K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 10 2021

a) Lời noí của Yết Kiêu là cách nói khoa trương phóng đại

b) Bọn giặc hoang mang . Bởi vì lời nói của Yết Kiêu chỉ lòng quyết tâm , lòng yêu nước

HT

Tình bạn là một trong những điều quan trọng nhất đối với mỗi người. Nó đi cùng ta qua nhiều năm tháng và ngày hôm nay, khi đã trưởng thành, em mới cảm nhận được hết những giá trị của tình bạn đã mang lại cho mỗi chúng ta. Với em thì tình bạn đẹp nhất chính là tình bạn của thời học sinh bởi khi ấy, chúng ta chỉ là những đứa trẻ ngây thơ, không chút tạp niệm và không có bất cứ...
Đọc tiếp

Tình bạn là một trong những điều quan trọng nhất đối với mỗi người. Nó đi cùng ta qua nhiều năm tháng và ngày hôm nay, khi đã trưởng thành, em mới cảm nhận được hết những giá trị của tình bạn đã mang lại cho mỗi chúng ta. Với em thì tình bạn đẹp nhất chính là tình bạn của thời học sinh bởi khi ấy, chúng ta chỉ là những đứa trẻ ngây thơ, không chút tạp niệm và không có bất cứ điều gì ảnh hưởng tới tình bạn. Khi ấy, chúng ta thận thiết với nhau bởi tình cảm thực sự xuất phát từ chính trái tim của mình mà không hề toan tính. Và em cũng có rất nhiều những kỉ niệm khó quên với Linh- người bạn thân trong suốt những năm đi học của mình.

Linh cùng em là hai người bạn thân với nhau từ khi còn học lớp bốn. lúc nào hai đứa cùng đi cùng nhau trên khắp mọi nẻo đường, cùng đi học, cùng đi ăn quà, thậm chí là cùng nhau trốn bố mẹ để đi chơi. Và có lẽ gây ấn tượng nhất trong em là có lần chúng em đã cùng nhau đi chơi, tụ tập ở nhà một người bạn cả ngày cùng với hai người bạn khác cùng bàn. Buổi sáng, em và Linh cùng nhau đi chung một chiếc xe đạp, mỗi người phụ trách mang một thứ đồ đi cùng: em thì mang khoai lang, Linh mang bột mỳ. Tới nơi hai người bạn kia đã tới đó từ trước, chúng em cùng nhau bật đĩa nhạc mới mua và tập nhảy theo những nhóm nhảy trên màn hình và thu âm những ca khúc mà chúng em đã hát theo. Có thể nói là vui biết chừng nào, bởi có đôi khi bản thân chúng ta cũng có những điều mà chúng ta muốn làm nhưng không thể, chỉ khi có những người bạn thân ở cạnh mình, có cùng những ý nghĩ với mình thì tình cảm ấy suy nghĩ ấy mới được thể hiện hết tất cả.

Hát hò xong, tất cả cùng nhau nấu ăn. Chỉ là những đứa trẻ nên tất cả cùng làm những món ăn đơn giản như: khoai lang tẩm bột và bánh đa cùng tương ớt. những món ăn đó đã giúp mấy đứa trẻ gần nhau hơn và đó là lần đầu tiên chúng em đã cùng nhau nói lên ước mơ của mình. Những ước mơ tuy giản dị nhưng không phải lúc nào cũng nói cùng với cha mẹ mà chỉ có thể tâm sự cùng với những người bạn. và cho tới tận bây giờ, có người đã đi theo đúng suy nghĩ của mình lúc đó cũng có những người không theo con đường ấy nhưng mỗi lần nhớ lại em vẫn luôn cảm thấy xúc động.

Tình bạn đẹp nhất là khi mà chúng ta luôn có xuất phát điểm từ chính trái tim và tấm lòng của mình. Theo thời gian, con người sẽ dần lớn lên nhưng những kỉ niệm của chúng ta thì vẫn còn mãi cho tới tận bây giờ. Bởi thế cho nên chúng ta ai cũng nên học cách nâng niu những kỉ niệm để có thể không hối hận vì đã để thời gian trôi qua một cách nhanh chóng mà không đọng lại được bất cứ một điều gì.

Các bn có thấy hay ko

1
8 tháng 2 2018

Mình rất thick bài viết này!

Hay pá

Mỹ nhân cười và Tự tử cười“Tôi chỉ muốn một tình yêu thật sự, anh biết không?” Tình yêu ư, tình yêu theo tôi là chỉ xuất hiện giữa người với người chứ đâu ai có thể yêu ma, quỷ quái? , giờ tôi chỉ còn biết nhìn và im lặng, mà cũng đúng thôi nó gì đây cơ chứ?…“Zắc, zắc…” Vẫn cái tiếng như xương vỡ nho nhỏ vang lên trong thân thể “cô dâu”, nhưng cái áp lực vô hình...
Đọc tiếp

Mỹ nhân cười và Tự tử cười

“Tôi chỉ muốn một tình yêu thật sự, anh biết không?” Tình yêu ư, tình yêu theo tôi là chỉ xuất hiện giữa người với người chứ đâu ai có thể yêu ma, quỷ quái? , giờ tôi chỉ còn biết nhìn và im lặng, mà cũng đúng thôi nó gì đây cơ chứ?…

“Zắc, zắc…” Vẫn cái tiếng như xương vỡ nho nhỏ vang lên trong thân thể “cô dâu”, nhưng cái áp lực vô hình không biết tới từ đâu vẫn đè nặng lên trái tim mọi người, mọi người như những bức tượng và như không thể di chuyển, ” zắc, zắc…” Nó là cái quái gì nhỉ, trong cơ thể cô ta rốt cục là cái thứ gì đang hoạt động? Tôi đang tưởng tượng như sắp có ” con gì” đó sẽ bay ra ngoài và nuốt chửng lấy tôi, ngày càng sợ tôi chỉ ước mình có thể chạy, chạy thật xa, chạy khỏi nơi quỷ quái này, nhưng ước mơ chỉ là ước mơ thôi thực tế thì tôi không thể làm gì hết ngoài nhìn đứng ” trơ trơ” mọi thứ diễn ra, cái cảm giác vô dụng như xé nát cõi lòng tôi, rốt cuộc thứ quái quỷ gì đang diễn ra đây?

” xì, xì, xì….” Cả người cô dâu như phun ra những đợt khí, những đợt khí này thành tia bay ra ngoài cô dâu, tiếng theo khung cảng trong Miếu hiện lên một bóng đen, một bóng đen hiện dõ là một vị tướng quân mặc áo giáp vàng, nhưng ngoài cái áo giáp và mũ khôi màu vàng ra thì trên khuôn mặt chỉ là những dòng khí đen sì,một khuôn mặt người hiện ra, một đôi mắt mầu tím hiện dõ và lập loè sáng tối hiện lên. Một khung cảnh ma mị tới dợn người, vị tướng quân mặc áo giáp vàng kia đứng đó mà làm cho tất cả mọi người ai cũng hoảng sợ, đôi mắt tím cứ chập chờn sáng tối nhìn chằm chằm vào 3 người, trên cái khuôn mặt là cái khí màu đen sì tạo thành kia không hề mang chút tình cảm nào, nhưng nó chợt biến mất và hiện ngay đằng sau cô Nga, cô Nga chỉ kịp hét lên một tiếng:” Á”.

