K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 3 2022

Tham khảo
Rừng là một trong những nguồn tài nguyên quý giá, có ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân loại. Bởi vậy, bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Hiểu đơn giản, rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật, động vật, vi sinh vật… cùng sinh trưởng và phát triển trên những vùng đất cao rộng, đặc biệt là đồi núi. Rừng đem lại rất nhiều lợi ích đối với tự nhiên, cũng như con người.

Trước hết, rừng chính là một phần của tự nhiên. Đây là nơi sinh sống của rất nhiều loài động, thực vật quý hiếm, có giá trị. Nếu rừng bị phá hủy, các loài này sẽ đối mặt với nguy cơ bị tuyệt chủng. Bên cạnh đó, rừng giúp điều hòa khí hậu. Như chúng ta đã biết cây xanh có khả năng quang hợp. Bởi vậy, có thể ví rừng như một nhà máy thu nhận khí các-bon-níc và và sản xuất ra khí ô-xi… Cùng với đó, rừng còn giúp điều tiết lượng nước, tăng độ phì nhiêu và chế ngự dòng chảy giúp ngăn sự bào mòn của đất. Từ đó, rừng giúp phòng chống thiên tai lũ lụt, xói mòn và sạt lở đất. Khi rừng đầu nguồn bị chặt phá, ở các vùng đồi núi, hiện tượng sạt lở đất sẽ diễn ra nhiều hơn, nghiêm trọng hơn. Đối với đồng bằng ven biển, những cánh rừng có vai trò giúp che chở cho đất liền, bảo vệ vùng đê biển, cải hóa vùng đất bị nhiễm mặn và phèn chua.

 

Tiếp đến, với sự phát triển kinh tế, rừng chính là một nguồn lợi to lớn. Nơi đây đã cung cấp gỗ làm vật liệu xây dựng như lim, trầm…; nguồn dược liệu quý tạo ra các vị thuốc như đương quy, tam thất, đỗ trọng…; nguồn thực phẩm dồi dào phục vụ cho đời sống con người như mộc nhĩ, nấm hương…. Thậm chí, con người có thể phát triển cả các hoạt động du lịch, khám phá thiên nhiên; cũng như các hoạt động nghiên cứu khoa học ở đây…

Cuối cùng, rừng còn rất quan trọng trong vấn đề bảo vệ an ninh - quốc phòng. Với một đất nước có ba phần tư diện tích là đồi núi, rừng chính là biên giới tự nhiên với các nước láng giềng. Vì vậy, việc bảo vệ rừng sẽ góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của quốc gia, đảm bảo an toàn cho đất nước. Trong những năm chiến tranh, những cánh rừng rộng lớn đã giúp bộ đội của ta ngụy trang trước kẻ thù. Nơi đây đã có biết bao chiến sĩ vô danh đã nằm xuống, vì nền độc lập của đất nước. Những cánh rừng đã đi vào lời thơ, câu hát để ghi nhớ cho ngày tháng đau thương mà hào hùng của đất nước:

"Xẻ dọc Trường Sơn, đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai!"

(Theo chân Bác, Tố Hữu)

Rừng quan trọng là vậy, nhưng lại đang bị con người tàn phá một cách nghiêm trọng. Chính vì vậy, chúng ta cần có trách nhiệm và ý thức bảo vệ rừng. Từ các cấp chính quyền cần ban hành bộ luật, quy định trong vấn đề bảo vệ rừng, xử phạt nghiêm các hành vi phá hoại rừng. Đến mỗi cá nhân cần có những việc làm tưởng chừng như đơn giản nhưng lại có ảnh hưởng to lớn như tích cực trồng cây xanh, không đốt rừng để làm nương rẫy, khai thác rừng khoa học…

Tóm lại, việc bảo vệ rừng là cần thiết và cấp bách. Bởi đó chính là bảo vệ cuộc sống của con người, cũng là bảo vệ trái đất xinh đẹp này.

