K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 5 2020

Thể hiện tinh thần đấu tranh quật cường của nông dân dân chống chính quyền họ Nguyễn ở đàng Ngoài , báo trước các cuộc đấu tranh chống chính quyền họ Nguyễn sẽ còn diễn ra.

7 tháng 5 2020

bn có thể giúp mk 1 câu nx ko ạ

\n
9 tháng 11 2021

tham khảo

Trong văn học dân gian Việt Nam, ca dao là thể loại văn học chiếm số lượng lớn nhất, ca dao Việt Nam có sự đa dạng về đề tài, giàu có về nội dung, thể hiện được các khía cạnh của cuộc sống. Đó là những lời tâm sự, giãi bày đầy chân thành của con người trong xã hội xưa. Ngoài ca dao về tình yêu đôi lứa, về lao động sản xuất thì ca dao về tình cảm gia đình cũng chiếm một số lượng khá lớn, thể hiện được tình cảm sâu nặng của tình máu mủ ruột rà trong gia đình, cùng với đó là sự nhận thức về công lao dưỡng dục, sinh thành của bậc cha mẹ.

 

Ca dao nói về tình cảm gia đình vô cùng phong phú và đa dạng, đó là tình cảm của cha mẹ dành cho con cái, là sự biết ơn, kính trọng của con cái với cha mẹ hay sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của anh em ruột thịt. Những câu ca dao viết về tình cảm gia đình đều vô cùng cảm động, thể hiện chân thực đời sống tình cảm của những con người trong một gia đình. Trước hết, ta có thể kể đến công lao trời bể của cha mẹ đối với con cái qua bài ca dao sau:

 

“Công cha như núi Thái Sơn

 

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

 

Một lòng thờ mẹ kính cha

 

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

 

Bài ca dao là lời nhắc nhở về công lao sinh thành trời bể của bậc cha mẹ, đó là công lao to lớn không thể đong đếm, là tình cảm chân thành, thiêng liêng nhất của các đấng sinh thành ấy dành cho những người con yêu dấu của mình. Công cha vĩ đại, cao lớn như ngọn Thái Sơn, không thể lường hết được độ cao của ngọn núi ấy cũng như không thể đo được tình cảm của cha dành cho con. Nghĩa mẹ dạt dào, mênh mông tựa nước trong nguồn chảy ra, đó là thứ tình cảm cao quý, chân thành, trong sáng, tự nhiên nhất.

 

Không phải tự nhiên mà tác giả dân gian lựa chọn hình ảnh núi Thái Sơn để nói về tình cha, nước trong nguồn để nói về mẹ. Những sự so sánh này đều nhằm một dụng ý nghệ thuật nhất định, tình cảm của cha luôn thầm lặng như đá núi, tuy to lớn không có giới hạn cuối cùng nhưng đó là thứ tình cảm lặng lẽ mà chỉ có thể cảm nhận được bằng tâm hồn. Tình cảm của mẹ thì khác, dạt dào sâu sắc, luôn vỗ về, động viên, bên cạnh các con mỗi khi có những khó khăn, bởi vậy mà tình mẹ thường dễ dàng nhận biết hơn, hay nói cách khác, tình mẹ dạt dào như nước, tình cha thâm trầm, sâu sắc như đá núi.

 

Từ sự nhận thức về công lao sinh thành của cha mẹ, tác giả dân gian cũng nhắc nhở đến những người con, phải biết thương yêu, kính trọng cha mẹ, có ý thức đáp đền, phụng dưỡng cha mẹ để báo ơn công lao trời bể ấy, làm được như vậy mới xứng đạo làm con.