Cụ Thiên thấy thế biết là chuyện chẳng lành, Cụ cắn đầu lưỡi cho máu phun ra, cơn đau làm cụ tỉnh táo lại, cụ hét lên:” Ma quỷ có đường của ma quỷ, cớ sao lại muốn tranh đường của “Người”? ” cụ vừa hét vừa ném cái Kỳ lân ấn về phía Yêu Tinh, kỳ lân ấn vừa rơi đúng chân con Yêu Tinh thì phát tiếng nổ “đoành” trầm đục, đẩy con Yêu tinh ra xa, cụ kéo lấy bố tôi và tôi định chạy ra cửa thì cả 3 người chúng tôi hoảng sợ, từ cái bậc thềm của Miếu ” mọc” lên một thứ gì đó, cứ từ từ nhô lên, cho tới khi nhô hẳn lên là một cái đầu người, đen sì, không tai, không tóc, cái đầu đen sì và trọc lóc, đôi mắt phát ra màu trắng sáng như màu xương người đang nhìn chúng tôi, cái đầu người cứ nhìn chằm chằm vào cả 3 người, cụ Thiên thấy thế biến sắc lắm, cụ dật mình hét lên:” Quỷ Vương” đúng như cái tên gọi của cái đầu người kia nó chỉ cần nhìn thôi đã làm cho người ta lạnh hết cả người rồi, cả 3 người chúng tôi như đang đứng dưới tiết trời âm 10 độ vậy, bất chợt tiếng hét của cô Nga vang lên mọi người nhìn ra thì thấy cô máu mũi, mồm chảy xuống đỏ,ướt cả tà áo trắng, toàn bộ lũ ma rừng giờ chỉ còn lại là những bãi máu với thân thể không chọn vẹn, ngay cả con quỷ núi cũng chảy máu xanh nè, con báo thành tinh thì nằm vật ra đất không dõ sống chết, trong lúc ai cũng hoảng, cô Nga làm một động tác khiến cụ Thiên hét lên:” Không…” 2 tay cô Nga khép lại như lễ phật, cô Quỳ xuống hướng xuống dòng sông kia đọc lẩm nhẩm cái gì đó xong máu mắt chảy ra, Cụ Thiên thấy thế hét lên:” Sư muội…” Nhưng cụ có kêu tới cháy cổ thì thân thể cô Nga cũng đổ ập xuống đất, ai cũng hoảng hốt, thì ngay lúc đó dưới sông hiện lên một cái vòi rồng rất lớn, nó xoáy ngay giữa sông, làm gió nổi lên và nước sông bắn tung toé hết, sau vài phút ngắn ngủi cả khúc sông bị hơi nước không biết từ đâu bay tới làm cả khúc sông và cái miếu chìm vào xương mù, sau đó một tiếng nổ “đoàng” như quả pháo cối nổ, tiếng vang chấm dứt, dưới lòng sông hiện lên 2 con rùa to như cái thúng, một con màu trắng mai vàng, con kia mai trắng mình vàng, chúng nó hiện lên thì liền bơi theo 2 hướng khác nhau, một hướng về đầu nguồn, một hướng về cuối sông, bố tôi dun dun nói: “Hà Bá” tôi cũng hốt hoảng vì cái cảnh kỳ dị trên nhưng không đợi chúng tôi kịp suy nghĩ xem chuyện gì sắp xảy ra thì từ dưới sông tôm, cua, cá, rắn, ba ba…

Theo dòng nước dâng lên mà bọn nó bơi tới gần miếu, cả ngôi miếu giờ chỉ toàn một màu trắng xoá do nước bắt đầu dâng lên chỉ sau vài phút cả ngôi miếu như một hoang đảo xung quang toàn nước là nước, nước mênh mông khắp nơi, tôm cá, cua, ốc cứ vậy mà bơi xung quang miếu, chả hiểu sao ngôi miếu như sắp sập vậy dung lên nhè nhẹ, như là 1 trận động đất vậy, bụi và mạng nhện bắt đầu rơi lung tung, chúng tôi chợt tỉnh lại thì thấy cái đầu người thụt xuống đất, cái áp lực cũng tự nhiên biến mất, 3 người không ai bảo ai chạy, nhưng vừa chạy ra tới cửa miếu thì dật mình, nơi đây toàn nước là nước, 3 người chung tôi chạy ra chỗ cô Nga xem cô thế nào đã ngất đi nhưng may thay còn thở, nhưng không hiểu sao mặt cụ Thiên vẫn toát ra vẻ lo lắng thật sự, đứng bì bõm trong nước vì giờ này nước đã ngập tới đùi, cô Nga thì được con quỷ núi ” bế” còn con báo thành tinh chắc chết rồi, nhưng chưa kịp hồi lại tinh thần, tiếng chim lợ kêu “eng éc, eng éc” vang lên, tôi nhìn bầu trời mà hốt hoảng vì lũ chim nhiều tới nỗi như có thể che kín cả bầu trời, chúng bay tới đâu thì xương mù tan tới đó, sau chúng nó đậu lên cây đa sau miếu kêu từng tiếng eng éc điếc tai không chịu được, lũ cá dưới sông như gặp được kẻ thù chúng cứ búng nước lên trời như thách thức, trong Miếu hiện ra từng đám lố nhố ” ma da người”, ” tà linh”, và 2 cô em vợ:” ma lỗ” đang đứng nhìn chúng tôi, nước vẫn dâng lên nhưng không hiểu sao không lên được tới miếu, sau miếu là cây đa cổ thụ chỉ là nhìn cái cảnh dưới gốc cây từng đám ” người” gồm:”quỷ đói”, “quỷ lùn”, ” quỷ linh nhi”, “oán hồn”…

Lổm nhổm cả đám đứng đó nhìn chúng tôi với ánh mắt thương hại thêm cái khuôn mặt chúng cười tới tận mang tai, mắt như sắp nồi ra, nhìn tới ghê người…

Bỗng từ trong Miếu một tiếng cười Lành lạnh vang lên, cô dâu đi tới nhè nhẹ bỏ cái khăn trên đầu, hiện dõ là một mỹ nhân đẹp như thiên tiên trên trời mà lần này không phải ảo giác mà là thật, cụ Thiên nói nhỏ:” Nó đã thành đạo rồi”. Xem ra việc lấy chồng chính là vì cái này, xem ra nó lấy chồng cũng như bao người phụ nữ khác đều xem sắc đẹp là tất cả, tôi lại nhớ tới câu nói của các cụ, phụ nữ đẹp đều là “Yêu Tinh” câu nói bao đời mà vẫn đúng. :(((

Cô dâu giờ này phong thái nhẹ nhành, thoát tục đưa mắt nhìn về phía tôi và đưa tay phải lên miệng cười: ” hi hi” có lẽ thằng đàn ông nào mà gặp phải cảnh này mà thú tính không nổi lên thì nó không phải đàn ông chỉ tiếc là khi nghĩ ” Mỹ nhân” này là một con yêu tinh tu luyện gần 400 trăm năm thì có lẽ có cho thêm mười lá gan cũng trả dám làm gì. Khổ nỗi lũ yêu ma đằng sau cô ta vừa nghe thấy tiếng cười như chuông bạc deo kia thì hưng phấn như được uống thuốc thích, chúng gào thét, hét lớn, khóc cười vang lên như xé tan cả vùng trời, chúng đang gào thét thì dưới sông xuất hiện những dải sương mù đen trên sông, như bóng đêm bao lấy dòng sông. ” Tích tịch, tình tang, tình tang, tình tang…” Tiếng nhạc ở trong đám sương mù đen kia phát ra, càng nghe càng có cảm giác vui vẻ và hi vọng, cụ Thiên thấy thế nói gắt với bố em và em:” Bịt tai lại” bọn em không hiểu nhưng làm theo, kỳ lạ thay lũ yêu ma đằng sau “mỹ nhân” kia giờ dại da chúng từ từ kép nhẹ hờ đôi mắt lại, mắt lim dim, cả người chúng như đờ ra nhưng trên mặt vẫn hiện lên sự hạnh phúc, nhìn tới đây thì ai cũng biết chúng đã bị thôi miên rồi, trong chốc lát, một cái quan tài hình chữ nhật trôi tới, nó nhìn rất mộc mạc, không có hoa văn hay trang chia gì hết, cứ như người ta cắt một cây gỗ ra và đẽo thành hình chữ nhật vậy, chỉ là giờ nó trông giống một chiếc thuyền độc mộc hơn vì nó đang trôi trên sông như một chiếc thuyền vậy, chỉ là tí nữa cả bố tôi và tôi suýt chút nữa hét lớn lên vì mẹ ơi, trên cái thuyền đó là một con cá “trê” nhưng lại to như một đứa bé 10 tuổi, hơn nữa còn có tóc dài qua vai lên biết đây là “phái nữ” trên người mặc quần áo vải màu vàng như người ta mặc vào người chết lúc đem chôn vậy,tay đang cầm chiếc đàn “thất tuyệt cầm” mà gảy nhìn mà ớn lạnh hét lên, tôi vì quá sợ mà hét lên một tiếng như xé cả cổ họng:” Aaaaa…” Sau tiếng hét thì tôi cảm giác như mình người mình dun lên bần bật mặt tái xanh, cụ Thiên nói:” Đừng sợ đây là “âm sai” nơi âm giới chuyên đưa hồn người chết trở về cõi u minh” tôi cố lấy lại bình tĩnh nhìn vào con “trê” cái màu trắng kia, nhưng kỳ lạ thay “chiếc thuyền” kia cứ trôi, trôi gần vào cạ miếu nhưng vẫn không dừng lại, con “trê cái” kia nhìn vào con Yêu tinh thì cười lên ” khanh khách” như bắt được vàng, con yêu tinh kia cũng trả kém phần cũng che miệng lại phát ra tiếng hi hi say lòng người.

