K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 11 2018

Diễn biến :- Năm 981 , quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy theo hai đường thủy và bộ tiến vào nước ta

-Lê Hoàn trực tiếp tổ chức kháng chiến

-Cho quân đóng cọc ở sông Bạch Đằng

->Nhiều trận chiến đã xảy ra ác liệt trên sông bạch đằng, cuối cùng quân thủy của địch của địch phải rút quân

-Trên bộ quân ta còn chặn đánh quyết liệt hơn nũa,chúng không thể kết hợp với quân thủy nên bị tổn thất nặng nề

-Thừa thắng quân ta truy kích tiêu diệt sinh lực địch

---->Quân Tống thua to , tướng Hầu Nhân Bảo bụ giết và một số tướng khác bị bắt sống

Ý nghĩa : Biểu thị ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân ta mà còn chứng tỏ một bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập của dân tộc ta

3 tháng 11 2018

Diễn biến :
+ Đầu năm 981, quân Tống theo hai đường thuỷ, bộ tiến đánh nước ta.
+ Lẽ Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến.
+ Nhiều trận chiến diễn ra trên sông Bạch Đằng. Trên bộ, quân ta chặn đánh địch quyết liệt, quân Tống đại bại.

1 tháng 11 2017

bn ơi có câu tương tự đó bnvui

15 tháng 11 2016

Cho biết đinh bộ lĩnh đã làm gì để thống nhất đất nước?

Đinh Bộ Lĩnh đã dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước

15 tháng 11 2016

giải thích lý do đinh bộ lĩnh chọn hoa lư để đóng đô .

Vinh là một vùng đất đẹp, thuận lợi, dân cư sinh sống đông

28 tháng 10 2018

1.

-Lê Hoàn tổ chức và lãnh đạo lãnh đạo cuộc chiến ông từng làm tướng chống giặc sai quân sĩ đóng cọc ngăn sông

-Việc tổ chức kháng chiến lê hoàn rất thông minh, đúng thời điểm đem lại hiệu quả cao

2.Diễn biến

- Năm 981, quân Tống theo hai đường thủy bộ tiến vào xâm lược nước ta

- Dưới sự lãnh đạo của Lê Hoàn, quân ta chặn đánh địch ở sông Bạch Đằng và ải Chi Lăng.

-Tại cửa sông Bạch Đằng, Lê Hoàn chỉ huy cho đóng cọc để ngăn chặn thuyền địch. Nhiều trận chiến đấu ác liệt diễn ra, cuối cùng quân thủy của địch cũng bị chết gần hết.

- Trên bộ, quân ta cũng chặn đánh ác liệt ở Chi Lăng buộc chúng phải rút quân thừa thắng quân ta truy kích diệt địch, quân giặc chết đến quá nửa. Tướng giặc bị giết. Cuộc kháng chiến thắng lợi.

Ý nghĩa

- Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược thắng lợi đã giữ vững được nền độc lập của nước nhà và đem lại cho nhân dân ta niềm tự hào, lòng tin ở sức mạnh và tiền đồ của dân tộc.

21 tháng 10 2016

- Đầu năm 981, quân Tống theo hai đường thủy bộ, tiến đánh nước ta

- Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc khánh chiến

- Nhiều trận chiến ác liệt diễn ra trên sông Bạch Đằng

- Trên bộ, quân ta chặn đánh địch quyết liệt -> quân Tống đại bại

 

21 tháng 10 2016

Khoảng đầu năm 981, trên các hướng, quân Tống tiến vào nước ta, đạo quân Hầu Nhân Bảo tiến khá nhanh nhưng đến Bình Lỗ bị một lực lượng mạnh quân Đại Cồ Việt do Lê Hoàn trực tiếp chỉ huy đánh cho thiệt hại nặng phải lui quân đóng trại.

 

Đạo quân Tôn Toàn Quân và Trần Khâm Tộ tiến được xuống Hoa Đô (Bắc Giang, Bắc Ninh) bị chặn đánh cũng phải dừng lại không tiến được.