Hiện tại, hành tinh xanh - ngôi nhà chung của nhân loại - đang từng ngày từng giờ bị tổn thương bởi nhiều hành động vô ý thức hay bất chấp tất cả của con người. Thiên nhiên đang bị tàn phá. Theo đó, màu xanh trải rộng của rừng bị co hẹp lại, nhường chỗ cho sự xâm lấn của màu xám hoang mạc nhức nhối. Nhiều loài thú bị giết vô tội vạ giờ đã hoặc gần như tuyệt chủng. Biển bị khai thác quá mức...
Đọc tiếp

Hiện tại, hành tinh xanh - ngôi nhà chung của nhân loại - đang từng ngày từng giờ bị tổn thương bởi nhiều hành động vô ý thức hay bất chấp tất cả của con người. Thiên nhiên đang bị tàn phá. Theo đó, màu xanh trải rộng của rừng bị co hẹp lại, nhường chỗ cho sự xâm lấn của màu xám hoang mạc nhức nhối. Nhiều loài thú bị giết vô tội vạ giờ đã hoặc gần như tuyệt chủng. Biển bị khai thác quá mức không kịp hồi sinh, cả tôm không kịp sinh sôi nảy nở, rác thải nhựa tràn ngập giết dần giết mòn bao sinh vật biển, ... Do kế hoạch phát triển công nghiệp thiểu bền vững, Trái Đất đang nóng dần lên, băng ở Bắc Cực và Nam Cực đang tan chảy, khiến nước biển dâng cao, nhấn chìm nhiều thành phố, làng mạc, nhiều cánh đồng màu mỡ. Tầng ozone bị thủng nhiều chỗ, đất đai, nước, không khí bị ô nhiễm nặng nề, đe doạ sự sống của muôn loài.

Trái Đất có thể chịu đựng đến bao giờ? Đó là câu hỏi nhức nhối, khiến nhân loại không thể làm ngơ. Sự sống trên hành tinh xanh, trong đó có con người, đang đứng trước những thách thức to lớn.

(Trích Trái Đất - cái nôi của sự sống, Hồ Trang Thanh, nguồn: https://baodatviet.vn/khoa-hoc/ bi-an-khoa-hoc-trai-dat-cai-noi-cua-su-song-3419135/)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, nguyên nhân dẫn đếnhành tinh xanh - ngôi nhà chung của nhân loại - đang từng ngày từng giờ bị tổn thương là gì?

Câu 3. Việc đưa ra các dẫn chứng thiên nhiên đang bị tàn phácó tác dụng như thế nào trong đoạn trích?

Câu 4. Câu hỏi“Trái Đất có thể chịu đựng đến bao giờ?"trong đoạn trích gợi cho em suy nghĩ gì?

0
24 tháng 11 2021

Trong cuộc sống của chúng ta, có biết bao khó khăn mà ta cần phải vượt qua. Những khó khăn đó như một định luật tự nhiên để ta có thể phát triển và thăng tiến. Nhưng để có thể vượt qua được những khó khăn đó đòi hỏi chúng ta phải có sự kiên trì, bền bỉ. Và Nguyễn Bá Học đã có câu châm ngôn: "Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông". Vậy bây giờ chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu câu nói này của ông!

Đường đi ở đây có nghĩa là con đường mà chúng ta phải đi, phải vượt qua để tiến về phía trước. Trên đường đi của chúng ta chắc chắn sẽ phải có nhiều những con sông, những ngọn núi làm cho chúng ta khó có thể vượt qua. Nhưng con đường đó dù có bao nhiêu sông, bao nhiêu núi, nếu chúng ta không ngại ngùng, lo âu, sợ hãi hay chán nản, chùn bước, buông xuôi thì ta vẫn có thể vượt qua được nó một cách dễ dàng. Nhìn chung, qua câu nói này, Nguyễn Bá Học muốn ngụ ý cho chúng ta rằng con đường đi cho dù khó mấy thì ta cũng vẫn có thể vượt qua, điều quan trọng là tâm ý của ta có kiên định để vượt qua những khó khăn mà con đường đó mang tới cho ta hay không? Nói sâu hơn thì con đường mà Nguyễn Bá Học muốn nói tới đó là đường đời, chúng ta phải dùng chính sức của mình để vượt qua nó, nếu chỉ biết dựa dẫm, nhờ vả mà không nỗ lực thì sẽ không tài nào vượt qua được.