Tôi đứng nhìn cụ Thiên xem cụ định nói gì thì cụ tự nhiên nhăn mặt lại, cụ dật mình mở to mắt nhìn sang 2 bên trái,phải. Thấy có cái gì đó trong nước từ từ nổi lên, từ dước nước “bùng cháy” lên cao tới hơn 2 mét, có khoảng 4 cột “lửa” từ dưới nước bay lên, trong cái đám lố nhố từ trong “nước và lửa “đi ra kia, cả bố tôi và tôi đều ớ người ra mà không hét lên được, trước mặt chúng tôi là những “người” khổng lồ cao tầm 2 mét to cao vạm vỡ, nhưng đáng sợ nhất là họ không có “da” hay nói đúng hơn là da của họ là những “con mắt”, bạn cứ tưởng cả bộ da trên thân thể của bạn thay thế là “những con mắt” trên thân thể toàn mắt là mắt, nếu người yếu tim thì có thể chết ngay lập tức, bọn nó chỉ có 2 người và như đi trên mặt nước nhìn thì mỏng manh dễ vỡ nhưng nhìn cái bộ da mà toàn “mắt” cái nhắm, cái mở, cái nhấp nháy kia đủ để bất cứ ai ngất rồi, nó quay lại nhìn chúng tôi và cười:” khực, khực, khực…” Xong bước nhanh phía tôi như hân hoan, như vui mừng…

Bố tôi hét lên nhắm mắt lại nhưng đã không kịp, ngay trước mắt tôi là khung cảnh cả làng tôi đưa ma, nhà ai cũng có tiếng đám ma vang lên, một bầu trời đêm nhưng nhà ai đèn cũng sáng, hoá ra trong làng người đã chết quá nửa, khi tôi lại gần những thân nhân của họ nhìn tôi đầy căm ghét, hận thù và khinh rẻ, thằng Dương chạy lại phía tôi và hét lên:” đkm m, tại mày mà cả làng nhà ai cũng chết một hai người, đềh bị lũ ma quỷ kia giết, tại mày, tại mày…” Tiếng trách móc, tiếng chửi bới cao dần, những âm thanh oán hận, la hét vang lên, tiếng chửi bới, tiếng gào thét, tiếng khóc như xé lòng vang lên… Tại tôi sao? Tại tôi sao? Tôi chỉ có thể trơ mắt mà nhìn họ chửi mắng, giờ phút này, tâm chí tôi như chết lặng, nước mắt không biết từ khi nào lăn xuống, chết hết rồi, chết hết rồi, vì mày mà họ phải chết, vì mày mà tất cả họ phải đau khổ, vì mày, vì mày….

Tôi không biết đứng đó bao lâu, đã khóc bao lâu, đau lòng tới mức nào, tâm can như đau khổ, như tuyệt vọng, như chết lặng. Bỗng tôi “cười mỉm” ánh mắt như chất chứa nỗi đau cũng sự tuyệt vọng vô hạn, rồi từ từ đưa 2 tay lên tự “bóp” cổ mình, trên khuôn mặt vẫn ánh lên sự đau đớn, đôi mắt như tuyệt vọng cùng cực giống như người sắp tự tử, nhưng trên môi vẫn là nụ cười, nụ cười của kẻ sắp chết hay là kẻ đang bóp cổ mình lên thiếu khí và biến dạng? Tôi không trả lời được giờ 2 tay của tôi đã bóp cổ tới lè lưỡi ra ngoài nhưng trên khuôn mặt vẫn cười vui vẻ. Giải thoát, giải thoát rồi?.

0
Lẽ ra mình nên viết và gửi đến các bạn đọc trên fb câu chuyện này vào lúc nửa đêm mới hợp tình, hợp cảnh. Nhưng câu chuyện này mà kể lúc đó thì sợ rằng; ai lỡ đọc rồi sẽ chịu sự ám ảnh không ngủ được thì cũng không hay cho lắm. Bởi ám ảnh ở đây không phải chỉ từ những tình tiết “dã man và ma quái” nghe mà rùng mình, dựng tóc gáy, nỗi ám ảnh ấy còn ở lối sống phần...
Đọc tiếp

Lẽ ra mình nên viết và gửi đến các bạn đọc trên fb câu chuyện này vào lúc nửa đêm mới hợp tình, hợp cảnh. Nhưng câu chuyện này mà kể lúc đó thì sợ rằng; ai lỡ đọc rồi sẽ chịu sự ám ảnh không ngủ được thì cũng không hay cho lắm. Bởi ám ảnh ở đây không phải chỉ từ những tình tiết “dã man và ma quái” nghe mà rùng mình, dựng tóc gáy, nỗi ám ảnh ấy còn ở lối sống phần nào rất tự nhiên hoang dã của một số bà con nơi vùng cao, hẻo lánh cũng như cách ứng xử tàn nhẫn trước sinh mệnh của người thân… Lạnh lùng_Vô cảm_Thậm chí dã man… Nhưng nếu hiểu họ thì thấy, tất cả họ đều rất đáng thương.

Lại nói, mình không phải là một người viết văn hay sáng tác truyện. Những câu chuyện mà mình kể đều là những câu chuyện có thật mình gặp dịp chứng kiến, nghe kể rồi ghi chép lại. Hôm nay mạn phép gửi lên đây, ai đọc được thấy sợ thì sợ, thấy thương thì thương, thấy buồn thì buồn, thấy có chút gì bất bình cho số phận con người thì bất bình… nhưng trên hết mong mọi người đọc cảm nhận bằng trái tim yêu thương và hiểu biết trọn vẹn về con người và vùng đất nảy sinh câu chuyện đau lòng. Một vùng đất mà mặt trời của mẹ thiên nhiên chiếu rọi được vào còn khó bởi lớp sương mù luôn giăng giăng dày đặc chứ chưa nói gì đến “mặt trời tri thức khoa học, tâm linh tiến bộ” của một thế giới văn minh, hiện đại.

