K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 5 2021

Mảnh đất cố đô Huế thâm trầm, sâu lắng ghi dấu về triều đại phong kiến cuối cùng của nước ta với những công trình lăng tẩm, đền đài và nền nhã nhạc cung đình Huế. Khi nhắc đến thời kì hưng thịnh của Phật giáo Đàng trong, người ta thường gợi nhớ đến ngôi chùa Thiên Mụ - một vẻ đẹp thanh tịnh bên dòng sông Hương thơ mộng.

Chùa Thiên Mụ nằm trên một ngọn đồi (đồi Hà Khê) bên phía tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km. Theo truyền thuyết khi chúa Nguyễn Hoàng đi dọc bờ sông Hương xem xét địa thế nơi đây để chuẩn bị cơ đồ nghiệp lớn, xây dựng giang sơn đã nhìn ra ngọn đồi Hà Khê với thế đất hình con rồng quay đầu nhìn lại, Chúa đã cho xây dựng một ngôi chùa trên đồi, hướng về phía sông Hương đặt tên là "Thiên Mụ". Năm Tân Sửu 1601 chùa Thiên Mụ chính thức được khởi công xây dựng dưới thời chúa Tiên - Nguyễn Hoàng, giai đoạn 1691 - 1725 chùa được xây dựng quy mô hơn và trùng tu với nhiều công trình kiến trúc đồ sộ như: Điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh,... còn rất nhiều công trình không giữ được đến ngày nay.

Đến năm 1844 chùa lại được kiến trúc lại với ngôi tháp bát giác Phước Duyên, đình Hương Nguyện. Trận bão lịch sử năm 1904 quét qua đã tàn phá chùa với nhiều công trình hư hỏng mãi đến năm 1907 mới được xây dựng lại nhưng không được như trước. Qua nhiều đợt kiến trúc, trùng tu, ngày nay chùa vẫn giữ được nhiều những công trình quy mô, đồ sộ và nhiều những cổ vật quý giá như tượng phật, những bức hoành phi câu đối. Tháp Phước Duyên trở thành biểu tượng của chùa Thiên Mụ, tháp cao 21m gồm 7 tầng, mỗi tầng đều có tượng Phật. Lầu Tàng Kinh là nơi chứa 1000 bộ kinh Phật mà chúa Quốc đã cho người sang Trung Quốc để mua. Khuôn viên chùa khá rộng, quang đãng và thoáng mát với những vườn hoa cỏ, hòn non bộ, hàng loạt những bia đá ghi lịch sử xây dựng chùa và các bài thơ văn của nhà vua, đặc biệt là bài thơ "Thiên Mụ chung thanh" do vua Thiệu Trị sáng tác được đặt ở cổng chùa. Không có gì bàn cãi khi chùa Thiên Mụ được coi là ngôi chùa đẹp nhất xứ Huế nói riêng và đàng trong nói chung, nơi đây không chỉ mang ý nghĩa tâm linh thờ Phật mà đã từng trở thành nơi lập đàn Tế Đất dưới triều Tây Sơn. Tại chùa Thiên Mụ còn lưu giữ di vật chiếc ô tô của cố Hòa Thượng Thích Quảng Đức để lại sau khi châm lửa tự thiêu trên đường phản đối chính sách đàn áp Phật giáo.

Là ngôi chùa thu hút nhiều khách du lịch nhất ở Huế, chùa Thiên Mụ mang trong mình những dấu ấn lịch sử, vẻ đẹp thanh tịnh, trầm mặc. Đến với xứ Huế ta cảm nhận được nét mộng mơ, trữ tình, và đến thăm chùa Thiên Mụ ta sẽ được lắng đọng tâm hồn, tìm lại bình yên giữa cuộc sống xô bồ nhộn nhịp.

Bài này bạn có chép mang ko

                                     Chùa Tây PhươngChùa Tây Phương được dựng xây trong khung cảnh núi sông thanh tĩnh. Đây là một ngôi chùa đẹp, làm vinh dự cho nền kiến trúc và mĩ thuật cổ xưa của dân tộc ta. Chùa gồm ba toà nhà cổ kính bàng gỗ đẹp, xếp hàng hình chữ tam. Giữa ba toà nhà có hai sân nhỏ xây hai bể nước lớn. Bể nước làm gương phản chiếu ánh một tròi để ngôi chùa thêm ánh sáng. Ánh sáng toả ra trong...
Đọc tiếp

                                     Chùa Tây Phương

Chùa Tây Phương được dựng xây trong khung cảnh núi sông thanh tĩnh. Đây là một ngôi chùa đẹp, làm vinh dự cho nền kiến trúc và mĩ thuật cổ xưa của dân tộc ta.

