K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 1 2017

Dòng có chứa những từ ngữ liên quan đến chủ đề Âm nhạc đó là: Bản giao hưởng, âm thanh, vi-ô-lông, réo rắt, bản nhạc, khúc nhạc, giai điệu.

Chọn đáp án: B.

Xem Bài ĐọcTHI NHẠCHôm nay, sau bao năm dốc toàn tâm lực dạy dỗ, giáo sư Vàng Anh tổ chức thi nhạc cho những học trò ông hằng yêu quý. Họ là Ve sầu, Dế Mèn, Gà Trống, Vịt, Hoạ Mi. Ông nghe tim đập hồi hộp.          Ve Sầu với đôi mắt nâu lấp lánh trình bày tác phẩm tốt nghiệp của mình bằng bản giao hưởng "Mùa hạ". Gian phòng tràn ngập một âm thanh sáng chói, vi-ô-lông réo rắt, màu hoa...
Đọc tiếp

Xem Bài Đọc

THI NHẠC

Hôm nay, sau bao năm dốc toàn tâm lực dạy dỗ, giáo sư Vàng Anh tổ chức thi nhạc cho những học trò ông hằng yêu quý. Họ là Ve sầu, Dế Mèn, Gà Trống, Vịt, Hoạ Mi. Ông nghe tim đập hồi hộp.          

Ve Sầu với đôi mắt nâu lấp lánh trình bày tác phẩm tốt nghiệp của mình bằng bản giao hưởng "Mùa hạ". Gian phòng tràn ngập một âm thanh sáng chói, vi-ô-lông réo rắt, màu hoa phượng đỏ rực, nắng sáng trắng với bầu trời xanh mênh mông... Bản nhạc đã dứt từ lâu mà giáo sư Vàng Anh vẫn còn ngây người vì xúc động.          

Gà Trống mở đầu khúc nhạc nhan đề "Bình minh" đầy hứng khỏi. "Tờ réc ... tờ re ... te te". Dế Mèn khoẻ khoắn và trang nhã trong bộ đồ màu nâu cánh gián bắt đầu với bản giao hưởng "Mùa thu". Những chiếc lá khô rơi trong nắng, nắng lung linh như những đợt suối nguồn. Lá vàng phủ hai bờ, tiếng gió xào xạc nói với lá. Giai điệu mùa thu khiến đôi mắt giáo sư nhoè đi vì sung sướng.          

Nàng Hoạ Mi xuất hiện với tà áo tha thướt trình bày bản giao hưởng "Mùa xuân". Những giọt mưa xuân nhẹ rơi, mầm cây hé nở, hoa đào rộ lên hoa mắt...          

Cuối cùng là phần trình diễn của Vịt với tác phẩm "Ao nhà". Phong cách biểu diễn lôi cuốn làm mọi người hào hứng vô tay nhịp theo "Quạc cò... quạc quạc !". Âm nhạc diễn tả buổi sáng đẹp trời, mặt ao trong trẻo gợn lăn tăn.          

Hội thi kết thúc, giáo sư Vàng Anh đứng lên, đôi mắt dịu dàng lướt trên mặt những đứa học trò ngoan. Giọng xúc động, giáo sư nói :          

- Các con ! Ta rất vui lòng vì sự thành công của các con, cảm ơn các con đã cho ta niềm vui này. Ngày mai các con sẽ trở về với những miền quê yêu dấu của các con, chẳng còn ở bên ta nữa, nhưng lòng ta sẽ mãi dõi theo. (Theo Nguyễn Phan Hách)

Câu 1: Những học trò nào của giáo sư Vàng Anh đã tham gia vào cuộc thi nhạc?

A.   Ve sầu

B.   Sơn ca

C.   Họa mi

D.   Thiên nga

E.    Vịt

F.    Gà trốn

G. Dế mèn

2
23 tháng 12 2017

Những học trò của giáo sư Vàng anh đã tham gia vào cuộc thi nhạc đó là: Ve Sầu, Dế Mèn, Gà Trống, Vịt, Hoạ Mi.

30 tháng 3 2022

Ve sầu, họa mi, gà trống, vịt, dế mèn

11 tháng 9 2017

Bình minh: Đầu hứng khởi với những âm thanh “Tờ réc ... tờ re ... te te”

Mùa thu: Những chiếc lá khô rơi trong nắng, nắng lung linh như những đợt suối nguồn. Lá vàng phủ hai bờ, tiếng gió xào xạc nói với lá.

