K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 12 2021

mình cần giúp gấp...!

 

27 tháng 12 2021

văn muốn giúp thì cần thời gian chứ ko giúp nhanh gấp được

21 tháng 12 2021

Điệp ngữ"lồng"

 Tác dụng : Điệp ngữ đã kết nối các sự vật xóa đi khoảng cách giữa các tầng không gian ,gợi sự đan xen giữa các mảng sáng tối để khắc họa nên một bức tranh thiên nhiên Việt Bắc đẹp lung linh

Điệp ngữ"chưa ngủ" 

Tác dụng: kết nối và mở ra hai trạng thái ,cảm xúc của tác giả.Bác chưa ngủ vì cảnh thiên nhiên thật đẹp đặc biệt hơn cả là vì nỗi trăn trở ,lo lắng cho đất nước

14 tháng 12 2016

1) Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ

Có 3 kiểu điệp ngữ: Điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp ( điệp ngữ vòng)

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa

Tác dụng: Điệp ngữ “ lồng” tạo nên vẻ đẹp lung linh , huyền ảo cho cảnh vật về đêm

2)

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

“Thân em…” là mở mở đầu của biết bao câu ca dao nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Ở đây, trong hoàn cảnh cụ thể của bài thơ, “thân em” được ví với chiếc bánh trôi nước “vừa trắng lại vừa tròn”. Tác giả mượn hình ảnh mộc mạc của chiếc bánh trôi nước nhỏ bé để nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ. Họ không chỉ có vẻ đẹp về hình thức mà còn trắng trong trong tâm hồn và trịa về nhân phẩm. Chỉ qua một câu thơ thôi tác giả đã cho ta thấy được đánh giá cũng như quan điểm của mình về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ.

Câu thơ tiếp theo:

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Hình ảnh người phụ nữ hoàn hảo như thế nhưng số phận họ ra sao? “Ba chìm bảy nổi” ở đây là một hình ảnh được tác giả vận dụng rất hay, rất hợp lí để nói về số phận của những người phụ nữ. Trong xã hội cũ, họ chẳng là gì cả, không được tự quyết định về số phận của mình, chỉ biết sống vì người khác theo quan niệm tam tòng tứ đức. Cuộc sống của họ lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước vậy.

Ở câu thơ thứ ba:

 

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Ở đây tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ rất tài tình. Nó nói lên sự phụ thuộc của người phụ nữ. Dù số phận có ra sao người phụ nữ cũng phải cam chịu không được phản kháng, không được tự định đoạt. Đó là một đạo lí rất vô lí trong xã hội cũ, nhằm trói buộc những người phụ nữ chân yếu tay mềm.

Câu thơ cuối

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói lên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt, là tiếng chuông cảnh tỉnh những người đàn ông để họ đừng đánh mất đi những giá trị quý báu này.

Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ biểu hiện lòng thương cảm và niềm tự hào với số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội cũ đầy bất công.

3) Tuy gia đình bạn Tâm khó khăn nhưng bạn vẫn vươn lên học tốt.

15 tháng 12 2016

1. Điệp ngữ là gì?

Điệp ngữ hay Điệp từ – là một biện pháp tu từ trong văn học chỉ việc lặp lại một hoặc nhiều lần một từ, một cụm từ hoặc cả câu trong một khổ thơ, một đoạn văn; rộng hơn là lặp lại trong một bài thơ hay một bài văn. Mục đích của Điệp từ là nâng cao, nhấn mạnh tính chất của sự vật – hiện tượng.

Có bao nhiêu kiểu điệp ngữ?

- Có 3 kiểu điệp ngữ

+) Điệp ngữ cách quãng

+) Điệp ngữ nối tiếp

+) Điệp ngữ chuyển tiếp ( vòng )

Chỉ và nêu ra tác dụng điệp ngữ của câu thơ " Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa" ( Cảnh khuya-Hồ Chí Minh).

- Điệp ngữ : Lồng - điệp ngữ cách quãng

- Tác dụng : Tạo ra 1 khung cảnh thiên nhiên có sự hòa hợp, đan xen vào nhau .

