K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 3 2018

Vừa qua, cô Hiệu trưởng đã nêu một chủ đề "Lớp học là nhà của em". Trong thời gian qua lớp học là nơi mà em yêu thích nhất. Lớp học cũng chính là nơi mà em được đến để học tập tiếp thu những kiến thức bổ ích. Vì vậy em luôn xem đó là ngôi nhà nhỏ. Lớp em là lớp 5/3. trường Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Lớp em nằm ở lầu ba của trường. Tuy lớp nhỏ nhưng được sắp xếp đồ đạc rất gọn gàng, ngăn nắp. Cửa ra vào được sơn màu kem, sáng sủa. Phòng của chúng em luôn thoáng mát nhờ trường trồng rất nhiều cây xanh. Trong lớp, những chậu hoa nhỏ xinh xắn được xếp ngay ngắn. Dãy bàn ghế ngay ngắn, thẳng tắp luôn sạch sẽ nhờ bàn tay của cô bảo mẫu lao chùi mỗi ngày. Trước mặt chúng em là bác bảng xanh to lớn. Bức ảnh Bác Hồ được treo ngay ngắn trên bức tường được quét sơn màu hồng nhạt. Lớp em rất đẹp mắt nhờ sự khéo léo của cô và các bạn đã trang trí làm lớp học trở nên sinh động hơn. Cô giáo em như người mẹ hiền thứ hai. Cô luôn dạy cho chúng em những kiến thức bổ ích. Cô giúp chúng em học tập tốt hơn và yêu kiến thức mà chúng em đã được học. Chúng em ở lớp luôn đoàn kết, thương yêu và đùm bọc lẫn nhau. Chúng em luôn chia sẽ với nhau những niềm vui, nỗi buồn với nhau, giúp đỡ nhau học tập thật tốt. Các bạn như anh em ruột thịt của nhau. Lớp học như một ngôi nhà, một gia đình ấm áp. Vào ngày cuối tuần các bạn phân công nhau trực nhật để lớp của chúng em luôn sạch đẹp. Những buồn vui của bạn bè, kỷ niệm của tuổi học trò. Hình ảnh của lớp học là hình ảnh mà chúng em yêu quý nhất. Chúng em luôn giữ gìn lớp học sạch, đẹp. Những giờ học trên lớp, cô giáo luôn tạo cho chúng em những tiết học vui tươi sinh động, giúp cho chúng em hiểu bài hơn.

Em rất yêu lớp học của em. Hình ảnh lớp học sẽ in sâu vào kí ức tuổi học trò trong lòng của mỗi người. Dù mai này có rời xa mái trường, xa ngôi nhà nhỏ em vẫn sẽ luôn nhớ về nó.

5 tháng 3 2018

Vừa qua, cô Hiệu trưởng đã nêu một chủ đề "Lớp học là nhà của em". Trong thời gian qua lớp học là nơi mà em yêu thích nhất. Lớp học cũng chính là nơi mà em được đến để học tập tiếp thu những kiến thức bổ ích. Vì vậy em luôn xem đó là ngôi nhà nhỏ. Lớp em là lớp 5/3. trường Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Lớp em nằm ở lầu ba của trường. Tuy lớp nhỏ nhưng được sắp xếp đồ đạc rất gọn gàng, ngăn nắp. Cửa ra vào được sơn màu kem, sáng sủa. Phòng của chúng em luôn thoáng mát nhờ trường trồng rất nhiều cây xanh. Trong lớp, những chậu hoa nhỏ xinh xắn được xếp ngay ngắn. Dãy bàn ghế ngay ngắn, thẳng tắp luôn sạch sẽ nhờ bàn tay của cô bảo mẫu lao chùi mỗi ngày. Trước mặt chúng em là bác bảng xanh to lớn. Bức ảnh Bác Hồ được treo ngay ngắn trên bức tường được quét sơn màu hồng nhạt. Lớp em rất đẹp mắt nhờ sự khéo léo của cô và các bạn đã trang trí làm lớp học trở nên sinh động hơn. Cô giáo em như người mẹ hiền thứ hai. Cô luôn dạy cho chúng em những kiến thức bổ ích. Cô giúp chúng em học tập tốt hơn và yêu kiến thức mà chúng em đã được học. Chúng em ở lớp luôn đoàn kết, thương yêu và đùm bọc lẫn nhau. Chúng em luôn chia sẽ với nhau những niềm vui, nỗi buồn với nhau, giúp đỡ nhau học tập thật tốt. Các bạn như anh em ruột thịt của nhau. Lớp học như một ngôi nhà, một gia đình ấm áp. Vào ngày cuối tuần các bạn phân công nhau trực nhật để lớp của chúng em luôn sạch đẹp. Những buồn vui của bạn bè, kỷ niệm của tuổi học trò. Hình ảnh của lớp học là hình ảnh mà chúng em yêu quý nhất. Chúng em luôn giữ gìn lớp học sạch, đẹp. Những giờ học trên lớp, cô giáo luôn tạo cho chúng em những tiết học vui tươi sinh động, giúp cho chúng em hiểu bài hơn.