📷

Câu chuyện bắt đầu bằng sự rụt rè e ngại của anh bạn người H’Mông khi tiến lại gần ngồi nhà gỗ lợp mái tôn xanh tại Điểm trường của Bản Làng Sáng nằm sâu trong rừng núi thuộc xã Háng Đồng huyện Bắc Yên_Sơn La trong chuyến đi của mình vừa rồi. Câu nói đầu tiên anh thốt lên bằng một hơi thở méo mó có chút gì đó kìm nén cảm xúc: “Tại ngôi nhà đằng kia, bên bãi đất cỏ rậm ấy, có một câu chuyện rất đau lòng”…
…..
Trở lại bối cảnh của Làng Sáng từ cái thời bản chưa hình thành và còn chưa có cái tên Làng Sáng như bây giờ. Hồi đó, chỉ có một vài gia đình người H’Mông trên hành trình du canh du cư theo tập tục canh tác của dân tộc mình lỡ bước qua đây dựng nhà, làm nương rồi cư ngụ. Trong số đó có một gia đình mà người kể chuyện cũng không thể biết tên gia đình ấy là gì. Ngay cả những người được đề cập đến trong câu chuyện này cũng chỉ là Người ông già cả, Hai anh em người cháu, và Cặp bố mẹ nhẫn tâm… mà thôi.

Khi mới chuyển vào vùng đất mới, cả gia đình ấy rất chăm chỉ làm lụng, dẫu không no đủ nhưng cũng không bao giờ chịu cảnh đói lòng. Bởi vùng đất mới, đất luôn rất tươi tốt, và hạt giống luôn được người H’Mông dắt theo bên hông mình. Cuộc sống của họ có lẽ sẽ tiếp diễn tốt đẹp nếu như không có một ngày nọ Người ông già cả lâm bệnh nặng. Người ông ấy cứ yếu dần và gần như chỉ có thể nằm một chỗ. Bệnh gì? Cứu chữa ra sao? Dẫu có đứng giữa rừng mà gào thét Giàng ơi, Giàng hỡi… thì cũng chỉ vọng lại tiếng người vừa hét mà thôi. Cuộc sống vất vả, gia đình không chỉ có hai đứa trẻ nhỏ mà còn có ông già ốm yếu. Cặp vợ chồng ấy thấy người ông là một gánh nặng trong gia đình nên muốn bỏ người ông lại một mình để đi tìm một vùng đất khác để làm nương sinh sống. Nghĩ sao làm vậy, cặp vợ chồng ấy quyết chí ra đi, nhưng điều bất ngờ là hai người con của họ lại nhất quyết ở lại. Hai người con ấy đứa lớn tầm 8 tuổi và đứa nhỏ khoảng 5 tuổi. Chúng không nỡ nhìn ông chúng một mình sống thoi thóp giữa rừng già. Người ông ấy khi còn khỏe, trong những ngày bố mẹ chúng mải miết đi nương đã luôn bên cạnh chúng, chăm bẵm chúng, đục đẽo đồ chơi cho chúng, thổi cho chúng nghe những điệu khèn khỏe khoắn, vui vẻ… Chúng nhất quyết không bỏ ông ở lại một mình nhưng cha mẹ chúng lại… lạnh lùng đoạn tuyệt ra đi. Họ không những bỏ lại cha mà còn bỏ lại còn hai đứa con nhỏ dại. Vậy là, trong căn nhà ấy, bấy giờ chỉ còn lại hai đứa trẻ côi cút và một ông già ốm yếu.

Tuổi già đứng trước thời gian đã là rất mong manh và đáng sợ, huống gì tuổi già còn bệnh tật mà bệnh tật nơi vùng núi hoang vu thì con đường về với đất sẽ thật ngắn ngủi. Hai đứa trẻ chỉ biết ở cạnh ông mà khóc ròng, đói thì vét chút thóc, chút ngô còn sót lại trong nhà để nấu, hết thóc, hết ngô thì đi hái rau rừng để ăn. Rồi thì ông chúng cũng lặng lẽ chìm sâu vào giấc ngủ vĩnh viễn. Ngày ông chúng chúng mất, vì còn quá nhỏ nên dù đoạn đường từ nhà ra chỗ mà hai đứa nhỏ chọn để chôn ông có chừng 2-3 trăm mét thôi, nhưng chúng đã phải lôi kéo ông của chúng từ lúc mặt trời mọc cho đến lúc không còn thấy mặt trời đâu nữa mới tới nơi. Xác của ông chúng được che lại bởi mấy tấm gỗ pơ mu và lớp đất mỏng do bàn tay yếu ớt của hai đứa trẻ cào cấu để vùi lấp. Và cũng vì quá bé nên chúng không biết được rằng, với người dân tộc H’Mông của chúng khi chết đi cần mang theo lửa. Người nhà phải đốt và để một đống lửa bên cạnh mộ thì ma mới yên ổn ra đi, nếu không sẽ trở lại dương thế đòi bằng được.

Chôn ông xong hai anh em dắt tay nhau trở về nhà, bỏ lại sau lưng ngôi mộ nhỏ lạnh lẽo, xác sơ nơi góc rừng.

Giữa rừng sâu thăm thẳm, giữa cái lạnh se sắt của vùng cao, giữa những lớp sương mù dày đặc, giữa những tiếng kêu gào rùng rợn của chim rừng thú núi, đến cả tiếng côn trùng cũng rõ ràng đến tận cái đập cánh bay… Và giữa cái đêm đầu tiên mà hai đứa trẻ bắt đầu tập quen với sự vắng mặt của ông chúng trong nhà, bên bếp lửa, hai đứa trẻ dựa vào nhau mà ngủ thiếp đi…

“Thật đáng thương quá”! Mình đã thốt lên như vậy khi nghe anh bạn người H’Mông kể đến đoạn này: “Còn chưa hết”. Anh bạn đường tiếp tục kể.

Đêm hôm đó vào lúc khuya, hai đứa trẻ bỗng giật mình vì có tiếng gõ cửa dồn dập. Ngoài trời sương xuống đang rất lạnh, đùn đẩy nhau mở cửa mãi không được, hai anh em cùng dựa vào nhau tiến về phía cửa chính. Tiếng đập cửa vẫn dồn dập, nhưng khi mở cửa ra thì cả hai anh em lại không thấy gì cả, chỉ có một luồng gió lạnh lùa vào làm hai anh em run rẩy nép gần vào nhau hơn. Không thấy có ai, hai an hem lại dắt nhau trở lại bên bếp lửa, lúc này bếp đã tàn tro, vì lạnh nên hai anh em nhóm lại cho lửa cháy rồi tiếp tục ngủ tiếp. Khi giấc ngủ vẫn còn chập chờn thì một tràng gõ cửa nữa lại vang lên, lần này tiếng gõ cửa lại dồn dập và mạnh hơn trước. Người anh tỉnh dậy, ra mở cửa, nhìn quanh lại cũng không thấy có ai đến cả. Lúc này người anh đã bắt đầu sợ hãi nên mau chóng đóng cửa lại rồi chạy sang ôm người em đang nằm cạnh bếp lửa. Vừa nằm xuống, một trận gõ cửa nữa lại vang lên dồn dập, lúc này cả hai anh em đều thức giấc và ôm sát vào nhau, sợ hãi. Tiếng gõ cửa vẫn dồn dập, gió ngoài trời vẫn từng cơn gầm rú thật mạnh, tiếng cành cây gãy răng rắc đập vào mái nhà làm cho hai anh em thon thót giật mình. Bỗng người anh vùng dậy cầm cành củi đang cháy đỏ lửa, đi nhanh về phía cửa bằng bản năng tự vệ. Cậu mở toang cánh cửa rồi vụt lửa liên hồi vào không trung tĩnh mịch, sau đó vứt luôn thanh củi ra xa. Trong chốc lát cậu chạy vào kéo người em của mình ra khỏi nhà, lao vào đêm tối.

“Nghe nói, hai anh em ấy bây giờ đang sống ở vùng Suối Tọ – Phù Yên. Đêm ấy ông của chúng về đòi lửa mà chúng không biết cứ tưởng là có con thú dữ gì, nên cũng lấy lửa để đuổi thú rồi chạy nhanh không bị thú ăn thịt. Chúng còn nhỏ quá mà”.