2,Cảm nghĩ về bài " Bánh trôi nước" ( tác giả Hồ Xuân Hương)

Nếu như Bà Huyện Thanh Quan với những lời thơ trang nhã, nhẹ nhàng, mang chút cung đình buồn thương man mác. Thì thơ Hồ Xuân Hương có phong cách hoàn toàn khác. Giọng thơ rắn rỏi, mạnh mẽ, đề tài bình thường dân dã, ý thơ sâu sắc thâm thuý mà chua cay chứa nỗi niềm phẫn uất phản kháng xã hội đương thời. Bánh trôi nước là một bài thơ như vậy:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Bánh trôi nước là bài thơ trữ tình đặc sắc. Tác giả mượn chiếc bánh trôi để thế hiện vẻ đẹp hình thể và tâm hồn của người con gái có thân phận nhỏ nhoi, chìm nổi, phụ thuộc mà vẫn giữ trọn phẩm giá của mình.

Toàn bộ bài thơ là hình ảnh nhân hoá tượng trưng. Với khả năng quan sát và liên tưởng kỳ lạ, chất liệu dân gian là chiếc bánh trôi nước – loại bánh dân gian xưa cho là tinh khiết thường dùng vào việc cúng tế, nhà thơ đã phát hiện ra những nét tương đồng giữa chiếc bánh trôi bình thường với hình ảnh người phụ nữ. Cả hai đều có vẻ bề ngoài rất đẹp (trắng, tròn), có phẩm giá cao quý (tấm lòng son) tương đồng cuộc sống (chìm, nổi), số phận phụ thuộc (rắn nát tuỳ thuộc tay kẻ nặn). Với những từ ngữ đa nghĩa bài thơ tạo nên một trường liên tưởng cho người đọc. Do vậy nhà thơ tả thực mà lại mang ý nghĩa tượng trưng. Nói cái bánh trôi mà thành chuyện con người – người phụ nữ. Người con gái hình thể đẹp, da trắng nõn nà, thân hình căng tràn nhựa sống, tâm hồn nhân hậu hiền hoà.

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Với vẻ đẹp hình thể như vậy đáng lẽ phải có cuộc sống sung sướng hạnh phúc nhưng cuộc đời con người, đặc biệt là người phụ nữ thì phải chịu bao đắng cay, vất vả.

Bẩy nổi ba chìm với nước non

Được cha mẹ sinh ra để làm người, nhưng người phụ nữ không làm chủ được mình, cuộc đời họ do người khác định đoạt. Nàng Vũ Nương thuỳ mị nết na, đức hạnh thuỷ chung, chồng ra trận nàng ở nhà một thân một mình nuôi mẹ già, con thơ. Nàng đã làm tròn bổn phận của một người con, người vợ, người mẹ trong gia đình. Vậy mà do sự đa nghi ghen tuông quá mức, nàng bị chồng nghi cho là thất tiết. Nàng đã phải lấy cái chết để chứng minh cho sự trong sạch của mình. Câu chuyện mang đến cho chúng ta một thông điệp: trong xã hội ấy người tốt như nàng không được sống hạnh phúc.

Cùng như vậy cuộc đời của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn bị xã hội nhào nặn xô đẩy:

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Dù cuộc đời có phũ phàng, bất hạnh họ vẫn giữ vẹn phẩm giá, tâm hồn cao đẹp của mình.

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Sự sáng tạo của nữ sĩ khá độc đáo. Bà lựa chọn chi tiết không nhiều nhưng lại nói được nhiều. Hai từ thân em được đặt trước chiếc bánh, chiếc bánh được nhân hoá, đó chính là lời tự sự của người phụ nữ. Nét nghệ thuật này gợi cho trí tưởng tượng của người đọc được chắp cánh và hình ảnh người phụ nữ hiện lên rõ nét hơn.

Từ thoáng chút hài lòng giọng thơ chuyển hẳn sang than oán về số phận hẩm hiu. Hồ Xuân Hương đã đảo lại thành ngữ quen thuộc ba chìm bảy nổi thành bảy nổi ba chìm đối lập với vừa trắng lại vừa tròn tạo sự bất ngờ và tô đậm sự bất hạnh của người phụ nữ.

Đến đây ta không còn thấy giọng thơ than vãn cam chịu: Rắn nát mặc dầu tay kè nặn. Cuộc đời họ, họ không làm chủ được bản thân mà phụ thuộc hoàn toàn vào tay kẻ khác. Thế nhưng: Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Không những sự đối lập giữa thái độ người phụ nữ trong câu ba và bốn là đối lập giữa thái độ cam chịu và thái độ bảo vệ phẩm chất trong sáng trong tâm hồn con người. Từ vẫn thể hiện sự khằng định, quả quyết vượt trên số phận để giữ tấm lòng son. Người phụ nữ đã ý thức rất rõ về cuộc sống và phẩm giá của mình. Dẫu cho cuộc đời cay đắng, nhào nặn, xô đẩy thì giá trị đáng kính của họ luôn luôn là điều sống còn đối với họ.

