K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 2 2020

Tục ngữ là những câu nói hoàn chỉnh, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội. Tục ngữ thiên về trí tuệ nên thường được ví von là "trí khôn dân gian". Trí khôn đó rất phong phú mà cũng rất đa dạng nhưng lại được diễn đạt bằng ngôn từ ngắn gọn, xúc tích, dễ nhớ, giàu hình ảnh và nhịp điệu. Có thể coi tục ngữ là văn học nói dân gian nên thường được nhân dân vận dụng trong đời sống sinh hoạt, giao tiếp cộng đồng và xã hội hay hẹp hơn như lời ăn tiếng nói và khuyên răn.

Tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân, do nhân dân trực tiếp sáng tác; được tách ra từ tác phẩm văn học dân gian hoặc ngược lại; được rút ra tác phẩm văn học bằng con đường dân gian hóa những lời hay ý đẹp hoặc từ sự vay mượn nước ngoài.

Giữa hình thức và nội dung, tục ngữ có sự gắn bó chặt chẽ, một câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng. Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý. Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ...

Đa số tục ngữ đều có vần, gồm 2 loại: vần liền và vần cách. Các kiểu ngắt nhịp: trên yếu tố vần, trên cơ sở vế, trên cơ sở đối ý, theo tổ chức ngôn ngữ thơ ca... Sự hòa đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng, kiến trúc vững chắc cho tục ngữ. Hình thức đối: đối thanh, đối ý. Tục ngữ có thể có 1 vế, chứa 1 phán đoán, nhưng cũng có thể có thể gồm nhiều vế, chứa nhiều phán đoán.

Các kiểu suy luận: liên hệ tương đồng, liên hệ không tương đồng, liên hệ tương phản, đối lập, liên hệ phụ thuộc hoặc liên hệ nhân quả.

2 tháng 3 2017

Câu hỏi của Anh - Ngữ văn lớp 7 | Học trực tuyến

3 tháng 3 2017

MB:

- Dẫn nhập vào đề

- Trích lại đề

- Khái quát về vấn đề

TB:

a, Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn , ổn định , có nhịp điệu , giàu hình ảnh:

Dẫn chứng : Nhất thì ,nhì thục Tấc đất tấc vàng .........

Phân tích: Số tiếng, gieo vần, ngắt nhịp, hình ảnh của câu tục ngữ

b,Tục ngữ thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất:

- Về thiên nhiên:

+ Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng

Ngày tháng 10 chưa cười đã tối

+ Mau sao thì sáng, vắng sao thì mưa

+ Ráng mỡ gà có nhà thì giữ

+ Tháng 7 kiến bò , chỉ lo lại lụt

-> Phân tích ( đã học ở tục ngữ về thiên nhiên: chỉ cần nghĩa đen và ngĩa bóng)

................

- Về lao động, sản xuất:

+ Nhất canh trì, nhị canh viêb, tam canh điền

+ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống

+ Khaoi ruộng lạ, mạ ruộng quen

-> Phân tích ( Đã học ở tục ngữ về lao động và sx : nghĩa đen và bóng thui)

KB: Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề

Suy nghĩ của bản thân

7 tháng 4 2017

MB:
- Dẫn nhập vào đề
- Trích lại đề
- Khái quát về vấn đề
TB:
a, Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn , ổn định , có nhịp điệu , giàu hình ảnh:
Dẫn chứng : Nhất thì ,nhì thục Tấc đất tấc vàng .........
Phân tích: Số tiếng, gieo vần, ngắt nhịp, hình ảnh của câu tục ngữ
b,Tục ngữ thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất:
- Về thiên nhiên:
+ Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng
Ngày tháng 10 chưa cười đã tối

