K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????

Không hiểu cái gì hết bạn êu !

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

Ai về thăm mẹ quê ta Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm… Bầm ơi có rét không bầm! Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn Bầm ra ruộng cấy bầm run Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non Mạ non bầm cấy mấy đon Ruột gan bầm lại thương con mấy lần. Mưa phùn ướt áo tứ thân Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu! Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe! Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng...
Đọc tiếp

Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm…
Bầm ơi có rét không bầm!
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!
Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều
Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.
Con ra tiền tuyến xa xôi
Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền…”

(Bầm ơi- Tố Hữu)

1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn thơ.

2. Chỉ ra phép so sánh trong đoạn.

3. Tìm 2 cụm danh từ. Xác định danh từ trung tâm.

4. Viết đoạn văn ( 7-10 câu) nêu cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ trong bài thơ.

0
Ai về thăm mẹ quê ta Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm... Bầm ơi có rét không bầm! Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn Bầm ra ruộng cấy bầm run Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non Mạ non bầm cấy mấy đon Ruột gan bầm lại thương con mấy lần. Mưa phùn ướt áo tứ thân Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu! Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe! Câu 1: Xác định PTBĐ chính của...
Đọc tiếp

Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm...
Bầm ơi có rét không bầm!
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!
Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều
Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!

Câu 1: Xác định PTBĐ chính của đoạn thơ

Câu 2: Chỉ ra nét đặc sắc trong cách sử dụng từ ngữ:

Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!
Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều
Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!

Câu 3: Xác định kiểu câu và nêu tác dụng:

Bầm ơi có rét không bầm!

Câu 4: Cảm nhận của em về hình ảnh "bầm" (người mẹ) trong đoạn thơ trên.

2
14 tháng 3 2020

1, Biểu cảm

2,

Nét đặc trưng trong cách sử dụng từ ngữ là:

- dùng những từ địa phương: bầm, chớ, nghe. Tác dụng: thể hiện được sắc thái của những người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ.

- dùng những từ sánh đôi: bao nhiêu- bấy nhiêu.

3,

Câu cảm thán: Bầm ơi có rét không bầm!

Tác dụng: bộc lộ cảm xúc thương xót của người lính xa nhà với những nỗi nhọc nhằn, vất vả của người mẹ ở nhà; từ đó bộc lộ được tình yêu thương của người lính xa nhà dành cho mẹ.

4,

Hình ảnh người mẹ trong bài thơ "Bầm ơi" của nhà thơ Tố Hữu đã hiện lên vô cùng chân thực và gây xúc động cho người đọc. Thật vậy, người mẹ trong bài thơ chính là đại diện của tất cả những bà mẹ VN anh hùng có những phẩm chất quý báu hy sinh cho đất nước, non sông. Đầu tiên, những người mẹ VN anh hùng là những người giàu đức hy sinh. Bên cạnh những người lính ra trận trực tiếp bảo vệ tổ quốc, những người mẹ ở nhà chính là những người giàu đức hy sinh, thầm lặng làm chỗ dựa tinh thần cho những người con. Những người con ra đi và hy sinh đều là những nỗi mất mát vô cùng lớn cho những người mẹ ở nhà ngóng chờ con trong nỗi vô vọng tột cùng. Thứ hai, những người mẹ VN anh hùng là những người phụ nữ chịu thương chịu khó, 1 nắng hai sương. Họ chăm chỉ với công việc đồng áng, họ gánh vác công việc của những người đàn ông trong nhà. Những sự vất vả in hằn lên đôi vai, đôi mắt đượm buồn của những người mẹ, người phụ nữ ở quê chờ đợi người con của mình trở về. Tóm lại, những người mẹ VN anh hùng chính là những người phụ nữ giàu đức hy sinh và là chỗ dựa cho Cách mạng, cho những người lính, cho chiến thắng của dân tộc VN vĩ đại.

14 tháng 3 2020

Câu 1 : Phương thức biểu đạt chính : Biểu cảm

Câu 2 :

Sử dụng từ ngữ địa phương : " Bầm "

Giải nghĩa từ " Bầm " : " Mẹ"

Câu 3:

Kiểu câu nghi vấn

- Tác dụng : Nói lên tình yêu thương của đứa con với bầm " Mẹ " , thể hiện nỗi xót đau lòng của người con đối với mẹ , người con tự hỏi mẹ có lạnh không trong sự giá lạnh của mùa đông.

Câu 4 :

“Lên non mới biết non cao, Có con mới biết công lao mẹ già!“. Trong mỗi nhịp đập của trái tim mình, ta luôn thấy hình bóng của mẹ yêu. Tình yêu của người mẹ hiền dành cho mỗi chúng ta không thể nói hết bằng lời. Và cho dù có đi đâu về đâu , dù thành công hay thất bại thì mẹ vẫn luôn bên ta, che chở, bảo vệ, động viên ta vững bước trên đường đời. Từ tận đáy lòng tôi luôn mong ước được nằm trong vòng tay âu yếm, trìu mến của mẹ, của gia đình! Thương mẹ, con nguyện sẽ gắng học thật tốt để rèn luyện bản thân , góp một phần nhỏ bé cho xã hội, đem lại nguồn vui, niềm hy vọng cho mẹ, cho gia đình thương yêu của mình.