Trong xã hội với ý thức hệ nho giáo hà khắc như vậy, quan niệm tam tòng tứ đức, nam tôn nữ ti đã ăn sâu vào ý thức con người. Nói được như Hồ Xuân Hương thật đáng khâm phục, trân trọng.

Bài thơ chỉ có bốn câu, đề tài bình dị nhưng dưới ngòi bút thần diệu, Hồ Xuân Hương đã tạo cho viên bánh trôi nước mang vẻ đẹp sáng ngời của viên ngọc lấp lánh nhiều màu. Bài thơ chứa đựng một luồng ánh sáng, ý thức về xã hội bất công vùi dập người phụ nữ và giá trị nhân phẩm của mình.

Quả thật bài thơ của Hồ Xuân Hương có giá trị hiện thực và xã hội sâu sắc. Đây là tiếng nói chung của người phụ nữ đối với sự bất công của xă hội xưa và khẳng định phẩm giá của bản thân. Nhà thơ đã đại diện cho những số phận bất hạnh cất lên tiếng nói của chính họ và của thời đại. Bài thơ thể hiện khẩu khí của bà chúa thơ nôm.

3,Đặt một câu với quan hệ từ "Tuy...nhưng..." để nói về sự cố gắng( không cố gắng) vươn lên trong học tập của ai đó.

=> Tuy Nam đã cố gắng học tập nhưng thành tích của cậu vẫn ở vị trí trung bình .

 

13 tháng 2 2022

Tham khảo

Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên là : ẩn dụ , số sánh 

Ẩn dụ ở câu : Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa 

So sánh ở câu : Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ  ,Tiếng suối trong như tiếng hát xa 

Tác dụng của biện pháp tu từ trên : Làm nổi bật cảnh vật trong cảnh đêm trăng trong núi rừng Tây Bắc tĩnh mịch nhưng không hoàng vắng, làm nổi bật hình ảnh con người tháo thức vì lo cho nước, cho dân 

Bài làm 

Hồ Chí Minh ( 1980-1969) là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người còn là một nhà thơ lớn,trong đó Người đã sáng tác bài thơ Cảnh khuya khi ở chiến khu Việt Bắc. Bài thơ được Bác sử dụng hai biện pháp tự từ là ẩn dụ và so sánh. Tác giả đã ẩn dụ “Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa” có nghĩa là trăng chiếu vào cây cổ thụ in bóng xuống mặt đất như muôn ngàn bông hoa “trăng” . Hình ảnh so sánh ” Tiếng suối trong như tiếng hát xa ” được tác giả sử dụng để nhấn mạnh rằng cảnh rừng khuya không yên tĩnh mà vẫn đầy ắp tiếng người. Và hình ảnh so sánh cuối cùng trong bài thơ “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ” để nói về tác giả của bài thơ – chủ tịch Hồ Chí Minh. Cảnh khuya đẹp như tranh vẽ, khiến lòng người cũng say đắm. Bác không ngủ không chỉ vì cảnh đẹp mà còn vì lo cho nhân dân, đất nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ. Từ đó cho thấy Bác chính là vị lãnh tụ vĩ đại, một người cha của dân tộc Việt Nam hết lòng vì con dân ,đất nước. Tóm lại, bài thơ cảnh khuya là một bài thơ mang nhiều ý nghĩa 

15 tháng 12 2016

Các điệp ngữ:lồng

điệp ngữ "lồng" tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo cho cảnh vật về đêm

18 tháng 12 2016

Trong câu này, Bác Hồ đã dùng phép điệp từ"lồng'' để làm cho bức tranh như có tầng bậc, giao hòa quấn quýt. Trong đêm trăng giữa rừng Việt Bắc, ánh trăng tỏa xuống vòm cổ thụ, bóng cây in xuống mặt đất như muôn vàn bông hoa lung linh, huyền ảo. Hoa đan xen nhau, tạo thành một rừng hoa dưới mặt đất. Cảnh vật lúc này thật thanh bình. Không ian chỉ mang 2 màu:sáng-tối. Sắc màu bề ngoài mát lạnh, mọi vật im phăng phắc. Ấy thế mà bên trong, thiên nhiên lại vận động ấm áp vô cùng. Đây là một cảnh tượng chập chồng, trang lẩn vào cây, cây lẩn vào hoa. Bóng hoa, bóng cây, bóng trăng chồng lên nhau, ấm áp quấn quýt lấy nhau. Chính cảnh vật đẹp, thơ mộng, gợi cảm đó đã làm Bác không ngủ được. Bác rung động trước đêm trăng, mải mê ngắm cảnh nên mới không ngủ được. Như vậy, qua câu thơ trên, cảnh đẹp thiên nhiên đêm trăng núi rừng Việt Bắc được thể hiện rất rõ, nhất là qua điệp từ "lồng".

