K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 5 2019

rốt cuộc câu hỏi là gì :VVVV

2 tháng 5 2019

Câu hỏi là question chứ còn gì @@ 

1.1. Ở sách Ngữ văn 8, tập một, các em đã được rèn luyện viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (Bài 4) và viết bài văn bàn về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học (Bài 5). Bài 8 tập trung rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là bài văn thường tập trung làm sáng tỏ nội...
Đọc tiếp

1.1. Ở sách Ngữ văn 8, tập một, các em đã được rèn luyện viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (Bài 4) và viết bài văn bàn về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học (Bài 5). Bài 8 tập trung rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là bài văn thường tập trung làm sáng tỏ nội dung và ý nghĩa của một nhận định, một ý kiến về tư tưởng, tình cảm hay quan niệm về lối sống, cách ứng xử,... Đề văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí thường lấy một câu danh ngôn, tục ngữ, ca dao,... nào đó để nêu lên yêu cầu. Ví dụ:

Đề 1. Suy nghĩ về câu tục ngữ. "Chết trong còn hơn sống đục.".

Đề 2. Suy nghĩ về câu nói của danh tướng Trần Bình Trọng: "Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc.".

1.2. Để viết bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, các em cần chú ý:

- Tìm hiểu kĩ nội dung, ý nghĩa của tư tưởng, đạo lí được nêu trong đề.

- Trình bày rõ ý kiến (đồng tình hay phản đối) của người viết về tư tưởng, đạo lí ấy và lí giải vì sao.

- Tìm ý và lập dàn ý cho bài viết: Căn cứ vào đề bài để xác định cách tìm ý cho phù hợp (đặt câu hỏi hoặc suy luận)

- Sử dụng lí lẽ và bằng chứng phù hợp để làm rõ ý kiến, tăng sức thuyết phục cho bài viết

0
15 tháng 12 2016

a) 1d

2a

3c

4e

5b

b) mang theo truyện cổ tôi đi

nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa

vàng cơn nắng, trắng cơn mưa

con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi

đời ông cha với đời tôi

nhue con sông với chân trời đã xa

31 tháng 1 2017

cũng đươc đấy

9 tháng 12 2016

Nón lá là một loại nón đội đầu truyền thống của các dân tộc Đông Á và Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam. Nón thường được đan bằng các loại lá, cây khác nhau như lá cọ, rơm, tre, lá cối, lá hồ, lá du quy diệp chuyên làm nón, có dây đeo làm bằng vải mềm hoặc lụa để giữ trên cổ. Nón lá có nhiều loại: nón ngựa hay nón Gò Găng (Bình Định), nón quai thao (miền Bắc Việt Nam), nón bài thơ (Huế). Bên cạnh áo dài, nón lá được xem là "linh hồn" của người phụ nữ Việt, là vật bất ly thân của họ trong xã hội xưa. Chiếc nón lá giản dị và mộc mạc, che mưa che nắng cho người con gái trong lúc làm đồng áng, nón lá cũng làm tôn thêm vẻ đẹp duyên dáng đằm thắm của họ. Ngày nay, bên cạnh các loại nón khác đa dạng và tiện dụng hơn, nón lá vẫn đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống và tinh thần con người Việt.

10 tháng 12 2016

Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn lên nét đẹp của mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật rộng trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ đến trên vòng eo khiến cho người mặc có cảm giác thoải mái, lại tạo dáng thướt tha tôn lên vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bằng vài lụa mềm lại cũng vừa khiêu gợi vì nó làm lộ ra sống eo. Chính vì thế, chiếc áo dài mang tính cá nhân hóa rất cao, mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người và chỉ dành cho ngươi ấy, không thể là một công nghệ “sản xuất đại trà” cho chiếc áo dài. Người đi may được lấy số đo rất kĩ, khi may xong phải thử và chỉnh sửa lại thêm vài lần nữa thì mới hoàn thiện được.Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mĩ miều nhưng đằm thắm, là một phần tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt, là đặc trưng cho một quốc gia có người phụ nữ chịu thương chịu khó, luôn hy sinh, đứng phía sau để cổ động tinh thần cho nước nhà, cùng nhau hòa nhịp và phát triển. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023

Dàn ý:

1. Mở đầu: Giới thiệu về câu nói trong văn bản Bản đồ dẫn đường được chọn làm đề tài.

2.Thân bài:

- Nêu lí do lựa chọn câu nói làm chủ đề cho bài nói.

