K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trong bài thơ "Đất" , nhà thơ Trần Đăng Khoa viết :

Đất muốn nói điều chi thế

Mà không nói được với người

Mà rạo rực trong quà ngọt

Mà rưng rưng màu lá tươiEm cảm nhận được điều muốn nói của "Đất" với người là hãy yêu quý, bảo vệ và trân trọng thiên nhiên . Vì thiên nhiên là nơi chúng ta sinh sống, là nơi cho chúng ta không khí trong lành, nguồn nước, những hoa thơm trái ngọt  vậy nên hãy bao vệ thiên nhiên .

26 tháng 5 2021

Em cảm nhận được điều muốn nói của "Đất" với người là hãy yêu quý, bảo vệ và trân trọng thiên nhiên . Vì thiên nhiên là nơi chúng ta sinh sống, là nơi cho chúng ta không khí trong lành, nguồn nước, những hoa thơm trái ngọt  vậy nên hãy bao vệ thiên nhiên .

2 tháng 6 2020

em thấy rất hay

25 tháng 5 2021

bình thường

21 tháng 2 2022

Tham khảo: 

– Nêu được cảm nhận về điều mà “Đất” muốn nói với người qua những hình ảnh “quả ngọt”, “lá tươi” : muốn đem đến cho con người quả ngọt, trái thơm và màu xanh tươi của cây lá (màu xanh của sự sống, niềm hi vọng và cái đẹp…). Đó là những mong muốn, khát khao chân thành, đẹp đẽ (“rạơ rực trong quả ngọt”, “rưng rưng màu lá tươi”) vì nó giúp cho cuộc sống của con người ngày càng tốt đẹp và có ý nghĩa hơn.

21 tháng 2 2022

Trong bài thơ "Đất" , nhà thơ Trần Đăng Khoa viết :

Đất muốn nói điều chi thế

Mà không nói được với người

Mà rạo rực trong quà ngọt

Mà rưng rưng màu lá tươiEm cảm nhận được điều muốn nói của "Đất" với người là hãy yêu quý, bảo vệ và trân trọng thiên nhiên . Vì thiên nhiên là nơi chúng ta sinh sống, là nơi cho chúng ta không khí trong lành, nguồn nước, những hoa thơm trái ngọt  vậy nên hãy bao vệ thiên nhiên .

23 tháng 10 2021

Xuân Quỳnh đã đem đến cho người đọc những cảm nhận sâu sắc qua bài thơ Chuyện cổ tích về loài người. Chúng ta thấy được tình yêu thương, cũng như thông điệp rằng hãy chăm sóc và nâng niu trẻ em mà nhà thơ muốn gửi gắm.

ko bt là đúng

                                           ĐỀ THI HỌC SINH NĂNG KHIẾU MÔN NGỮ VĂN CẤP HUYỆNCâu 1:(8đ)Nghệ thuật chân chính có sức mạnh kì diệu,theo em điều kì diệu ấy được thể hiện như thế nào qua truyện"Cây Bút Thần" và "Bức Tranh Của Em Gái Tôi"-Tạ Duy Anh.Nêu điểm gặp gỡ giữa hai truyện trên.Câu 2:(12đ):Trong bài thơ "Đất" của nhà thơ Trần Đăng Khoa,có viết:                                     ...
Đọc tiếp

                                           ĐỀ THI HỌC SINH NĂNG KHIẾU MÔN NGỮ VĂN CẤP HUYỆN
Câu 1:(8đ)Nghệ thuật chân chính có sức mạnh kì diệu,theo em điều kì diệu ấy được thể hiện như thế nào qua truyện"Cây Bút Thần" và "Bức Tranh Của Em Gái Tôi"-Tạ Duy Anh.Nêu điểm gặp gỡ giữa hai truyện trên.

Câu 2:(12đ):Trong bài thơ "Đất" của nhà thơ Trần Đăng Khoa,có viết:
                                                                             "Đất muốn nói điều chi thế
                                                                          Mà không nói được với người"
Em hãy tưởng tượng và viết lại câu truyện tâm tình của đất nói về niềm vui nỗi buồn của đất.
                              