CHÚC BẠN HỌC TỐT banhqua

5 tháng 1 2022

Tham khảo

Nghệ thuật :

* So sánh : " Tiếng suối" với "tiếng hát xa"

* Điệp ngữ : "lồng", "chưa ngủ"

* Tiểu đối

* Lấy động từ tả tĩnh

* Chất cổ điển lồng vào chất hiện đại

=> Bức tranh thiên nhiên đẹp ở vùng núi rừng Việt Bắc

=> Bác là người yêu thiên nhiên

20 tháng 6 2016

 Các biện pháp tu từ: So sánh, điệp ngữ.
- Hình ảnh so sánh: Tiếng suối như tiếng hát có tác dụng khắc họa âm thanh tiếng suối trong đêm khuya, gợi không gian tĩnh lặng; cách so sánh hiện đại mà độc đáo khiến cảnh rừng khuya không lạnh lẽo mà trở nên có sức sống và ấm áp tình người.
- Điệp từ "lồng" với các hình ảnh: trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa gợi cảnh đẹp thơ mộng, huyền ảo. Không chỉ tái hiện một đêm trăng rất sáng mà còn diễn tả rất sinh động sự quấn quýt, hòa hợp giữa cây và hoa tạo nên một bức tranh có đường nét, hình khối, tầng bậc…
- Điệp ngữ "chưa ngủ" mở ra hai trạng thái cảm xúc trong tâm hồn Bác: rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên và thao thức vì lo nghĩ việc nước.
=> Bằng các biện pháp tu từ, bài thơ giúp người đọc cảm nhận được bức tranh thiên nhiên đẹp, giàu chất họa, chất nhạc và ấm áp tình người. Đồng thời ta còn rung động trước vẻ đẹp tâm hồn của Bác: sự hòa quyện giữa tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước, phong thái ung dung, lạc quan của Người.

26 tháng 8 2016
  • Hình ảnh so sánh: Tiếng suối như tiếng hát có tác dụng khắc họa âm thanh tiếng suối trong đêm khuya, gợi không gian tĩnh lặng; cách so sánh hiện đại mà độc đáo khiến cảnh rừng khuya không lạnh lẽo mà trở nên có sức sống và ấm áp tình người. 
  • Điệp từ lồng với các hình ảnh: trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa gợi cảnh đẹp thơ mộng, huyền ảo. Không chỉ tái hiện một đêm trăng rất sáng mà còn diễn tả rất sinh động sự quấn quýt, hòa hợp giữa cây và hoa tạo nên một bức tranh có đường nét, hình khối, tầng bậc… 
  • Điệp ngữ chưa ngủ mở ra hai trạng thái cảm xúc trong tâm hồn Bác: rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên và thao thức vì lo nghĩ việc nước. 

=> Bằng các biện pháp tu từ, bài thơ giúp người đọc cảm nhận được bức tranh thiên nhiên đẹp, giàu chất họa, chất nhạc và ấm áp tình người. Đồng thời ta còn rung động trước vẻ đẹp tâm hồn của Bác: sự hòa quyện giữa tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước, phong thái ung dung, lạc quan của Người. 

1 tháng 12 2016

- Các biện pháp tu từ sử dụng trong bài thơ:
+ Điệp ngữ: “ lồng”, “ chưa ngủ”.
+ So sánh : Tiếng suối – tiếng hát; cảnh vật đẹp- bức tranh.

- Tác dụng:
+ Điệp ngữ “ lồng” tạo nên vẻ đẹp lung linh , huyền ảo cho cảnh vật về đêm.
+ Điệp ngữ “ chưa ngủ” thể hiện ngoại cảnh và nội tâm của Bác, một tâm hồn nghệ sĩ hòa lẫn vào trong tâm hồn chiến sĩ. Người chưa ngủ vì cảnh thiên nhiên đẹp và chưa ngủ vì lo cho dân, cho nước.
+ So sánh tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng như tiếng hát ngọt ngào của ai đó trong đêm khuya tĩnh lặng làm cho cảnh vật trở nên gần gũi, thân thiết.
+ So sánh cảnh vật đẹp như một bức tranh qua cái nhìn của nhà thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm của Bác.