K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 12 2021

BN BỊ ĐIÊN À?

14 tháng 9 2023

*Bối cảnh lịch sử: Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân lại tiếp tục bùng nổ dữ dội trong những năm cuối thế kỉ XIX.

* Giá trị nội dung:

- Vịnh khoa thi hương là bài thơ thuộc đề tài thi cử - một đề tài khá đậm nét trong sáng tác của Tú Xương. Qua việc tái hiện hình ảnh thảm hại của kì thi năm Đinh Dậu (1897) tại trường Hà Nam, nhà thơ bày tỏ sự xót xa, đau đớn của con người trước tình cảnh thảm hại của các nhà Nho vào thời kì mạt vận của Nho học.

- Một phần hiện thực nhốn nháo, ô hợp của xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu đã được tái hiện lại đồng thời nói lên tâm sự của mình trước tình cảnh đất nước

* Giá trị nghệ thuật:

- Nghệ thuật đối, đảo ngữ

- Ngôn ngữ có tính chất khẩu ngữ, trong sáng, giản dị nhưng giàu sức biểu cảm

1.1. Bài 7 tiếp tục rèn luyện kĩ năng nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình mà các em đã học ở Bài 3 và Bài 5. Yêu cầu cụ thể ở bài này là nghe và tóm tắt nội dung của bài thuyết trình về một bài thơ.1.2. Để nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một bài thơ, các em cần xem lại các yêu cầu đã nêu ở Bài 3, Bài 5 và chú ý thêm:- Xác định rõ vấn đề và thời gian người nói sẽ trình bày.- Tìm đọc trước bài thơ...
Đọc tiếp

1.1. Bài 7 tiếp tục rèn luyện kĩ năng nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình mà các em đã học ở Bài 3 và Bài 5. Yêu cầu cụ thể ở bài này là nghe và tóm tắt nội dung của bài thuyết trình về một bài thơ.

1.2. Để nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một bài thơ, các em cần xem lại các yêu cầu đã nêu ở Bài 3, Bài 5 và chú ý thêm:

- Xác định rõ vấn đề và thời gian người nói sẽ trình bày.

- Tìm đọc trước bài thơ sẽ thuyết trình; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả và một số ý kiến, bài viết xung quanh tác phẩm

- Chuẩn bị các phương tiện để ghi chép và tóm tắt nội dung buổi thuyết trình như giấy, bút, sổ tay, máy tính cá nhân (nếu có).

- Biết tóm tắt bài thuyết trình theo một trình tự ba phần: mở đầu, phát triển và kết thúc; ghi chép những chỗ cần lưu ý, ý kiến khác biệt, vấn đề còn chưa hiểu để đề nghị người nói giải thích, trình bày thêm hoặc tham gia ý kiến khi thảo luận

0
28 tháng 3 2022

Tham khảo:

câu 1: 

Lí do thứ nhất: Thúy Vân còn trẻ.

+ Tình máu mủ" tình cảm chị em ruột thịt.

+ Lời nước non " lời nguyện ước trong tình yêu.

Lí do thứ hai: Viện đến tình cảm chị em ruột thịt, Kiều mong Vân thay mình trả nghĩa với chàng Kim.

+ Thành ngữ “thịt nát xương mòn”, “ngậm cười chín suối” " chỉ cái chết.

Lí do thứ ba: Được vậy thì Kiều có chết cũng được mãn nguyện, thơm lây vì em đã giúp mình sống trọn nghĩa với chàng Kim.

câu 2:

    Khi trao duyên cho Vân. Kiều đã nhắc đến những kỉ niệm của tình yêu: hai người tặng quạt cho tặng để hẹn ước trăm năm Khi ngày quạt ước; uống chén rượu để thề nguyền chung thủy khi đêm chén thề; kỉ vật của tình yêu Chiếc vành với bức tờ mây; đêm thề nguyền với mảnh hương nguyền, và cảnh nàng đàn cho Kim Trọng nghe phím đàn, so tơ phím này.

      Kiều nhắc tới những kỉ niệm của tình yêu với chàng Kim trước Thúy Vân ta cảm nhận thấy như nàng đang sống lại với tình yêu của nàng và Kim Trọng. Những kỉ vật của tình yêu, những ngày sống ngọt ngào trong mối tình tuyệt đẹp không thể nào mờ phai trong lòng nàng, tái lại, nó là những hồi ức khắc sâu, in đậm trong tâm trí nàng. Tình yêu trong Kiều có sức sống thật mãnh liệt. Kiều là người hết sức sâu sắc trong tình yêu. Trao duyên cho em nhưng nàng không thể nào trao được tình yêu chàng Kim của nàng cho Vân. Tay trao mà lòng cố giữ. Tình yêu trong nàng càng mãnh liệt bao nhiêu, càng sâu sắc bao nhiêu thì bi kịch càng cao bấy nhiêu. Kiều đã bước đến tột cùng của sự đau đớn.

