K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 3 2022

THAM KHẢO:

Nhiều người cho rằng, Thủy Tinh là sự hình tượng hóa và thần thánh hóa nước lũ, còn Sơn Tinh là sự hình tượng hóa và thần thánh hóa tinh thần, ý chí, khả năng và thành quả chống bão lụt của nhân dân. Không hoàn toàn như vậy, Sơn Tinh và Thủy Tinh là những hình tượng huyền thoại, được hình thành, nhào nặn trong trí tưởng tượng của người Việt cổ, trong đó những yếu tố tự nhiên và xã hội, hiện thực và lí tưởng đã kết hợp, hòa lẫn với nhau, rất khó tách bạch. Sơn Tinh là sự khái quát hóa, hình tượng hóa và thần thánh hóa không chỉ riêng lực lượng con người (tinh thần, ý chí, thành quả chống lũ lụt của nhân dân) mà còn có cả lực lượng tự nhiên (rừng, núi). Sự xung đột giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh không chỉ phản ánh mâu thuẫn giữa con người và hiện tượng bão lụt trong thiên nhiên mà còn phản ánh cả sự xung đột giữa con người với con người, giữa các bộ tộc miền biển và miền núi trong thời kì Văn Lang của các vua Hùng. Cơn giận lưu niên “năm năm báo oán, đời đời đánh ghen” của Thủy Tinh là sự phản ánh và lí giải vô cùng độc đáo, tài tình hiện tượng bão lụt hàng năm (mang tính chu kì) của thiên nhiên và hiện tượng ghen tuông dai dẳng của con người.

Tham khảo:
Trong câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh nhân vật Sơn Tinh để lại trong em ấn tượng sâu sắc. Sơn Tinh sống ở núi cao Tản Viên, có tài năng rất kì lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây thì liền mọc lên từng dãy núi đồi. Chàng thật tài giỏi, đã nhanh chóng tìm được lễ vật quý báu mà nhà vua chọn làm sính lễ. Chàng đã chiến đấu kiên cường, bất khuất với chàng Thủy Tinh có tính hung hăng. Dù Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, dâng nước ngập lên đến thành Phong Châu nhưng Sơn Tinh không hề nao núng kiên trì bốc núi, dời đồi suốt mấy tháng trời để ngăn dòng nước lũ. Sơn Tinh đã cứu nhân nhân ta thoát khỏi bão lũ khiến không chỉ em mà nhân dân rất khâm phục. Em mong Sơn Tinh luôn vững vàng để người dân không rơi và cảnh mưa gió, lũ lụt hằng năm.

7 tháng 10 2016

* Ý nghĩa của tiếng đàn thần:
- Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát, giúp cho công chúa biết nói, vạch mặt Lý Thông -> Đó là tiếng đàn công lí thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân: Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.
- Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cởi giáp xin hàng -> Đó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

Ý nghĩa niêu cơm thần:
- Niêu cơm nhỏ mà mấy vạn người ăn cũng không thể hết đã chứng tỏ tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh. Đồng thời còn thể hiện sự khoan dung, tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

7 tháng 10 2016

Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước.

19 tháng 10 2017

Son tinh:co tai Boc nui,roi nui

Thuy Tinh:Cos tai ho mua muua den goi gio gio den

6 tháng 11 2017

Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

mk mong đừng ai làm như vậy ^_^

22 tháng 2 2022

Nộp bài tập về nhà ah?

22 tháng 2 2022

Bn hok sách nào vậy?

