K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 4 2020

là lun phải yêu nước ko làm chuyện j phản quốc  ko bán nước .

yêu đồng bào thấy người gặp khó khăn nên giúp đỡ ko nên lờ đi

25 tháng 4 2020

Em ở nhà

26 tháng 4 2020

Em ở nhà ôn bài

28 tháng 9 2018

a) Năm điều Bác Hồ dạy nói về bổn phận của thiếu nhi.

b) Lời Bác Hồ dạy thiếu nhi đã trở thành những quy định được nêu trong Điều 21 (mục 1, 2, 3, 4, 5) của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em mà em vừa được học.

24 tháng 11 2023

Tham khảo

a. Bác Hồ đã dạy trẻ em cần thực hiện những bổn phận: yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, học tập, lao động, đoàn kết, kỉ luật, giữ gìn vệ sinh, khiêm tốn, thật thà, dũng cảm. 

b. Kể thêm một số bổn phận mà trẻ em cần thực hiện:

- Phải biết bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của người khác
- Phải thực hiện tốt nghĩa vụ và bổn phận của mình
- Hiểu sự quan tâm của mỗi người đối với mình. Biết ơn cha mẹ, những người đã chăm sóc, dạy dỗ, giúp đỡ mình.

15 tháng 3 2023

mik thuộc :) và mik chắc chắn những ai đang đọc dòng chữ này cũng đã thuộc, phải ko ^^?

15 tháng 3 2023

          BÀI VĂN THÂN MẾN GỬI TẶNG ĐẾN BÁC HỒ 

                 { Người cha già kính yêu của dân tộc } 

                                        Bài làm 

Bác Hồ là người cha già của dân tộc Việt Nam, một người lãnh tụ được cả thế giới kính trọng và mến mộ. Mặc dù khi em ra đời thì Bác đã mất nhiều năm, nhưng thông qua những bức ảnh của Bác và những câu chuyện về Bác, thì em biết, Bác là người hiền từ thế nào. Bác có một mái tóc bạc với bộ râu trắng xóa. Đôi mắt của Bác lúc nào cũng ánh lên sự tinh tường nhưng cũng rất ấm áp. Cả cuộc đời Bác chưa từng có một suy nghĩ riêng cho bản thân mình. Dân tộc được độc lập, nhân dân được ấm no có lẽ là niềm hạnh phúc lớn nhất của cuộc đời Bác. Cho dù Bác đã ra đi mãi mãi nhưng trong lòng mỗi người dân Việt Nam luôn dành một vị trí đặc biệt cho Bác, vị cha già kính yêu của dân tộc.

Có rất nhiều bức ảnh về Bác được gìn giữ cho đến ngày nay. Đó là bức ảnh Bác đang tập trung làm việc. Trên bàn là một quyển vở cũ. Bác đang viết điều gì đó lên quyển vở ấy vì vậy mà đầu Bác hơi cúi xuống. Bác mặc trên người bộ quần áo kaki đã cũ. Đó chính là bộ quần áo mà Bác thường mặc khi còn sống. Dường như Bác chỉ tập trung vào những gì đang viết mà không hề để ý đến khung cảnh xung quanh. Bác là vậy, lúc nào cũng hết mình cho công việc, cho sự nghiệp cách mạng. Dưới chân Bác đi một đôi dép cao su màu đen. Đây cũng là đôi dép đồng hành cùng với Bác trên biết bao chặng đường.

Đó cũng có thể là bức ảnh Bác bế một em bé trên tay và nở một nụ cười rất tươi. Chỉ một bức ảnh đã làm toát lên vẻ hiền từ của Bác, nụ cười của Bác hệt như những ông Tiên trong truyện cổ tích. Bác có vầng trán rộng và cao. Bà em bảo, nếu có trán cao như Bác Hồ thì sẽ là người thông minh. Tóc và râu của Bác thì bạc phơ hết cả. Đôi mắt Bác đen và sáng lắm, hệt như là viên ngọc quý giá nhất. Được lớn lên trong hòa bình, em biết ơn Bác lắm

Càng ngắm nhìn bức ảnh về Bác em càng cảm thấy Bác gần gũi hơn. Em yêu và biết ơn Bác Hồ rất nhiều vì nhờ có Bác em mới được đến trường như ngày hôm nay . 

