K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 4 2016

Trong toán học, căn bậc hai (√) của một số thực "a" là một số 'x' sao cho x2 = a, hoặc nói cách khác số x mà bình phương lên (kết quả của phép nhân với chính nó, hay x × x) là a.

ví dụ:

\(\sqrt{16}\)= 4= 4*4

8 tháng 4 2016

dấu căn là ngược lại của lũy thừa ví dụ \(\sqrt{8=}2\)

1 tháng 8 2018

Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức và đa số chúng có công thức chung là Cn(H2O)m

Ví dụ: tinh bột (C6H10O5)n

Có nhiều nhóm cacbohiđrat, quan trọng nhất là ba loại sau đây:

Monosaccarit là nhóm cacbohiđrat đơn giản nhất, không thể thủy phân được, như : glucozơ và fructozơ.

Đisaccarit là nhóm cacbohiđrat mà khi thủy phân mỗi phần tử sinh ra hai phân tử monosaccarit, như : mantozơ.

Polisaccarit là nhóm cacbohiđrat phức tạp nhất, khi thủy phân đến cùng mỗi phân tử sinh ra nhiều phân tử monosaccarit, như : tinh bột, ...

Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.

Ví dụ: Với từ “Ăn’’:

+ Ăn cơm: cho vào cơ thể thức nuôi sống (nghĩa gốc).

+ Ăn cưới: Ăn uống nhân dịp cưới.

+ Da ăn nắng: Da hấp thụ ánh nắng cho thấm vào, nhiễm vào.

+ Ăn ảnh: Vẻ đẹp được tôn lên trong ảnh.

+ Tàu ăn hàng: Tiếp nhận hàng để chuyên chở.

+ Sông ăn ra biển: Lan ra, hướng đến biển.

+ Sơn ăn mặt: Làm huỷ hoại dần từng phần.

→ Như vậy, từ “Ăn” là một từ nhiều nghĩa.

30 tháng 10 2018

Nghĩa chuyển là nghĩa phát sinh từ nghĩa gốc

Ví dụ: Từ chân

Nghĩa gốc:chân tay,bàn chân,chân ghế...

Nghĩa chuyển:chân thật,chân phương, chân chất...

CHÚC BẠN HỌC TỐT

30 tháng 10 2018

Nghĩa chuyển là nghĩa không phải nghĩa chính. Khác với nghĩa chính, nghĩa chuyển thường có tính lí do, có căn cứ, tức là có thể biết do đâu mà có. Nghĩa chuyển có thể sinh ra trên cơ sở của nghĩa chính, có thể trên cơ sở của một nghĩa chuyển khác. 

( xin lỗi, mk ko nghĩ dc vd minh họa)

30 tháng 10 2018
  • Khái niệm
    • Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. Ban đầu, từ thường chỉ có một nghĩa nào đó. Nhưng trong thực tế sử dụng, để đáp ứng trình độ nhận thức ngày càng cao của con người, trình độ phát triển của xã hội, nhằm gọi tên, biểu đạt những sự vật, hiện tượng, khái niệm mới, ngoài cách tạo ra những đơn vị từ mới hoàn toàn, người ta thêm vào nghĩa mới cho những từ đã có sẵn. Cách thêm nghĩa mới vào cho từ chính là cách tạo ra từ nhiều nghĩa.
  • Ví dụ minh họa
    • Từ "chân"
      • Bộ phận dưới cùng của cơ thể người, động vật; dùng để đi, đứng (đau chân, gãy chân...)
      • Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, có tác dụng đỡ các bộ phận khác (chân bàn, chân ghế, chân đèn...)
      • Bộ phận dưới cùng của một số sự vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền (chân tường, chân răng...)
    • Một số từ chỉ một nghĩa
      • Ví dụ minh họa
        • Xe đạp: Chỉ một loại xe phải dạp mới đi được
        • Xe mãy: Chỉ một loại xe có động cơ, chạy bằng xăng.
        • Compa: Chỉ một loại đồ dùng học tập
        • Toán học: Chỉ một môn học cụ thể.
        • Hoa nhài: Chỉ một loại hoa cụ thể.
        • Bút mực: Bút phải bơm mực mới viết được.
1 tháng 4 2021