 

Chùa gồm ba toà nhà cổ kính bàng gỗ đẹp, xếp hàng hình chữ tam. Giữa ba toà nhà có hai sân nhỏ xây hai bể nước lớn. Bể nước làm gương phản chiếu ánh một tròi để ngôi chùa thêm ánh sáng. Ánh sáng toả ra trong chùa lung linh, dìu dịu.

 

Mỗi toà nhà được kiến trúc hai tầng, tám mái, lợp ngói hình lá đề. Ngói cỡ to và dày, trông hơi giống mũi hài. Các mái uốn cong mềm mại gắn tứ linh (bốn con vật được coi là linh thiêng ngày xưa : rồng, lân, rùa, phượng) bằng sành rất thanh thoát. Trên các mái đều chạm rồng, phượng, hoa sen, lá dâu, lá mẫu đơn, tia mặt trời, mặt trăng,.., Các chân cột được làm bàng đá xanh, chạm hình cánh sen. Rui mè trên mái nhà đều có mộng ô vuông, lót ngói nhiều màu, tưởng chừng mái chùa được choàng tấm áo hoa xuân hay khoác ngoài tấm cà sa nhà Phật vậy !

 

Bước vào trong chùa, 16 vị La Hán rất bình dân với 46 tượng lớn nhỏ để ở  phía trước bái đường và chính diện. Nghệ thuật tạo hình ở các pho tượng tinh xảo và rất điêu luyện. Mỗi pho tượng đều có một nét riêng biệt, càng xem càng hấp dẫn.

 

Chùa Tây Phương tiêu biểu cho nền nghệ thuật độc đáo đầy sáng tạo của cha ông ta và là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam.

 

                                            (Theo Đất nước ngàn năm )

a) Em hãy phân đoạn bài văn trên.

b) Phần thân bài có mấy đoạn văn ? ý chính của mỗi đoạn là gì ?

c) Em thích hình ảnh nào hoặc câu văn nào trong bài văn trên ? Vì sao ?

3
12 tháng 8 2021

a) Bài văn gồm 3 phần :

– Mở bài : Từ đầu đến “của dân tộc ta” – Giới thiệu bao quát về chùa Tây Phương.

– Thân bài : Từ “Chùa gồm ba toà…” đến càng hấp dẫn” – Miêu tả đặc điểm chùa Tây Phương.

– Kết bài : Còn lại – Ca ngợi chùa Tây Phương – một công trình nghệ thuật đầy sáng tạo của cha ông ta.

b) Thân bài có 3 đoạn :

– Đoạn 1 : Tả bao quát vẻ bề ngoài của ngôi chùa.

– Đoạn 2 : Tả các bộ phận của mỗi toà nhà trong ngôi chùa.

– Đoạn 3 : Tả các pho tượng trong chùa.

c) Bể nước vì bể nước làm gương phản chiếu ánh một tròi để ngôi chùa thêm ánh sáng

12 tháng 8 2021

a) Bài văn gồm 3 phần :

– Mở bài : Từ đầu đến “của dân tộc ta” – Giới thiệu bao quát về chùa Tây Phương.

– Thân bài : Từ “Chùa gồm ba toà…” đến càng hấp dẫn” – Miêu tả đặc điểm chùa Tây Phương.

– Kết bài : Còn lại – Ca ngợi chùa Tây Phương – một công trình nghệ thuật đầy sáng tạo của cha ông ta.

b) Thân bài có 3 đoạn :

– Đoạn 1 : Tả bao quát vẻ bề ngoài của ngôi chùa.

– Đoạn 2 : Tả các bộ phận của mỗi toà nhà trong ngôi chùa.

– Đoạn 3 : Tả các pho tượng trong chùa.

c) Bể nước vì bể nước làm gương phản chiếu ánh một tròi để ngôi chùa thêm ánh sáng

16 tháng 5 2018

Em cũng đã có dịp may mắn một lần được hành hương về đất Tổ, phong cảnh Đền Hùng đã in sâu trong tâm trí em.

