K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 10 2019

Vẻ đẹp trang trọng, phúc hậu, khiến thiên nhiên tạo hoá chấp nhận chung sống thuận hoà -> dự báo số phận êm đềm, hạnh phúc.

26 tháng 10 2019

Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du không còn là cái tên xa lạ đối với mỗi chúng ta.Nhớ đến ông là nhớ đến tác phẩm "Truyện Kiều" - một kiệt tác của nền văn học nước nhà. Trong tác phẩm, Nguyễn Du không chỉ miêu tả vẻ đẹp "nghiêng nước nghiêng thành" của Thúy Kiều mà ông còn khắc họa vẻ đẹp mang nét riêng biệt của Thúy Vân qua bốn câu thơ:

"Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da".

Chỉ bằng vài nét chấm phá tinh tế mà tác giả đã phác họa được chi tiết vẻ đẹp của một "tuyệt thế giai nhân", một thiếu nữ "sắc nước hương trời". Khác với vẻ đẹp "sắc sảo", "mặn mà" của Thúy Kiều, Thúy Vân lại mang vẻ đẹp "trang trọng". Đó là vẻ đẹp toát tên từ con người cao sang, đứng đắn và quý phái ít ai có được. Thúy Vân có vẻ đẹp hài hòa từ ngoại hình đến tính cách, mỗi nét trên gương mặt của nàng đều thể hiện điều đó. Khuôn mặt Vân tròn đầy và hiền dịu như ánh trăng đêm rằm. Nằm dưới đôi lông mày dài, hơi đậm là một đôi mắt đẹp được ví với "mắt phượng mày ngài". Thanh Tâm Tài Nhân đã miêu tả rằng: "Thúy Kiều mày nhỏ mà dài, mắt trong mà sáng, mạo như trăng thu, sắc tựa hoa đào. Còn Thúy Vân thì tinh thần tĩnh chính, dung mạo đoan trang, có một phong thái riêng khó mô tả". Nụ cười của nàng tươi tắn như những bông hoa đang khoe sắc hương thơm ngát, giọng nói của nàng ngọt ngào, êm dịu và trong trẻo, thánh thót như tiếng rung của ngọc. Nguyễn Du miêu tả những chi tiết ấy nhằm mục đích làm nổi bật, nhấn mạnh đến vẻ đẹp phúc hậu, cốt cách thanh tao, trong trắng và sự đoan trang của Thúy Vân.

Bút pháp tiêu biểu của văn học trung đại là bút pháp ước lệ tượng trưng. Nguyễn Du đã sử dụng triệt để bút pháp này để đặc tả vẻ đẹp của Thúy Vân. Nhà thơ đã lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cho vẻ đẹp của con người. Vẻ đẹp của Thúy Vân khiến thiên nhiên phải "thua", phải "nhường".Biện pháp nhân hóa làm thiên nhiên cũng có hành động như con người đã khiến bạn đọc nhận thấy dường như tạo hóa đang cúi đầu e lệ trước vẻ đẹp "quốc sắc thiên hương" của nàng. Vẻ đẹp chân thực ấy khiến chúng ta thêm yêu quý và trân trọng. Mây của thiên nhiên thua nàng cả về màu sắc đen óng và mềm mượt của mái tóc. Tuyết ngoài bầu trời có sẵn màu trắng tinh khôi mà cũng không thể sánh được với làn da mịn màng như ngọc ngà của Thúy Vân.

Sắc đẹp viên mãn của Vân được so sánh với "trăng", "hoa", "mây", "tuyết", "ngọc", đó đều là những vẻ đẹp cao quý của thiên nhiên. Nguyễn Du như một nhà họa sĩ tài ba đã phác thảo nên điểm nổi bật về chân dung Thúy Vân. Ẩn chứa đằng sau bức họa ấy là thái độ ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp người phụ nữ của tác giả. Hai từ ngữ "trang trọng" và "đoan trang" đã gợi tả được cái "thần" trong bức chân dung người giai nhân. Đồng thời, vẻ đẹp dịu hiền, phúc hậu thể hiện qua các đường nét như khuôn mặt, mái tóc, nụ cười, giọng nói, làn da cũng ẩn dụ cho cuộc đời của nàng về sau sẽ bình lặng, êm đềm, không gặp phải nhiều tai ương, trắc trở. Đó cũng là niềm mong muốn của tác giả bởi ông luôn có tấm lòng nhân đạo đối với con người, đặc biệt là người phụ nữ. Ông đã đau xót mà thốt lên rằng:

"Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh như là lời chung".