- Khẳng định sự tán thành với câu nói.

- Chứng minh:

+ Những điều xấu xa thường ở trong bóng tối (kẻ trộm, vi phạm pháp luật,...), các chú công an phải đi vào "bóng tối" mới có thể bảo vệ được bình yên cho người dân.

+ Đối với bản thân mỗi người: Để trả lời cho câu hỏi: "Tôi là ai? Tôi thích gì? Tôi muốn trở thành gì?" không thể tìm kiếm đáp án ở bên ngoài. Người khác có thể cho ta một câu trả lời hay gợi ý. Nhưng câu trả lời đó chỉ đúng khi tự ta cũng thấy nó hợp lí, tự ta thuyết phục được bản thân. Nghĩa là, ta vẫn phải đi vào "bóng tối" của nội tâm, soi xét và tìm ra câu trả lời.

3. Kết luận:

- Có những câu trả lời cần tìm ngoài ánh sáng, mà không thể tìm trong bóng tối; Nhưng cũng có những câu trả lời bắt buộc chỉ có thể tìm được trong bóng tối.

- Kêu gọi mỗi người tự tin đi vào "bóng tối" của bản thân mình.

12 tháng 5 2021

TK:

      Trong bữa cơm chiều của gia đình, em đang ngồi ăn rất bình thường thì cậu em trai cứ tiến đến phá.Nó chỉ kém em hai tuổi nhưng lại rất trẻ con và quậy phá. Bữa đến nó không chịu ăn lại còn tới nhõng nhẽo với em rằng phải làm cái này cái kia cho nó. Em đang buồn vì bài toán vừa rồi làm không được tốt thì cái việc làm của nó khiến cho em khó chịu vô cùng. Em không trả lời những câu hỏi của nó nên nó tức giận và ném vào người em một cái ô tô đồ chơi nhỏ. Thật sự thì em cũng không đau là mấy nhưng em cảm thấy rất bực mình nên em chạy lại đánh cậu em trai một cái vào lưng thật đau. Cái đấy ấy vừa là chút giận vừa giận cá chém thớt.

         Nó khóc thét lên, mũi dãi chảy ròng ròng, trông nó khóc em lại hối hận vì đánh nó quá đau. Em vừa hối hận lại vừa lo sợ. Bố em đang ăn cơm bỗng đứng phắt dậy, mắt trợn lên vừa ngạc nhiên lại vừa bực mình. Bố cầm lấy chiếc đũa đang ăn dở và chạy đến đánh vào tay em vài cái. Em không dám nhìn vào bàn tay mình, nơi những chiếc đũa đang đánh từng nhịp một cách tê tái. Em cũng không dám nhìn vào đôi mắt giận dữ của bố, em chỉ biết cúi gầm. Trong lúc bố đánh em thì mẹ chạy đến ôm thằng em trai em vào lòng vỗ về, an ủi. Tự dưng trong lòng em thấy tủi thân vô cùng. Bữa cơm chiều hôm ấy vì hai chị em em mà tan tành, bố chẳng muốn ăn nữa vì bực mình. Mẹ cũng chán mà dọn đi. Em cũng nhịn đói luôn. Bữa nay cuối tuần cứ tưởng cả nhà được khoảng thời gian nghỉ ngơi vui vẻ bên nhau nhưng không ngờ lại thành ra như thế,

           Đó là lần đầu tiên em thấy bố mẹ em giận dữ như thế, mẹ không đánh em nhưng mẹ cũng không mắng không nói với em nửa lời nào. Thằng em trai nhìn em bằng ánh mắt đầy sợ hãi. Em thấy hối hận vô cùng.

12 tháng 5 2021

tk 

Mỗi chúng ta ai cũng từng một lần phạm sai lầm. Dù vô tâm hay cố ý, sai lầm ấy đều có thể làm tổn thương đến những người xung quanh. Ngày còn bé, em cũng từng gây ra một lỗi lầm mà đến tận bây giờ, em vẫn còn nhớ như in. Đó là một hành động ngang bướng trong bữa cơm chiều của gia đình em.

