dục tinh thần yeu nước và truyền thống “uống nước nhớ nguồn”.

20 tháng 7 2023

 Tham khảo: Việc sử dụng tên các nhân vật lịch sử trong khởi nghĩa Lam Sơn và phong trào Tây Sơn để đặt tên đường, tên phố, tên trường học,... đã thể hiện:

+ Lòng tri ân, sự vinh danh những cá nhân đã có nhiều công lao, đóng góp cho dân tộc.

+ Truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam;

+ Góp phần tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc.

11 tháng 9 2023

Nhân vật lịch sử tiêu biểu cho cuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX là: Trương Định, Nguyễn Trường Tộ và Tôn Thất Huyết, Nguyễn Trung Trực...

Một số nét về các nhân vật lịch sử đó là:

Nguyễn Trung Trực người thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Sau khi Pháp xâm lược, ông theo gia đình phiêu bạt vào Nam, định cư tại một làng chài thuộc huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Thuở nhỏ, ông rất hiếu động, thích học võ nên khi lớn lên ông có thể lực khỏe mạnh, giỏi võ nghệ và là người can đảm, mưu lược. Năm 1859, ông vào lính dưới quyền chỉ huy của Trương Định. Vào khoảng sáng ngày 10 tháng 12 năm 1861, ông cùng một số nghĩa quân tổ chức phục kích đốt cháy chiếc tiểu hạm Hy Vọng của quân Pháp. Sau lần đốt tàu của giặc Pháp, ông cùng nghĩa quân chiến đấu ở Gia Định, Biên Hòa và Kiên Giang lập được nhiều chiến công hiển hách. Câu nói khảng khái của ông còn mãi lưu truyền cho thế hệ mai sau: “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”.

 

11 tháng 9 2023

Tham khảo nha :

Nhân vật lịch sử tiêu biểu cho cuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX là: Trương Định, Nguyễn Trường Tộ và Tôn Thất Huyết, Nguyễn Trung Trực...

Một số nét về các nhân vật lịch sử đó là:

Nguyễn Trung Trực người thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Sau khi Pháp xâm lược, ông theo gia đình phiêu bạt vào Nam, định cư tại một làng chài thuộc huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Thuở nhỏ, ông rất hiếu động, thích học võ nên khi lớn lên ông có thể lực khỏe mạnh, giỏi võ nghệ và là người can đảm, mưu lược. Năm 1859, ông vào lính dưới quyền chỉ huy của Trương Định. Vào khoảng sáng ngày 10 tháng 12 năm 1861, ông cùng một số nghĩa quân tổ chức phục kích đốt cháy chiếc tiểu hạm Hy Vọng của quân Pháp. Sau lần đốt tàu của giặc Pháp, ông cùng nghĩa quân chiến đấu ở Gia Định, Biên Hòa và Kiên Giang lập được nhiều chiến công hiển hách. Câu nói khảng khái của ông còn mãi lưu truyền cho thế hệ mai sau: “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”.

26 tháng 11 2023

Tham khảo

8 tháng 5 2022

A?

9 tháng 5 2022

A, vì nhân dân ta từ xưa đến nay luôn mang trong mình lòng biết ơn, luôn nhớ về công lao của những người đã anh dũng hi sinh bằng cách đặt tên đường theo tên các anh hùng xưa

3 tháng 5 2019

Là lịch sử nha, ko phải văn

3 tháng 5 2019

Có ý nghĩa là mang tên các anh hùng thời xưa,nhân dân ta và khắp nơi trên thế giới cũng vậy

MAGICPENCIL

7 tháng 5 2021

Việc đặt tên như vậy có ý nghĩa rất lớn, chúng ta đã biết người anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ là 1 người rất tài giỏi, mưu cao, mẹo giỏi, là 1 người yêu nước sâu nặng hết lòng vì nhân dân. Ông đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đi đến thắng lợi. Chính vì thế mọi người luôn ủng hộ ông, tin tưởng ông. Từ đó việc đặt tên như vậy có ý nghĩa muốn mọi người trong những nơi được đắt tên là Quang Trung noi theo những đức tính của ông cũng như noi theo tinh thần yêu nước của ông

7 tháng 5 2021

Ý nghĩa của việc đặt tên đó là tưởng nhớ và biết ơn vua Quang Trung - Nguyễn Huệ đã có công lớn trong việc xây dựng và phát triển đất nước.

29 tháng 4 2019

- Trường tiểu học Hàm Nghi (Đà Nẵng)

- Trường trung học cơ sở Đinh Công Tráng (Hà Nam)

- Trường trung học phổ thông Phan Đình Phùng (Hà Nội)

- Đường Tôn Thất Thuyết (Hà Nội)

- Đường Phạm bành (Hồ Chí Minh)

- Đường Nguyễn Thiện Thuật (Đà Nẵng)

22 tháng 5 2022

Để vinh danh công ơn, công lao của những người đó

22 tháng 5 2022

https://tech12h.com/de-bai/em-biet-nhung-duong-pho-truong-hoc-nao-mang-ten-cac-nhan-vat-nguyen-binh-khiem-dao-duy-anh

7 tháng 1 2019

*Trương Định

Khởi nghĩa Trương Định (1859 – 1864) Năm 1859, thực dân Pháp chiếm thành Gia Định. Trương Định tổ chức nghĩa quân chống giặc ở Gò Công, Tân An, được triều đình Huế giao chức Lãnh binh. Năm 1862, vua quan nhà Nguyễn hàng giặc, ra lệnh giải binh, nhưng Trương Định cương quyết kháng Pháp đến cùng, được nhân dân suy tôn là Bình Tây đại nguyên soái. Ngày 20/8/1864, Trương Định bị thương nặng đã rút gươm tự sát. Con trai là Trương Quyền tiếp tục chiến đấu đến năm 1867.

