K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Giúp mình với!!Mình cảm ơn ạ! Câu 1. “Nhà nước ban hành các chính sách về phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường” là nội dung của phương hướng * A. thường xuyên tuyền truyền về bảo vệ môi trường cho mọi người dân. B. tăng cường công tác quản lí của nhà nước về bảo vệ môi trường. C. xây dựng ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường cho người dân. D. chủ động phòng ngừa, cải...
Đọc tiếp

Giúp mình với!!Mình cảm ơn ạ!

Câu 1. “Nhà nước ban hành các chính sách về phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường” là nội dung của phương hướng *

A. thường xuyên tuyền truyền về bảo vệ môi trường cho mọi người dân.

B. tăng cường công tác quản lí của nhà nước về bảo vệ môi trường.

C. xây dựng ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường cho người dân.

D. chủ động phòng ngừa, cải thiện môi trường

Câu 2. Nội dung nào sau đây đúng với chính sách của nhà nước đối với tài Nguyên thiên nhiên? *

A. Không được khai thác với bất kỉ lí do gì để bảo tồn tài nguyên.

B. Khai thác không hạn chế nhưng phải sử dụng hợp lí, tiết kiệm.

C. Khai thác không hạn chế nhưng phải nộp thuế đầy đủ.

D. Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

Câu 3. “Tăng tỉ lệ che phủ rừng, bảo vệ thực vật, động vật... xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia” là nội dung của phương hướng *

A. chủ động phòng ngừa, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên.

B. khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

C. tăng cường công tác quản lí của nhà nước về bảo vệ môi trường.

D. giáo dục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cho người dân.

Câu 4. Nội dung nào sau đây không thuộc phương hướng của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường? *

A. Tăng cường công tác quản lí của nhà nước về bảo vệ môi trường.

B. Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

C. Chủ động phòng ngừa, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên.

D. Chấp hành chính sách bảo vệ tài nguyên và môi trường.

Câu 5. Chúng ta phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí tài nguyên thiên nhiên vì? *

A. tài nguyên thiên nhiên nước ta rất nghèo nàn.

B. Việt Nam còn ít tài nguyên thiên nhiên.

C. tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận.

D. mục đích duy nhất là để bảo vệ nguồn vốn gien thiên nhiên.

Câu 6. “Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi truờng ở địa phương và ở nơi mình hoạt động” là nội dung về *

A. thực trạng bảo vệ tài nguyên và môi trường.

B. phương hướng của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.

C. trách nhiệm của công dân với chính sách tài nguyên và bào vệ môi trường.

D. mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Câu 7. Cách xử lí rác nào sau đây đúng với chính sách tài nguyên và bảo vệ nôi trường? *

A. Đốt và xả khí lên cao để không ô nhiễm môi trường xung quanh.

B. Kinh doanh karaoke không cần tường cách âm.

C. Đổ tập trung dầu thải vào bãi rác vắng trên bờ sông.

D. Phân loại và tái chế rác thải thành sản phẩm có ích.

Câu 8. Em sẽ hoặc đã làm việc nào sau đây khi ra khỏi lớp học để thực hiện trách nhiệm đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường?

A. Sắp xếp lại bàn ghế cho ngay ngắn.

B. Khoá các cửa ra vào.

C. Tắt hết các thiết bị điện.

D. Đóng các cửa sổ.

Câu 9. Xã N nằm cạnh rừng đầu nguồn M. Gần đây, một số người dân đã lén lút bỏ thuốc trừ sâu vào gốc cho cây chết để lấy đất sản xuất. Nếu sống ở nơi đó, em chọn phương án nào phù hợp nhất sau đây? *

A. Không làm gì vì mình chỉ là học sinh.

B. Canh gác để ngăn cản người khác phá hoại cây.

C. Yêu cầu những người làm chết cây phải trả lại đất và trồng lại cây.

D. Tuyên truyền cho mọi người biết tác hại của việc phá rừng đầu nguồn.

Câu 10. Hành vi nào dưới đây không góp phần thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường? *

A. Sử dụng năng lượng sạch.

B. Thu gom rác thải, phế liệu.

C. Chôn rác thải chưa qua xử lí.

D. Trồng cây nhiều cây xanh.

Câu 11. Việc “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” là *

A. nhiệm vụ của của giáo dục và đào tạo.

B. phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo.

C. mục tiêu của giáo dục và đào tạo.

D. ý nghĩa của công tác giáo dục và đào tạo.

Câu 12. “Phát triển giáo dục là sự nghiệp của nhà nước và nhân dân” là nội dung của *

A. nâng cao chất lượng giáo dục.

B. mở rộng quy mô giáo dục.

C. thực hiện công bẳng xã hội trong giáo dục.

D. xã hội hoá sự nghiệp giáo dục.

Câu 13. Nội dung nào sau đây đúng với phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo? *