Đạo thủy quân tiến vào sông Bạch Đằng bị quân ta có trận địa hiểm yếu là bãi cọc ngầm đã chặn đánh quyết liệt. Thủy quân Tống bị đánh thiệt hại nặng, phải lui quân. Đây là chiến thắng Bạch Đằng lần thứ hai trong lịch sử chiến tranh Việt Nam.

Hầu Nhân Bảo không nhận được tin tức của hai đạo quân kia, lại tổ chức đánh xuống Bình Lỗ. Lê Hoàn đã bố trí trận địa mai phục lớn đợi giặc. Trận đánh diễn ra quyết liệt với thế chủ động của ta tại vùng Phù Lỗ (Sóc Sơn, Hà Nội). Quân Tống đại bại, bị tiêu diệt phần lớn, Hầu Nhân bảo cũng bị chết trận.

Đạo quân Tôn Toàn Hưng, Trần Khâm Tộ nghe được tin hai đạo quân bên phải, bên trái đều bị đánh bại, hoảng sợ vội rút chạy. Quân ta truy kích tiêu diệt phần lớn đạo quân này.

Cả ba đạo quân đều đại bại, vua Tống phải hạ lệnh bãi binh. Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất thắng lợi góp phần củng cố nền độc lập dân tộc. Đất nước được yên hàn trong suốt gần một thế kỷ.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 11 2023

Nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê.

- Hoàn cảnh:

+ Cuối năm 980, lợi dụng tình hình khó khăn của Đại Cồ Việt, nhà Tống huy động một đạo quân do tướng Hầu Nhân Bảo chỉ huy kéo sang xâm lược, mặt khác sai Lư Đa Tốn đưa thư đe dọa.

+ Trước vận nước lâm nguy, vua Lê Hoàn đích thân lãnh đạo quân dân tiến hành cuộc kháng chiến chống Tống.

- Diễn biến chính:

+ Trận Lục Đầu giang: Lê Hoàn chủ động bố phòng, đánh giặc ngay khi chúng vừa xâm phạm lãnh thổ, phá kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của quân Tống.

+ Trận Bình Lỗ - sông Bạch Đằng: Lê Hoàn cho xây thành Bình Lỗ, thực hiện kế đóng cọc, bố trí mai phục, chặn đánh giặc dọc tuyến sông Bạch Đằng từ Đại La tới sông Lục Đầu.
- Kết quả: tướng Hầu Nhân Bảo tử trận, quân Tống rút chạy.

- Ý nghĩa:

+ Nền độc lập của Đại Cồ Việt được giữ vững.

+ Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.

10 tháng 4 2019

* Những thắng lợi:

- Quân và dân ta đã đẩy lùi cuộc hành quân của địch, loại khỏi vòng chiến đấu nhiều tên địch, phá hủy các phương tiện chiến tranh của địch.

- Bước vào mùa khô thứ nhất (1965 - 1966) quân ta đã đánh địch bằng nhiều phương thức tác chiến, trên mọi hướng.

- Bước vào mùa khô thứ hai (1966 - 1967), Mĩ tiếp tục mở cuộc phản công với quy mô lớn hơn nhằm tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta, cũng bị quân ta đánh trả lại.

- Ở các vùng nông thôn và thành thị, công nhân, các tầng lớp lao động khác, học sinh, sinh viên, Phật tử, một số binh sĩ quân đội Sài Gòn...đấu tranh đòi Mĩ rút về nước, đòi tự do dân chủ.

- Vùng giải phóng được mở rộng, uy tín của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế.

* Ý nghĩa của chiến thắng Vạn Tường.

- Chiến thắng Vạn Tường đã mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam.

- Chiến thắng này đã chứng tỏ rằng: quân và dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ về quân sự.

28 tháng 12 2020

Câu 1:

- Kế hoạch "vườn không nhà trống"

- Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu của kẻ thù

- Biết phát huy lợi thế của quân ta, buộc địch phải theo

- Buộc địch từ thế mạnh chuyển sang thế yếu, ta từ bị động chuyển sang chủ động.

Câu 2:

#, Hoàn cảnh 

- Đầu tháng 4 - 1288, đoàn thuyền do Ô Mã Nhi chỉ huy có kị binh bộ tống rút về theo đường thủy trên sông Bạch Đằng. 