Anh bạn của mình kết thúc chuyện chỉ bằng một câu đơn giản như vậy. Nhưng, những cảm xúc mà anh truyền đến cho mình thực sự không đơn giản một chút nào. Mình có chút thương, có chút giận, có chút sợ và mình cũng suýt nữa rơi vào sự phán xét. Nhưng không! mình chợt nhớ lại câu chuyện cách đây độ chừng hơn 2 tháng, ở phía ngoài Tà Xùa, cách Làng Sáng khoảng 90km cả đường mòn vào rừng, và đường lớn, có một người mẹ trẻ đã tự tử và trước khi treo cổ bên bìa rừng người mẹ ấy đã dùng con dao đi nương của mình cắt cổ hai đứa con nhỏ cho đến chết.

Khi nghe và chứng kiến cảnh này, hầu như ai cũng kêu: ‘Người mẹ ác độc, giết con” “Người mẹ dã man không có nhân tính’. Bao nhiêu tội lỗi và lời phán xét đều dồn lên linh hồn của người mẹ mới lìa đời. Mình không đồng tình với hành động giết con của người mẹ đó, nhưng khi tìm hiểu và hỏi lại thì mới biết. Người mẹ đó vì quá khổ sở, chồng đi theo người con gái khác, suốt ngày không chịu làm ăn gì. Vì cùng quẫn đã nghĩ đến cái chết, nhưng trước khi chết người mẹ đó lo rằng hai người con sẽ không có ai cho ăn và cũng sẽ chết đói. Vì vậy người mẹ dẫn con đi về cõi chết cùng mình.

Nếu ai đã lên vùng núi cao, lên nơi đồng bào dân tộc ít người sinh sống, sẽ rất dễ gặp hình ảnh những đứa trẻ còn rất nhỏ, trần truồng, nhem nhuốc bò lê trên nền đất, bụi cây. Dù trời giá rét, thân người đỏ hỏn vì lạnh thì cha mẹ của chúng cũng chỉ coi đó là chuyện bình thường. Bởi đơn giản họ cũng sinh và lớn lên như vậy. “Trời sinh voi, ắt thì sinh cỏ” họ sống dựa vào tự nhiên và tư duy, suy nghĩ cũng rất tự nhiên, thậm chí đôi khi có chút man dại.

Với mình, trong cuộc sống không bao giờ phân định chuyện đúng – sai. Nên với bài viết này, mình chỉ kể lại như vậy, ai thấy thương thì thương, ai thấy buồn thì buồn, ai thấy sợ thì sợ, ai thấy bất bình thì bất bình…

Cuộc sống vẫn tiếp diễn mỗi ngày, mỗi vùng đất, thậm chí mỗi con người là một dòng chảy riêng biệt dẫu gặp nhau cũng chỉ là duyên ngộ nhất thời. Vì vậy, luôn hiểu để thương nhau là cách chế tạo hạnh phúc cho mình và cho người.

0
Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi:(1) Mùa thu, trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao. (2) Các hồ nước quanh làngnhư mỗi lúc một sâu hơn.(3) Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếngkhông đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất.(4) Những con nhạn bay thành đàn trên trời cao, như một đám mây mỏng lướt qua thônlàng, gieo xuống những tiếng kêu mát lành, trong veo sương...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi:
(1) Mùa thu, trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao. (2) Các hồ nước quanh làng
như mỗi lúc một sâu hơn.(3) Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếng
không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất.
(4) Những con nhạn bay thành đàn trên trời cao, như một đám mây mỏng lướt qua thôn
làng, gieo xuống những tiếng kêu mát lành, trong veo sương sớm, khiến tim tôi vang lên
dịu dàng những câu thơ không nhớ đã thuộc tự bao giờ.
(Theo Nguyễn Trọng Tạo)
1. (0.5 điểm) Từ “đó” trong câu số (3) chỉ sự vật nào?
A. Những cái giếng không đáy
B. Các hồ nước quanh làng
C. Bầu trời bên kia trái đất
D. Trái đất
2. (0.5 điểm) Đoạn văn trên có bao nhiêu câu đơn và bao nhiêu câu ghép?
A. 2 câu đơn, 2 câu ghép
B. 1 câu đơn, 3 câu ghép
C. 3 câu đơn, 1 câu ghép
D. 4 câu đơn, không có câu ghép nào
3. (0.5 điểm) Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn văn trên?
A. So sánh và nhân hóa
B. Nhân hóa và điệp ngữ
C. So sánh và điệp ngữ
D. Nhân hóa, so sánh, điệp ngữ
4. (0.5 điểm) Các câu (1), (2), (3) trong đoạn trên liên kết với nhau bằng cách nào?
A. Lặp từ ngữ
B. Thay thế từ ngữ
C. Dùng từ ngữ nối
D. Thay thế từ ngữ và lặp từ ngữ
5. (0.5 điểm) Các vế trong câu: “Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái
giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất.” được nối với nhau
bằng cách nào?
A. Nối bằng cặp từ hô ứng
B. Nối bằng cặp quan hệ từ chỉ quan hệ tăng tiến
C. Nối trực tiếp bằng dấu câu
D. Nối bằng quan hệ từ và cặp từ hô ứng
6. (0.5 điểm) Có bao nhiêu tính từ trong câu văn số (4) ở đoạn trên?
A. 2 tính từ
B. 3 tính từ
C. 4 tính từ
D. 5 tính từ
7. (0.5 điểm) Chủ ngữ trong câu: “Những con nhạn bay thành đàn trên trời cao, như một
đám mây mỏng lướt qua thôn làng, gieo xuống những tiếng kêu mát lành, trong veo sương
sớm, khiến tim tôi vang lên dịu dàng những câu thơ không nhớ đã thuộc tự bao giờ.” là:
A. Những con nhạn, đám mây, tiếng kêu, tôi, những câu thơ
B. Những con nhạn, tôi, những câu thơ
C. Những con nhạn, tôi
D. Những con nhạn
8. (0.5 điểm) Từ “đàn” trong câu nào dưới đây đồng âm với từ “đàn” trong câu số 4?
A. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước
bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng
trắng. (Đoàn Giỏi)
B. Gió lùa qua ngọn cây, không có thứ âm nhạc nào trên đời ngọt ngào hơn tiếng gió dạo
đàn trên những cành vân sam buổi tối. (L.M. Montgomery)
C. Mặt trời rạng rỡ ấm áp ghé qua khung cửa sổ, vườn cây ăn quả trên con dốc phía dưới
ngôi nhà trổ từng chùm hoa hồng phấn như hoa cô dâu, thu hút hàng đàn ong vo ve. (L.M.
Montgomery)
D. Một đàn chim đi ăn về vút bay qua ngang đầu, tiếng cánh vỗ rào rào như trận mưa.
(Thạch Lam)
9. (0.5 điểm) Tác giả muốn diễn tả điều gì qua cách nói: “Chúng không còn là hồ nước
nữa, chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái
đất.”?
A. Tác giả muốn gợi tả bầu trời mùa thu xanh thẳm, rộng mênh mông không bờ bến, cong
cong trên làng quê.
B. Tác giả muốn gợi tả vẻ đẹp của những chiếc giếng trong làng, chúng như những cánh
cửa kì diệu dẫn đến thế giới thần tiên.
C. Tác giả muốn gợi tả vẻ đẹp sống động của những hồ nước trong veo quanh làng, chúng
như tấm gương kì diệu, phản chiếu bầu trời đẹp đẽ của mùa thu.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
10. (0.5 điểm) Cảm nhận nào dưới đây không đúng với từ “mát lành”, “trong veo” trong
câu: “Những con nhạn bay thành đàn trên trời cao, như một đám mây mỏng lướt qua thôn
làng, gieo xuống những tiếng kêu mát lành, trong veo sương sớm, khiến tim tôi vang lên
dịu dàng những câu thơ không nhớ đã thuộc tự bao giờ”?
A. Dùng các từ “mát lành, trong veo”, tác giả đã làm hiển hiện trước mắt ta khung cảnh
yên ả, nên thơ, thanh bình của làng quê trong buổi sớm mùa thu đẹp đẽ và trong trẻo.
B. Dùng các từ: “mát lành”, “trong veo”, tác giả đã gợi tả tiếng chim sống động, hữu hình
như những giọt sương sớm thấm đẫm vào cả đất trời. Qua đó, người đọc thấy được sự lan
tỏa đẹp đẽ của tiếng chim trong không gian.
C. Dùng các từ “mát lành”, “trong veo”, tác giả đã mang đến cho người đọc những liên
tưởng thật thú vị: dường như cái không khí mát mẻ đặc trưng của mùa thu đã thấm đẫm
vào cả tiếng chim trên bầu trời, khiến nó trở thành dấu hiệu, một tín hiệu báo thu về.
D. Các từ “mát lành”, “trong veo” còn nói lên cảm giác thư thái, dễ chịu của tác giả khi
lắng nghe âm thanh của tiếng chim trên bầu trời. Tiếng chim ấy đã lắng sâu trong lòng tác
giả và khơi dậy bao xúc cảm đẹp đẽ.