  • Mau sao thì sáng, vắng sao thì mưa
  • Ráng mỡ gà có nhà thì giữ
  • Tháng 7 kiến bò , chỉ lo lại lụt
    -> Phân tích ( đã học ở tục ngữ về thiên nhiên: chỉ cần nghĩa đen và ngĩa bóng)
    ................
  • Về lao động, sản xuất:
  • Nhất canh trì, nhị canh viêb, tam canh điền
  • Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
  • Khaoi ruộng lạ, mạ ruộng quen
    -> Phân tích ( Đã học ở tục ngữ về lao động và sx : nghĩa đen và bóng thui)
    KB: Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề
    Suy nghĩ của bản thân
7 tháng 4 2017

Trong đời sống, lao động học tập, ông cha ta – những thế hệ đi trước đã có những kinh nghiệm, những đúc kết lâu đời mà nó đã được khẳng định, liên hệ với thực tế qua nhiều thế hệ. Những đúc kết, kinh nghiệm đó đã được thể hiện dưới những câu nói hằng ngày, mang tính chất đơn giản. Qua thời gian, nhờ sự sáng tạo của nhân dân, những câu nói thường ngày đó đã được thể hiện, bộc lộ dưới những câu từ vần điệu, âm sắc, ngắn gọn, giàu hình ảnh và có tính biểu trưng cao, phổ biến trong nhân gian. Đó là “kho báu văn học dân gian: Tục ngữ”, giúp chúng ta vận dụng trong đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói ở mọi lúc, mọi nơi. Chúng như lời gợi ý, sự trợ giúp giúp chúng ta có thể định hướng được con đường đúng đắn, hợp lí nhất. Tục ngữ dân gian Việt Nam chia làm nhiều nhóm như tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất ; tục ngữ về con người xã hội...Và nội dung rất nhiều câu tục ngữ thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về tự nhiên vào lao động sản xuất. Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian gồm những câu nói ngắn gọn, có vần điệu, có hình ảnh, dễ nhớ, dễ thuộc. Mỗi câu tục ngữ đều dùng hình ảnh, sự việc, hiện tượng cụ thể để nói lên ý niệm trừu tượng, dùng cái cá biệt để nói lên cái phổ biến vì vậy ở mỗi câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen (nghĩa hẹp) và nghĩa bóng (nghĩa rộng). Cái cụ thể, cá biệt tạo nên nghĩa đen; cái trừu tượng, phổ biến tạo nên nghĩa bóng. Đặc biệt là ở những câu tục ngữ nói về quan niệm, lối sống và đạo đức của nhân dân: "Môi hở răng lạnh", "Chó cắn áo rách", "Đục nước béo cò", "Năng nhặt chặt bị"... Hình ảnh trong tục ngữ là những hình ảnh từ cuộc sống phong phú nhiều màu, nhiều vẻ được nhân cách hóa rất linh hoạt và sinh động: "Đũa mốc chòi mâm son", "Khố son bòn khố nâu"... hầu hết các câu tục ngữ đều có vần, nhiều nhất là vần lưng nên nhịp điệu nhanh, mạnh, vững chắc : "Được làm vua, thua làm giặc", "Trăng mờ tốt lúa nỏ, trăng tỏ tốt lúa sâu", "Chê thằng một chai, lấy thằng hai nậm", "Gái một con trông mòn con mắt"... còn những câu không vần thường giữ được tính chất nhịp nhàng theo cách cấu tạo cân đối của các vế: "Già néo đứt dây", "Vỏ quýt dầy có móng tay nhọn". Cũng có những câu không vần, không đối nhưng vẫn giầu chất nhạc, chất hàm súc của thơ: "Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết", "Nằm trong chăn mới biết chăn có rận", "Dao sắc không gọt được chuôi"...Phần lớn các câu tục ngữ có hình thức ngắn, là những câu rút gọn: “Tre già măng mọc”, “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Tuy có hình thức ngăn gọn, nhưng mỗi câu tục ngữ là một câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp, diễn đạt một ý trọn vẹn. Nghệ thuật tục ngữ biểu hiện đầy đủ lối suy nghĩ dân gian của dân tộc về giới tự nhiên và đời sống xã hội đồng thời cũng biểu hiện cách nói của dân tộc ta qua nhiều thế hệ, trong tiến trình lịch sử lâu dài. Tục ngữ thiên về lý trí, đúc kết kinh nghiệm về cuộc sống, tục ngữ của người Việt thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về tự nhiên vào lao động sản xuất. Đã từ lâu thiên nhiên là đối tượng không thể tách rời với cuộc sống lao động và sinh hoạt của con người. Việc sản xuất nông nghiệp luôn gắn chặt với từng sự