K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 3 2022

Có 2 dàn ý của 2 bài đầu thoy nhé, em tham khảo 

 

undefinedundefinedundefined

16 tháng 3 2022

Dàn ý đề  3 : (em tham khảo)

undefined

12 tháng 3 2021

Tham khảo:

Hoài Thanh - một nhà phê bình văn học nổi tiếng đã ý thức được vai trò to lớn của văn chương; vì vậy, trong tác phẩm “Ý nghĩa văn chương” của mình, ông đã từng khẳng định : “Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”. (1) Trước hết, "văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có" nghĩa là những tình cảm luôn thường trực trong tâm hồn ta được văn chương làm cho phong phú hơn, tinh tế hơn, trong sáng, cao cả, đẹp đẽ và sâu sắc hơn; nó được chứng minh qua nhiều tác phẩm văn học. (2) Đến với bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ, ta cảm nhận sâu sắc tình yêu thương, chăm chút của Bác dành cho các anh đội viên như người cha già với những đứa con, đặc biệt là tình cảm của Bác dành cho những người Bác chưa một lần gặp mặt. (3) Tình yêu thương mênh mông ấy của Người giúp cho tình cảm kính yêu Bác của chúng ta càng sâu đậm hơn. (4) Đọc văn bản “Cổng trường mở ra” của Lý Lan, ta thêm hiểu tâm trạng người mẹ trước ngày khai trường của con; từ đó, ta thêm kính yêu, biết ơn người mẹ của mình. (5) Cùng với tình yêu gia đình, văn bản “Mẹ tôi” của A-mi-xi qua lời tâm tình của bố với En-ri-co qua bức thư làm ta thật xúc động, nhận thấy tình cảm của mẹ dành cho con là vô bờ bến thật cao cả và thiêng liêng. (6) Cũng từ đó mà tình yêu và lòng biết ơn mẹ của chúng ta thêm sâu sắc và nhận thức được rằng mình luôn phải cố gắng trở thành con ngoan hiếu thảo của mẹ, không để mẹ phải buồn. (7) Cuối cùng là bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, ta thấy được tình yêu thương, sự hy sinh thầm lặng của bà dành cho cháu; bà là người đã đem cho cháu bao niềm hanh phúc trẻ thơ mỗi khi xuân về tết đến;  để mỗi khi đi xa, người cháu luôn nhớ về bà với tình cảm kính yêu, biết ơn. (8) Ôi! (9)Ta thấy yêu với biết ơn bà biết bao, hiểu được tình yêu lớn lao và cao đẹp mà bà dành cho con cháu qua những việc làm nhỏ hàng ngày nhưng vô cùng to lớn. (10) Qua các tác phẩm văn học, ta khẳng định nhận định của Hoài Thanh là vô cùng chính xác: "văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có". (11)

Chú thích: 

- Câu đặc biệt in đậm: Ôi! - bộc lộ cảm xúc

23 tháng 6 2019

Dàn bài.

a. Mở bài.

- Giới thiệu chung về truyền thống thương yêu, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau của dân tộc Việt Nam.

- Trích dẫn câu ca dao.

b. Thân bài.

* Hiểu câu ca dao như thế nào?

- Bầu bí là hai thứ cây khác giống nhưng cùng loài, thường được trồng cho leo chung giàn nên cùng điều kiện sống.

- Bầu bí được nhân hoá trở thành ẩn dụ để nói về con người cùng chung làng xóm, quê hương, đất nước.

- Lời bí nói với bầu ẩn chứa ý khuyên con người phải yêu thương đoàn kết dù khác nhau về tính cách, điều kiện riêng.

* Vì sao phải yêu thương đoàn kết?

- Yêu thương đoàn kết sẽ giúp cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

   + Người được giúp đỡ sẽ vượt qua khó khăn, tạo lập và ổn định cuộc sống.

   + Người giúp đỡ thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, gắn bó với xã hội, với cộng đồng hơn.

   + Xã hội bớt người khó khăn.

- Yêu thương giúp đỡ nhau là đạo lý, truyền thống của dân tộc ta.

* Thực hiện đạo lý đó như thế nào?

- Tự nguyện, chân thành.