                  ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MÌNH

                                             VĨ ĐẠI ! 

24 tháng 4 2018

Bác Hồ lãnh tụ của dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới. Bác không chỉ cống hiến cho đất nước bằng sự nghiệp chính trị mà còn để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn thể chúng ta. Tình yêu thương của bác dành cho toàn thể nhân loại, đặc biệt đối với thiếu niên nhi đồng. Biểu hiện của tình yêu ấy là năm điều Bác Hồ dạy, trong đó có : Khiêm tốn, thật thà , dũng cảm. Chúng ta cùng đi tìm hiểu ý nghĩa lời dạy của Bác để thực hiện tốt điều răn dạy ấy là ta đã không phụ tấm lòng thương yêu của Bác.

Thế nào là khiêm tốn, thật thà, dũng cảm. Khiêm tốn là không tự đề cao, không coi thường người khác, không khoe khoang, thấy được cái non kém của bnar thân, có ý thức học bạn bè và mọi người. Thật thà là không gian dối, nói đúng sự thực, ngay thẳng ở mọi lúc, mọi nơi. Dũng cảm là gan dạ, dám nghĩ dám làm, dám chịu, không ươn hèn, không sợ quyền uy, bạo lực.

Vì sao chúng ta phải có các đức tính ấy. bởi lẽ, có các đức tính ấy ta được mọi người kính trọng , được mọi người yêu mến. Nếu tài giỏi mà kiêu ngạo sẽ làm mọi người xa lánh ta. Nếu ta gian dối mọi người sẽ không tin tưởng, coi thường ta. Trong học tập và công tác, ta gặp nhiều khó khăn, không dũng cảm làm sao hoàn thành dduocj các nhiệm vụ. Đó là cơ sở  là rèn luyện phẩm chất cao quý như lòng trung thành, sự tận tụy, hi sinh vì đất nước, có tác phong gần gũi và học tập quần chúng để ngày càng được tiến bộ. Các bạn học sinh giỏi toàn quốc  vẫn khiêm tốn học tập, rèn luyện. Các nhà bác học vẫn khiêm tốn trả lời: “ Bác học không có nghĩa là nghừng học”(lê nin)

Là một học sinh, là đội viên ta luôn ghi nhớ lời dạy của Bác  và cố gắng rèn luyện thường xuyên. Khiêm tốn ta sẽ học hỏi biết bao tấm gương sáng từ các bạn chung quanh ta: học giỏi, nghèo vượt khó, trung thực trong công tác, làm bài, dũng cảm cứu bạn không biết bơi….

Đây là lời răn dạy quý báu, biểu hiện tình thương yêu của Bác. Thực hiện điều dạy của Bác ta sẽ trở thành cháu ngoan Bác hồ. Năm điều Người dạy là ánh đuốc soi đường cho ta rèn luyện thành người tốt, người hữu dụng của đất nước.

5 tháng 10 2019

- Một vài biểu hiện cụ thể của Năm điều Bác Hồ dạy:

   Chăm chỉ học tập.

   Ngoan ngoãn, lễ phép với cha mẹ, thầy cô giáo.

   Không nói dối, luôn trung thực trong mọi điều.