Suốt một ngày dài, điều em mong chờ nhất chính là bữa cơm sum họp mỗi buổi chiều. Khi ấy, cả nhà em sẽ quây quần bên mâm cơm, ấm áp và vui vẻ. Khi ấy, em học lớp 3, tiếng trống tan trường vừa vang lên, em liền tạm biệt các bạn để về nhà. Cánh cổng nhà thân quen hiện ra trước mặt, em tung tăng nhảy chân sáo vào nhà. Nhưng ngoài sự trông mong của em, bố mẹ em đều không ở nhà. Thay vào đó, em thấy chiếc làn màu đỏ lấm chút bùn đất để ngoài cửa, bên cạnh còn có một quả bưởi to. Em xịu mặt xuống. Đúng lúc đó, bà ngoại xuất hiện trước mắt em, bà mặc bộ quần áo màu nâu đã bạc, khuôn mặt đầy nếp nhăn nở một nụ cười:

- An đã về rồi à con? Bà nấu cơm xong rồi, đợi bố mẹ về là dọn cơm ăn ngay.

Em trai cũng không ở nhà nên em cho rằng bố mẹ đã đưa nó đi chơi, cảm giác ghen tị khiến em nảy sinh thái độ xấu, em không tả lời bà mà đi thẳng vào phòng.

Một lát sau, bố mẹ về, em trai em cầm trong tay con gấu nhỏ, cười toe toét. Cho rằng mình đã đoán đúng, mẹ có nói thế nào em cũng không ra giúp bà dọn cơm. Bà ngoại thấy thế chỉ cười hiền hậu, bà bảo cứ để bà làm, không mấy khi bà lên nhà em. Cả bữa cơm, em chỉ giữ khư khư cái bát, bố mẹ chỉ chăm lo dỗ dành em trai đang khóc vì nó không chịu ăn. Bà ngoại cứ liên tục bảo em đưa bát bà gắp thêm cái này cái kia. Tiếng gào khóc của trẻ con và những lời dỗ dành ngon ngọt của bố mẹ cứ đan xen. Lúc bà định lấy bát em để thêm cơm, em chợt gạt phắt tay bà ra, bát cơm rơi xuống đất, “choang” một cái vỡ tan, những hạt cơm trắng rơi vương vãi khắp mặt đất.

Đôi đũa gỗ cũng bắn xuống, một cái rơi ở trên mâm cơm, một cái rơi xuống đất. Đôi tay gầy guộc của bà ngoại đang giơ lên chợt run run. Em trai em nín khóc, không khí bàn ăn bỗng trầm hẳn xuống. Rồi mẹ vung tay “chát”, má bên phải em chợt đau nhói. Em nhìn chằm chằm mẹ, hét lên:

- Con ghét mẹ, ghét em, ghét tất cả mọi người.

Rồi đứng dậy chạy vào phòng đóng chặt cửa. Mặc kệ bụng đói, em ngồi trên giường, uất ức khóc. Khóc đến khi mệt lả người, em ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Nửa đêm, em mơ màng thấy cửa phòng mở, bà ngoại bưng một bát cháo nóng hổi, lay em dậy. Bà ân cần bảo:

- Dậy ăn cháo rồi ngủ, bụng đói đi ngủ sẽ bị đau dạ dày.

Lúc ấy, sự bướng bỉnh đã dịu xuống, em chợt thấy mình đã hỗ với bà nên ôm bà khóc nấc lên. Bà vuốt mái tóc mềm mại của em, hình như bà thở dài. Bà bảo em trai đang ốm nên bố mẹ đưa nó đi khám, nó khóc không chịu ăn nên mẹ mới tức giận như vậy, mẹ không cố ý đánh em. Em chợt thấy ân hận vô cùng, lí nhí xin lỗi bà vì thái độ của mình.

Đêm hôm ấy, bà ôm em ngủ. Em càng hối hận hành động của mình với bố mẹ, với em trai và với bà ngoại. Em rụt rè xin lỗi mẹ, mẹ cũng ôm em, vỗ về. Em vẫn nhớ khi ấy mẹ nói:

- Mẹ đánh con, mẹ xin lỗi. Bà ngoại lặn lội từ quê lên để chăm sóc con, sợ em ốm bố mẹ sẽ không để ý đến con. Con không được hư như thế với bà.

Lời dặn ấy đã in sâu vào tâm trí em. Sau đó, em ngoan ngoãn và hiểu chuyện hơn. Mọi người không bao giờ nhắc lại câu chuyện nhưng bữa cơm chiều hôm ấy vẫn mãi mãi là kí ức khó quên đối với em, nhắc nhở em về một lỗi lầm mà mình đã gây ra. 