 

“Chiều chiều ra đứng ngõ sau

 

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”

 

Nếu như ở bài ca dao trên nói về tình cảm sâu nặng của cha mẹ và nhắc nhở ý thức báo hiếu ở người con thì trong hai câu ca dao này lại thể hiện được tấm lòng của một người con lấy chồng xa xứ hướng về bố mẹ. Câu ca dao gợi ra hình ảnh của một người con gái lấy chồng xa quê, không thể thường xuyên trở về chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ nên chỉ có thể trông về quê mẹ bằng cái nhìn đầy đau đớn, xót xa. Khung cảnh chiều tà trong ca dao luôn gợi nhắc những nỗi buồn, khung cảnh ấy xuất hiện trong câu ca dao này thể hiện được sự bất lực trong đau đớn của người con khi không thể trở về cũng như tình cảm sâu sắc dành cho cha mẹ.

 

“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ

 

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”

 

Hai câu ca dao vừa thể hiện được tình cảm của cha mẹ dành cho con cái, vừa nhấn mạnh những hi sinh thầm lặng của các bậc sinh thành ấy để nuôi dưỡng những đứa con thành người. Cha là trụ cột của gia đình, bởi vậy mà bao gánh nặng gia đình, gánh nặng cuộc sống đều đặt lên đôi vai cha, nỗi khổ ấy là vì con cái, vì những người con mà cha không tiếc hi sinh thân mình, lao động hi sinh thầm lặng chỉ mong các con khôn lớn. Mẹ lại là người phụ nữ đối xử tốt nhất với mình, mẹ là người luôn ở bên quan tâm đến các con, bênh vực, chở che và tin tưởng các con không điều kiện.

 

Như vậy, thông qua các bài ca dao về tình cảm gia đình ta hiểu sâu sắc được tấm lòng rộng lớn, bao la của cha mẹ đối với con cái, từ đó nâng cao được ý thức trách nhiệm đối với cha mẹ, bài ca dao cũng là lời nhắc nhở đối với mỗi con người, phải sống sao cho tròn chữ hiếu, phải yêu thương, kính trọng và có ý thức đáp đền công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.

 

 

9 tháng 11 2021

LOL =))

8 tháng 1 2017

Đáp án D

5 tháng 7 2019

Đáp án D

22 tháng 8 2018

Đáp án D

3 tháng 4 2021

Đường lối ngoại giao của Vua Quang Trung:

- Đối với nhà Thanh: Mềm dẻo nhưng cương quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc.

- Đối với Lê Duy Chỉ ở phía Bắc, Nguyễn Ánh ở phía Nam: kiên quyết tiến quân, tiêu diệt hoàn toàn.

* Ý nghĩa:

- Tránh tình trạng nội chiến, chia cắt đất nước.

- Bảo vệ được toàn vẹn lãnh thổ, độc lập dân tộc, tạo hòa hiếu láng giềng với nhà Thanh.

- Thể hiện sức mạnh của đất nước Đại Việt thời đó.

* Đường lối ngoại giao của Vua Quang Trung:

- Đối với nhà Thanh: Mềm dẻo nhưng cương quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc.

- Đối với Lê Duy Chỉ ở phía Bắc, Nguyễn Ánh ở phía Nam: kiên quyết tiến quân, tiêu diệt hoàn toàn.

* Ý nghĩa:

- Tránh tình trạng nội chiến, chia cắt đất nước.

- Bảo vệ được toàn vẹn lãnh thổ, độc lập dân tộc, tạo hòa hiếu láng giềng với nhà Thanh.

- Thể hiện sức mạnh của đất nước Đại Việt thời đó.

 

25 tháng 1 2022

Tham khảo:

a) Cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi (1407 - 1409)

- Địa bàn: các tỉnh Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình.

- Hoạt động chính:

+ Tự xưng là Giản Định hoàng đế (10/1407).

+ Đầu năm 1048, quân đội của Trần Ngỗi kéo vào Nghệ An, được Đặng Tất ở Hóa Châu (Thừa Thiên Huế) và Nguyễn Cảnh Chân (Quảng Nam) hưởng ứng.

+ Tháng 12 - 1048, nghĩa quân đánh tan 4 vạn quân Minh ở bến Bô Cô (Nam Định). Thanh thế của nghĩa quân tăng lên, nhiều người từ các nơi kéo về theo.

- Kết quả: Trần Ngỗi nghe lời dèm pha giết hại hai tướng là Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân => Cuộc khởi nghĩa tan rã dần.