                                                                      Help me ! Hãy giúp mình

1
25 tháng 4 2018
Hôm nay, vừa làm xong bài toán khó, em ra ghế đá công viên ngồi chơi. Nhữùg làn gió mát dịu thoảng qua hôn lên má em, vuốt tóc em như một người mẹ hiền. Em thấy lòng mình thanh thản hơn. Bỗng em thấy đất dưới chân em như động đậy. Em nghe tiếng của đất muốn tâm tình với em thì phải. Em chăm chú lắng tai nghe. Cô bé ạ! Bây giờ tôi đang buồn lắm: Tôi chảng còn biết tâm sự với ai ngoài cô cả. Tôi sợ mọi người không hiểu được lòng tôi. Cô bé ơi, nỗi buồn đó cứ dày xéo tâm hồn tôi như một hòn đá nặng khiến tôi day dứt mãi. Cô có nhìn thấy quả đồi lớn trước mặt không? Chắc cô cũng tưởng nó ở gần đây phải không? Không phải thế đâu! Nó ở cách xa hàng cây số cơ, người dân ở đó ăn mặc khác cô nhiều. Họ ưa mặc váy dài đến chân. Cả tiếng nói của họ nữa, cũng rất khác. Cô lên đây có lẽ không hiểu họ nói gì đâu. Họ sống rất thanh bình. Hàng ngày, họ làm việc quần quật một nắng hai sương. Họ lên rẫy làm nương. Từ một quả đồi trọc, họ đã biến tôi thành những nương lúa tốt. Từ một vùng đất hoang sơ, họ đã biến tôi thành miền đất chứa đầy hạnh phúc. Chắc cô sẽ nghĩ rằng họ sẽ hạnh phúc từ đây.Nhưng không, có một sự kiện khiến tôi day dứt mãi. Khi đó, nhà nước phát động trồng rừng “Pam”. Nhân dân ở đó cũng hồ hởi khi tham gia chương trình này, cả đến các em học sinh nữa. Họ chia nhau đi tìm cây về trồng. Tôi nhìn họ làm việc mà cũng thấy trong lòng vui biết nhường nào. Chẳng mấy chốc, một nửa quả đồi đã đầy màu xanh. Màu xanh của những cây non, màu xanh của hòa bình tự do. Những người dân vừa làm vừa hát vui vẻ. Họ hát những bài hát về màu xanh, màu vàng. Tôi muốn cười thật to cho thỏa mãn nỗi lòng. Nhưng tôi sợ mọi người ngạc nhiên sẽ cản trở công việc, cho nên tôi chỉ cười một mình mà thôi. Cô biết lúc đó tôi vui như thế nào không? Chắc hẳn cô không thể nói ra đâu vì chính tôi, tôi cũng không biết sẽ nói như thế nào nữa, một niềm vui thật khó tả, chứ không như bây giờ đâu cô bé ạ! Hai năm sau, rừng cây đã tươi tốt. Ngày ngày, chim chóc ríu rít chơi với nhau trên cành cây, hót véo von nghe như một bản nhạc rừng vui tai. Bỗng từ phía đầu rừng, có một người đi đến, trên tay cầm một bao diêm và một lọ gì đó. Cô bé ơi, cô có biết không? Nỗi buồn day dứt của tôi cũng có lẽ bắt đầu từ đây. Nghĩ lại tôi càng thấy căm thù gã đó. Nhìn vẻ mặt của gã, tôi đã thấy một điều gì đó không lành rồi. Gã thu gom lá cây khô lại thành một đống to, rồi gã dùng cái lọ có đựng nước ban nãy dổ lên các cành cây, đổ xuống đống lá khô và đổ té tát xuống tôi. Thứ nước đó thấm vào lòng tôi. Trời ơi! Đắng quá. Đó không phải là thứ rượu vang trắng mà người dân lành cho tôi và những cây non mà nó là một thứ nước đáng sợ. Chúng tôi muốn gọi người đến cứu giúp. Nhưng mà, trời ơi! Người dân ở đây sao không đến? Có lẽ họ không hiểu được tiếng nói của chúng tôi đâu. Lúc đó, tôi cầu mong ông trời sẽ cho tôi tiếng nói của con người để tôi gọi người dân ở đây đến. Nhưng đã muộn rồi, một ngọn lửa hiện ra từ đống lá khô rồi bùng lẽn cao. Cả đám lá khô cháy rực lên. Lửa lan dần, lan dần và tỏa ra khắp khu rừng. Lưỡi lửa liếm dần từng gốc cây đến ngọn cây. Cả khu rừng kêu thất thanh. Tiếng kêu cứu lúc đầu còn to, càng về sau càng nhỏ dần, nhỏ dần. Chim chóc bay nháo nhác. Chỉ mấy phút sau, ngọn lửa giận dữ đã lan tỏa khắp khu rừng, cả khu rừng đã chìm trong biển lửa đỏ. Tôi đau đớn vô cùng. Hỡi ôi! Sao mà tàn nhẫn thế! Đất đây, cây đây, chúng tôi có tội tình gì mà con người nỡ hành hạ? Chẳng lẽ họ không hề biết rằng kết quả sẽ ra sao ư? Những trận mưa to sẽ đổ xuống, nước sẽ ào ào chảy, sẽ cuốn phăng những ngôi nhà của họ vì không có rừng cây bảo vệ. Đó, cô có nhìn thấy không, thân cây đang gục ngã đó. Còn đâu vùng đất xanh tươi đẹp giàu nữa! Tôi cầu xin cô hãy chặn bàn tay phá hoại cây rừng, đừng để chúng tôi phải đau khổ. Thế rồi, mặt đất bỗng im lặng. Một giọt nước rơi xuống tay em, rồi hai giọt, rồi nhiều dần. Mưa lã chã rơi. Hình như bây giờ ông trời mới thấu hiểu nỗi buồn của đất, nhưng đã muộn rồi. Em lủi thủi đi về nhà dưới trời mưa. Chợt nhớ tới lời nói của đất, em mong sao có một lời khuyên nhủ với những người đốt rừng kia để họ có thể hiểu ra sai lầm của mình và sửa chữa nhanh chóng cho đất đỡ buồn.
28 tháng 3 2018