 

31 tháng 3 2023

Ngồi thẳng, mắt cách máy 30-40cm

8 tháng 11 2017

        Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình. Đây là câu nói rất hay mà Bác Hồ đã dành tặng cho tầng lớp thiếu niên chúng em, ý nhắc bảo chúng em: chúng em vân còn nhỏ hãy tập trung học tập thật tốt là sẽ trở thành một con người tốt. Là một thành viên trong đoàn trường, em càng phấn đấu mình hơn để có thể làm tấm gương cho các bạn noi theo. Em cố gắng học tập một cách chăm chỉ nhất, làm mọi công việc theo quy định của trường lớp đã đề ra. Hằng ngày, em vẫn thường đốc thúc các bạn đi học và làm bài tập đầu đủ. Trong lớp em thường xuyên giơ tay phát biểu, xây dựng bài. Những lúc cô giảng, em chăm chú nghe một cách say sưa như nghe những câu chuyện của bà vậy. Em rất mong mình có thể là một tấm gương để mọi người noi theo.

cụm danh từ: Là một thành viên trong đoàn trường, một con người tốt.

danh từ : bạn tự tìm nhé.

8 tháng 11 2017

Nam Á là một khu vực có địa hình gồm 3 miền cơ bản. Ở phía Bắc với dãy núi Hi - ma - lay - a hùng vĩ, tạo nên khung cảnh tuyệt vời như bức tranh sơn thủy hữu tình tràn ngập ánh sáng cho nơi đây, thứ ánh sáng huyền ảo trên đỉnh Ê - vơ - ret tràn xuống các làng quê dưới chân núi như một sự ban tặng vô điều kiện. Phía Nam là cao nguyên Đê - can - một cao nguyên thấp, tương đối bằng phẳng. Hai bên rìa Tây và Đông có hai dãy Gát Tây và Gát Đông, đúng như tên gọi, 2 dãy núi này bị cắt xẻ và không bằng phẳng chút nào. Nằm giữa chân núi Hi - ma - lay - a và cao nguyên Đê - can là đồng bằng Ấn - Hằng -một đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu. Nhưng thật tiếc, bức tranh thiên nhiên tươi đẹp này lại thiếu những miền trung du uốn lượn như Phú thọ xanh ngàn với miền trung du trải rộng bát ngát ở Việt Nam.

I. Hướng dẫn chuẩn bị bài

Đề bài: Loài cây em yêu

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

a.

- Đề yêu cầu viết về: một loài cây mà em yêu thích.

- Đối tượng: loài cây

- Tình cảm: yêu mến, thích thú

b.

- Loài cây em yêu: lựa chọn một loài cây gần gũi, quen thuộc.

- Lý do yêu thích: loài cây đó có lợi ích cho quả ngon, bóng mát và quan trọng là tình cảm đặc biệt (gắn với kỉ niệm tuổi thơ…)

2. Lập dàn bài

a. Mở bài: Giới thiệu về loài cây mà em yêu thích (tên gọi, lý do yêu thích)

b. Thân bài

- Miêu tả đôi nét về đặc điểm của loài cây:

Hình dáng của cây: cao lớn hay thấp bé.Hoa của cây: nở vào tháng mấy, màu sắcCây có quả hay không và miêu tả hình dáng, hương vị của quả.

=> Cảm xúc của em mỗi khi được nhìn ngắm những bông hoa hay thưởng thức những quả chín của loài cây đó.

- Đặc điểm mà em thích nhất ở loài cây đó: đem lại bóng mát, quả ngon hay cây xanh bảo vệ môi trường…

- Kể về những kỉ niệm đáng nhớ khiến em yêu thích và có tình cảm đặc biệt với loài cây đó: cây hoa phượng gắn với tuổi học trò, cây ổi gắn với kỉ niệm về quê ngoại…

c. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm dành cho loài cây ấy.

3. Viết đoạn văn

Gợi ý:

- Mở bài

MB1: Thế giới thực vật có rất nhiều loài cây khác nhau, nhưng trong đó, loài cây mà em thích nhất là (tên loài cây).

