K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 11 2021

Tác giả ko sử dụng từ bạn hay mày ... mà lại dùng bác vì có lí do :

- Thể hiện sự kính trọng bạn bè

- Không mách lòng nhau

- Giữ lòng tự trọng cho riêng mình

Ngôn ngữ trong bài thơ thật giản dị

- Thân mật, gần gũi, tha thiết, đầy sự nồng cháy tình bạn.

- Bài thơ này được dùng với ngôn ngữ giản dị, ko cầu kì như những bài thơ khác .

Tham khảo nhoa!

21 tháng 11 2021

Answer:

- Đại từ xưng hộ là " bác "

* Nhận xét:

- Cách xưng hô tự nhiên, thân mật

- Thể hiện tình bạn giữa 2 người bạn qua cách xưng hô " tôi - bác "

- Cách xưng hô ấy còn thể hiện niềm vui, phấn khởi từ khi đó đến giờ bạn mới tới nhà chơi

* Ý nghĩa:

- Đơn thuần không chỉ để thể hiện niềm vui mà còn là sự kính trọng của tác giả đối với bạn

\(\rightarrow\) Là tình cảm bạn bè quý báu, thắm thiết, đã lâu không gặp

13 tháng 11 2021

Thể hiện sự thân mật, kính trọng, niềm nở đón tiếp 1 người bạn lâu ngày mới tới chơi

13 tháng 11 2021

Cho thấy tình cảm gắn bó, thân thiết của tác giả với người bạn của mình

thể hiện sự tôn trọng và thân thiết gần gũi

Bác k phải Bắc

25 tháng 12 2019

Thể hiện sự tôn trọng, kính mến. Đồng thời cho ta thấy sự xa cách của 2 con người thân mến nhau mà lâu nay k đc gặp

21 tháng 10 2016
- Cháu chào bác ạ!- Cháu mời ông bà xơi cơm.- Anh cho em hỏi bài toán này nhé!- Hôm nay, mẹ có đi làm không?- chờ ai đấy?
25 tháng 7 2017

Tuổi xưa nay hiếm vẫn lăm lăm
Lãng mạn yêu đời bởi khéo tâm
Mỗi sáng sát bên sao lạc được
Hàng đêm kề cận có đâu nhầm
Ông bà hạnh phúc ban gương rọi
Con cháu sum vầy hưởng bóng râm
Nề nếp gia phong gìn giữ mãi
Tiếp truyền hậu thế mãi muôn đời.

8 tháng 4 2021

-Từ chiến trường miền Nam, nhà thơ Viễn Phương mang theo bao tình cảm thắm thiết của đồng bào và chiến ra viếng lăng Bác Hồ kính yêu. Đây là cuộc hành hương của người chiến sĩ.

-Từ xa, nhà thơ đã nhìn thấy hàng tre ẩn hiện trong sương khói trên quảng trường Ba Đình lịch sử. Màn sương trong câu thơ gợi lên một không khí thiêng liêng, huyền thoại. Cây tre, hàng tre "đứng thẳng hàng" trong làn sương mỏng, ẩn hiện thấp thoáng, mang màu sắc xanh xanh. "Hàng tre xanh xanh" vô cùng thân thuộc được nhân hóa, trải qua "bão táp mưa sa "vẫn "đứng thẳng hàng" như dáng đứng của con người Việt Nam kiên cường, bất khuất trong bốn nghìn năm lịch sử.

-"Ôi!" là từ cảm, biểu thị niềm xúc động tự hào. Hình ảnh hàng tre xanh mang tính chất tượng trưng, giàu ý nghĩa liên tưởng sâu sắc. Tre mang phẩm chất cao quý của con người Việt Nam: "mộc mạc, thanh cao, ngay thẳng, bất khuất..." (Thép Mới)

=>>> Như vậy, hình ảnh ẩn dụ ở đây ở những hàng tre, tượng trưng cho những sức sống và tâm hồn của con người Việt Nam. =>>>Hàng tre xanh đứng thẳng hàng như những người lính kiên trung không chỉ chiến đấu anh dũng mà giờ đây khi trở về từ chiến trường, còn nguyện đứng canh cho giấc ngủ bình yên của Người... Ấn tượng đầu tiên của nhà thơ khi viếng lăng Bác là hàng tre, điều này hoàn toàn tương ứng với điểm nhìn của tác giả- một người chiến sĩ. Qua đây ta cũng phần nào thấy được sự gắn bó và tình cảm của Viễn Phương với đất nước, với vị cha già của dân tộc.

8 tháng 5 2021

Đoạn 1:

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Năm 1976, đất nước vừa thống nhất, lăng Bác được khánh thành.

- Lần đầu ra thăm lăng Bác.