0
Người nói, người nghe những câu in đậm dưới dây là ai? Xác định hàm ý của mỗi câu ấy. Theo em, người nghe có hiểu hàm ý của người nói không? Những chi tiết nào chứng tỏ điều đó?b) – […] Anh Tấn này! Anh bây giờ sang trọng rồi, còn cần quái gì các thứ đồ gôc hư hỏng này nữa. Chuyên chở lại lịch kịch lắm. Cho chúng tôi khuân đi thôi. Chúng tôi nhà nghèo dùng được tất.- Có gì...
Đọc tiếp

Người nói, người nghe những câu in đậm dưới dây là ai? Xác định hàm ý của mỗi câu ấy. Theo em, người nghe có hiểu hàm ý của người nói không? Những chi tiết nào chứng tỏ điều đó?

b) – […] Anh Tấn này! Anh bây giờ sang trọng rồi, còn cần quái gì các thứ đồ gôc hư hỏng này nữa. Chuyên chở lại lịch kịch lắm. Cho chúng tôi khuân đi thôi. Chúng tôi nhà nghèo dùng được tất.

- Có gì đâu mà sang trọng! Chúng tôi cần phải bán các thứ này đi để…

- Ái chà! Anh bây giờ làm quan rồi mà bảo là không sang trọng? Những ba nàng hầu. Mỗi lần đi đâu là ngồi kiệu lớn tám người khiêng, còn bảo là không sang trọng? Hừ! Chẳng cái gì giấu nổi chúng tôi đâu!

Tôi biết không thể nói làm sao được đành ngậm miệng, đứng trầm ngâm.

- Ối dào! Thật là càng giàu có càng không dám rời một đồng xu! Càng không dám rời đồng xu lại càng giàu có!

(Lỗ Tấn, Cố hương)

1
23 tháng 4 2017

b, " Chúng tôi cần phải bán các thứ này đi để…" Người nói là anh Tấn, người nghe là chị hàng đậu. Hàm ý: Chúng tôi không thể cho những thứ này đi được.

- Người nói và người nghe đều hiểu được hàm ý của người nói, chi tiết chứng tỏ:

b, Ôi dào! Thật là càng giàu có càng không dám rời một đồng xu! Càng không dám rời đồng xu lại càng giàu có!

Chuyện ma đêm khuya đây !!!Muahahahahahahahahah!!!!Bóng người cuối lớp họcChuyện này xảy ra được hơn 10 năm rồi , lúc ấy tôi mới chỉ là học sinh lớp 5 , của 1 trường tiểu học ( xin được giấu tên ) . lúc đó là năm cuối cấp tiểu học nên chúng tôi cũng học dữ dội lắm , nhiều lúc buổi sáng học không hết bài ôn thi , nên buổi tối chúng tôi cũng phải lên trường để học phụ đạo ....
Đọc tiếp

Chuyện ma đêm khuya đây !!!
Muahahahahahahahahah!!!!

Bóng người cuối lớp học

Chuyện này xảy ra được hơn 10 năm rồi , lúc ấy tôi mới chỉ là học sinh lớp 5 , của 1 trường tiểu học ( xin được giấu tên ) . lúc đó là năm cuối cấp tiểu học nên chúng tôi cũng học dữ dội lắm , nhiều lúc buổi sáng học không hết bài ôn thi , nên buổi tối chúng tôi cũng phải lên trường để học phụ đạo . Trong lớp tôi có thằng bạn tên là Trường là bạn rất thân , phần vì nhà tôi với nó ở cùng xóm , phần vì mỗi ngày đi học tôi hay đi ngang qua nhà nó , sẵn tiện rủ nó đi chung , cứ như thế thành thân luôn , một hôm như thường lệ tối hôm đó chúng tôi đi học , tôi vì dáng người nhỏ bé , nên được xếp ngồi bàn đầu , còn Trường to , cao nên được ngồi bàn cuối .

Trường của chúng tôi là một trường theo đạo , thuộc dạng dân lập , nên trên tường thường không có gắn ảnh Bác Hồ như mấy trường công lập khác , mà gắn ảnh của những bà sơ( thường gọi là ma sơ ) , làm việc trong trường rồi chết ở đấy , lớp tui cũng có 1 bức ảnh như thế , tối hôm đó khi cô giáo chúng tôi vừa dạy xong thì đồng hồ cũng chỉ tới 9 giờ