A. Thực hiện công bằng trong mọi lĩnh vực xã hội.

B. Chỉ thực hiện công bằng xã hội ở vùng khó khăn nhất.

C. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

D. Chỉ thực hiện công bằng xã hội ở vùng dân tộc thiểu số.

Câu 14. Một trong những phương hướng cơ bản để phát triển khoa học và công nghệ là *

A. đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ.

B. đổi mới phương pháp nghiên cứu khoa học và công nghệ.

C. đổi mới chính sách khoa học và công nghệ.

D. đổi mới lí luận về khoa học và công nghệ.

Câu 15. Nội dung nào sau đây không đúng với phương hướng cơ bản để phát triển khoa học và công nghệ? *

A. Khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học.

B. Thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ.

C. Chỉ áp dụng khoa học và công nghệ của những nước tiên tiến.

D. Thúc đẩy đổi mới công nghệ.

Câu 16. Việc làm nào dưới đây góp phần thực hiện chính sách giáo dục và đào tạo? *

A. Thường xuyên, tích cực đổi mới phương pháp dạy học.

B. Giới hạn số lượng các trường học, các cơ sở giáo dục.

C. Phần bổ ngân sách cho giáo dục ngang bằng với các ngành khác.

D. Duy trì phổ biến các trường công lập, hạn chế các trường tư thục.

Câu 17. Việc làm nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách giáo dục và đào tạo? *

A. Đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ.

B. Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá.

C. Thường xuyên nâng cao trình độ học vấn.

D. Tích cực chiếm lĩnh khoa học - kĩ thuật.

Câu 18. Trong các hoạt động dưới đây, hoạt động nào là hoạt động khoa học và công nghệ? *

A. Đầu tư kinh phí cho việc nghiên cứu đề tài xử lí rác thải.

B. Mở rộng mạng lưới và đầu tư cho thư viện các trường học.

C. Khuyến khích tổ chức lễ hội truyền thống của dân tộc.

D. Tham gia hội khuyến học ở các cấp xã, huyện, tỉnh.

Câu 19. Việc làm nào dưới đây góp phần thực hiện chính sách khoa học và công nghệ? *

A. Không chủ động trong việc tiếp thu cái mới, cái hiện đại.

B. Không tích cực áp dụng các thành tựu mới của khoa học.

C. Ưu tiên sử dụng các thiết bị, phương tiện đã cũ, lạc hậu.

D. Ra sức chiếm lĩnh kiến thức khoa học - kĩ thuật hiện đại.

Câu 20. Việc cha mẹ học sinh tự nguyện đóng góp tiền hoặc ngày công xây dựng sân chơi cho con trong trường học là thực hiện phương hướng *

A. nâng cao chất lượng giảo dục.

B. xã hội hoá sự nghiệp giáo dục.

C. ưu tiên đầu tư cho giáo dục.

D. mở rộng quy mô giáo dục.

0
2 tháng 1 2017

Đáp án: D

11 tháng 6 2017

Chọn D

22 tháng 7 2017

Đáp án C

7 tháng 5 2019

Đáp án là B

9 tháng 12 2016

- Thực tại: Học sinh hiện nay đang có xu hướng tha hóa về đạo đức như đánh nhau, nghiện bia rượu hay thuốc lá. Điều đó rất đáng phê phán, nhất là việc hút thuốc lá, một hành động được nêu lên tác hại của nó trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng, mà giới trẻ- học sinh- những người đang sống trong môi trường giáo dục và ngày ngày đang được giáo dục lại có hành động đáng chê trách đó.
- Nguyên nhân:
+ Do nhận thức không đúng đắn của học sinh, muốn tự khẳng định bản thân, thích nổi bật trong đám đông nhưng thực hiện nó theo hướng suy nghĩ tích cực, tức biết dùng thuốc lá, rượu, bia…. Mới là sành điệu là từng trải. Muốn khẳng định cái tôi của tuổi trẻ nhưng lại hành động theo hướng sai lệch.
+ Do không đc sự giáo dục quan tâm đầy đủ của gia đình, do người lớn ko làm gương, chắc hẳn mỗi ng` hút thuốc lá ai cũng biết tác hại của nó, ngay cả trong mỗi bao thuốc đều đó, và tất nhiên những học sinh lại càng rõ vấn đề đó nhưng họ vẫn hút vì thấy, bố mình, bác mình, chú mình, hay những người xung quanh, ngày ngày vẫn hút, họ có e ngại sức khỏe của mình đâu? Hút lộ liễu trước mặt trẻ con, khác với ở nước ngoài (nhất là những nước phương Tây) mỗi lần hút thuốc họ pải tới chổ nào thật kín và ít người mới dám hút, điều đó ít nhiều cũng tác động cho học sinh- giới trẻ có suy nghĩ hút thuốc cũng bình thường thôi!
+ Do đùa đòi, bị bạn bè rủ rê, khiêu khích, chơi với bạn bè xấu bị ảnh hưởng.
- Hậu quả: Trước tiên là hại đến sức khỏe ngoài ra làm tha hóa đạo đức và hình ảnh của học sinh, làm thay đổi suy nghĩ của những chủ nhân tương lai của đất nước theo hướng tiêu cực. Làm ô màu môi trường giáo dục….
- Cách khắc phục:
+ Gia đình cần quan tâm đến con em mình hơn, chia sẻ, tâm sự nhiều hơn với con mình nhất là trong độ tuổi mới lớn.