Mục b

b) Cuộc khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng (1409 - 1414)

- Địa bàn: diễn ra trên địa bàn rộng lớn từ Thanh Hóa đến Hóa Châu.

- Hoạt động chính:

 + Trần Quý Khoáng lên ngôi, lấy hiệu là Trùng Quang đế.

 + Năm 1411, quân Minh được tăng viện binh mở cuộc tấn công vào Thanh Hóa. Nghĩa quân rút vào Thuận Hóa.

 + Tháng 8 - 1413, quân Minh đánh vào Thuận Hóa làm cho nghĩa quân tan rã dần.

- Kết quả: Trần Quý Khoáng, Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị lần lượt bị bắt => Cuộc khởi nghĩa thất bại.

25 tháng 1 2022

* Cuộc khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng (1409 - 1414)

- Sau khi Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân chết, con trai của hai ông là Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị cùng nhiều nghĩa quân bỏ vào Nghệ An, đưa Trần Quý Khoáng lên ngôi vua, lấy hiệu là Trùng Quang đế và phát động khởi nghĩa.

- Cuộc khởi nghĩa phát triển nhanh chóng ở các vùng từ Thanh Hoá vào đến Hoá Châu.

- Giữa năm 1411, quân Minh được tăng viện binh, mở cuộc tấn công vào Thanh Hoá, nghĩa quân rút vào Thuận Hoá.

- Tháng 8-1413, quân Minh đánh vào Thuận Hoá, nghĩa quân tan rã dần. Trần Quý Khoáng, Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị lần lượt bị bắt. Cuộc khởi nghĩa thất bại.

* Cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi (1407 - 1409)

- Tháng 10-1407, một người yêu nước là Trần Triệu Cơ đưa con của vua Trần là Trần Ngỗi lên làm minh chủ. Trần Ngỗi tự xưng là Giản Định hoàng đế ở Yên Mô (Ninh Bình).

- Đầu năm 1408, Trần Ngỗi kéo quân vào Nghệ An, được Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân hưởng ứng.

- Tháng 12-1408, nghĩa quân đánh tan 4 vạn quân Minh ở bến Bô Cô (Nam Định). Từ đó, thanh thế nghĩa quân vang dậy, nhiều người từ các nơi kéo về theo nghĩa quân.

- Sau chiến thắng Bô Cô, Trần Ngỗi nghe lời gièm pha đã giết hai tướng Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân, cuộc khởi nghĩa từ đó tan rã dần.



 

4 tháng 3 2022

tra gg đi

4 tháng 3 2022

tui tiết lộ thật mấy đứa mà trả lời tham khảo là tra gg á

26 tháng 4 2022

Cách đánh độc đáo, dựa trên 3 yếu tố chính :

– Bất ngờ:

+ Bí mật vượt sông Gián Thủy

+ Sau đó tập kích bất ngờ tại đồn Gián Khẩu

+ Một số đồn tiền tiêu của giặc được quân của Lê Chiêu Thống trấn giữ, tướng nhà Lê là Hoàng Phùng Tứ bỏ chạy

+ Nguyễn Huệ cho quân theo hướng sông Thanh Quyết đẩy nhanh tốc độ quân cơ động tiến công

– Thần tốc: tổ chức hành quân chỉ trong 04 ngày (từ ngày 22 đén 26/12/1788), Nguyễn Huệ xuất quân cơ động từ Huế tiến đến Nghệ An

– Đồng loạt: 

+ Quân tây Sơn nhanh chóng đánh chiếm các đồn Yên Quyết, Nam Đồng

+ Đồng thời, đánh thẳng vào trung tâm đầu não của địc

+ Trước sự ngỡ ngàng, hốt hoảng của chủ tướng giặc, Tôn Sĩ Nghị “ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp (Trích Hoàng Lê nhất thông chí Hồi thứ 14) ” cùng một toán kỵ binh vượt cầu phao sông Nhị Hà nhằm hướng Bắc tháo chạy