Lúc đó tôi và thằng Trường đứng ở ngoài mua cây kem chuối , thật sự chỉ có nó mua thôi chứ tôi không mua , và cũng đợi lớp trưởng Ngân cùng về chung , vì lớp trưởng phải dọn dẹp phấn . giẻ lau bảng , dáng của Ngân vừa bước xuống cầu thang ( lớp tôi học ở trên lầu ) , thì tôi mới sực nhớ là mình để quên hộp bút trong hộc bàn , tôi vốn tính gan dạ , tôi dặn Trường ở lại đợi tui tí để tui lên lớp lấy hộp bút, vừa lúc đó thì ba của Ngân tới đón bạn ấy về , tôi vừa bước tới cửa phòng thì nghe hơi lạnh chạy dọc xương sống , cả phòng học dường như bị hạ thấp nhiệt độ 1 cách lạ thường ,như 1 thói quen tôi ngước nhìn lên ảnh thờ bà ma sơ , thì không thấy bức ảnh đó nữa , tôi bắt đầu cảm thấy sợ , nhưng tôi cũng tự trấn an lại chắc bác bảo vệ , đã lấy xuống hồi lúc nãy để lau chùi rồi , tôi không vào chỗ mà , đứng ở ngoài cúi vào để lấy ,( vì tôi ngồi bàn đầu, khi vừa lấy xong thì khi ngước mặt lên , tôi giật bắn người khi thấy có ai ngồi chỗ của thằng Trường ở cuối lớp , nghĩ là thằng Trường hù tôi , nên tôi nói với giọng giễu cợt : " mài hả Trường " , im lặng trong vòng 3s , thì chợt ở ngoài trời đổ mưa , rồi bất chợt 1 tia sấm nổi lên , qua ánh sáng mờ mờ của áng sáng , tôi nhận thấy khuôn mặt của bà ma sơ , mà hằng ngày tôi hay thấy trên bức ảnh , là người đang ngồi ở cuối lớp , và đang nhìn tôi cười , một cách kinh rợn , tôi như người điên , la lên một tiếng rồi bỏ chạy , thằng Trường nghe vậy từ dưới sân chạy lên ,tay còn cầm cây kem chuối ăn chưa xong, tôi cắm cổ chạy , va chạy ngang qua nó , miệng nói to " có ma , chạy đi ".
Sau đó tôi chạy nhanh về nhà , nhưng khi chạy ngang qua nhà thằng Trường thì tôi thấy nó đang ngồi trước cửa tay còn cầm cây kem chuối , lúc đó tôi không có suy nghĩ gì , vì sao nó lại về nhà trước tôi, về đến nhà người ướt sũng thay vội quần áo rồi lên giường ngủ .
Sáng dzậy tôi nhùng nhằng không chịu đi học , nhưng do ba má tôi hăm he, chửi bới , nên tôi cũng quyết định đi , khi đi ngang qua nhà thằng Trường thì định rủ nó đi học thì được tin nó đã chết từ tối hôm qua , mẹ nó khóc la thảm thiết , tôi cũng đứng như trời trồng , nghe nói nó bị ngã từ cầu thang xuống , chấn thương sọ não chết , khựng lại 1 lúc trước nhà nó , tôi đi tiếp , bữa nay do tới trễ nên cả lớp tui đã vô lớp hết , nghĩ tới cảnh đã gặp bà ma sơ , nên khi vửa bước vô lớp , tôi nhìn ngay xuống chỗ bà ma sơ đã hiện về ( cũng là chỗ của thằng Trường ngồi ) tôi như muốn hét lên nhưng không được vì khi nhìn xuống chỗ đó tôi đã thấy thằng Trường đang ngồi đó tự bao giờ đang nhìn tôi cười và trên tay nó đang cầm cây kem chuối còn ăn dở .
Tôi bị ngất xỉu sau đó , và được đưa đi bệnh viện tôi phải nằm viện cả tuần , bỏ dở kì thi cuối cấp , sau đó ba tôi kiếm cho tôi 1 ngôi trường công lập , học lại lớp 5 , va` tôi phải chuyển nhà đi nơi khác để gần chỗ học . sau này khi về lại trường xưa , tôi mới biết là phòng học chúng tôi , hồi đó là chỗ ăn ngủ của các bà ma sơ , có một bà ma sơ đã chết ở trên giường vì bị trúng gió khi ngủ ở trong căn phòng đó , và chiếc giường mà bà ta nằm chính là chỗ ngồi của thằng Trường ./.

 

Thôi ko viết nữa đâu , phải đi thay bỉm cái đã :D

6

Sợ quá phải thay bỉm đúng ko, haha, cũng ko đáng sợ mấy đâu

Bởi vì cái bà ma sơ là cái bà dell j t cx ko bt

:>

1,Cái gì luôn xuất hiện sau đầu chúng ta vào buổi đêm và buổi sáng thì nó lại biến mất ?2,Cái gì ở trước mắt chúng ta nhưng không giờ nhìn thấy được ?3, Một người đi vào rừng sâu để thám hiểm, thật không may cho ông ta khi bắt gặp một con đười ươi rất hung dữ muốn xé xác ông ta ra. Trong tay ông ta có 2 con dao, ông sợ quá vứt 2 con dao ra đó, con đười ươi nhặt lên và sau vài phút nó...
Đọc tiếp

1,Cái gì luôn xuất hiện sau đầu chúng ta vào buổi đêm và buổi sáng thì nó lại biến mất ?
2,Cái gì ở trước mắt chúng ta nhưng không giờ nhìn thấy được ?
3, Một người đi vào rừng sâu để thám hiểm, thật không may cho ông ta khi bắt gặp một con đười ươi rất hung dữ muốn xé xác ông ta ra. Trong tay ông ta có 2 con dao, ông sợ quá vứt 2 con dao ra đó, con đười ươi nhặt lên và sau vài phút nó nằm vật xuống đất chết luôn. Bạn có biết tại sao không?
4, Nếu chỉ có một que diêm, trong một ngày mùa đông giá rét, bạn bước vào căn phòng có một cây đèn, một bếp dầu, và một bếp củi, bạn thắp gì trước tiên?
5, Một bà kia không biết bơi, xuống nước là bả chỉ có chết. Nhưng một hôm bà đi tàu, bỗng nhiên tàu chìm, nhưng bà ko chết. Tại sao (ko ai cứu hết)?

6
27 tháng 11 2017

nhưng tớ tl đầu tiên mà

27 tháng 11 2017

Cái gì luôn xuất hiện sau đầu chúng ta vào buổi đêm và buổi sáng nó lại biến mất là cái gối

Tôi ở một vùng quê mang danh Đồng tháp , sao khi thua hoạch mùa lúa người ta xả nước vào ruộng cho đất xốp để làm tiếp mùa lúa mới . Năm đó mưa kéo dài con đê bị vỡ nước tràn vào ruộng ngập cả cánh động và dân chúng tôi sống chung với lũ , với người lớn thì bao lo lắng ùa về con lũ con nít chúng tôi lại vui mừng vì được bơi lội , câu cá và thứ chúng tôi vui mừng nhất là...
Đọc tiếp