- Kịp thời, không cứ ít nhiều tuỳ hoàn cảnh.

- Quan tâm giúp đỡ người khác về vật chất, tinh thần.

* Chứng minh đạo lý đó đang được phát huy.

- Các phong trào nhân đạo.

- Toàn dân tham gia nhiệt tình, trở thành nếp sống tự nhiên.

- Kết quả phong trào.

c. Kết bài.

- Khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao.

31 tháng 7 2021

Tham khảo

Qua truyện ngắn Sống chết mặc bay, nhà văn Phạm Duy Tốn đã khắc họa thành công chân dung một viên quan phụ mẫu độc ác, sa đọa và vô nhân tính. Quan phụ mẫu, danh xưng đó được gọi nên từ bao yêu thương của con dân, với kì vọng vào một vị quan liêm minh công chính, thương dân như con. Thế nhưng, sự thật là gì? Khi muôn dân oằn mình dưới mưa bão, lũ lụt, quan cha mẹ lại ngồi trong đình cao đánh bài, hút thuốc phiện. Khi muôn dân đau đớn đến van nài, tìm kiếm sự giúp đỡ, thì quan cha mẹ can tâm đánh đuổi đi để tiếp tục tập trung cho việc quan trọng hơn là đánh đề. Khi muôn dân mất trắng tất cả dưới dòng nước lũ tàn độc, đến tính mạng cũng khó dữ, thì quan cha mẹ lại sung sướng vỡ òa khi được ù ván bài. Thông qua sự tương phản tuyệt vọng ấy, hình ảnh viên quan phụ mẫu đã được khắc họa rõ nét, với sự vô lương tâm và độc ác (Câu bị động). Một kẻ như thế, lại được gọi bằng cái tên “quan phụ mẫu”, thật mỉa mai thay, thật đắng cay thay cho biết bao số phận tội nghiệp đang chìm nổi ở ngoài kia.

4 tháng 8 2021

ơ cản ơn bạn

2 tháng 11 2017

Hướng dẫn chấm:

Viết bài văn nghị luận chứng minh một câu nhận định về tục ngữ. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát, thể hiện được ý kiến cá nhân. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

a. Mở bài (0.5đ)

- Giới thiệu chung về tục ngữ Việt Nam.

- Giới thiệu vấn đề của bài: Tục ngữ là kho tàng kinh nghiêm quý báu của nhân dân ở nhiều lĩnh vực của đời sống.

b. Thân bài (9đ)

HS viết được bài văn chứng minh 2 nội dung sau:

- Tục ngữ là kho tàng kinh nghiệm quý báu của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất: (0.5đ)

   + Tục ngữ là kho kinh nghiệm quý báu của nhân dân về các hiện tượng tư nhiên: nắng, mưa, bão… được đúc rút qua việc quan sát các hiện tượng tự nhiên ổn đinh, kéo dài. (2đ)

   + Tục ngữ đúc kết kinh nghiệm của nhân dân trong lao động sản xuất: từ việc chọn giống, vai trò của các yếu tố thiết yếu trong sản xuất đến việc canh tác,trồng trọt…

Mỗi câu tục ngữ đều chứa kinh nghiệm và tình yêu lao động của con người. …(2đ)

- Tục ngữ là kho tàng kinh nghiệm quý báu của nhân dân về con người và xã hội: (0.5đ)

   + Tục ngữ thể hiện truyền thống, tôn vinh giá trị con người: truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái...(2đ)

   + Tục ngữ là bài học, lời khuyên về cách ứng xử cho con người ở nhiều lĩnh vực: phản ánh cái nhìn của nhân dân trong cách đánh giá con người...(2đ)

c. Kết bài (0.5đ)

Khái quát ý nghĩa chung của những câu tục ngữ đã học và khẳng định lại tính đúng đắn của nhận định trong đề bài.