à Đan xen nhiều cảm xúc chân thành, từ hồi hộp tới xúc động nghẹn ngào, vương vấn chẳng muốn rời. Trong đó, xúc cảm lắng đọng nhất là nỗi xúc động tha thiết nghẹn ngào.

2.

Nhịp 1/4/2 tạo nhịp điệu đều đặn của tiếng gọi, nhấn mạnh vẻ đẹp của sắc xanh. Tiếng gọi tha thiết trong một màu xanh trải bạt ngàn

3. Các biện pháp tu từ:

- Nhân hóa: hàng tre được nhân hóa như con người đứng canh lăng “thẳng hàng”

- Ẩn dụ:

+ Bão táp mưa xa: Những khó khăn vất vả

+ Hàng tre biểu trưng cho vẻ đẹp phẩm chất và khí phách con người Việt Nam trong chiến đấu gian khổ vẫn kiên cường, bất khuất trung kiên

- Nói giảm nói tránh “thăm” biến cuộc đi viếng thành một chuyến thăm hỏi, giảm nhẹ nỗi đau, khẳng định Bác còn sống mãi với non sông.

4. Lưu ý sử dụng câu phủ định (gạch chân) – không đáp ứng 1 yêu cầu trừ 0,5 điểm

- Vị trí và nội dung chính của đoạn: Cảm xúc của tác giả trước khi vào lăng.

- Câu thơ mở đầu như một lời thông báo nhưng cũng thể hiện cảm xúc của tác giả

+ Đại từ xưng hô “con” gần gũi, ấm áp, thân thương, muốn được gặp cha sau bao ngày mong ngóng

+ “Thăm” giảm đau thương và khẳng định Bác còn sống mãi

- “Ôi” gợi sự xúc động nghẹn ngào buộc phải bộc lộ thành lời nói trực tiếp.

- Cảm xúc được khắc họa đậm nét trước hình ảnh hàng tre bên lăng Bác

+ Hình ảnh tả thực “trong sương hàng tre bát ngát” vốn rất quen thuộc với con người và cuộc sống Việt Nam.

+ Hai câu thơ cuối hàng tre đã hóa thân vào con người, trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp mộc mạc nhưng ẩn chứa sức mạnh thần kì của con người Việt Nam. Sức mạnh ấy đã được khẳng định trong cơn “bão táp mưa xa” – trong khó khăn gian khổ mà vẫn vững vàng, vững trãi và trung kiên.

8 tháng 8 2021

- Tác giả đã tạo ra một tình huống, một hoàn cảnh rất đặc biệt khi bạn đến chơi nhà:

+ Muốn ra chợ thì chợ xa

+ Muốn sai trẻ thì trẻ đi vắng

+ Muốn bắt cá thì ao sâu

+ Muốn đuổi gà thì vườn rộng, rào thưa

+ Những thực phẩm như thịt, cá, rau đậu của vườn lại chưa ăn được

+ Miếng trầu cũng không có

⇒ Tình huống được tạo ra có tính bông đùa, có sẵn nhưng hóa ra lại không có gì, từ đó cho thấy hoàn cảnh éo le của tác giả

*Tình bạn thắm thiết của tác giả

- Sử dụng từ nhiều nghĩa “ta”:

+ Ta (1): chủ nhà – nhà thơ

+ Ta (2): khách – bạn

- Sử dụng quan hệ từ “với” nối liền hai chữ ta, qua đó ta thấy giữa chủ và khách dường như không còn khoảng cách, tuy hai mà một, gắn bó, hòa hợp, vui vẻ, trọn vẹn

⇒ Câu thơ đã đúc kết lại giá trị của toàn bài thơ, bộc lộ tình cảm sâu sắc của nhà thơ đối với bạn, khẳng định một tình bạn đậm đà thắm thiết, trọn vẹn mà trong sáng, vượt qua mọi thử thách tầm thường.

21 tháng 8 2023

Trong bài thơ "Buổi sáng nhà ga", nhà thơ Trần Đăng Khoa đã sử dụng biện pháp nhân hóa bằng cách dùng từ xưng hô với các sự vật để tạo ra một bức tranh cảnh vật sống động và giúp người đọc cảm nhận được không khí buổi sáng.

Một số ví dụ về cách xưng hô trong bài thơ:

1."Nhà ga ơi!": Nhà thơ gọi nhà ga như một người bạn thân, tạo ra sự gần gũi và thân thiết.

2."Cây xanh ơi!": Cây xanh được xưng hô như một người bạn, tạo ra sự sống động và thân thiện.

3."Ánh sáng ơi!": Ánh sáng được xưng hô như một người thân, tạo ra sự ấm áp và rực rỡ.

Các cách xưng hô này giúp tạo ra một bức tranh cảnh vật sống động và gần gũi, khiến người đọc có thể cảm nhận được không khí buổi sáng và tạo nên một trạng thái tâm lý thoải mái và yên bình.