thay đổi của thiên nhiên. Vì vậy, việc khám phá và tìm hiểu một cách cụ thể, chính xác tự nhiên để từ đó con người có những cách ứng xử, biến đổi và cải tạo thiên nhiên nhằm phát triển cuộc sống của mình ở mức cao hơn. Người Việt từ đó có thể cùng chung sống với thiên nhiên mà không hề bị lệ thuộc vào nó, thông qua những công việc hàng ngày con người đã quan sát, đúc kết cho mình và những thế hệ đời sau những kinh nghiệm và bài học vô cùng quý báu để con người có thể ứng dụng một cách linh hoạt và sáng tạo trong cuộc sống của mình ở từng thời kỳ và thời điểm khác nhau. Thời tiết luôn là một trong những nhân tố tác động trực tiếp đến năng suất và sản lượng cây trồng và vật nuôi. Nếu không nắm bắt được những quy luật của thời tiết thì dù người lao động có bỏ ra công sức bao nhiêu cũng không thể thu về lợi ích cho mình. Và vì thế, từ buổi bình minh của loài người, người Việt đã đúc kết ra những kinh nghiệm dự báo thời tiết cho mình dựa trên những yếu tố như chiêm nghiệm bằng thời gian, những triệu chứng báo trước của thiên nhiên, qua việc quan sát động thực vật để từ đó ứng dụng và ứng phó với tự thay đổi của thiên nhiên để canh tác nông nghiệp, phát triển sản xuất. Mưa nắng là chuyện của trời, là hiện tượng thiên nhiên. Lên rừng, xuống biển, cày cấy, gặt hái,… phải chủ động, phải dự đoán, dự báo được thời tiết. “Nhiều sao thì nắng, vắng sao thì mưa”. Chỉ có tám chữ, với cách nói vần vè mà nêu lên một kinh nghiệm quý báu. Về mùa hè, nhìn lên bầu trời đêm, thấy sao chi chít lấp lánh sáng. Trời có trong, đêm có thanh mới có hiện tượng “nhiều sao”, ta có thể biết ngày mai, ngày kia sẽ nắng. Nếu trái lại, không có sao, “vắng sao”, chỉ lưa thưa sao thì có thể ngày mai, ngày kia sẽ mưa. Đó là kinh nghiêm nhìn sao mùa hè mà đoán mưa, nắng. Còn về mùa đông, thì trái lại, ngược lại: “Nhiều sao thì mưa, thưa sao thì nắng”. Mây, ráng, cây cỏ, chim muông, con người… đều có mối “liên hệ” tự nhiên với hiện tượng mưa nắng: “Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa”, “Ráng vàng thì nắng, ráng trắng thì mưa”, “Mùa hè đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa”. Có lúc nhân dân ta lại nhìn chim để dự đoán thời tiết. Câu tục ngữ: “Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa”. Chim thì bay, cá thì nhảy. Cũng có lúc chim tắm, quy tắm, sáo tắm. Chim xòe cánh ra, chúc đầu xuống nước, cánh vỗ làm nước bắn tung tóe lên, lấy mỏ rỉa lông, rỉa cánh. “Ráo” nghĩa là khô ráo, nắng ráo. Hẽ nhìn thấy : quạ tắm thì biết là trời còn nắng dài ngày; và nhìn thấy sáo tắm biết được trời mưa. Đó là kinh nghiêm của bà con ờ vùng trung du và đồng bằng. Ở miền Duyên hải, ngư dân lại có nhiều kinh nghiệm khác về thời tiết. Ra khơi đánh cá cần có biển lặng, sóng êm, may mắn gặp luồng cá. Chuẩn bị thuyền lưới, thức ăn nước uống, đi khơi đi lộng, ngư dân phải quan sát mây gió, sắc trời. Câu tục ngữ: “Thâm đông, hồng tây, dựng may,Ai ơi đợi đến ba ngày hãỵ đi”một kinh nghiệm quý báu của bà con đánh cá. Nhìn về phía đông, thấy mây, hay sắc trời đen lại, thâm đi; nhìn về phía tây có ráng đỏ, sắc trời hồng lên, đồng thời gió may thoảng lên, nổi lên, dựng lên là trời sắp có bão, không thể ra khơi được. Phải “đợi đến ba ngày” rồi mới được ra khơi, mới “hãy đi”. Có thế mới an toàn. Con chuồn chuồn là “cái máy” dự báo thời tiết linh nghiệm. Tháng 7 ở miền Bắc nước ta mưa bão, lũ lụt nhiều. Nhìn thấy chuồn chuồn bay cao hay thấp, bay ít hay nhiều đều có thể cảm nhận được thời tiết. Những ngày tháng bảy âm lịch, gió heo may nổi lên, chuồn chuồn động tổ bay ra nhiều, bay rối rít loạn xạ cả lên, vậy là dự báo trời sắp có bão. Con chuồn chuồn bé nhỏ là bạn thân thiết cùa nhà nông. Chuồn chuồn mách bảo để lo việc đồng áng: “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm” hoặc: “Chuồn chuồn bay thấp mưa ngập bờ ao, Chuồn chuồn bay cao mưa rào lại tạnh"