*Nguyễn Trung Trực

Khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực (1861 – 1868) Năm 1861, Nguyễn Trung Trực (tức Nguyễn Văn Lịch) nổi dậy ở Tân An, chỉ huy nghĩa quân đốt cháy tàu Hy Vọng (Espérance) của giặc Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (12/1861), rồi lập căn cứ kiên trì chống giặc khắp vùng Rạch Giá, Hà Tiên và đảo Phú Quốc. Năm 1868, bị giặc bắt và đưa đi hành hình, ông đã hiên ngang nói thẳng vào mặt chúng: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người nước Nam đánh Tây”.

11 tháng 1 2019

*Trương Định:

Trong giai đọan này, cuộc khởi nghĩa của Trương Định là tiêu biểu nhất. Người anh hùng này với trí dũng song toàn, từ đất Gò Công đã thu hút được nhiều anh tài như Đỗ Quang, Đỗ Trình Thoại, Âu Dương Lân, Nguyễn Thông… nghĩa quân của Trương Định ngày càng đông và uy thế lan rộng khắp các vùng từ Tân An, Mỹ Tho, Gò Công xuống Đồng Tháp Mười…Suốt những năm từ 1861 đến cuối 1864, nghĩa quân ông chiến đấu anh dũng và giành được nhiều thắng lợi. Tuy nhiên, do kẻ thù với vũ khí hiện đại, cuộc khởi nghĩa của Trương Định cũng nhanh chóng bị dập tắt. Ông hy sinh ở tuổi 44, Trương Định đã là cho Pháp khiếp sợ với nhiều chiến thắng ở Gò Công, Rạch Giá, Quý Sơn, Tân An…Trương Định còn nổi tiếng với khẩu hiệu “Phan – Lâm mãi quốc, triều đình khí dân”- nghĩa là (họ Phan, Lâm bán nước, Triều đình bỏ rơi dân chúng) thiêu trên lá cờ “Bình Tây đại nguyên soái”.

*Nguyễn Trung Trực:

Ông xuất thân trong một gia đình chài lưới ở hạ lưu sông Vàm Cỏ, năm 1861, hưởng ứng lịch Cần Vương chống Pháp, ông chiêu mộ một số đông nông dân nổi dậy đánh phá các đồn Pháp ở các vùng thuộc phủ Tân An. Lập được nhiều chiến công nên được triều đình Huế phong chức Quản cơ.

Nghĩa quân dưới quyền lãnh đạo của ông gồm một số nhà yêu nước: Nguyễn Văn Điền (hay Điền), Nguyễn Học, lương thân Hồ Quang…tổ chức cuộc phục kích đốt tàu L’Esperance của Pháp trưa ngày 10-12-1861 tại vàm Nhật Tảo.

Sau đó, ông tiếp tục chiến đấu qua lại trên địa bàn Gia Định, Biên Hòa. Sau khi ba tỉnh miền đông Nam Bộ mất (hòa ước Nhâm Tuất 1862) ông được phong làm Lãnh binh. Năm 1861 ông lại được triều đình phong chức Hà Tiên thành thủ úy để trấn giữ đất Hà Tiên.

Sau khi thành Hà Tiên thất thủ, ngày 23-6-1867, ông rút quân về Rạch Giá tiếp tục cuộc chiến đấu, lập căn cứ ở Hòn Chồng. Ngày 16-6-1868 ông cho quân đánh úp đồn Kiên Giang (nay là thị xã Rạch Giá) tiêu diệt địch và làm chủ tình hình được tài liệu. Giặc Pháp phản công, ông rút ra đảo Phú Quốc lập căn cứ nhằm chống giặc lâu dài. Pháp phải huy động một lực lượng hùng hậu đến bao vây và tấn công đảo. Đến tháng 10-1868, để bảo đảm lực lượng nghĩa quân và nhân dân trên đảo, ông tự ra nộp mình cho giặc bắt. Chúng nhiều lần dụ dộ, mua chuộc nhưng ông không ra đầu hàng.

Sau đó, ông bị giải về Sài Gòn, viên thống soái Nam Kì lúc đó vừa dụ hàng, vừa hăm dọc, ông trả lời: “ Thưa Pháp soái, chúng tôi chắc rằng lúc nào ngài trừ cho hết cỏ trên mặt đất thì chừng đó ngài mới may ra trừ tiệt được những người ái quốc của xứ sở này”.

Cuối cùng giặc Pháp đem ông ra hành hình ở chợ Rạch Giá ngày 27-10-1868, hưởng dương 31 tuổi.