Khó khăn như là một câu thách đố đòi hỏi chúng ta phải biết vượt qua chính mình bằng cách chỉnh đốn lại nội tâm và làm chủ bản thân. Chỉ có lòng kiên định và ý chí kiên trì bền bỉ mới có thể giúp ta vượt qua được những trở ngại của cuộc sống. Đó là một nền tảng mà bất cứ người nào cũng cần nên có. Chẳng hạn như chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, suốt một đời lo cho nước, cho dân, đi nhiều nơi và làm đủ mọi việc. Con đường Người phải đi thật gian lao, vất vả nhưng với ý chí, quyết tâm, nghị lực phi thường, Người đã mang đến cho dân tộc ta ánh sáng của độc lập tự do, một cuộc đời ấm no, hạnh phúc.

Bên cạnh đó cũng còn rất nhiều người không biết dùng sức mình để vượt qua khó khăn, họ chỉ biết dựa dẫm vào người khác. Những người đó là những người không biết vượt qua nhiệm vụ mà cuộc sống đã thử thách chúng ta, thật đáng bị xã hội phê phán. Không nói đâu xa, chỉ cần nói trong học sinh chúng ta. Khi làm bài kiểm tra, những bạn biết tự dùng sức mình để làm bài vẫn hơn những bạn không học mà quay cóp hay mở tập. Dù có thể điểm số khi phát ra của những bạn đó không cao bằng những bạn quay cóp nhưng những bạn đó có thể tự hào vì mình đã không làm những chuyện làm cho lương tâm mình day dứt. Vì vậy, cho dù khó khăn có thế nào đi nữa thì chúng ta đừng nên nản lòng, hãy vững tâm bước tiếp, có như vậy ta mới có được những bài học sáng suốt để có thể vượt qua những khó khăn của cuộc sống.

Chúng ta không thể biết con đường này, hay nói cách khác là đường đời sẽ dẫn ta đến đâu nếu ta chưa thực sự đi qua nó. Có rất nhiều khả năng mà ta không thể kiểm soát được. Điều duy nhất có thể làm là ta phải biết làm chủ mình, đưa ra quyết định thật đúng đắn và quyết tâm kiên trì theo đuổi đến cùng. Như vậy không sớm thì muộn ta cũng có thể vượt qua được nó. Cũng như chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Không có việc gì khó - Chỉ sợ lòng không bền - Đào núi và lấp biển - Quyết chí ắt làm nên".

Chỉ cần có ý chí là chúng ta có thể vượt qua được mọi trở ngại cho dù trở ngại đó có lớn đến mức nào. Khó khăn càng lớn khi ước vọng càng cao, khó khăn càng không thể vượt qua khi khả năng làm chủ bản thân càng thiếu. Vậy tại sao chúng ta không thử quyết tâm, kiên trì theo đuổi một điều gì đó đến cùng để rồi ta có thể nhận được một thành quả lớn như ta đã mơ ước?

Cuộc sống luôn là một bức tranh muôn màu muôn vẻ, còn biết bao nhiêu điều đang chờ đợi ta phía trước. Vì thế hãy dám nghĩ, dám quyết định và lựa chọn con đường đi cho chính bản thân mình, đừng nên chần chừ và do dự. Kiến thức, niềm tin, lòng nhiệt huyết và sự quyết tâm kiên trì vượt khó sẽ là những người bạn đồng hành không thể thiếu của mỗi người chúng ta trên con đường đời ấy.

14 tháng 3 2022

Tham khảo :