Đền Hùng là tên gọi chung cho quần thể đền thờ các vị vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh thuộc tỉnh Phú Thọ. Đứng trên núi Nghĩa Lĩnh nhìn ra bốn bề, ta có thể thấy phía xa xa là Ngã ba Hạc, nơi sông Lô nhập dòng với sông  Hồng. Phía bên trái là dãy Tam Đảo hùng vĩ. Phía bên phải là ngọn Ba Vì mờ mờ xanh ẩn hiện.. Đồng ruộng, đồi cọ, vườn chè, làng xóm trù phú, cảnh đẹp như tranh, vùng trung du trải rộng ra trước mắt. Đây đó rải rác những đầm hồ lớn lấp loáng như gương dưới ánh xuân.

Khu di tích lịch sử Đền Hùng bao gồm ba đền chính là Đền Hạ, Đền Trung và Đền Thượng theo thứ tự từ dưới chân núi đi lên. Từ những bậc đầu tiên dưới chân núi, ta sẽ bước lên nhiều bậc đá để đi qua cổng, cổng được xây kiểu vòm cuốn cao, tầng dưới có một cửa vòm cuốn lớn, đầu cột trụ cống tầng trên có cửa vòm nhỏ hơn, bốn góc tầng mái trang trí hình rồng, đắp nổi hai con nghê. Giữa cột trụ và cổng đắp nổi phù điêu hai võ sỹ, một người cầm giáo, một người cầm rìu chiến, mặc áo giáp, ngực trang trí hổ phù. Giữa tầng một có đề bức đại tự: “Cao son cảnh hành” (Lên núi cao nhìn xa rộng). Còn có người dịch là “Cao sơn cảnh hạnh” (Đức lớn như núi cao). Mặt sau công đắp hai con hổ là hiện thân vật canh giữ thần.

Đền Hạ theo tương truyền là nơi mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành 100 nguời con trai, nguồn gốc “đồng bào” (cùng bọc) được bắt nguồn từ đây. Đền Hạ được xây theo kiến trúc kiểu chữ “nhị” (hai vạch ngang chồng lên nhau) gồm hai toà tiền bái và hậu cung, mỗi toà ba gian. Ngay chân Đền Hạ là Nhà bia với có hình lục giác, có sáu mái. Trên đỉnh có đắp hình nậm rượu, sáu mái được lợp bằng gạch bìa bên trong, bên ngoài láng xi măng, có sáu cột bằng gạch xây tròn, dưới chân có lan can. Trong nhà bia đặt bia đá, nội dung ghi lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Đền Hùng ngày 19/9/1945:

“Các Vua Hùng đã có công dựng nước

Bác cháu la phải cùng nhau giữ lấy nước ”

Gần Đền Hạ có chùa Thiên Quang thiền tự. Trước cửa chùa có cây thiên tuế là nơi Bác Hồ đã nói chuyên với cán bộ và chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Trước sân chùa có hai tháp sư hình trụ bốn tầng. Trên nóc đắp hình hoa sen. Lòng tháp xây rỗng, cửa vòm nhỏ. Trong tháp có bát nhang và tấm bia đá khắc tên các vị hoà thượng đã tu hành và viên tịch tại chùa.

Qua đền Hạ, ta lên đến đền Trung. Tương truyền đây là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn ngắm cảnh thiên nhiên và họp bàn việc nước. Nơi đây vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu - người con hiếu thảo vì đã có công làm ra bánh chưng, bánh giày. Đền được xây theo kiểu hình chữ nhất (một vạch ngang), có ba gian quay về hướng nam.

Đền Thượng nằm cao nhất, được đặt trên đỉnh núi Hùng. Đền Thượng có tên chữ là “Kinh thiên lĩnh điện” (Điện cầu trời). Trong Đền Thượng co bức đại tự đề “Nam Việt triệu tổ” ( khai sáng nước Việt Nam). Bên phía tay trái Đền có một cột đá thề, tương truyền do Thục Phán dựng lên khi được Vua Hùng thứ 18 truyền ngôi để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước.