Em rất yêu lớp học của em. Hình ảnh lớp học sẽ in sâu vào kí ức tuổi học trò trong lòng của mỗi người. Dù mai này có rời xa mái trường, xa ngôi nhà nhỏ em vẫn sẽ luôn nhớ về nó.

27 tháng 9 2019

Nụ cười của mẹ làm ấm lòng ta mỗi khi ta cảm thấy cô đơn lạnh giá. Làm ta thêm yêu đời, yêu cuộc sống. Tuổi mới lớn của chúng ta làm sao tránh khỏi những giây phút bâng khuâng chợt vui rồi chợt buồn. Nhất là những khi bị điểm kém, những khi cãi cọ với bạn bè, cả những khi mắc lỗi với người lớn.. Và khi ấy, nụ cười của mẹ nở ra trên môi bao dung biết mấy. Nó như ánh nắng ngày đông, như cơn mưa ngày nắng, như làn gió trưa hè. Nụ cười của mẹ là đôi tay âu yếm nâng ta dậy, cho ta thêm niềm tin vào cuộc sống.

Nụ cười của mẹ càng diệu kì hơn nữa khi ta giành được những thành công nho nhỏ trong cuộc sống. Bạn hãy để ý đến gương mặt của mẹ khi bạn thông báo cho người điểm mười đỏ chói, khoe với người một việc tốt bạn đã làm được hay đơn giản chỉ là một việc làm trong gia đình bạn tự làm lấy giúp bố mẹ.. Chao ôi! Nụ cười ấy rạng rỡ, đẹp đẽ biết bao, bờ môi mẹ hé nụ như bình minh lên toa rạng tâm hồn ta. Bạn thấy gì từ đó? Nó lớn lao hơn một lời chia sẻ, nó vĩ đại hơn một lời đồng tình và tiếp cho ta thêm bao nhiêu sức mạnh để tiếp tục làm những việc có ích cho cuộc đời này. Bao nhiêu tình cảm yêu thương trìu mến dạt dào có lẽ mẹ đều dồn vào nụ cười đó gởi cho ta thông điệp của yêu thương.

Bạn hãy thử tưởng tượng nếu một ngày nào đó nụ cười ấy tắt trên gương mặt mẹ thì cuộc sống sẽ ra sao? Sự tẻ nhạt, lạnh lẽo sẽ chiếm lĩnh tâm hồn bạn, ngôi nhà bạn. Chẳng còn ai an ủi ta mỗi khi ta buồn, chẳng còn ai chia sẻ mỗi khi hạnh phúc, sướng vui. Cũng chẳng còn ai nâng đỡ, sưởi ấm ta bằng một nụ cười... Và lúc ấy ta mới hiểu được sự quan trọng của nụ cười mẹ trong cuộc đời mình.


Nụ cười của mẹ là nguồn động viên rất lớn, là món quà rất quý mà cuộc đời dành cho mỗi người con. Bởi vậy, hãy biết trân trọng vã giữ gìn để nụ cười đừng bao giờ tắt trên bờ môi của mẹ.

27 tháng 9 2019

Trong gia đình, không ai có thể thay thế được người mẹ. Người mẹ đã nuôi nấng, chăm sóc ta được như ngày hôm nay. Và thật hạnh phúc khi ta thấy được trên khuôn mặt mẹ là nụ cười rạng rỡ và hạnh phúc.

Từ khi em nhỏ, nụ cười của mẹ đã khắc sâu vào tâm trí em, nụ cười của người phụ nữ đảm đang, nhân hậu. Nụ cười đó theo em trong suốt những năm học mẫu giáo, tiểu học rồi đến trung học. Nụ cười luôn khích lệ, động viên em, và cũng chính nụ cười đó đã an ủi em khi em vấp ngã. Nụ cười của mẹ thật là đẹp, nụ cười hiên hòa.

Và em chỉ mong sao nụ cười đó luôn thường trực trên môi. Mỗi khi em học bài khuya, mẹ thường đến bên em, xoa đầu và nở nụ cười động viên khích lệ: "Cố gắng lên con!" Những lúc đó, em cảm thấy như mẹ đã tiếp thêm sinh lực cho em trên con đường học tập. Và em thường chạy đến bên mẹ, ôm chặt mẹ vào lòng và nói:" Con yêu mẹ!". Mẹ đã lại cười xòa. Có lần em ốm nặng, mẹ đã chăm sóc em thật chu đáo. Từ việc móm cho em từng thìa cháo đến việc đút cho em từng múi cam. Nhưng em không còn nhìn thấy nụ cười trên khuôn mặt tươi vui của mẹ mà thay vào đó là khuôn mặt ủ rũ, âu sầu. Luc đó, em chỉ mong khỏi bệnh thật nhanh để lại thấy được nụ cười của mẹ.