PHẢN II: ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (3,5 điểm): Em hãy đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới Điều gì phải thì cổ làm cho kì được, đã là một việc phải nhỏ. Điều gỉ trải, thì hết siêu tránh, dù là một điều trái nhỏ Trước hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân. Phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đùng đẳn. Phải yêu và trọng lao động. Phải...
Đọc tiếp
PHẢN II: ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (3,5 điểm): Em hãy đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới Điều gì phải thì cổ làm cho kì được, đã là một việc phải nhỏ. Điều gỉ trải, thì hết siêu tránh, dù là một điều trái nhỏ Trước hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân. Phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đùng đẳn. Phải yêu và trọng lao động. Phải giữ gìn kỷ luật. Phật bảo vệ của công. Phải quan tâm đến đời sống của nhân dân. Phải chú ý đến tình hình thế giới, vì ta là một bộ phận quan trọng của thế giới, mọi việc trong thế giới đều có quan hệ với nước ta, việc gì trong nước ta cũng quan hệ với thế giới. Thanh niên cần phải có tinh thần gan dạ và sáng tạo, cần phải có chỉ khí hãng hải và tinh thần tiến lên, vượt mọi khó khăn gian khổ để tiến mãi không ngừng. Cần phải trung thành, thật thà, chính trực (Trích Một số lời dạy và mẫu chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh - NXB Chính trị Quốc gia) Câu 1 (0,5 điểm): Đối tượng hưởng đến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đoạn trích là ai? Câu 2 (0,5 điểm): Người gửi gắm lời dạy nào thông qua đoạn trích? Câu 3 (0,75 điểm): Nếp sống đạo đức nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với em? Vì sao? Câu 4 (1,75 điểm) Em hiểu nội dung lời dạy của Chủ Tịch Hồ Chí Minh được nêu trong đoạn trích ở phần đọc - hiểu văn bản: -Điều gì phải thì cố làm cho kì được, đủ là một việc phải nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức trảnh, đủ là một điều trái nhỏ.” như thế nào? Lời dạy đỗ có ý nghĩa gì với thế hệ trẻ? (hãy trả lời bằng một đoạn văn diễn dịch tử (10-15 câu)?
0
6 tháng 4 2018

“Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào” - một cách nói giản dị, ngắn gọn của Bác Hồ nhằm đề cao và khuyến khích tinh thần yêu nước và yêu con người. Bất cứ một công dân nào cũng phải yêu mến và quý trọng Tổ quốc của mình. Yêu Tổ quốc chính là quyết tâm giữ gìn đất nước, không cho kẻ thù xâm lược, không để đất nước bị mất tự dọ, làm nô lệ hoặc phụ thuộc vào nước khác. Khi Tố quốc thanh bình phải hăng hái sản xuất làm cho đất nước giàu mạnh, yên vui. Lúc Tổ quốc bị lâm nguy, chúng ta phải sẵn sàng tạm biệt gia đình, quê hương ra mặt trận, dũng cảm chiến đấu chông quân xâm lược, bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Lịch sử dân tộc ta từ thời vua Hùng đã bao lần chứng kiến tinh thần yêu Tổ quốc của nhân dân ta. Mỗi khi có nạn ngoại xâm, tình yêu Tổ quốc lại kết thành một làn sóng mạnh mẽ nhấn chìm bè lũ cướp nước và bán nước. “Tổ quốc” mỗi người chỉ có một, nhưng khi nói đến “đồng bào” chúng ta thường nhắc đến đồng bào Kinh, đồng bào Thái, đồng bào miền xuôi, đồng bào miền ngược, đồng bào trong nước, đồng bào ta ở nước ngoài... Người Việt Nam dù là dân tộc nào, dù là ở đâu, họ đều có chung Tổ quốc Việt Nam. Năm 2000, đồng bào miền Trung, đồng bào miền Tây bị lũ lụt lớn, lập tức mọi người Việt Nam không phân biệt dân tộc, tôn giáo, ở trong nước hay nước ngoài đã đóng góp, giúp đỡ vật chất, thăm hỏi động viên tinh thần. Họ đã thể hiện lòng yêu thương đồng bào một cách thiết thực. Như vậy yêu Tổ quôc thì phải yêu đồng bào. Yêu đồng bào chính là yêu Tố quốc. Thế nên giữa yêu Tổ quôc và yêu đồng bào có mối quan hệ bổ sung cho nhau. Tại sao phải “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào”? Tất cả các dân tộc trên thế giới đều có lòng yêu Tổ quốc. Tố quốc là nơi con người sinh ra và lớn lên với biết bao kỉ niệm thân thương. Từ cây đa, bến nước, con đò đến những con đường Làng quanh co, lũy tre làng cao vun vút, lời ru ngọt ngào của mẹ... tất cả đều gợi cho chúng ta một quê hương, Tổ quốc. Nếu không yêu Tổ quốc, chúng ta sẽ bị các nước ngoại bang xâm chiếm, cả dân tộc không còn quyền tự quyết định đối với vận mệnh tương lai Tổ quốc mình. Mọi người không thể sống yên vui, không thể có tự do và hạnh phúc. Mọi lợi ích vật chất, mọi quyền tự do dân chủ của nhân dân đều bị xâm phạm, chiếm đoạt. Một khi Tổ quốc không còn nữa chúng ta sẽ bị hủy diệt hoặc sông kiếp nô lệ, lầm than. Mặt khác, đã là con người thì không thể nào không yêu thương đồng loại, đồng bào của mình. Đồng bào là những người cùng một dân tộc, một giống nòi với mình, có quan hệ gần gũi và trực tiếp đến số phận hiện tại và tương lai của bản thân, gia đình, quê hương, đất nước mình. Do đó, tình yêu thương đồng bào càng phải sâu nặng hơn. Nhờ biết yêu thương, đùm bọc, gắn bó chặt chẽ với nhau mà đồng bào ta đã vượt qua được bao thử thách trong chống thiên tai, chống kẻ thù xâm lược, áp bức, chung sức xây dựng quê hương, đất nước ngày càng tiến bộ. Chính vì vậy, mỗi người cần phải “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào” một cách chân thật thiết tha. Chúng ta thể hiện lòng “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào” như thế nào? Đối với Tổ quốc, khi kẻ thù đe dọa hoặc xâm lăng, mọi người đều phải coi nhiệm vụ hàng đầu của mình là sẵn sàng tham gia chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu để có thể chiến thắng mọi kẻ thù, bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc. Khi đất nước hòa bình, mọi người cần tích cực góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh, cần chú trọng xây dựng kinh tế, văn hóa, xã hội nhưng đồng thời không được coi nhẹ nhiệm vụ bảo vệ đất nước. Hiện nay, đất nước ta đang mở cửa, mọi tổ chức đều có thể hợp tác với nước ngoài trên cơ sở thực hiện đúng pháp luật nhà nước, góp phần đẩy nhanh quá trình hòa nhập với cộng đồng thế giới và khu vực. Đối với đồng bào chúng ta phải biết quý trọng tất cả các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam, không được có thái độ phân biệt trong cư xử. Hãy nhớ câu ca dao: Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy ràng khác giống nhưng chung một giàn.  Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng. Bên cạnh đó, chúng ta cần tham gia chống lại mọi áp bức, bất công trong xã hội để bảo vệ tính mạng và quyền lợi của đồng bào. Những áp bức, bất công do bọn thống trị trong xã hội cũ gây ra đối với đồng bào đã bị nhân dân ta xóa bỏ. Nhưng hiện nay, dưới chế độ tốt đẹp của xã hội ta vẫn còn hiện tượng tham ô, hôi lộ, buôn lậu, kéo bè kéo cánh, trù dập, ức hiếp quần chúng do bọn thoái hóa biến chất gây ra. Do đó, đòi hỏi tất cả mọi người cần nhận thức rõ và tham gia ngăn chặn, loại bỏ những hiện tượng xấu xa này. Đối với đồng bào ở các vùng xa xôi hẻo lánh có nhiều khó khăn hoặc đồng bào ở các vùng bị mưa bão, lũ lụt, hạn hán, mất mùa, mọi người cần phải đóng góp để giúp đỡ, động viên kịp thời, cả về vật chất lẫn tinh thần. Càng ngày, đồng bào ta ở nước ngoài càng đoàn kết thương yêu nhau và hướng về Tổ quôc, tích cực đóng góp những kinh nghiệm, ủng hộ của cải để giúp đồng bào trong nước xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp. Đối với học sinh, muốn thể hiện lòng “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào” cần phải chăm học, rèn luyện thân thế để có đầy đủ sức khỏe và tài năng, góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, cùng với toàn dân làm các việc thiết thực như đền ơn đáp nghĩa những cá nhân và gia đình đã vì nước quên mình, vì đồng bào mà phục vụ. Chúng ta cần khắc ghi lời dạy “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào” của Bác Hồ để góp phần thực hiện ước nguyện của Người lúc sinh thời: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Chúng ta hoàn toàn chia sẻ lòng yêu Tổ quốc với nhà thơ Chế Lan Viên: Ôi! Tổ quốc ta yêu như máu thịt. Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng Ôi! Tổ quốc nếu cần ta chết Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông. Đồng thời, chúng ta hãy ủng hộ lời nhắn nhủ của nhà thơ Tố Có gì đẹp trẽn đời hơn thế Người yêu người, sống để yêu nhau.

12 tháng 4 2018

Thanks nha