Câu 3: 

han đề bài thơ là Trao Duyên nhưng tại sao mở đầu bài thơ lại khó hiểu như vậy. “Cậy em, em có chịu lời”, đây giống như một lời nhờ cậy, một lời gửi duyên phận của mình cho người khác, nhờ họ thay mình tiếp tục một mỗi duyên dang dở. Nguyễn Du đã sử dụng từ “cậy” để cho chúng ta thấy rằng, Thúy Kiều đã nhờ bằng tất cả niềm hi vọng và tin tưởng, đồng thời dùng tự “chịu” để thể hiện cho việc phải đồng ý, phải bắt buộc nhận lời, không thể từ chối.Qua đó có thể thấy được tình yêu sâu sắc, chân thành của Thúy Kiều dành cho Kim Trọng. Và càng thấy cái nghĩa cái tình của của Thúy Kiều và Kim Trọng nó lớn biết nhường nào. Em ơi, ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa. Câu thơ như xé tâm can người con gái. Vừa cảm thấy có lỗi với người em gái, vừa cảm thấy xót xa cho số phận của mình. Kiều đã dùng lễ nghi lạy trước thưa sau, thay đổi ngôi của hai người để ràng buộc Thúy Vân. Để cái tình của mình trao lại cho em.

      Sau đó, Thúy Kiều bắt đầu giải bày lí do cho những hành động trước đó. “ Giữa đường đứt gánh tương tư/ Keo loan chấp nối tơ thừa mặc em”. Câu thơ là sự giải bày cho em biết là cuộc tình của chị bây giờ đành dang dở “đứt gánh tương tư”. Cuộc tình của Kiều vừa mới chớm nở nhưng không thể đơm hoa kết trái bởi sóng gió đang ập đến. Kiều đau khổ, sót xa nhưng không thể làm khác được, đành trao lại mối duyên này cho em. Nàng đã mượn điển tích “keo loan” để nói lên ý định muốn Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng. Nàng cảm thấy có lỗi, cảm thấy ray rứt vô cùng đối với em, vì cảm thấy như mình ép duyên, buộc em phải nhận, nhưng vẫn giao phó “ tơ thừa” để “mặc” Thúy Vân quyết định.

 

      Mặc dù đã trao duyên cho em, nhưng dường như mối tơ duyên vẫn đè nặng trong lòng Thúy Kiều. Những kỉ niệm ngọt ngào như ùa về trong lòng, nàng đành bày tỏ tâm sự cùng em.

“Kể từ khi gặp chàng Kim

Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.”

      Câu thơ đã liệt kê ra những kỉ niệm của Thúy Kiều và Kim Trọng, kỉ niệm cùng quạt ước, cùng nâng chén rượu thề nguyện, chúng ta dễ dàng nhìn thấy một cảnh tượng vô cùng sống động đang diễn ra của đôi uyên ương. Đẹp biết mấy. Từ “khi” được lập lại ba lần gợi cho ta cảm nhận một tình cảm sâu nặng, nhưng xót xa và dày xé tâm can nàng cũng như người đọc. Nguyên nhân tại đâu mà dẫn đến cơ sự này.

“Sự đâu song gió bất kì,

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.”

      Quá khứ tươi đẹp là thế, nhưng hiện tại của nàng, từ khi chàng Kim về chịu tang, bao sóng gió ập đến, đứng giữa chữ hiếu và tình nàng phải làm sao đây. Hoàn cảnh trái ngang, cha và em mắc oan bị bắt, nàng phải bán thân mình mới cứu được họ, nhưng người nàng yêu, một lòng vì nàng, lời thề nguyện mới hôm nào chưa kịp nguội. Cả một con tim đang chảy máu, đau đớn, day dứt, quằn quại. Nhìn cảnh cha và em bị tra tấn, đòn roi, là một người con có hiếu, nàng đành hi sinh tình yêu để làm trọn phận con, để báo đáp công ơn. Nàng nói cho em hiểu nổi đau của mình, mong em hiểu và chấp nhận lời yêu cầu ngang trái đó. Nàng sợ em mình không đồng ý, đã cố gắng dùng mọi lí lẻ để thuyết phục em.

Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ thay lời nước non.

Chị dù thịt nát xương mòn

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

      Nàng dùng tình máu mủ, nàng dùng đến cái chết để thuyết phục. Nguyễn Du đã dùng các thành ngữ để giúp nàng Kiều thể hiện sự quyết tâm thuyết phục em chấp nhận yêu cầu. Tình nghĩa của chàng Kim rất quan trọng, dù nàng có phải thịt nát xương mòn thì nàng cũng chấp nhận, chỉ mong sao Vân giúp nàng nối duyên với Kim Trọng. Dù xuống suối vàng nàng vẫn ngậm cười, vẫn cảm thấy hạnh phúc, mãn nguyện. Chính cách viện dẫn đến tình máu mủ và cái chết ấy đã khiến Vân không thể chối từ. Có thể nói đây là cách duy nhất để vẹn lý, vẹn tình.Đây cũng có thể là một lời trăn trối của nàng, mà ắt hẳn cả chúng ta cũng không thể nào nhẫn tâm từ chối yêu cầu ngạt lý đó. Nghe những lời xót xa đó, hẳn sẽ khiến nàng Vân càng thêm yêu quý chị mình.

      Thể thơ lục bát đã giúp cho Nguyễn Du dễ dàng khắc họa tâm trạng dằn vặt, sự đớn đau khi phải hi sinh chữ tình để vẹn tròn chữ hiếu của Thúy Kiều. Nàng đã được ông tô vẽ lên thật đẹp đẽ trong lòng người đọc. Một cô gái quá mong manh nhưng rất mạnh mẽ.

 

      Trao duyên đã cho chúng ta thấy được một cảnh đời đầy bi kịch, một số phận nghiệt ngã đến xé lòng của nàng Kiều. Nhờ sự trải nghiệm và cái nhìn sâu sắc cùng khả năng sử dụng từ điêu luyện của Nguyễn Du đã khiến cho nội tâm của nhân vật như được khắc họa rõ nét nhất, từ nổi đau đến tâm hồn của Kiều như đang trải dài qua từng câu chữ. Khiến người đọc mãi không thể thôi xót thương.

Câu 4: 

- Sử dụng từ ngữ tinh tế, tài tình

- Sử dụng thành ngữ dân gian, hình ảnh ẩn dụ

- Thủ pháp nghệ thuật liệt kê, ẩn dụ

- Giọng thơ nhẹ nhàng, da diết, giàu cảm xúc.

23 tháng 3 2022

a. Quê hương

Tế Hanh : 

Ông sinh năm 1921  , mất năm 2009, tên thật là Trần Tế Hanh. Ông là người con của xứ sở núi Ấn sông Trà.

Bắt đầu sáng tác từ trước cách mạng tháng Tám năm 1945, góp mặt trong phong trào Thơ mới chặng cuối với những bài thơ về nỗi buồn, tình yêu quê hương thắm thiết. Sau năm 1945, ông bền bỉ sáng tác phục vụ cách mạng và kháng chiến; luôn hướng ngòi bút về nỗi nhớ thương tha thiết quê hương miền Nam và niềm khao khát Tổ quốc được thống nhất.

b, Câu trần thuật

10 tháng 1 2022

Tham khảo:

Trong những ngày Tết đến xuân về náo nức trên mọi nẻo đường, người yêu thơ lại khẽ lắng mình trong một nhịp thơ giản dị đầy nhân văn của nhà thơ Vũ Đình Liên: bài thơ "Ông đồ". Bài thơ ra đời khi ông đồ đã trở thành cái di tích của một thời tàn. Nho học đã bị thất sủNgười xưa đã từng nói: “ Thi trung hữu hoạ”. Đọc Ông đồ của Vũ Đình Liên thấy quả không sai. Ngày Tết, trong các gia đình thường treo tranh tứ bình. Riêng Vũ Đình Liên lại trang trí cho phòng của mình bằng những bức tranh thật là độc đáo. Buổi sớm xuân, nhà thơ ra phố. Khắp nơi rực rỡ hoa đào.Về nhà ông lập tức cầm lấy cọ. Đương nhiên không thể thiếu một sắc hoa đào.Nhưng trong các bức tranh của Vũ Đình Liên, hoa đào không phải là biểu tượng mà chỉ là nền phong cảnh để ông đồ xuất hiện:
“ Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua... "

10 tháng 1 2022

Ok cảm ơn bạn ☺️