Hình ảnh ông đồ khi thất thế trong 2 khổ thơ đã gợi lên biết bao cảm xúc trong lòng người đọc. Nếu như trước đây, người thuê ông đồ viết chữ nhiều là thế, họ kính trọng ngưỡng mộ ông như thế nhưng hiện tại, họ lại đi đâu hết. Họ vẫn ở đó, vẫn xuất hiện trong cuộc sống thường nhật  nhưng sự xâm nhập của văn hóa phương Tây đã làm những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc bị mai một.  Số người còn chút mến yêu và kính trọng chữ nho giờ cũng mỗi năm mỗi vắng, khách quen cũng tan tác mỗi người một ngả. "Người thuê viết nay đâu" đây là một câu hỏi tu từ chứa đựng băn khoăn cũng như nỗi buồn của tác giả trước sự thay đổi của con người, mùa xuân vẫn đẹp như thế, nhưng con người nay đã không còn quan tâm đến nét đẹp văn hóa xưa.Giấy đỏ cũng biết buồn nên đã chẳng còn thắm, màu giấy đã phôi phai đi rồi nhạt dần, thỏi mực đã mài nhưng không được dùng đến nay cũng đọng lại trong nghiên. Biện pháp nhân hóa đã thể hiện tâm trạng u uất của ông đồ và cũng là sự xót xa, thương cảm của nhà thơ.Ông  đồ vẫn như năm nào, trung thành với cây bút "vẫn ngồi đấy" chỉ có điều rằng nhân tình đã đổi thay, không còn ai chú ý đến ông thậm chí phớt lờ sự tồn tại của ông. Cộng hưởng vào nỗi sầu thảm này là cảnh mưa phùn gió bấc. Là mưa của đất trời giăng giăng hay là nỗi giá rét và buốt lặng trong tâm hồn con người. Khung cảnh quanh ông đồ cũng chứa đựng nỗi buồn "lá vàng rơi trên giấy/ngoài trời mưa bụi bay" nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, cảnh vật mùa xuân cũng trở nên tàn tạ, buồn theo nỗi buồn của con người, quả là "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Qua hai khổ thơ nói riêng cũng như cả bài thơ nói chung,  tác giả thể hiện nỗi niềm xót thương đối với ông đồ cũng như niềm tiếc nuối cho sự mất đi của một nền văn hóa dân tộc.

14 tháng 3 2022

tham khảo

 

Bài thơ Ông đồ là một bài thơ chứa đầy hàm súc, là sự tiếc nuối của tác giả về một nền văn học đã từng rất rực rỡ. Ở hai khổ thơ đầu, tác giả đã tái hiện lại không khí ngày tết xưa khi ông đồ còn được trọng dụng, Khi tết đến xuân về, hoa đào đua nhau khoe sắc thắm, phố phường đông vui, tấp nập và ông đồ xuất hiện bên hè phố bán đôi câu đối để mọi người trưng trong nhà như một văn hóa không thể thiếu ngày đầu năm mới. Những nét chữ thanh thoát như phượng múa rồng bay, gửi gắm cả tâm hồn và tấm lòng người viết. Thế nhưng, theo thời gian, phong tục treo câu đối ngày tết không còn được ưa chuộng. Từ “nhưng” như nốt trầm trong khúc ca ngày xuân, cho thấy sự thay đổi trong bước đi chầm chậm của thời gian. Người tri âm xưa nay đã là khách qua đường. Niềm vui nhỏ nhoi của ông đồ là được mang nét chữ của mình đem lại chút vui cho mọi người trong dịp tết đến xuân về nay đã không còn. Nỗi buồn của lòng người khiến những vật vô tri vô giác như giấy đỏ, bút nghiên cũng thấm thía nỗi xót xa. Hình ảnh ông đồ xưa vốn gắn với nét đẹp truyền thống về nền văn hóa nho học, nay dần bị lãng quên “Lá vàng bay trên giấy/Ngoài trời mưa bụi bay”. Ông vẫn ngồi đấy nhưng chẳng mấy ai còn để ý, lá vàng rơi giữa ngày xuân trên trang giấy nhạt phai như dấu chấm hết cho sự sinh sôi. Hạt mưa bụi nhạt nhòa bay trong cái se lạnh như khóc thương, tiễn biệt cho một thời đại đang dần trôi vào dĩ vãng. Ta như cảm nhận được qua tứ thơ là tâm trạng của thi nhân, phảng phất một nỗi xót thương, nỗi niềm hoài cổ nhớ tiếc của nhà thơ cho một thời đã qua. Và câu hỏi cuối bài thơ như lời tự vấn cũng là hỏi người, hỏi vọng về quá khứ với bao ngậm ngùi “Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ?”. Ông đồ vắng bóng không chỉ khép lại một thời đại của quá khứ, đó còn là sự mai một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Bài thơ đã chạm đến những rung cảm của lòng người, để lại những suy ngẫm sâu sắc với mỗi người.

17 tháng 4 2022

Trước tiên em sẽ viết lá thư gởi đến các vị nhà giàu hỏi câu hỏi này ạ !