Khắc họa vẻ đẹp phúc hậu khiến thiên nhiên phải lùi bước, nhường nhịn cũng là dụng ý, là mong ước của Nguyễn Du dành cho số phận của Thúy Vân sẽ không gặp phải bất hạnh như người chị của mình.

Đoạn thơ đã khép lại nhưng người đọc không thể quên hình ảnh một Thúy Vân mang vẻ đẹp "trang trọng khác vời" được Nguyễn Du khắc họa bằng những từ ngữ tinh tế, hàm súc. Thời gian trôi đi tính đến nay cũng đã khoảng hai thế kỉ nhưng những vần thơ của ông luôn được bạn đọc các thế hệ khắc ghi. Và những sự khắc ghi đó cũng là câu trả lời cho nỗi băn khoăn của đại thi hào lúc sinh thời:

"Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như"

#Trang

30 tháng 5 2021

THAM KHẢO

-Nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua đoạn trích Chị em Thuý Kiều là:

- Nghệ thuật ước lệ, bút pháp lí tưởng hoá.

- Nghệ thuật gợi tả: tác giả sử dụng nhiều phép ẩn dụ, điển tích điển cố, thành ngữ để miêu tả vẻ đẹp của hai chị em.

- Nghệ thuật đòn bẩy: Nguyễn Du miêu tả Vân trước rồi Kiều sau để làm nổi bật vẻ đẹp của Kiều: Vân hiện lên với qua đẹp ngoại hình qua bốn câu thơ. Còn Kiều mang cả vẻ đẹp ngoại hình, tài năng phẩm chất và tâm hồn qua 12 câu thơ. ( dung lượng câu thơ lớn cùng nghệ thuật đòn bẩy cho thấy dụng công của Nguyễn Du nhằm làm nổi bật vẻ đẹp của Kiều)

7 tháng 2 2022

Tham Khảo 

Quan phụ mẫu ngồi trong đình vững chãi cao ráo, an toàn, có người gãi chân kẻ quạt mát, kẻ chực chầu điếu đóm, các tay chân ngồi hầu bài.

=> Chứng tỏ một cuộc sống sang trọng xa hoa rất cách biệt với cuộc sống lầm than cơ khổ của nhân dân

Quan chỉ mê bài, đáng lẽ phải tắm mưa gội gió đứng trên đê đốc thúc thì quan lại ngồi chơi bài tổ tôm nhàn nhã có kẻ hầu người hạ, ngài mà còn dỡ ván bài hay chưa hết hội thì dầu trời long đất lở, đe vỡ dân trôi ngài cũng thây kệ.Quan gắt khi có người báo tin đe vỡ- Mặc kệ. Quan đỏ mặt tía tai đòi cách cổ bỏ tù những người dân báo tin đe vỡ, và ra lệnh đuổi cổ nó ra.Y tiếp tục đánh đến khi ù thông tôm chi chi nảy mặc cho dân rơi vòa cảnh đe vỡ, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng lúa má ngập hết. Kẻ sống không chỗ ở kẻ chết không nơi chôn, tình cảnh thảm sầu kể sao cho xiết.

=> Hai cảnh tượng hoàn toàn đối lập nhau. Nghệ thuật tương phản được tác giả vận dụng rất khéo léo.

21 tháng 1 2019

http://www.zuize.vn/cat/anh-che-doremon.html

27 tháng 10 2017

1. Mở đoạn:

- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du

2. Thân đoạn :

a. Chân dung của Thuý Vân:

- Bằng bút pháp ước lệ, biện pháp nghệ thuật so sánh ẩn dụ gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng của người thiếu nữ.