Khi xưa, các tao nhân mặc khách có thú vui tao nhã là uống rượu, thưởng nguyệt, làm thơ. Bác lúc này với hoàn cảnh không có rượu nhưng vẫn thưởng nguyệt, làm thơ hết sức say sưa. Hai câu thơ cuối tạo sự đăng đối cho ý thơ. Người thì từ trong nhà lao tăm tối, “hướng” đôi mắt cùng tâm hồn dễ rung cảm của mình lên bầu trời cao rộng bên ngoài qua khung cửa sắt nhỏ để ngắm vẻ đẹp của ánh sáng vầng trăng, còn vầng trăng thì được nhân hóa như một con người biết suy nghĩ, biết ghé vào song sắt để ngắm nhìn thi gia. Đến đây ta có cảm giác trăng và người tuy hai mà một, như những người bạn tri âm tri kỉ tuy có khoảng cách về địa lí nhưng tâm hồn họ lại có thể tìm đến với nhau dễ dàng. Song sắt nhà tù kia chẳng qua chỉ có thể giam giữ, tách biệt thân thể Người với thế giới bên ngoài bằng hình thức chứ không thể giam giữ được tâm hồn Người. Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, lạc quan của một người chiến sĩ cách mạng vẫn tràn đầy niềm tin yêu vào cuộc sống, có lẽ chính vì niềm tin yêu ấy mà đến ánh trăng cũng muốn tìm đến soi rọi vào góc tối tăm của nhà tù để ở đó, sáng ngời lên hình ảnh của một thi nhân chân chính. Khi này, Người không phải là một tù nhân nữa mà trở thành “thi gia”. Bài thơ chính là vẻ đẹp của một tâm hồn lạc quan, yêu thiên nhiên, yêu trăng, một tâm hồn thi gia vô cùng tinh tế, nhạy cảm

13 tháng 10 2018

Vụ lợi là chỉ nghĩ , âm mưu để có lợi ích riêng của mình .

 VD : Người đó là 1 ng tốt giúp đỡ Vô tư , ko vụ lợi 

...................

13 tháng 10 2018

Vụ lợi là lợi ích vật chất, tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng.

tk

Từ láy là một trong 2 dạng của từ phức, từ còn lại là từ ghép. Cả hai loại từ này đều có cấu tạo từ 2 tiếng trở lên và thường được sử dụng trong văn bản, giao tiếp. Tuy nhiên có nhiều người chưa phân biệt được thế nào là từ ghép, từ láy là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết này để tìm ra sự khác biệt giữa 2 loại từ phức này.

Từ láy là gì?

Từ láy là dạng đặt biệt của từ phức, được cấu tạo từ 2 tiếng, trong đó phần nguyên âm hoặc phụ âm được láy giống nhau hoặc chỉ 1 phần nguyên âm và phụ âm láy như nhau. Khác với từ ghép đa phần các từ cấu thành đều có nghĩa, từ láy có thể chỉ 1 từ có nghĩa, có thể không từ nào có nghĩa khi đứng riêng một mình.

Từ láy thường đươc sử dụng nhiều trong thơ ca, tác phẩm văn học để mô tả, nhấn mạnh vẻ đẹp phong cảnh con người hoặc diễn đạt cảm xúc, tâm trạng, âm thanh và nhiều hoạt động khác.

Các loại từ láy

Về cơ bản từ láy đươc chia thành 2 loại gồm từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.

Từ láy toàn bộ: Là loại từ đươc láy giống nhau cả phần âm, vần, dấu câu ví dụ như xanh xanh, ào ào. Đôi khi để nhấn mạnh một âm thanh hay hành động mà dấu câu có thể khác nhau như thăm thẳm, lanh lảnh…

 

Từ láy bộ phận: Là loại từ được láy giống phần âm hoặc phần vần, dấu câu có thể giống hoặc khác tùy vào cách người dùng muốn. Ví dụ như ngơ ngẫn, lác đác, dào dạt… Từ láy bộ phận thường được sử dụng nhiều hơn từ láy toàn bộ vì dễ phối vần và âm.