13 tháng 3 2022

Bài thơ Ông đồ là một bài thơ chứa đầy hàm súc, là sự tiếc nuối của tác giả về một nền văn học đã từng rất rực rỡ. Ở hai khổ thơ đầu, tác giả đã tái hiện lại không khí ngày tết xưa khi ông đồ còn được trọng dụng, Khi tết đến xuân về, hoa đào đua nhau khoe sắc thắm, phố phường đông vui, tấp nập và ông đồ xuất hiện bên hè phố bán đôi câu đối để mọi người trưng trong nhà như một văn hóa không thể thiếu ngày đầu năm mới. Những nét chữ thanh thoát như phượng múa rồng bay, gửi gắm cả tâm hồn và tấm lòng người viết. Thế nhưng, theo thời gian, phong tục treo câu đối ngày tết không còn được ưa chuộng. Từ “nhưng” như nốt trầm trong khúc ca ngày xuân, cho thấy sự thay đổi trong bước đi chầm chậm của thời gian. Người tri âm xưa nay đã là khách qua đường. Niềm vui nhỏ nhoi của ông đồ là được mang nét chữ của mình đem lại chút vui cho mọi người trong dịp tết đến xuân về nay đã không còn. Nỗi buồn của lòng người khiến những vật vô tri vô giác như giấy đỏ, bút nghiên cũng thấm thía nỗi xót xa. Hình ảnh ông đồ xưa vốn gắn với nét đẹp truyền thống về nền văn hóa nho học, nay dần bị lãng quên “Lá vàng bay trên giấy/Ngoài trời mưa bụi bay”. Ông vẫn ngồi đấy nhưng chẳng mấy ai còn để ý, lá vàng rơi giữa ngày xuân trên trang giấy nhạt phai như dấu chấm hết cho sự sinh sôi. Hạt mưa bụi nhạt nhòa bay trong cái se lạnh như khóc thương, tiễn biệt cho một thời đại đang dần trôi vào dĩ vãng. Ta như cảm nhận được qua tứ thơ là tâm trạng của thi nhân, phảng phất một nỗi xót thương, nỗi niềm hoài cổ nhớ tiếc của nhà thơ cho một thời đã qua. Và câu hỏi cuối bài thơ như lời tự vấn cũng là hỏi người, hỏi vọng về quá khứ với bao ngậm ngùi “Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ?”. Ông đồ vắng bóng không chỉ khép lại một thời đại của quá khứ, đó còn là sự mai một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Bài thơ đã chạm đến những rung cảm của lòng người, để lại những suy ngẫm sâu sắc với mỗi người.

13 tháng 3 2022

Em cảm ơn ạbanh

16 tháng 4 2021

Chúng ta sẽ tuyên truyền, VD như : 

Chuỗi hoạt động bổ ích

Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội hiện đại, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sống của người dân. Tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh khiến không khí không còn trong lành, nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, lượng rác thải xả ra môi trường mỗi ngày tăng lên theo cấp số nhân. Những cánh rừng dần bị tàn phá, diện tích đất dành cho cây xanh trong nội đô các thành phố cũng bị thu hẹp…

Không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại, ô nhiễm môi trường còn là mối đe dọa với thế hệ tương lai. Ý thức sâu sắc mối nguy hiểm này, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) phát động chiến dịch Màu xanh cuộc sống - Green For Life với rất nhiều hoạt động thiết thực, thú vị.

 

Vietcombank mong muốn thông qua chiến dịch góp phần thay đổi nhận thức, thói quen của cộng đồng đặc biệt là giới trẻ với việc bảo vệ môi trường sống.

Có mặt tại 11 trường tiểu học trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, Vietcombank đã cho lắp đặt các thùng rác phân loại và phối hợp với nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa sôi nổi. Trong mỗi buổi ngoại khóa, các em nhỏ sẽ được chơi các trò chơi bổ ích như ghép tranh liên quan đến môi trường, thực hành phân loại rác thải vô cơ và hữu cơ để hiểu rõ loại rác nào có thể phân hủy được, loại rác nào cần phải xử lý trước khi tái chế… Thông qua chuỗi hoạt động bổ ích, Ban tổ chức chiến dịch khéo léo truyền cảm hứng bảo vệ hành tinh xanh tới thế hệ tương lai.

 

Các em học sinh hào hứng tham gia trò chơi ghép tranh trong buổi ngoại khóa do Vietcombank cùng nhà trường phối hợp tổ chức.