5 tháng 10 2016

Chi tiết tưởng tượng kì ảo là sự tưởng tượng của người dân Việt Nam về sự kiện và nhân vật trong các truyền thuyết hay noi cách khác, là sự thần thánh hoá hoặc hình tượng hoá các chi tiết trong truyện.
Vai trò của nó trong truyện con rồng cháu tiên là: 
Vai trò lớn nhất là thể hiện sự kính trọng tổ tiên của nhân dân việt nam ta 
+ người dân việt nam ta cho rằng tổ tiên của mình là mòi giống cao sang,đẹp đẽ. 
=> Thể hiện niềm tự hào dân tộc
+ các chi tiết tương ki ảo khác như sinh cùng bọc trăm trứng
=> Tinh thần đồng bào, keo sơn của dân tộc => là anh em một nhà
+ không cần bú mơm mà lớn nhanh như thổi có ý nghĩa răng tất cả người dân nước việt nam đều là anh em , khi sinh ra người Việt Nam đã có khả năng tự chống đỡ với những thảm họa thiên nhiên, chiến tranh,.... => Rất phi thường
 

5 tháng 10 2016

Trong truyền Con Rồng, cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Viẹt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.


 
20 tháng 3 2022

* Ý nghĩa của truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh”

- Sơn Tinh Thủy Tinh là câu chuyện tưởng tượng kì ảo giải thích hiện tượng lũ lụt có ở Đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam.

- Qua hình tượng hai vị thần và cuộc giao tranh ác liệt của họ, tác giả dân gian đã thể hiện sức mạnh và ước mơ chế ngự bão lũ của người Việt cổ. Câu chuyện làm cho cư dân nông nghiệp tự tin hơn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ thành quả của mình.

- Thể hiện thái độ của nhân dân ta với các vị vua Hùng. Đó là thái độ đề cao, ca ngợi và suy tôn công lao của các vị vua đã có công trong sự nghiệp dựng nước.

* Đánh giá khái quát

- Những chi tiết tưởng tượng kì ảo đã góp phần thể hiện rõ nét ý nghĩa của tác phẩm và cho đến ngày hôm nay, giá trị, ý nghĩa của truyện Sơn Tinh Thủy Tinh vẫn còn nguyên giá trị.

26 tháng 10 2018

-Sơn Tinh tượng trưng cho người Việt chóng lại thiên tai , bão lũ .

-Thủy Tinh tượng trưng cho thiên tai , bão lũ .

*Tiếng đàn:

-Giup nhân vật được giải oan,giải thoát nhờ có tiếng đàn của Thạch Sanh mà công chúa khỏi câm,nhờ đó mà Lí Thông bị vạch mặt.Điều đó thể hện ước mơ về công lí.

-Làm 18 nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng.Đây đại diện cho cái thiện và lòng yêu chuộng hòa bình

*Niêu cơm:

-Sự tài giỏi của Thạch Sanh

-Thể hiện tấm lòng nhân đạo,tư tưởng yêu chuộng hòa bình

26 tháng 10 2018

Cảm ơn bạn nhiều nhé nhưng đây là đoạn văn mà!!!

26 tháng 9 2018

Hùng Vương đã nghiên về Sơn Tinh mà ko nghiêng về Thủy Tinh là vì ị Nương là con người nên sống trên bờ sẽ tốt hơn là dưới biển .

Qua đây cho ta thấy ông Vua rất yêu quý con gái của mình , lo moi thứ từ ăn , mặc cho đến cưới chồng.

26 tháng 9 2018

Hùng Vương đã nghiêng về Sơn Tinh mà không nghiêng về Thủy Tinh là vì Mị Nương là con người nên phải sống trên bờ chứ không sống dưới nước vì con người sống dưới nước sẽ bị chết đuối.

Qua đây cho ta biết rằng Hùng Vương rất thương con gái của mình, đã chọn Sơn Tinh không chỉ lí do trên còn vì Sơn Tinh rất tốt bụng, đẹp trai, mà còn là một người con hiếu thảo dù cha mẹ đã mất và Sơn Tinh rât thương Thủy Tinh coi Thủy Tinh như người anh em trong gia đình.

học tốt, bn thấy có hay ko hay thì ủng hộ nhé

2 tháng 12 2019

ai nhanh nhất k nha 

Thanks !

2 tháng 12 2019

Trong truyền thuyết cùng tên, Thánh Gióng là đại diện tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm trong lòng nhân dân ta. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hóa những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kỳ lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng mà người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.