Mùa hạ: Gian phòng tràn ngập một âm thanh sáng chói, vi-ô-lông réo rắt, màu hoa phượng đỏ rực, nắng sáng trắng với bầu trời xanh mênh mông.

Mùa xuân: Những giọt mưa xuân nhẹ rơi, mầm cây hé nở, hoa đào rộ lên hoa mắt

Ao nhà: âm nhạc diễn tả buổi sáng đẹp trời, mặt ao trong trẻo gợn lăn tăn.

Đề 14I: Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:“Không gian yên tĩnh như bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy...
Đọc tiếp

Đề 14
I: Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“Không gian yên tĩnh như bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.”
1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Của ai? Văn bản được viết theo thể  loại gì?
2. Nêu nội dung của đoạn văn.
3. Câu văn: “  Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi” sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng của biện pháp tu từ đó.
4. Hà Nam có những làn điệu dân ca nào? Kể tên? Em sẽ làm gì để bảo tồn và phát huy những làn điệu dân ca đó.
5. Xác định cụm C-V mở rộng câu: “ Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.”
6. Dựa vào đoạn văn trên và những hiểu biết về tác phẩm, hãy viết 1 đoạn văn nêu cảm nhận của em về cách thưởng thức ca Huế

1
18 tháng 4 2022

C1: Văn bản : Ca Huế trên sông Hương

Của : Hà Ánh Minh

theo thể loại : bút ký.

C2: Nội dung:

+ nêu cảm nghĩ của tác giả về không gian và những âm thanh ở trên sông Hương.

+ miêu tả dáng vẻ đẹp đẽ của các ca công và tiếng đàn.

C3 : BPTT : liệt kê + so sánh:

tác dụng : giúp cho người đọc dễ dàng hình dung ra dáng vẻ của nhạc công khi đánh đàn , tăng hiệu quả diễn đạt , gợi hình gợi cảm hơn cho câu văn.

C4 : 

Có những làn điệu dân ca như: hát Dậm Quyển Sơn (Thi Sơn, Kim Bảng); hát Lải Lèn (Bắc Lý, Lý Nhân); hát giao duyên ngã ba sông Móng (Duy Tiên, Bình Lục); ....

Để bảo tồn và phát huy những làn điệu dân ca đó , em sẽ:

+ Cố gắng tuyên truyền đến mọi người cần giữ lại nét đẹp truyền thống dân tộc về những làn điệu dân ca sâu sắc động lòng người.

+ Đăng lên báo , mạng xã hội về việc mọi người cần nên nhớ đến truyền thống dân tộc.

+...

C5: cụm chủ ngữ : Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt

cụm vị ngữ : làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.

C6 : em tự làm nha.

9 tháng 8 2019

Âm thanh trầm bổng khác nhau là do tần số của các nhạc cụ phát ra khác nhau. Tần số cao thì âm bổng, tần số thấp thì âm trầm.

Chọn A

25 tháng 7 2019

Chọn A

Âm thanh trầm bổng khác nhau là do tần số của các nhạc cụ phát ra khác nhau. Tần số cao thì âm bổng, tần số thấp thì âm trầm

 Câu 1:  Đọc kĩ đoạn văn sau, trả lời  các câu hỏi bên dưới:      " Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động...
Đọc tiếp

 

Câu 1:  Đọc kĩ đoạn văn sau, trả lời  các câu hỏi bên dưới:

      " Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người "

                                       (Ngữ văn 7-Tập 2)

a. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Tác giả là ai 

 b.  Tại sao các điệu ca Huế vừa sôi nổi tươi vui, vừa trang trọng, uy nghi?                                                                                                         

 c. Trong câu văn in đậm tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ  đó?

d. Câu văn “Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người” được mở rộng bằng cách nào? 

1
21 tháng 4 2022

a,Trích từ văn bản:Ca Huế trên sông Hương

tác giả:Hà Minh Ánh

c,BPTT:Liệt kê

TD:

+Miêu tả hình ảnh chơi đàn chuyện nghiệp,điêu luyện của người nhạc công

 

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:“Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.”

                                                                         (Ngữ văn 7- tập 2,  trang 101 )

Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Trong câu văn in đậm, tác giả đã sử dụng  phép tu từ nào? Nêu tác dụng của phép tu từ đó.

Câu 3: Qua đoạn văn, em có ấn tượng như thế nào về ca Huế?

Câu 4: Phân tích kết cấu C-V của câu cuối, cho biết là câu mở rộng thành phần nào?

Câu 5: Bên cạnh Huế, em hãy kể tên một số vùng miền khác trên đất nước ta nổi tiếng về dân ca. Kể tên một vài bài dân ca mà em biết.

HELP ME!

0