Cách phân biệt từ láy và từ ghép

Cấu tạo từ vựng Việt Nam phức tạp và rất khó để nhận biết 2 loại từ này, dưới đây là một vài đặc điểm giúp bạn xác định đâu là từ ghép và từ láy nhanh nhất.

Nghĩa của các từ tạo thành

Đối với từ ghép thì có thể cả 2 từ tạo thành đều có nghĩa cụ thể, còn từ láy thì có thể không từ nào có nghĩa hoặc chỉ đúng 1 từ có nghĩa.

Ví dụ: Hoa quả là từ ghép và từ “hoa”, “quả” khi đứng riêng đều có nghĩa xác định. Còn từ long lanh thì chỉ “long” có nghĩa, còn “lanh” thì không xác định là nghĩa như thế nào khi đứng riêng. Vì vậy ngoài dấu hiệu giống nhau về âm hoặc vần thì nghĩa của từng từ sẽ quyết định đó là dạng từ nào.

Giữa 2 tiếng tạo thành từ

Nếu không có liên quan về âm hoặc vần thì đó chắc chắn là từ ghép và ngược lại là từ láy. 

Ví dụ: Cây lá là từ ghép và không có âm hoặc vần giống nhay, còn chắc chắn thì phụ âm đầu giống nhau nên là từ láy.

Đảo vị trí các tiếng trong từ

Đối với từ ghép khi ta đổi trật từ vị trí các tiếng thì vẫn có ý nghĩa cụ thể, còn từ láy thì không có ý nghĩa nào.

Ví dụ: Từ “đau đớn” khi đảo vị trí thành “đớn đau” thì có nghĩa nên đó là từ ghép. Từ “rạo rực” đổi lại thành “rực rạo” thì không có nghĩa gì, nên là từ láy.

Một trong 2 từ là từ Hán Việt

Nếu gặp từ có dấu hiệu như trên thì chắc chắn đó không phải là từ láy.

Ví dụ như từ “Tử tế” thì “tử” là từ Hán Việt, cho dù nó láy âm đầu nhưng vẫn được xếp vào dạng từ ghép.

 

Lưu ý: Những từ được Việt hóa như tivi, rada là từ đơn đa âm tiết, nó không được xếp là từ láy hoặc từ ghép.

Tiếng Việt có vốn từ đa dạng và phong phú, vì vậy trong thời gian ngắn có thể bạn sẽ không thể phân biệt chính xác giữa từ láy và từ ghép. Nhưng khi tiếp túc thường xuyên khi đọc nhiều bài thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn thì trình độ của bạn sẽ được nâng cao nhiều.

1. Trái nghĩa với lòng biết ơn : vô ơn ; vô ơn ; bội nghĩa ; bội ơn ; .....

VD : Về hành vi vô ơn :

- Hỗn láo với cha mẹ.

- Xấc xược với thầy cô.

- Không tôn trọng các bà mẹ anh hùng.

- Phát ngôn bậy ở những linh thiêng như nghĩa trang liệt sĩ.

Về các hành vi biết ơn :

- Giúp đỡ cha mẹ.

- Thăm mộ anh hùng liệt sĩ.

- Tôn trọng, giúp đỡ những người đã giúp đỡ mình.

- Tôn trọng thầy cô, cha mẹ.

2. Ý nghĩa của sự biết ơn :

- Biết ơn là một trong những nét đẹp truyền thống của dân tộc ta.

- Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa con người với con người.

Cách rèn luyện :

- Trân trọng, luôn ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình.

- Làm những việc thể hiện sự biết ơn như : thăm hỏi, chăm sóc, giúp đỡ, tặng quà, tham gia quyên góp, ủng hộ, ....

- Phê phán sự vô ơn, bội nghĩa diễn ra trong cuộc sống hằng ngày.