Lăng Hùng Vương tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía đông Đền Thượng, có vị trí đầu đội sơn, chân đạp thủy, mặt quay theo hướng Đông Nam. Lăng hình vuông, cột liền tường, có đao cong tám góc, tạo thành hai tầng mái. Tầng trên và dưới bốn góc đều đắp bốn con rồng, đỉnh lăng đắp hình “quá ngọc” theo tích “cửu long tranh châu”. Trong lăng có mộ Vua Hùng. Mộ xây hình hộp chữ nhật dài, có mái hình mui. Phía trong lăng có bia đá ghi: Biểu chính (lăng chính). Phía trên ba mặt lăng đều có đề: Hùng Vương lăng (lăng Hùng Vương).

"Đi qua xóm núi Thậm Thình

Bâng khuâng nhớ nước non mình nghìn năm"

Quả thực, ai đã từng đến với Đền Hùng, được một lần sống trong cảm giác thiêng liêng nhuốm sắc màu huyền thoại như thế của lịch sử thì đâu cần đi qua "xóm núi Thậm Thình", dù ở bất cứ nơi đâu, trong lòng ta cũng luôn nhớ đến "nước non mình nghìn năm".

16 tháng 5 2018

khôn lắm nhé!

15 tháng 6 2019

-Chùa Một Cột ở quận Ba Đình, Hà Nội. Chùa được xây dựng vào năm 1955, đài Liên Hoa có kết cấu hình vuông, lợp ngói ta, mỗi chiều dài 3m, bốn mái cong, bốn đầu đao được đắp hình đầu rồng.

-Trong đài tôn trí tượng Bồ tát Quan Thế Âm. Nhìn toàn bộ đài Liên Hoa như một đóa sen lớn vươn khỏi mặt nước. Toàn bộ đài đặt trên trụ đá cao hơn 4m. Trụ đá gồm 2 khối gắn rất khéo thoạt nhìn như một khối đá liền.

-Tầng trên đỡ một hệ thống những thanh gỗ tạo thành bộ khung sườn kiên cố đỡ cho ngôi chùa dựng bên trên, khác nào một đóa hoa sen vươn thẳng lên từ mặt hồ nhỏ hình vuôn, có xây lan can bằng gạch xung quanh. Một chiếc thang xây dẫn lên chùa.

-Nét độc đáo của kiến trúc chùa Một Cột là toàn bộ ngôi chùa được đặt trên một cột đá. Ngay nay, đây là điểm du lịch của nhiều du khách khi đến Hà Nội tham quan.

4 tháng 4 2022

 

 Dưới bóng tre của ngàn xưa

4 tháng 4 2022

 thấp thoáng một mái chùa

22 tháng 7 2018

Xin lỗi các bạn là '' Lấy trộm bút của bạn nha ''

22 tháng 7 2018

Tôi cũng như bao người khác đều có một ký ức tuổi thơ về quê hương, làng xóm. Trong đó ký ức của tôi về sinh hoạt và vui chơi ở nơi ngôi chùa Làng, cho đến giờ tôi vẫn không thể nào quên.

Đó là ngôi chùa của Làng, ngôi chùa tương đối cổ kính, không biết được xây dựng từ khi nào nhưng khi tôi lớn lên là ngôi chùa đã hiện diên và cổ kính rồi, tôi được biết theo “ Địa phương ký làng Sơn Tùng” của tác giả chú Văn Hữu Tuất  thì ngôi chùa làng đầu tiên được thành lập rất sớm vào khoảng năm 1754 (Giáp Tuất) do Ngài Tin Đức Bá Đoàn Phúc Hòa Vệ Long Võ cùng bà con dân làng trùng tu xây dựng.

Năm 1756 (Bính Tý) đời vua Lê Cảnh Hưng thứ 16, Thế Tôn Hiếu Võ Hoàng Đế Nguyễn Phúc Khoát (Chúa Đàng trong) ban bố tấm biển” Sắc tứ Sơn Tùng tự” và 4 câu đối…Vào ngày 25/2 – năm Kỷ Sửu chùa làng bị đốt cháy hoàn toàn, toàn bộ tài liệu quí giá bị thiêu rụi, chỉ sót lại tấm bia đá và cái chuông hiện đang còn để tại chùa.