9 tháng 2 2018

MB:

- Dẫn nhập vào đề

- Trích lại đề

- Khái quát về vấn đề

TB:

a, Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn , ổn định , có nhịp điệu , giàu hình ảnh:

Dẫn chứng : Nhất thì ,nhì thục Tấc đất tấc vàng .........

Phân tích: Số tiếng, gieo vần, ngắt nhịp, hình ảnh của câu tục ngữ

b,Tục ngữ thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất:

- Về thiên nhiên:

+ Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng

Ngày tháng 10 chưa cười đã tối

+ Mau sao thì sáng, vắng sao thì mưa

+ Ráng mỡ gà có nhà thì giữ

+ Tháng 7 kiến bò , chỉ lo lại lụt

-> Phân tích ( đã học ở tục ngữ về thiên nhiên: chỉ cần nghĩa đen và ngĩa bóng)

................

- Về lao động, sản xuất:

+ Nhất canh trì, nhị canh viêb, tam canh điền

+ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống

+ Khaoi ruộng lạ, mạ ruộng quen

-> Phân tích ( Đã học ở tục ngữ về lao động và sx : nghĩa đen và bóng thui)

KB:

Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề

Suy nghĩ của bản thân

9 tháng 2 2018

Câu hỏi của Anh - Ngữ văn lớp 7 | Học trực tuyến

Trong đời sống, lao động học tập, ông cha ta – những thế hệ đi trước đã có những kinh nghiệm, những đúc kết lâu đời mà nó đã được khẳng định, liên hệ với thực tế qua nhiều thế hệ. Những đúc kết, kinh nghiệm đó đã được thể hiện dưới những câu nói hằng ngày, mang tính chất đơn giản. Qua thời gian, nhờ sự sáng tạo của nhân dân, những câu nói thường ngày đó đã được thể hiện, bộc lộ dưới những câu từ vần điệu, âm sắc, ngắn gọn, giàu hình ảnh và có tính biểu trưng cao, phổ biến trong nhân gian. Đó là “kho báu văn học dân gian: Tục ngữ”, giúp chúng ta vận dụng trong đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói ở mọi lúc, mọi nơi. Chúng như lời gợi ý, sự trợ giúp giúp chúng ta có thể định hướng được con đường đúng đắn, hợp lí nhất. Tục ngữ dân gian Việt Nam chia làm nhiều nhóm như tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất ; tục ngữ về con người xã hội...Và nội dung rất nhiều câu tục ngữ thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về tự nhiên vào lao động sản xuất. Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian gồm những câu nói ngắn gọn, có vần điệu, có hình ảnh, dễ nhớ, dễ thuộc. Mỗi câu tục ngữ đều dùng hình ảnh, sự việc, hiện tượng cụ thể để nói lên ý niệm trừu tượng, dùng cái cá biệt để nói lên cái phổ biến vì vậy ở mỗi câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen (nghĩa hẹp) và nghĩa bóng (nghĩa rộng). Cái cụ thể, cá biệt tạo nên nghĩa đen; cái trừu tượng, phổ biến tạo nên nghĩa bóng. Đặc biệt là ở những câu tục ngữ nói về quan niệm, lối sống và đạo đức của nhân dân: "Môi hở răng lạnh", "Chó cắn áo rách", "Đục nước béo cò", "Năng nhặt chặt