2 tháng 12 2021

b) 

- ADN của các loài đều được cấu tạo từ 4 loại nucleotit A, T, G ,X

- ARN của các loài đều được cấu tạo từ 4 loại nucleotit A, U, G ,X

-Sự giống và khác nhau nhiều hay ít về thành phần, số lượng, trật tự sắp xếp của các nu phản ánh mức quan hệ họ hàng giữa các loài

- Mã di truyền có các đặc điểm giống nhau, có tính phổ biến (tất cả các loài sử dụng chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ)

- Protein của các loài đều được cấu tạo từ 20 loại axit amin và đều đặc trưng bởi số lượng , thành phần, trật tự sắp xếp của các axit amin

2 tháng 12 2021

undefined

21 tháng 8 2023

loading...

27 tháng 8 2019

Tham khảo:

Chứng minh truyện ngắn Tôi Đi Học giàu chất thơ | Văn mẫu lớp 8 - Doctailieu.com

https://doctailieu.com › Văn Mẫu Lớp 8 › Tôi đi học

27 tháng 8 2019

Nếu Thạch Lam có truyện ngắn " Gió lạnh đầu mùa" thì Thanh Tịnh có " Tôi đi học" đều nhẹ nhàng giàu cảm xúc ấm áp tình người, tình đời. Đặc biệt truyện ngắn " Tôi đi học " đã được nhận xét là truyện giàu chất thơ. Có lẽ chất thơ đã góp phần không nhỏ tạo lên sự hấp dẫn của chuyện.
Chất thơ là chất trữ tình bàn bạc trong truyện nó được thể hiện ở nhiều phương diện của tác phẩm xuyên suốt từ đầu đến cuối chuyện đậm văn phong Thanh Tịnh.
Đúng vậy! Trong truyện " Tôi đi học" trước hết chất thơ được phản ánh qua tình huống chuyện. Tình huống không hấp dẫn ở tình huống gay cấn mà hấp dẫn ở tình huống nhẹ nhàng đó là ngày đầu tiên đi học. Ai cũng từng trải nghiệm nên dễ đồng cảm với nhân vật Tôi trong truyện. Tình huống khá ấn tượng với người đọc, người nghe. 
Tiếp theo chất thơ của chuyện còn được phản ánh qua bố cục. Bố cục xây dựng theo dòng cảm xúc, theo dòng hồi tưởng. Từ hiện tại nhớ về dĩ vãng, cảm xúc men theo trình tự thời gian, không gian và bộc lộ. Lúc đầu tâm trạng nhân vật tôi " nao nức", "mơn man" nhớ về ngày đầu tiên đi học. Trên đường đi học, cậu bé ngỡ ngàng trước mọi vật rồi lo sợ vẩn vơ. Cảm xúc vừa lạ vừa quen khi ngồi trong lớp học đó là cảm xúc trong sáng đẹp đẽ.
Không chỉ vậy mối quan hệ giữa các nhân vật trong chuyện cũng rất giàu chất thơ. Các phụ huynh rất yêu thương lo lắng quan tâm chăm sóc con em. Ông Đốc và thầy giáo trẻ vỗ về an ủi nhẫn nại, dỗ dành động viên các em bước vào ngôi nhà thứ hai của mình. Tất cả tạo lên môi trường giáo dục ấm áp có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, cái nôi nuôi dưỡng trẻ thơ trưởng thành.
Bên cạnh đó các yếu tố khác cũng góp phần làm nổi bật chất thơ của truyện. Thiên nhiên đặc trưng mùa thu được nói đến qua mấy nét chấm phá " Hằng năm cứ vào cuối thu lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bọc". Mái trường qua cái nhìn của nhân vật tôi cũng rất riêng. Lúc thì nó giống các ngôi nhà trong làng. Lúc thì nó xinh xắn, oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp. Tác giả kết hợp nhiều phương thức biểu đạt tự sự với miêu tả biểu cảm đặc biệt là biểu cảm khiến chuyện nhẹ nhàng ấm áp, lời văn trong sáng, nhịp kể chậm giọng tha thiết bồi hồi các hình ảnh so sánh khiến lời văn cụ thể sinh động bay bổng, nhẹ nhàng, hấp dẫn.
Như vậy, chất thơ thẫm đấm trong toàn truyện " Tôi đi học" còn mãi với thời gian bởi Thanh Tịnh đã nói hộ cảm xúc kỉ niệm đẹp trong ta bằng lời văn cách kể nhẹ nhàng sâu lắng giàu cảm xúc tinh tế.

Chúc bạn học tốt !!!