#, diễn biến:

- Khi thuyền chiến của Ô Mã Nhi tiến gần đến trận địa bãi cọc, một số thuyền nhẹ của quân Trần ra khiêu chiến rồi giả vờ thua chạy, quân giặc ra sức đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục, đúng lúc nước thủy triều xuống nhanh.

- Từ hai bên bờ, hàng nghìn chiếc thuyền nhỏ của quân Trần đổ ra đánh, phá vỡ đội hình giặc. Bị đánh bất ngờ và quyết liệt, quân giặc hoảng hốt, tranh nhau tháo chạy ra biển, thuyền giặc xô vào bãi cọc đang nhô lên, bị ùn tắc, vỡ đắm.

- Giữa lúc đó, hàng loạt bè lửa xuôi nhanh theo nước triều đang xuống, lao vào thuyền giặc. Những tên sống sót nhảy lên bờ liền bị tiêu diệt. 

# kết quả:

- Toàn bộ cánh thủy binh giặc bị tiêu diệt. Ô Mã Nhi bị bắt sống.

#, ý nghĩa:

- Chiến thắng  Bạch Đằng tháng 4-1288 của vua tôi nhà Trần đã tiêu diệt được ý đồ xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên. Sau làn thất bại này, quân Nguyên đã từ bỏ hoàn toàn tham vọng thôn tính Đại Việt.

(lấy một số ý chính thoi nha)

 

25 tháng 3 2019

• Địa bàn hoạt động của nghĩa quân:

Trương Định tổ chức lại lực lượng, triển khai tác chiến trong các vùng Gò Công, Tân An, Mỹ Tho, Chợ Lớn, Sài Gòn, Đồng Tháp Mườivà kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

• Diễn biến của cuộc khởi nghĩa

- Ngày 16 tháng 12 năm 1862, Trương Định đã ra lệnh tấn công các vị trí của quân Pháp ở cả ba tỉnh miền Đông Nam Bộ, đẩy Pháp vào tình thế lúng túng, bị động.

- Tháng 2 năm 1863, nhờ có viện binh, Pháp phản công tại Biên Hòa, Chợ Lớn, bao vây Gò Công.

- Ngày 26 tháng 2 năm 1863, Pháp đánh chiếm thành trì, ông thoát khỏi vòng vây và kéo quân về Biên Hòa.

- Tháng 9 năm 1863, tướng Pháp mở cuộc càn quét thứ hai, bắt được vợ con và một số tùy tùng của Trương Định.

=> Khởi nghĩa kết thúc.

14 tháng 6 2021

Tham khảo !

Hình 33. Lược đồ chiến thắng Bạch Đằng 1288

- Nhận thấy thời cơ tiêu diệt quân Nguyên đã tới, vua Trần và Trần Quốc Tuấn quyết định mở cuộc phản công và tiến hành việc bố trí mai phục ở sông Bạch Đằng.

- Đầu tháng 4-1288, đoàn thuyền do Ô Mã Nhi chỉ huy có kị binh hộ tống rút về theo đường thủy trên sông Bạch Đằng.

- Khi đoàn thuyền của Ô Mã Nhi tiến gần đến bãi cọc, một số thuyền nhẹ của quân Trần ra khiêu chiến rồi giả vờ thua chạy, quân giặc ra sức đuổi theo và lọt vào trận địa mai phục đúng lúc nước triều xuống nhanh.

- Từ hai bên bờ, hàng nghìn chuyến thuyền nhỏ của quân Trần đổ ra đánh.

- Bị đánh bất ngờ và quyết liệt, quân giặc hoảng hốt, tranh nhau tháo chạy ra biển, thuyền giặc xô vào bãi cọc đang nhô lên, bị ùn tắc, vỡ, đắm. Giữa lúc đó, hàng loạt bè lửa xuôi nhanh theo nước triều đang xuống, lao vào thuyền giặc.

- Toàn bộ cánh thủy binh bị tiêu diệt, Ô Mã Nhi bị bắt sống.