Đầu thập niên 1960, Khuông hội Phật giáo làng Sơn Tùng xây dựng chùa mới trên nền chùa xưa, đúc tượng Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni, Đại hồng chung…các ngài có công xây dựng lại chùa là các ngài: Văn Hữu Đối, Đoàn Quang Kháng, Văn Hữu Hạch, Hồ Đăng Chinh và Hồ Đăng Quát các ngài nay đã qua đời.

Chùa được tọa lạc ngay trung tâm dân cư của làng Sơn Tùng, ngôi chùa nhìn vào toát lên vẽ tôn nghiêm, hiền hòa và dễ gần gũi; có khuôn viên, quang cảnh thoáng mát, 2 bên sân chùa là 2 hàng cây nhãn tỏa bóng mát xum xê. Tôi vẫn còn nhớ thuở nhỏ ngày nào, vào mùa hè lũ nhỏ chúng tôi đi học hè ở trường làng (trụ sở làng bây giờ) trường ở gần chùa, vào những lúc trưa hè, trời nắng gắt chúng tôi kéo nhau vào núp dưới hàng cây Nhãn xanh tỏa bóng mát nghe tiếng Ve hè kêu inh ỏi, chúng tôi càng thỏa sức vui chơi nô đùa, hồn nhiên. Phía trước chánh diện chùa cách chừng 300m có một Hồ sen rộng chừng 100m2, sen nở trắng phau, tỏa hương thơm ngát, nước hồ trong xanh. Sau những lần nô đùa, chạy nhảy, lũ trẻ chúng tôi kéo nhau xuống hồ lấy nước uống, lấy gương sen để ăn.

Tôi vẫn còn nhớ mãi, khi bước vào tuổi niên thiếu, ao ước làm sao để được tham gia lớp “oanh vũ” để được đến chùa sinh hoạt gia đình Phật tử, sau đó tôi cũng được diện cho mình một bộ áo lam tay ngằn, quần đùi để đi oanh vũ. Vui làm sao, hồn nhiên làm sao chiều chủ nhật hàng tuần tôi được sinh hoạt vòng tròn trước sân chùa do các đàn anh, đàn chị “Huynh trưởng” phụ trách, nhiều lắm, đến giờ tôi còn nhớ một vài anh chị đó là anh Văn Hữu Bích, anh Hồ Thiêu, anh Văn Luy, anh Đoàn Phước Dụng, chị Văn Thị Huê, Hồ Thị Túy…Nói chung phong trào Phật tử và sinh hoạt gia đình Phật tử ở làng ta trước năm 1975 phát triển rất mạnh, hoạt động vô tư, tình cảm, trách nhiệm, thương yêu và hồn nhiên.

Sau giải phóng một thời gian dài, do tình hình kinh tế khó khăn chung của đất nước, trong đó có dân làng ta. Việc tu sửa, quan tâm xây dựng phát triển, tôn tạo của chùa có những hạn chế nhất định; phong trào tham gia khuông hội, gia đình Phật tử chưa được nhiệt tình hưởng ứng.

Đến năm 2008, bằng sự nỗ lực, quyết tâm của con dân trong làng đã huy động mọi nguồn lực, mọi sự ủng hộ từ toàn thể nhân dân trong làng, con dân đi làm ăn xa, các nhà hảo tâm đã sửa chữa và tổ chức “Đại Lễ Chẩn Tế Trai Đàn” hết sức hoành tráng và trang nghiêm nhằm để cầu siêu bạt độ cho hương linh con dân trong làng và nguyện cầu an lành, thạnh đạt, bình yên, mưa thuận gió hòa, ăn nên làm ra, con cháu học hành thành đạt…

Những năm gần đây, được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp cùng với kinh tế của nhân dân trong làng có phần cải thiện nên phong trào tham gia tự nguyện cúng dường, đóng góp công, sức, tiền của để sửa chữa, tô quét lại ngôi chùa và vật kiến trúc của chùa ngàycàng khang trang và đẹp đẽ, đặc biệt là tượng đá “ Phật Quan Âm Bồ Tát” do đệ tử Đoàn Mai Lương cúng dường được dựng ngay trước sân chùa.