- Chân dung Thuý Vân là chân dung mang tính cách, số phận. Vẻ đẹp của Vân tạo sự hài hòa, êm đềm với xung quanh. Báo hiệu một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.

b. Chân dung Thuý Kiều:

- Vẫn bằng bút pháp ước lệ, nhưng khắc tả Vân tác giả đã dành một phần để tả sắc, còn hai phần để tả tài năng của nàng. Vẻ đẹp của Kiều là vẻ đẹp của cả sắc, tài, tình.

- Chân dung của Kiều cũng là chân dung mang số phận. Dự cảm một cuộc đời nhiều biến động và bất hạnh.

3. Kết đoạn:

- Khẳng định lại về tài năng miêu tả nhân vật của Nguyễn Du.

8 tháng 2 2017

Xem lại bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng.

13 tháng 10 2021

Câu thơ mở đầu: “Vân xem trang trọng khác vời” đã giới thiệu khái quát vẻ đẹp của Thúy Vân: một vẻ đẹp cao sang, quí phái.

Khi gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật: Bút pháp ước lệ tượng trưng, phép ẩn dụ, nhân hoá: “khuôn trăng”, “nét ngài”, “hoa cười ngọc thốt, “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”

=> Vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu; tính cách thì đoan trang, thùy mị: khuôn mặt đầy đặn, tươi sáng như trăng đêm rằm;lông mày sắc nét như mày ngài; miệng cười tươi thắm như hoa; giọng nói trong trẻo thốt ra từ hàm răng ngọc ngà là những lời đoan trang, thùy mị. Mái tóc của nàng đen mượt hơn mây, da trắng mịn màng hơn tuyết. Vẻ đẹp của Thúy Vân hài hòa với thiên nhiên – một vẻ đẹp tạo sự hòa hợp, êm đềm với xung quanh. Dự báo về một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.

Câu 2: Vì sao nhà thơ lại miêu tả Thúy Vân trước, Thúy Kiều sau?Câu 4: Tác gỉa đã sử dụng bút pháp nào để miêu tả nhân vật?Câu 5: Tại sao tác giả viết “hoa ghen”, “ liễu hờn”?Câu 6: Tìm một thành ngữ được sử dụng trong đoạn em vừa chép và nêu hiệu quả của việc sử dụng thành ngữ ấy?Câu 7: Xét theo cấu tạo, các từ “ sắc sảo”, “ mặn mà” thuộc kiểu từ gì? Hai từ đó có tác dụng gì trong việc miêu tả chân...
Đọc tiếp

Câu 2: Vì sao nhà thơ lại miêu tả Thúy Vân trước, Thúy Kiều sau?

Câu 4: Tác gỉa đã sử dụng bút pháp nào để miêu tả nhân vật?

Câu 5: Tại sao tác giả viết “hoa ghen”, “ liễu hờn”?

Câu 6: Tìm một thành ngữ được sử dụng trong đoạn em vừa chép và nêu hiệu quả của việc sử dụng thành ngữ ấy?

Câu 7: Xét theo cấu tạo, các từ “ sắc sảo”, “ mặn mà” thuộc kiểu từ gì? Hai từ đó có tác dụng gì trong việc miêu tả chân dung Thúy Kiều?

Câu 8: Em hiểu như thế nào về ý nghĩa hai hình  ảnh “ làn thu thủy”, “ nét xuân sơn”?

Câu 9: Từ “hờn” trong câu thứ hai của đoạn thơ trên bị một bạn chép nhầm thành từ “buồn”. Em hãy giải thích ngắn gọn cho bạn hiểu rằng chép sai như vậy đã làm ảnh hưởng lớn đến ý nghĩa câu thơ.

Câu 10: Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của Thúy Kiều( khoảng từ 10 đến 15 câu ). Trong đoạn có một câu ghép đẳng lập (gạch một gạch dưới câu ghép đẳng lập đó).

0