ko biết mình cũng đang định hỏi câu đó nè

có ai biết ko giúp mình với

22 tháng 6 2017

Đây là Online Math,chứ không phải văn

11 tháng 5 2018

Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất 
Những buổi ngày xưa vọng nói về.
 
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”, từ hiện tại, nhà thơ nhớ về quá khứ hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước vẻ vang, oanh liệt, hào hùng, chói lọi của dân tộc ta.
 
Hai câu thơ:

Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất 

Là một sự khám phá về nghệ thuật sâu sắc, độc đáo của nhà thơ Nguyễn Đình Thi. Từ “rì rầm” vừa miêu tả cảm nhận bằng thính giác, vừa miêu tả cảm nhận bằng linh giác. Đồng thời đó cũng là tiếng gọi của quá khứ “hồn núi sông ngàn năm” thiêng liêng trở về hiện tại. Mặt khác, nhà thơ còn nói lên được hai đặc tính quý báu của ông cha ta là: không bao giờ chịu cúi đầu khuất phục trước kẻ thù, trước nghịch cảnh (những người chưa bao giờ khuất) và luôn quan tâm đến thế hệ mai sau “Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất” để chuyện trò to nhỏ, đều đều, nhắc nhở con cháu không dứt lời. Đó cũng chính là hai đặc tính rất đáng nâng niu, trân trọng của một dân tộc anh hùng, hiên ngang, kiên cường, nhân ái, giản dị, cần cù, chất phác. Hai đặc tính này, sau đó, được nhiều nhà thơ, nhà văn khai thác. 

CÙNG IDOL ĐÓ 

5 tháng 6 2018

Gợi ý

– Đất nước Việt Nam là đất nước của những người dũng cảm, kiên cường chưa bao giờ chịu khuất phục trước kẻ thù xâm lược. Đêm đêm, “rì rầm trong tiếng đất” là lời nói của cha ông từ nghìn xưa vọng về nhắn nhủ con cháu.

– Hai dòng thơ cuối muốn nhắc nhở ta hãy ghi nhớ và phát huy truyền thống bất khuất của cha ông từ “những buổi ngày xưa” (những ngày tháng đầy vẻ vang và đáng tự hào về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc).

24 tháng 3 2022

Nhắc đến cái tên Nguyễn Đình Thi, người ta nhắc đến một người con Hà Nội đa tài với nhiều tài nghệ đáng nể. Ông không chỉ viết nhạc nổi tiếng với bài Người Hà Nội mà còn viết kịch, viết truyện, viết thơ. Trong đó, tác phẩm thơ được nhiều người biết đến và được phổ thành nhạc là bài thơ Đất nước.

Đất nước Việt Nam là đất nước của những người dũng cảm,kiên cường chưa bao giờ chịu khuất phục trước kẻ thù xâm lược.Đêm đêm "rì rầm trong tiếng đất" đó là những lời nói quý giá của cha ông ta về đây dặn dò,nhắn nhủ con cháu những điều tốt đẹp nhất hay những điều mà họ đã từng trải qua. Hai câu thơ cuối:
“Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất”

Đó là những dòng thơ mà cha ông muốn nhắc cho các con,các cháu hãy giữ vững truyền thống chưa bao giờ khuất của Việt

Nam.''Những buổi ngày xưa vọng nói về",những buổi ngày xưa đó là những ngày chiến thắng quân xâm lược,những ngày vẻ vang,những ngày tự hào ,hãnh diện của tác giả,của những người dân yêu đất nước Việt Nam

Bài thơ Đất nước của nhà thơ Nguyễn Đình Thi là một trong những bài thơ hay nhất về đề tài đất nước trong nền thơ ca Việt. Bài thơ đã khẳng định tên tuổi của Nguyễn Đình Thi, để ông xứng đáng góp mặt trong những nhà thơ xuất sắc nhất của văn đàn thơ của dân tộc ta.