bị"... Hình ảnh trong tục ngữ là những hình ảnh từ cuộc sống phong phú nhiều màu, nhiều vẻ được nhân cách hóa rất linh hoạt và sinh động: "Đũa mốc chòi mâm son", "Khố son bòn khố nâu"... hầu hết các câu tục ngữ đều có vần, nhiều nhất là vần lưng nên nhịp điệu nhanh, mạnh, vững chắc : "Được làm vua, thua làm giặc", "Trăng mờ tốt lúa nỏ, trăng tỏ tốt lúa sâu", "Chê thằng một chai, lấy thằng hai nậm", "Gái một con trông mòn con mắt"... còn những câu không vần thường giữ được tính chất nhịp nhàng theo cách cấu tạo cân đối của các vế: "Già néo đứt dây", "Vỏ quýt dầy có móng tay nhọn". Cũng có những câu không vần, không đối nhưng vẫn giầu chất nhạc, chất hàm súc của thơ: "Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết", "Nằm trong chăn mới biết chăn có rận", "Dao sắc không gọt được chuôi"...Phần lớn các câu tục ngữ có hình thức ngắn, là những câu rút gọn: “Tre già măng mọc”, “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Tuy có hình thức ngăn gọn, nhưng mỗi câu tục ngữ là một câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp, diễn đạt một ý trọn vẹn. Nghệ thuật tục ngữ biểu hiện đầy đủ lối suy nghĩ dân gian của dân tộc về giới tự nhiên và đời sống xã hội đồng thời cũng biểu hiện cách nói của dân tộc ta qua nhiều thế hệ, trong tiến trình lịch sử lâu dài. Tục ngữ thiên về lý trí, đúc kết kinh nghiệm về cuộc sống, tục ngữ của người Việt thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về tự nhiên vào lao động sản xuất. Đã từ lâu thiên nhiên là đối tượng không thể tách rời với cuộc sống lao động và sinh hoạt của con người. Việc sản xuất nông nghiệp luôn gắn chặt với từng sự thay đổi của thiên nhiên. Vì vậy, việc khám phá và tìm hiểu một cách cụ thể, chính xác tự nhiên để từ đó con người có những cách ứng xử, biến đổi và cải tạo thiên nhiên nhằm phát triển cuộc sống của mình ở mức cao hơn. Người Việt từ đó có thể cùng chung sống với thiên nhiên mà không hề bị lệ thuộc vào nó, thông qua những công việc hàng ngày con người đã quan sát, đúc kết cho mình và những thế hệ đời sau những kinh nghiệm và bài học vô cùng quý báu để con người có thể ứng dụng một cách linh hoạt và sáng tạo trong cuộc sống của mình ở từng thời kỳ và thời điểm khác nhau. Thời tiết luôn là một trong những nhân tố tác động trực tiếp đến năng suất và sản lượng cây trồng và vật nuôi. Nếu không nắm bắt được những quy luật của thời tiết thì dù người lao động có bỏ ra công sức bao nhiêu cũng không thể thu về lợi ích cho mình. Và vì thế, từ buổi bình minh của loài người, người Việt đã đúc kết ra những kinh nghiệm dự báo thời tiết cho mình dựa trên những yếu tố như chiêm nghiệm bằng thời gian, những triệu chứng báo trước của thiên nhiên, qua việc quan sát động thực vật để từ đó ứng dụng