Song song với các hoạt động tại trường học, Green For Life mang tới một sân chơi trực tuyến giàu tính sáng tạo trên mạng xã hội giúp lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường một cách tự nhiên trong cộng đồng.

Hoạt động mở màn là minigame phân loại rác thải trên Fanpage chính thức của Vietcombank. Cuộc thi thu hút hơn 900 người chơi cùng hàng trăm lượt chia sẻ và phản hồi tích cực từ cộng đồng.

Tiếp theo là cuộc thi viết Cuộc sống xanh quanh tôi diễn ra từ ngày 11/01/2017 đến ngày 05/02/2017. Tham gia cuộc thi, các cá nhân vừa được tái hiện lại thực trạng môi trường sống xung quanh mình đồng thời đóng góp sáng kiến để giúp môi trường xanh-sạch-đẹp hơn mỗi ngày.

Sau cuộc thi viết, mọi người đã được thực hành phân loại rác thải với trò chơi online Green For Life. Người chơi chỉ cần vào Fanpage của Vietcombank, lựa chọn Tab game online, nhấn nút “Bắt đầu” rồi kéo rác vào đúng loại thùng cần phân loại. Với các thao tác đơn giản, hình ảnh trực quan sinh động, game online của chiến dịch giúp người chơi phân biệt rõ ràng đâu là rác thải hữu cơ, đâu là rác thải vô cơ, tăng cường nhận thức về việc bảo vệ môi trường.

 

Game phân loại rác thải “Green For Life” nhận được rất nhiều sự quan tâm trên mạng xã hội Facebook với hàng nghìn lượt chơi mỗi ngày.

Giúp các cá nhân tìm ra giải pháp bảo vệ môi trường

Chiến dịch còn giúp các cá nhân có cái nhìn rõ nét về quá trình môi trường sống bị tàn phá theo thời gian với Video “Sự biến mất của màu xanh”. Sinh động và ngắn gọn trong hai phút, video chỉ ra những nguyên nhân khiến màu xanh dần dần biến mất trên những dải đất thân thương của chúng ta, đó là khi quá trình đô thị hóa diễn ra quá nhanh, là khi các nhà máy mọc lên ngày một nhiều, là khi con người quá phụ thuộc vào túi nilong, vào các loại khí đốt… Tuy nhiên, bất cứ ai cũng có thể góp phần cứu lấy màu xanh của trái đất thông qua những hành động nhỏ như bảo vệ cây xanh, tiết kiệm năng lượng, vứt rác đúng nơi quy định…

để mn hiểu đc tầm quan trọng của nó* 
 

16 tháng 4 2021

Hiện nay, vấn đề môi trường sống đang thu hút sự quan tâm của toàn nhân loại. Trái đất là ngôi nhà chung của chúng ta đang bị ô nhiễm trầm trọng vì những hoạt động khai thác, sản xuất với quy mô lớn của thời kỳ hiện đại hoá, công nghiệp hóa, thời kỳ của xã hội tiêu thụ và dân số tăng nhanh vượt khỏi tầm kiểm soát, ô nhiễm môi trường và những tác hại của nó đối với cuộc sống con người ngày càng nặng nề hơn. Do đó việc bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp là nhiệm vụ của tất cả mọi người trên thế giới.

20 tháng 2 2022

TK

Đọc sách là công việc vô cùng bổ ích, vì nó giúp ta hiểu biết thêm về đời sống. Mỗi cuốn sách đều ẩn chứa những kho tàng kiến thức vô cùng quý giá. Bởi nó được viết ra từ sự chắt lọc và trải nghiệm của các cây bút sau bao tích lũy. Qua trang sách, ta học được bao điều mới mẻ , sách như mở ra trước mắt ta một chân trời mới. Đọc sách vô cùng bổ ích: sách văn học dạy ta biết yêu thương và rung cảm trước cái đẹp trong cuộc sống, sách khoa học cung cấp nhiều kiến thức được các nhà nghiên cứu tìm tòi và biên soạn…Không những vậy, đọc sách giúp ta hiểu thêm về đời sống vô cùng phong phú và sinh động, với nhiều cách nhìn và cách khám phá của các tác giả. Sách cho chúng ta những khoảng lặng để suy ngẫm mà các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính không thể có. Sách thực sự là người bạn, người thầy của mỗi chúng ta trong cuộc đời.