10 tháng 3 2019

Câu 3:Bài thơ nói về cảm xúc thương yêu của người con đối với mẹ. Và sự hi sinh khó nhọc mà người mẹ hi sinh. Người mẹ hi sinh cho con tất cả, chịu đựng cả cái rét mùa đông lạnh thấu xương cùng những cơn mưa phùn. Câu thơ đầu nói về sự xót xa đau lòng của người con về sự khó nhọc của mẹ. Người con tự hỏi mẹ có lạnh ko trong sự giá lạnh của mùa đông. " Chân.... tay cấy mạ non" cho thấy rằng người mẹ vẫn phải đi cấy trong thời tiết lạnh giá vì yêu con muốn hi sinh vì con. Hình ảnh người mẹ run run trong cái lạnh làm ai ai cũng phải cảm thương, qua đó khắc sâu trong con người ta 1 hình ảnh người mẹ cần mẫn, thương con. " mạ non .... mấy lần" biện pháp so sánh những đon mạ còn ít hơn nhiều lần so với tình mẹ cho con. " mưa phùn.... tứ thân" cho thấy lưng mẹ còng dần xuống vì vất vả, ướt cả vạt áo. Câu thơ cuối nói lên tất cả tình yêu thương thầm kín , thương mẹ à lời cảm ơn dành cho mẹ trong những thời gian khó nhọc đeer chăm sóc và lo lắng yêu thương con (Từ đó bày tỏ tình yêu của mk với mẹ)

24 tháng 10 2019

Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.

Tìm từ ghép đẳng lập, chính phụ trong bài thơ trê

18 tháng 4 2018

từ ngữ xưng hô: mẹ, u, con,bầm,mế

từ ngữ địa phương: bầm, mế, u

23 tháng 2 2018

Câu thơ sử dụng phép so sánh không ngang bằng: Con đi trăm núi ngàn khe - Muôn nỗi tái tê lòng bầm; Con đi đánh giặc mười năm - Khó nhọc đời bầm sáu mươi.

Giá trị của phép so sánh: phép so sánh kết hợp với số từ "trăm", "ngàn", "mười", "sáu mươi" => những khó nhọc mà người mẹ đã hi sinh, dành trọn cả cuộc đời chăm sóc, dõi theo để con khôn lớn => câu thơ cho thấy lòng biết ơn sâu nặng của con đối với cha mẹ.

13 tháng 2 2017

Chỉ ra phép so sánh trong khổ thơ dưới đây. Cho biết chúng thuộc những kiểu so sánh nào. Phân tích tác dụng gợi hình, gợi cảm của một phép so sánh mà em thích.

Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.

Các phép so sánh :

(1)

Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

(2)

Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.

=> Đều thuộc kiểu so sánh không ngang bằng.

=> Nhấn mạnh nỗi vất vả, cực nhọc của người mẹ .

13 tháng 2 2017

Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.

Thuộc kiểu so sánh không ngang bằng

Nói về tình cảm của người chiến sĩ dành cho bầm, nỗi vất vả của bầm

14 tháng 3 2020

1. Phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ : Phong cách ngôn ngữ Nghệ thuật

2 . Nội dung của đoạn thơ : Khắc họa hình ảnh người mẹ vất vả và tình cảm của người con đối với mẹ.

3. Các từ ngữ thể hiện nỗi vất vả của người mẹ : Bầm run , chân lội dưới bùn , ướt áo tứ thân .

Hiệu quả : Diễn tả chân thật , sinh động về hình ảnh người mẹ lam lũ , vất vả.

15 tháng 3 2020

Phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật/ Nghệ thuật
.

1. Nội dung của đoạn thơ: Khắc họa hình ảnh người mẹ vất vả và tình cảm của người con đối với mẹ.
2. Các từ ngữ thể hiện nỗi vất vả của người mẹ: Bầm run, chân lội dưới bùn, ướt áo tứ thân.
3. Hiệu quả: Diễn tả chân thật, sinh động về hình ảnh người mẹ lam lũ, vất vả.
4.
“Lên non mới biết non cao, Có con mới biết công lao mẹ già!“. Trong mỗi nhịp đập của trái tim mình, ta luôn thấy hình bóng của mẹ yêu. Tình yêu của người mẹ hiền dành cho mỗi chúng ta không thể nói hết bằng lời. Và cho dù có đi đâu về đâu , dù thành công hay thất bại thì mẹ vẫn luôn bên ta, che chở, bảo vệ, động viên ta vững bước trên đường đời. Từ tận đáy lòng tôi luôn mong ước được nằm trong vòng tay âu yếm, trìu mến của mẹ, của gia đình! Thương mẹ, con nguyện sẽ gắng học thật tốt để rèn luyện bản thân , góp một phần nhỏ bé cho xã hội, đem lại nguồn vui, niềm hy vọng cho mẹ, cho gia đình thương yêu của mình.