Chùa cũng thành lập được Ban Nghi lễ ( Khuôn hội) gồm có 07 người, do ông Văn Ích làm Trưởng Ban, ông Hồ Khoảng làm trưởng Ban Nghi lễ và 5 thành viên gồm ông Hồ Phò, ông Hồ Chiến, ông Đoàn Khách, ông Đoàn Phước Lư và ông Bình. Mặc dù Ban Nghi lễ chỉ có 07 người nhưng hoạt động, duy trì hương đăng, kinh kệ các ngày đại lễ, lễ Phật, vía Phật, ngày rằm…đồng thời nhiệt tình giúp đỡ các gia đình phật tử trong làng có nhu cầu tụng niệm phục vụ tang lễ, cúng giỗ…đã tạo nên nét văn hóa tâm linh gần gũi với mọi nhà.

Bên cạnh đó, hoạt động của gia đình Phật tử lớp thiếu sinh trong làng cũng được chùa quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ và hoạt động xây dựng phong trào, số lượng thiếu sinh khoảng 15-17 em; tuy nhiên, so với các địa phương khác thì phong trào gia đình Phật tử ở làng ta vẫn còn khiêm tốn nhiều mặt, do thiếu thủ lĩnh, thiếu đàn anh dẫn dắt, hầu hết số thanh niên trưởng thành đều đi làm ăn xa.

Sau bao nhiêu năm tôi xa cách ngôi chùa, những lần về thăm quê, tôi đều đến thăm, viếng ngôi chùa thân thương ở làng, khi đó bao nhiêu kỷ niệm tuổi thơ ấu của tôi hiện ra, làm cho tôi cảm xúc dâng trào, khó tả nổi, chỉ biết ngậm ngùi, thương nhớ và đầy lưu luyến. Đây là tâm trạng của tôi cũng như bao bao nhiêu người con xa quê hương khi nghĩ về quê hương, nơi có ngôi chùa làng thân thương.

23 tháng 12 2021

trl cái 1: do con đường lụa

23 tháng 12 2021

 

liệt kê những ngôi chùa ở quê mà em biết có thờ đức phật Thich Ca Mâu Ni

13 tháng 3 2022

a)  Em không đồng ý với hành động của các du khách . Nếu nhiều khách tham quan khắc những hình vẽ,tên tuổi,ngày tháng...lên các bức vách,pho tượng thì sẽ chẳng còn giữ được lâu , cổ và đẹp nữa rồi

b) Em sẽ báo cáo với bảo vệ hoặc ng quản lý để lên loa nhắc mợi người dừng việc này lại không sẽ làm mất sự cổ kính của ngôi chùa

 

13 tháng 3 2022

a) Hành động của các du khách là sai , việc này thiếu sự văn minh .

B) Nếu em là H em sẽ :

+ Khuyên bảo họ nên dừng lại việc này .

+ Thưa lại với người dám sát ngôi chùa để xử lại kịp thời nhất .

+ Nhắc các du khách nên giữ gìn , bảo vệ ngôi chùa . 
+ .....………

8 tháng 1 2022

1 tháng 5

Đ Làng Việt cổ ở đồng bằng Bắc Bộ có những đặc điểm sau:

a. Thường có luỹ tre xanh bao bọc.

b. Một làng có một ngôi đình thờ thành hoàng.

c. Một số làng còn có đền, chùa, miếu… d

. Nhà ở của người dân là nhà sàn

26 tháng 4 2019

Câu 3: mik nhé!!!

"Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"

Trong gia đình mẹ là người bảo ban, chăm sóc và gần gũi với em nhất. Mẹ cũng là người mà em yêu quý, kính trọng, người đã hi sinh nhiều vì hạnh phúc của em.

Năm nay em 10 tuổi thì mẹ cũng đã bước qua tuổi 35. Mẹ có dáng người cao ráo và đầy đặn. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với mái tóc mượt mà như làn suối, buông xõa ngang lưng. Mẹ có đôi mắt đẹp, rất đỗi hiền từ, luôn mang một ánh những trìu mến với mọi người. Trong ánh mắt ấy, em cảm nhận được sự yêu thương, lo lắng của mẹ dành cho em. Làn da mẹ trắng mịn và tươi tắn, cùng nụ cười luôn thường trực trên môi làm nổi bật hàm răng trắng đều. Nụ cười mẹ phúc hậu, em rất thích nhìn mẹ cười, khi mẹ cười em thấy thanh thản và yên bình đến lạ. Đó là nụ cười hài lòng khi em làm điều hay lẽ phải, là nụ cười khích lệ động viên khi em gặp khó khăn và cũng là nụ cười thứ tha và bao dung khi em phạm lỗi lầm. Đôi bàn tay gầy gầy xương xương của mẹ luôn nhẹ nhàng, âu yếm vỗ về em.