và ứng phó với tự thay đổi của thiên nhiên để canh tác nông nghiệp, phát triển sản xuất. Mưa nắng là chuyện của trời, là hiện tượng thiên nhiên. Lên rừng, xuống biển, cày cấy, gặt hái,… phải chủ động, phải dự đoán, dự báo được thời tiết. “Nhiều sao thì nắng, vắng sao thì mưa”. Chỉ có tám chữ, với cách nói vần vè mà nêu lên một kinh nghiệm quý báu. Về mùa hè, nhìn lên bầu trời đêm, thấy sao chi chít lấp lánh sáng. Trời có trong, đêm có thanh mới có hiện tượng “nhiều sao”, ta có thể biết ngày mai, ngày kia sẽ nắng. Nếu trái lại, không có sao, “vắng sao”, chỉ lưa thưa sao thì có thể ngày mai, ngày kia sẽ mưa. Đó là kinh nghiêm nhìn sao mùa hè mà đoán mưa, nắng. Còn về mùa đông, thì trái lại, ngược lại: “Nhiều sao thì mưa, thưa sao thì nắng”. Mây, ráng, cây cỏ, chim muông, con người… đều có mối “liên hệ” tự nhiên với hiện tượng mưa nắng: “Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa”, “Ráng vàng thì nắng, ráng trắng thì mưa”, “Mùa hè đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa”. Có lúc nhân dân ta lại nhìn chim để dự đoán thời tiết. Câu tục ngữ: “Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa”. Chim thì bay, cá thì nhảy. Cũng có lúc chim tắm, quy tắm, sáo tắm. Chim xòe cánh ra, chúc đầu xuống nước, cánh vỗ làm nước bắn tung tóe lên, lấy mỏ rỉa lông, rỉa cánh. “Ráo” nghĩa là khô ráo, nắng ráo. Hẽ nhìn thấy : quạ tắm thì biết là trời còn nắng dài ngày; và nhìn thấy sáo tắm biết được trời mưa. Đó là kinh nghiêm của bà con ờ vùng trung du và đồng bằng. Ở miền Duyên hải, ngư dân lại có nhiều kinh nghiệm khác về thời tiết. Ra khơi đánh cá cần có biển lặng, sóng êm, may mắn gặp luồng cá. Chuẩn bị thuyền lưới, thức ăn nước uống, đi khơi đi lộng, ngư dân phải quan sát mây gió, sắc trời. Câu tục ngữ: “Thâm đông, hồng tây, dựng may,Ai ơi đợi đến ba ngày hãỵ đi”một kinh nghiệm quý báu của bà con đánh cá. Nhìn về phía đông, thấy mây, hay sắc trời đen lại, thâm đi; nhìn về phía tây có ráng đỏ, sắc trời hồng lên, đồng thời gió may thoảng lên, nổi lên, dựng lên là trời sắp có bão, không thể ra khơi được. Phải “đợi đến ba ngày” rồi mới được ra khơi, mới “hãy đi”. Có thế mới an toàn. Con chuồn chuồn là “cái máy” dự báo thời tiết linh nghiệm. Tháng 7 ở miền Bắc nước ta mưa bão, lũ lụt nhiều. Nhìn thấy chuồn chuồn bay cao hay thấp, bay ít hay nhiều đều có thể cảm nhận được thời tiết. Những ngày tháng bảy âm lịch, gió heo may nổi lên, chuồn chuồn động tổ bay ra nhiều, bay rối rít loạn xạ cả lên, vậy là dự báo trời sắp có bão. Con chuồn chuồn bé nhỏ là bạn thân thiết cùa nhà nông. Chuồn chuồn mách bảo để lo việc đồng áng: “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm” hoặc: “Chuồn chuồn bay thấp mưa ngập bờ ao, Chuồn chuồn bay cao mưa rào lại tạnh"