+ Nhà trường nên có các buổi học ngoại khóa, để học sinh thoải mái nêu nên suy nghĩ về cách sống tốt mà họ nghĩ, và nhà trường nên rèn luyện kĩ năng mềm rất cần thiết hiện nay đó là “học cách suy nghĩ tích cực” cho mỗi học sinh.
+ Tránh tiếp xúc, chơi với những bạn koo tốt ko phù hợp với bản thân.
+Không nênn xe lánh những bạn cá biệt ở trường, nhà trường và mỗi học sinh hãy rộng tay đón chào bạn, để những học sinh lỡ bước còn biết mình có thể quay lại.
- Rút ra bài học cho bản thân.

9 tháng 12 2016

1. Mở bài:

- Trong những năm gần đây, môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu.

- Vấn đề bảo vệ môi trường đang được cả nhân loại quan tâm.

2. Thân bài:

* Chứng minh : đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường.

- Nạn phá rừng, đốt rừng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: núi bị sạt lở kéo theo đất đá, lũ bùn, lũ quét, lũ lụt... tàn phá nhà cửa, hoa màu, cướp đi mạng sống của con người và phá vỡ cân bằng sinh thái.

- Nạn đánh bắt trên sông, trên biển bằng những phương tiện nguy hiểm (thuốc nổ, điện, lưới quét...) làm cho nguồn thuỷ hải sản ngày càng cạn kiệt.

- Nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ, nhà máy, xí nghiệp thải ra các khí độc hại làm ô nhiễm bầu khí quyển, thậm chí làm thủng tầng ôzôn bảo vệ trái đất, gây ra những xáo trộn ghê gớm trong quy luật của thời tiết, thiên nhiên... (khí hậu ngày càng nóng lên, dông tố, bão lụt, hạn hán...liên tiếp xảy ra).

- ở thành thị: Khí thải, nước thải, chất thải... không được xử lí kịp thời, trở thành nguy cơ bùng phát bệnh dịch. Ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn kém, thể hiện ở các hành vi thiếu văn hoá (xả rác ra đường, xuống kênh, xuống sòng ; phóng uế bừa bãi nđi công cộng...) làm cho cảnh quan đô thị nhếch nhác, kém văn minh.

- ở nông thôn: Sự thiếu hiểu biết về khoa học kĩ thuật cũng gây ra những tác hại không nhỏ trong đời sống hằng ngày. Môi trường mất vệ sinh dẫn đến đau ốm, bệnh tật, giảm sức lao động...

3. Kết bài:

- Mỗi người dân phải có ý thức bảo vệ môi trường.

- Ý thức đó phải dược thể hiện bằng hành động cụ thể : trồng thêm cây xanh, thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn thành phố, làng quê xanh, sạch, đẹp.


 

25 tháng 4 2023

– Giá trị về kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống.

+ Tài nguyên thực vật cung cấp tinh dầu, nhựa, chất nhuộm, dùng làm thuốc, thực phẩm, nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp…

+ Tài nguyên động vật cung cấp cho ta nhiều sản phẩm để làm thức ăn, làm thuốc và làm đẹp cho con người.

+ Là cơ sở phát triển du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học…

– Giá trị về bảo vệ môi trường sinh thái:

+ Điều hòa khí hậu, giữ cho môi trường không khí trong lành.

+ Bảo vệ đất, chống xói mòn.

+ Cố định bãi bồi, chắn gió, sóng…

+ Hạn chế thiên tai lũ bùn, lũ quét, lũ đá…

18 tháng 12 2017

Đáp án C

8 tháng 11 2018

Phương hướng cơ bản chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường: Tăng cường công tác quản lí, tuyên truyền, giáo dục, coi trọng hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, chủ động phòng ngừa ngăn chặn ô nhiễm, khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên và áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên, xử lí chất thải.

Đáp án cần chọn là: D

8 tháng 5 2022

tham khảo

1. - Vùng biển nước ta giàu tiềm năng, có điều kiện phát triển nhiều ngành kinh tế biển: nuôi trồng và khai thác thủy sản, khai thác khoáng sản, du lịch biển 

— đảo, dịch vụ giao thông vận tải biển

 

2. - Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.

- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.

- Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.

- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ.


 

8 tháng 5 2022

Cảm ơn rất nhiều * 3,14