Mẹ là người không quá cầu kì, mẹ ăn mặc đơn giản nhưng rất thanh lịch. Đặc biệt, khi mang những chiếc váy dài ngang gối trông mẹ thật xinh đẹp và duyên dáng. Ba phải công tác xa nhà, một mình mẹ phải quán xuyến mọi việc rất vất vả. Là người phụ nữ của gia đình vì vậy mẹ rất chu đáo. Mẹ đưa đón em mỗi ngày đến trường, mẹ chăm lo cho em từng bữa ăn giấc ngủ, từng cái áo em mang, từng chiếc quần em mặc. Tối đến, mẹ dọn dẹp nhà cửa và cùng em học bài, cùng em chia sẻ những chuyện vui ở lớp ở trường. Mẹ luôn nhẹ nhàng nhắc nhở em học tập, đưa ra những lời khuyên cho em trong cuộc sống. Đôi khi mẹ cũng rất nghiêm khắc, nhưng em biết mọi điều mẹ làm đều vì lo cho em. Mỗi lần em bị ốm, mẹ lo lắng trằn trọc đến không ngủ được, suốt đêm thao thức vì em.Tình thương của mẹ thật vô bờ bến, mẹ sẵn sàng hi sinh mọi thứ cho em. Trong công việc, mẹ luôn tỉ mỉ và nghiêm túc. Đối với mọi người, mẹ luôn cư xử hoà nhã, quan tâm và giúp đỡ những người khó khăn. Em học được rất nhiều điều từ mẹ.

Mẹ yêu ơi! Mẹ thật tuyêt vời, con luôn tự hào vì được làm con của mẹ. Cuộc đời còn chưa một lần làm mẹ tự hào, cũng ít lần làm mẹ hạnh phúc mà chỉ khiến mẹ buồn phiền và lo lắng. Nhưng con hứa từ nay sẽ học thật giỏi, chăm ngoan để sau này báo đáp công lao mẹ, vì con, mẹ hãy sống thật hạnh phúc và khoẻ mạnh bên con mẹ nhé! Con thương mẹ.!

"Cám ơn mẹ khi phần đời còn lại
Luôn vì con mà gồng gánh gian lao
Đã tiếp thêm niềm tin mãi dạt dào
Tay dìu dắt như thuở nào thơ dại".

   


 

  
28 tháng 2 2020

Quê hương tôi có dòng sông xanh mát, nơi đã in dấu hồn tôi và tắm mát cho những kí ức tuổi thơ ngọt ngào, trong trẻo mà thời gian chẳng thể xóa nhòa. Có thể nói, trong trái tim tôi, dòng sông quê hương chính là một mảnh tâm hồn tôi, là cảnh đẹp tôi yêu thích nhất.

Quê hương tôi đẹp như một bức tranh thủy mặc buồn, thơ mộng, với nét hiền hòa, yên ả, là nơi tôi tìm về để ẩn náu bình yên. Mỗi lần nhớ về quê hương, về những cảnh đẹp quê hương, tôi không sao quên được hình ảnh dòng sông quê hương dịu dàng, đằm thắm. Từ xa nhìn lại dòng sông như một dải lụa trắng hiền hòa với những đường cong tuyệt đẹp, quyến rũ, kiêu sa. Lại gần, những làn nước tươi mát, nước sông trong xanh như lòng chiếc gương dài khổng lồ để những hàng cây bên đường soi bóng. Hai bên dòng sông là hàng liễu thướt tha với mái tóc dài, dịu dàng thỉnh thoảng soi tóc xuống dòng sông. Vậy là dòng sông quê hương đã thành dòng hợp lưu của muôn vàn cái đẹp nên thơ, thuần khiết, trong trắng, tinh khôi. Trên mặt sông, có những đám lục bình tim tím, một màu tím thủy chung đang lững lờ trôi theo dòng nước. Nhịp nhàng mà lẵng lẽ, dòng sông hiền hòa ấy đã gắn bó với quê hương thân thuộc của tôi bao đời nay. Con sông quê gợi nhớ chút niềm thân mật, là nơi hò hẹn của bao nhiêu lứa đôi, là nơi ríu rít tiếng chim truyền cành trên bờ sông. Có lẽ dòng sông quê hương đã trở thành nơi hò hạn, giao duyên, xe kết của biết bao tấm lòng non trẻ.