4 tháng 2 2021

Gồm có 2 luận cứ chính và mình đã đưa ra dẫn chứng cụ thể rồi bạn:

Phân tích nội dung từng câu tục ngữ:– Các câu tục ngữ này đều được người đời xưa đúc kết có cơ sở thực tiễn là dựa trên quan sát, trải nghiệm thực tế

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối. (1)

-Câu tục ngữ chỉ tháng năm đêm ngắn, ngày thì dài còn tháng mười ngày ngắn, đêm dài. Muốn nói đến hiện tượng đối lập, ngược thời tiết giữa mùa đông và mùa hè, sự chênh lệch giữa đêm và ngày.

-Dựa vào kinh nghiệm quan sát này, người ta chú ý phân bố thời gian biểu làm việc cho phù hợp giữa ngủ nghỉ và làm việc. Sao cho hợp thời tiết và đạt được hiệu quả.

-Đối với người nông dân thì câu tục ngữ giúp họ ý thức về thời gian làm việc theo mùa vụ, có những hoạt động nông nghiệp hợp lý.

Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. (2)

-Câu tục ngữ có nội dung là khi thấy trời nhiều (dày) sao hôm sau sẽ nắng, khi trời không có hoặc ít (vắng) sao thì sẽ mưa.

-Đúc kết kinh nghiệm của người xưa để dự báo thời tiết, đoán mưa nắng, rất cần cho công việc sản xuất nông nghiệp và mùa màng, phân bố công việc cho hợp lý tránh để thời tiết làm hỏng mùa vụ.

-Giá trị của kinh nghiệm câu tục nữ thể hiện là nhìn sao có thể đoán trước được thời tiết để sắp xếp công việc.

Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ. (3)

-Câu tục ngữ mang ý nghĩa là khi có ráng mỡ gà chính là sắc màu phía chân trời do ánh mặt trời chiếu vào có sắc vàng nhìn tựa như mỡ gà thì sẽ có mưa bão lớn. Vì vậy phải chú ý chống bão cho nhà cửa.

-Giá trị kinh nghiệm là nhắc nhở ý thức phòng chống bão lụt.

Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt. (4)

-Câu tục ngữ có nội dung: Vào tháng bảy, nếu thấy kiến di chuyển (bò) thường lên vị trí cao hơn thì khả năng trời sắp có mưa lớn và lụt lội xảy ra.

-Cơ sở thực tiễn đó là: Kiến là loại côn trùng nhạy cảm, khi sắp có mưa lụt, chúng thường di chuyển tổ lên chỗ cao tránh lụt lội, vì vậy chúng bò ra khỏi tổ.

-Giá trị kinh nghiệm câu tục ngữ được đúc kết từ quan sát thực tế, nó nhắc nhở về ý thức phòng chống bão lụt, loại thiên tai thường gặp ở nước ta vào mùa mưa.

Tấc đất, tấc vàng. (5)

-Câu tục ngữ muốn so sánh giá trị của tất đất quý như vàng. Tấc là muốn tính đơn vị rất nhỏ để nói về đơn vị đo đất. Vàng là kim loại quý giá người ta dùng cân tiểu li để cân đong.