MB2: Trong ký ức tuổi thơ, em không thể quên được kỉ niệm về những ngày hè được về quê ngoại chơi. Em cùng thường nhóm bạn trong xóm vui đùa hàng giờ trong vườn nhà bà ngoại với rất nhiều loài cây khác nhau. Nhưng trong số đó, em yêu thích nhất là (tên loài cây)

- Kết bài

KB1: Mỗi loài cây đều có những ích lợi riêng. Nhưng đối với em, thì (tên loài cây) không chỉ có ích lợi mà còn đem đến cho em nhiều kỉ niệm tuyệt vời khiến em nhớ mãi.

KB2: Quả thật, (tên cây) có rất nhiều lợi ích với cuộc sống con người. Nhưng với riêng tôi, nó còn là một người bạn tri kỷ cùng tôi trải qua biết bao kỉ niệm buồn vui trong cuộc sống.

II. Bài tập ôn luyện

Xác định đối tượng và lập dàn ý cho đề văn sau: Cảm nghĩ về mùa xuân

Gợi ý:

1. Đối tượng: mùa xuân

2. Lập dàn ý:

a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về mùa xuân:

- Xuân, hạ, thu và đồng - bốn mùa liên tiếp tuần hoàn trong năm.

- Trong bốn mùa, em ấn tượng nhất là mùa xuân.

b. Thân bài

* Khung cảnh thiên nhiên mùa xuân:

- Thời tiết dần ấm áp hơn.

- Cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc.

- Mọi vật trở nên có sức sống hơn, bầu trời cũng trong xanh hơn.

- Những cơn mưa xuân lất phất báo hiệu mùa xuân đã về.

* Con người:

- Háo hức chuẩn bị chào đón năm mới (Tết cổ truyền của dân tộc).

- Mọi người trở nên vui vẻ, phấn khởi hơn.

c. Kết bài

- Mùa xuân đem đến một khởi đầu mới với mong muốn mọi điều đều tốt đẹp.

- Mùa xuân khiến cho mỗi người thêm yêu đời, hạnh phúc hơn.

- Đối với em, mùa xuân đem lại nhiều kỉ niệm tốt đẹp và em rất yêu thích mùa xuân.

19 tháng 10 2021

Bạn tham khảo nha:

I. CHUẨN BỊ Ở NHÀ

1. Tìm hiểu đề và tìm ý:

a. Đề yêu cầu viết về thái độ và tình cảm thái độ đối với một loài cây cụ thể.

b. Em yêu cây gạo vì: các phẩm chất của cây, sự gắn bó, ích lợi.

2. Lập dàn bài:

* Mở bài: giới thiệu chung về cây gạo

* Thân bài:

- Cây gạo: cành nặng trĩu những hoa đỏ mọng, có các chú chim đậu trên cành.

- Phẩm chất: gắn bó với cuộc đời, có ích cho con người, là nơi để những người con xa quê khi trở về sẽ thấy ấm lòng vì cây gạo trước ngõ.

   Cây gạo còn có những phẩm chất khác: ý chí vượt khó, sức sống bền bỉ và sự hi sinh thầm lặng để làm đẹp cho đời.

* Kết bài: Tình cảm của em đối với cây gạo.

3. Viết đoạn văn Mở bài và kết bài

* Mở bài: Cây gạo trải qua bốn mùa nắng, mưa, gió, bão bùng nhưng chưa bao giờ bị quật ngã. Nó vẫn cứ hiên ngang, sừng sững và oai phong như một người lính bảo vệ cho cả làng.

* Kết bài: Cây gạo đem đến niềm hạnh phúc, sự nhớ nhung cho những người con xa quê hương trở về. Có lẽ, đó là lí do mà em yêu quý cây gạo và muốn nó sẽ sống mãi để mọi người ai cũng có thể tận hưởng cái gọi là nét quê đó.

II. THỰC HÀNH TRÊN LỚP


 

2 tháng 1

 bài 1 một cửa hàng có 350 kg gạo nếp và tẻ ,trong đó 25 % là gạo nếp . Tính số gạo mỗi loại                                                                                   bài 2 Một mảnh vườn hình chữ nhật có chu vi 250 m. Chiều rộng bằng 2 /3 CHIỀU DÀI. trên mảnh vườn đó người ta dành 30 % diện tích đất để trồng cây. tính diện tích trồng cây 

2 tháng 1

@Trường Dương bạn gửi lên diễn đàn hỏi đáp chứ đừng gửi vào đây nhé.