Những chiều hè nắng nóng, lũ trẻ con tụi tôi liền rủ nhau ra tắm sông. Nước sông trong xanh và mát dịu, những làn nước như đang vỗ về, đùa nghịch cùng chúng tôi, tưới mát, xoa dịu đi cái nắng hè oi ả, gắt gay. Có lần tôi đã suýt bi chết đuối vì tập bơi ở con sông này. Vậy nên, với nó tôi vừa cảm thấy gần gũi, vừa thấy có chút lo âu vì sự mênh mông sâu hút của nó. Nhưng chưa bao giờ, con sông ấy làm tôi thấy vọng, cái dáng vẻ yêu kiều, hiền hòa như tấm voan mỏng, khổng lồ đã làm duyên, làm mê đắm trái tim của bao đứa trẻ thơ non nớt như tôi đây. Để rồi, chỉ còn lại cảm giác thân thương, hiền hòa mỗi lần nghịch ngợm. Con sông cũng là một nguồn cung cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu cho bà con trong làng, xã. Nó mang những nét rất xưa cũ, rất chân quê, rất mộc mạc của người dân lao động mà hợp thành chảy vào tiềm thức của bao người. Để nhớ về quê hương với những cảnh đẹp như cánh đồng, cây đa, giếng nước, sân đình còn là hình ảnh dòng sông thân thương, dòng sông của hai tiếng “quê hương” chảy mãi muôn đời.

Ôi con sông quê, con sông quê. Con sông đã tắm mát cho tuổi thơ êm đềm, trong trẻo của tôi. Nơi cho tôi hiểu thế nào là nét đẹp của phong cảnh quê hương.

28 tháng 2 2020

Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp nhưng cảnh đẹp gắn bó với em nhất vẫn là con đường quen thuộc đã in dấu chân em mỗi buổi đến trường.

Ra khỏi ngõ nhà em là gặp ngay con đường làng thân thuộc. Con đường xuyên qua làng được lát gạch phẳng lì, bao năm nay đã quen bước chân em tới trường. Ngay cạnh con đường ở đầu làng một cây gạo đã khá già, sừng sững đứng bên vệ đường. Cứ mỗi mùa xuân đến, cây gạo lại trổ hoa đỏ rực cả góc trời. Mỗi ngày em từ trường trở về nhà, cây gạo già như cây tiêu chỉ đường cho em.

Sáng sáng, khi ông mặt trời từ từ nhô lên khỏi rặng tre, con đường làng lại sáng bừng lên và nhộn nhịp bước chân. Hình như tất cả lũ học trò trong xóm em đều đổ ra đường. Chúng em đi thành từng nhóm, tiếng nói cười vui vẻ làm con đường càng thêm nhộn nhịp.

Hai bên đường, những hàng cây nối đuôi nhau san sát, toả bóng mát rợp cả con đường. Những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, lấp ló sau những hàng cây xanh tốt.

Đi hết con đường làng là đến con đường liên thôn của xã. Con đường này được rải đá răm, chạy xuyên qua cánh đồng lúa quê em. Mỗi buổi sáng đi trên con đường này, em lại được tận hưởng mùi hương lúa ngọt ngào cùng với làn gió mát rượi từ cánh đồng đưa lên.

Xa xa phía cuối con đường, em đã trông thấy ngôi trường lợp mái ngói đỏ tươi, lấp ló sau tán lá xanh của những cây xà cừ. Tiếng trống trường đã vang lên. Em vội vã rảo bước nhanh cho kịp giờ học, trong lòng cảm thấy vui vui.

Đã từ lâu, con đường trở nên thân thiết với em. Em rất yêu quý con đường và coi nó như người bạn thân. Sau này lớn lên dù đi đâu xa, em vẫn luôn nhớ tới hình ảnh con đường thân quen đã gắn bó với em suốt quãng đời học sinh.