-Cơ sở thực tiễn của câu tục ngữ là: Đất quý như vàng vì đất có khả năng nuôi sống con người, nơi con người cư trú cũng như nơi nuôi dưỡng động, thực vật, tiềm năng của đất là vô hạn, khai thác mãi không bao giờ vơi cạn.

-Trong một đất nước nông nghiệp như nước ta thì đất luôn được đề cao giá trị, phê phán việc lãng phí đất (bỏ ruộng hoang, sử dụng đất không hiệu quả).

Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền. (6)

-Nội dung câu này nói về giá trị kinh tế khi khai thác ao, vườn, ruộng. Cũng như sự khó khăn theo cấp độ khai thác kinh tế theo từng địa hình, kĩ thuật canh tác rất khác nhau. Ruộng thì phổ biến chỉ để cấy lúa hay trồng cây lương thực, hoa màu. Vườn thì trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ…. Ao nuôi cá,…. Ông cha ta đã có những đúc kết về kinh nghiệm đánh giá giá trị kinh tế cũng như độ khó của việc canh tác các mô hình.

-Áp dụng câu tục ngữ để khai thác tốt điều kiện tự nhiên, làm ra nhiều của cải vật chất.

Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. (7)

-Câu tục ngữ nói về vai trò của các yếu tố trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt là trồng lúa nước của nhân dân ta.

-Yếu tố nước phải là yếu tố quan trọng hàng đầu vì đặc thù trong nông nghiệp lúa nước, nếu bị úng, hay bị hạn, mùa vụ có thể bị thất thu hoàn toàn. Sau đó là vai trò quan trọng của phân bón để cung cấp dinh dưỡng cho cây. Yếu tố công chăm bón, sự cần cù, tích cực chỉ đóng vai trò thứ ba. Giống đóng vai trò thứ tư trong việc tạo ra mùa màng bội thu. Có thể thấy cả 4 yếu tố đều quan trọng và không thể thiếu bất cứ cái nào.

-Câu tục ngữ nhắc nhở người nông dân phải đầu tư vào tất cả các khâu, nhưng cũng phải chú ý ưu tiên những yếu tố quan trọng, không tràn lan, tránh lãng phí không cần thiết.

Nhất thì, nhì thục. (8)

-Câu tục ngữ nêu vai trò của việc trồng trọt đúng thời vụ (kịp thời) là hàng đầu. Sau đó mới là yếu tố làm đất kĩ, cẩn thận sẽ giúp cây trồng dễ dàng lấy được chất dinh dưỡng cũng như đất không bị cằn cỗi. Thời vụ liên quan đến thời tiết, nắng mưa, nếu sớm quá, muộn quá thì cây trồng sẽ bị ảnh hưởng và có khi không cho sản phẩm dẫn đến mất mùa.

-Câu tục ngữ muốn nhắc nhở người làm nông nghiệp về vấn đề thời vụ và việc chuẩn bị đất kĩ trong canh tác là hai yếu tố quan trọng trong trồng trọt.

Đặc điểm hình thức của tục ngữ:-Đặc điểm nổi bật của những câu tục ngữ trên là ngắn gọn. Mỗi câu tục ngữ có một số lượng từ không nhiều. Có câu rất ngắn chỉ có 4 tiếng như câu: Tấc đất, tấc vàng; Nhất thì, nhì thục.

-Các câu tục ngữ thường có vần, nhất là vần lưng. Ví dụ: nhất thì, nhì thục; Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa;

-Các vế trong câu đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung.

-Câu tục ngữ nói về thiên nhiên và con người thường rất nhiều hình ảnh so sánh, ẩn dụ và hàm súc về ý nghĩa: chưa nằm, chưa cười, các hình ảnh thiên nhiên như sao, ráng, đất, vàng,…. Câu có lập luận chặt chẽ, ngắn gọn.