Tôi ở một vùng quê mang danh Đồng tháp , sao khi thua hoạch mùa lúa người ta xả nước vào ruộng cho đất xốp để làm tiếp mùa lúa mới . Năm đó mưa kéo dài con đê bị vỡ nước tràn vào ruộng ngập cả cánh động và dân chúng tôi sống chung với lũ , với người lớn thì bao lo lắng ùa về con lũ con nít chúng tôi lại vui mừng vì được bơi lội , câu cá và thứ chúng tôi vui mừng nhất là được nghỉ học . Tôi có 2 thằng bạn tên K và N học chung với nhau coi nhau như anh em trong nhà , lúc nhỏ chúng tôi rất quậy phá chuyên ăn cắp vật của người khác cũng bị bắt vài lần nhưng không chừa.
Năm nay nước lũ ùa về bọn tôi mừng như được vàng vì sắp có phi vụ mới . Tối đó khoảng 9h tối bọn tôi kéo nhau xuống xuồng bơi ra đồng gỡ cá trộm của người ta , rồi lại kéo nhau bơi xuống nhà bà 3 trộm chuối . Cả bọn hí hửng quay về với những vật phẩm vừa trộm được , phải nói là lúc đó bọn tôi gan dạ thật chả biết sợ gì cả nhưng rồi cái chuyện ấy cũng đến . Hôm sau cũng 9h đêm bọn tôi tụ tập lại dưới xuồng đang thảo luận sẽ làm chuyến hàng nữa ở đâu và rồi thằng K lên kế hoạch lên vườn xoài ông 5 nhưng nó không biết rằng tai họa đang treo trên đầu nó , vườn xoài ông 5 rất to cây trái đủ loại đặc biệt cây xoài ai nhìn cũng phải nuốt nước bọt nhưng chưa một lần kẻ nào dám bước chân vào vườn ông 5 vì ở giữa khu vườn có một ngôi mộ và cả bọn tán thành rồi bắt đầu khởi hành . Hôm nay trời không sao lặng gió ánh trăng lại núp sau đám mây đen làm cho không gian mờ ảo một không gian tỉnh lặng đến đáng sợ lâu lâu lại có tiếng cú mèo vang lên . . . Giữa đêm tối dưới cánh đồng mênh mong biển nước một chiếc xuồng nhỏ với 3 bóng dáng con người đang trôi đến cánh cửa địa ngục . Khi gần đến vườn ông 5 thì thứ đầu tiên bọn tôi thấy là cây Xoài , cây xoài rất to vươn cao hơn tất cả cây khác nhánh cây chĩa ra với những quả xoài đang chín vàng cả 3 thằng thích thú chợt thằng N lên tiếng : Lửa kìa bây ” tay nó chỉ về phía cây xoài , tôi có nhìn theo hướng tay nó nhưng lại không thấy gì khi nghe xong tôi giật cả người còn thằng N thì đang rung rẫy chỉ mỗi thằng K tỉnh bơ ” Mày xàm xàm là hồi xuống nước lội về đó ” thằng K nói . Ngọn lửa vẫn đang nhấp nháy bay trên đọt xoài dưới sự chứng kiến của thằng N và khi chúng tôi đến gần thì nó đã biến mất từ lúc nào không hay.Xuồng bọn tôi tấp vào bờ 3 thằng nhanh chăn treo lên cây xoài hái lấy hái để từ trên cao bọn tôi có thể thấy gõ xung quanh một không gian tĩnh mịch đến rùng rợn chỉ có tiếng lá cây va chạm vào nhau mỗi khi có cơn gió nhẹ đi qua . Tôi và thằng N trèo gần nhau vì 2 thằng nhát gan nên không dám trèo 1 mình còn thằng K treo bên nhánh kia , thằng N vỗ vai tôi rồi nói nhỏ vào tai tôi : Ai kìa “.tôi đưa mắt nhìn xung quanh chỉ một màu đen nhưng khi mắt tôi lướt qua ngôi mộ thì đập vào mắt tôi là một người đàn bà khoát trên mình một bộ đồ bà ba màu trắng đang ngồi trên ngôi mộ mặt rụt xuống . Tôi và thằng N đứng bất động mà mắt cứ hướng về người đàn bà ấy chợt bà ta ngước mặt lên nhìn thẳng về phía chúng tôi dưới ánh trăng mờ tôi có thể nhìn gõ mặt bà ta với con mắt đỏ ngầu như thể hiện sự giận dữ nhưng miệng lại nở một nụ cười ma quái , tôi và thằng N đứng chết lặng bỗng nhiên trời chớp một cái kèm theo tiếng ” GẦM ” vang dội trời đất rồi cái bóng biến mất . Gió nổi lên dữ dội mây đen kéo đến , tôi và thằng N quay sang kêu thằng K về nhưng lại không thấy nó đến khi nhìn xuống thì nó đứng dưới gốc cây từ bao giờ . Bọn tôi vội xuống xuồng để về thì mưa lại kéo đến những hạt mưa ngày một nặng làm chiếc xuồng như bị nhấn chìm khi vừa ra khỏi vườn ông 5 thì một tràng cười vang lên làm bọn tôi càng thêm sợ hãi , tôi và thằng N cố gắng trèo thật nhanh còn thằng K ngồi im lặng không nói lời nào nó cứ quay đầu về hướng vườn xoài , giọng cười vẫn vang bên tai thêm cơn mưa và những cơn gió khiến con người bé như tôi lạnh thấu cả tim gan . Bơi gần đến nhà có ánh đèn hất ra thì ra là ba mẹ tôi với bố mẹ thằng K với thằng N , mọi người bơi ra kéo chúng tôi vào khi đến bờ tôi và thằng N té ngang ngắt xỉu ba mẹ tôi hoảng hốt đưa chúng tôi vào nhà lấy khăn nóng lau tôi và thằng N còn thằng K thì đứng ở gốc nhà tay cầm trái xoài ăn lặng lẽ ai hỏi gì nó cũng không trả lời vẻ mặt như người mất hồn đến khi ăn xong quả xoài thì nó lật ngang xỉu . Hôm sau tôi và thằng N tỉnh lại thì gặp thằng K đang ngồi đối diện với tôi và thằng N với khuôn mặt giận dữ mắt nó đỏ ngầu nhìn 2 thằng tôi , ánh mắt ấy làm tôi nhớ đến người đàn bà trong vườn xoài đêm hôm qua làm tôi rung sợ , tôi và N bỏ chạy ra cữa còn thằng K thì ngồi cười khà khà . Kể từ hôm đó thằng K hóa điên hóa dại nghêu ngao khắp sớm chữi bới um sùm lúc thì ngồi trên cây cười lúc thì lăn lộn dưới đất khóc thảm thiết nhưng khi gặp tôi và N thì nó lại tỏ vẻ tức giận như muốn ăn tươi nuốt sống tôi vậy vì thế mỗi khi gặp nó tôi lại lẩn tránh , ba mẹ nó buồn và đưa nó đi chữa trị khắp nơi nào là tiêm thuốc rồi bóc thuốc Nam cho uống nhưng chẳng có chút tuyến triển đành ngậm đắng cho con trai mình trở thành người điên.
Khi câu chuyện 3 thằng tôi trộm xoài và thằng K hóa điên đến tai ông 5 thì ông xuống tận nhà tìm bọn tôi . Ông kêu tôi , N , K và ba mẹ thằng K lên nhà ông , ông dẫn mọi người ra vườn khi đến vườn thằng K chạy nhanh đến ngôi mộ rồi nhảy lên ngôi mộ ngồi khóc . Ông 5 kể : Ngôi mộ này là của chị 2 ông tên L lúc trước bà bị tâm thần và cây xoài ấy chính tay bà trồng ngày ngày bà ra vườn chăm sóc cho cây xoài . Nhưng một hôm bà bị bệnh nên ông 5 không cho ra ngoài đến nữa đêm mưa gió bà trốn ra ngoài vườn , đến sáng ông 5 đi tìm thì gặp bà đã chết dưới gốc xoài . Về sau ông thay bà chăm sóc cây xoài ngày ngày phải ra tưới nước có một lần ông quên tưới nữa đêm thì nghe tiếng bà chửi rủa đập phá đồ nên ông ngày nào cũng phải ra tưới dù xoái có chín ông cũng không dám ăn cứ bỏ cho rụng đầy sân . Ông 5 bảo rằng nếu muốn thằng K khỏi bệnh hãy thấp nhang và xin lỗi bà 2 mai ra bà tha cho thế là ba mẹ thằng K mua đồ về xin bà tha lỗi . Sáng hôm sau thằng K không còn hóa điên dại nhưng nó lại lù khù lờ khờ nói trước quên sau không còn hoạt bát nhưng trước .

0
tóm tắt thân bài lại thân bài sau thành 1 đoạn văn:Cả hai câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta. Câu đầu tiên mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm...
Đọc tiếp

tóm tắt thân bài lại thân bài sau thành 1 đoạn văn:

Cả hai câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta. 
Câu đầu tiên mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu. Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng chỉ là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó chính là bài học thiết thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có. 
Đến câu tục ngữ thứ hai “Uống nước nhớ nguồn”. Cũng giống câu tục ngữ thứ nhất. Câu tục ngữ này đều mang ý ẩn dụ dưới hình thức cụ thể, sinh động. Nước chính là thứ chúng ta hưởng thụ còn nguồn chính là người tạo ra cái để chúng ta hưởng thụ đó. Câu tục ngữ này chỉ vẻn vẹn có bốn chữ mà ý tứ sâu xa ẩn dưới cấu trúc mô hình điều kiện, hệ quả. Nói đến nước trong nguồn là nói đến sự mát mẻ, thanh tao. Và nguồn nước sẽ mãi không bao giờ vơi cạn. Chữ “nhớ” trong câu là một từ quan trọng, tâm điểm của câu tục ngữ. Ý nghĩa câu tục ngữ này thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm tháng sống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sự độc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửng hé trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa là những người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tính toan do dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêu con người , rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu cảm xúc.

GIÚP MIK ĐI NHA!!! NHANH MIK TICK

1

ĐỀ BÀI: CHỨNG MINH RẰNG NHÂN DÂN vn TỪ XƯA ĐẾN NAY LUÔN LUÔN SỐNG THEO ĐẠO LÝ: ăn quả nhớ kẻ trông cây và uống nước nhớ nguồ

CÁC BẠN CŨNG CÓ THỂ CHỌN THÂN BÀI KHÁC CŨNG ĐC NHƯNG CHỈ 10-12 CÂU THÔI NHÉ