Ôi! Nụ cười! Nụ cười của mẹ! Nó theo ta suốt cuộc đời, động viên khích lệ ta vững bước trên đường đời. Và có lẽ đến hết đời, em sẽ không bao giờ quên được nụ cười nhân hậu của mẹ.

7 tháng 3 2018

Trong cuộc đời mỗi người ngoài tình cảm gia đình còn có tình cảm bạn bè. Đó là một thứ tình cảm vô cùng quý giá, nó có thể giúp người ta vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống, hơn nữa đó còn là chỗ dựa tinh thần giúp ta quên đi những nỗi buồn, những vất vả khó khăn trong cuộc sống.

Trong văn chương, chúng ta cũng bắt gặp những tác phẩm ca ngợi tình bạn như Lưu Bình – Dương Lễ. Một người sẵn sàng đưa vợ mình đến giúp đỡ bạn trong lúc bạn gặp khó khăn, bế tắc. Hay như tích Trung Quốc có Bá Nha Tử Kì: Một người bạn ra đi, người ở lại không muốn đánh đàn nữa vì nghĩ rằng chẳng còn ai có thể hiểu được tiếng đàn của mình như người bạn đã mất. Hay như Tú Xương cũng có bài thơ Khóc Dương Khuê để nói lên tình cảm của mình với bạn. Đó có được những mối thâm tình ấy chắc chắn họ đã có những kỉ niệm sâu sắc bên nhau và hơn thế đó là sự đồng cảm, đồng điệu về tâm hồn.

Và trong cuộc sống đời thường chúng ta cũng bắt gặp những tình bạn chân thành và đáng quý. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường em cũng chứng kiến những tình bạn như thế. Đó là những đôi bạn cùng giúp nhau học tập. Em đã từng chứng kiến hai người bạn chơi rất thân với nhau, song giữa họ lại co điểm khác là người thì học giỏi Văn, người thì học giỏi Toán. Tuy nhiên, trong những lần kiểm tra, họ không hề cho nhau chép bài dẫu hai người ngồi cùng bàn và sát nhau. Sau một thời gian, em thấy cả hai đều học tốt cả hai môn. Lúc đầu ai cũng tưởng họ cho nhau chép bài, nhưng sự thực thì họ đã giúp nhau khắc phục nhược điểm của từng người. Bạn học giỏi Toán thì giúp người giỏi Văn học Toán tốt hơn và ngược lại. Hai bạn đã giúp cho nhau có được kiến thức một cách chắc chắn. Như vậy trong học tập cũng như trong công việc, giúp nhau không có nghĩa là cho nhau một sự vật cụ thể mà có thể giúp nhau con đường, phương pháp để đạt được hiệu quả. Đó mới chính là một tình bạn chân chính, chân thành.

Ngoài ra tình bạn tốt còn giúp cho nhau vượt qua những nỗi buồn về tinh thần. Đó là khi người bạn của mình gặp chuyện không vui mình có thể đến để chia sẻ, động viên, an ủi họ.

Điều đó cũng được minh chứng qua tình bạn của em với Ngọc. Em với Ngọc học cùng lớp, ngồi cùng một chỗ và cùng chung khu tập thể. Hàng ngày em và Ngọc cùng nhau đi học, khi về cả hai cùng về và ăn cơm trưa xong em sang nhà Ngọc ôn bài, cùng nhau làm bài tập, và cùng bàn bạc, suy tính trước những bài khó. Trước đây, trong các môn học em ngại nhất là môn tiếng Anh, thế nhưng có Ngọc động viên, giúp đỡ nên chỉ trong một thời gian ngắn em đã tiến bộ hơn nhiều. Em còn nhớ có hôm Ngọc bỏ cả bữa trưa để giảng giải cho em hiểu và thuộc bằng được một số cấu trúc ngữ pháp. Nhờ sự tận tình chỉ giúp của Ngọc đến giờ em đã thích học môn tiếng Anh.

Ngoài việc giúp đỡ nhau trong học tập em và Ngọc còn thường xuyên chia sẻ với em những chuyện vui buồn trong gia đình, trong lớp học. Mỗi khi buồn mà được chia sẻ với Ngọc em cảm thấy nỗi buồn của em như vơi đi một nửa.

Tình bạn của em và Ngọc dường như mỗi ngày lại gắn bó hơn. Và em tin rằng đó là tình bạn chân thành nhất.

7 tháng 3 2018

Bài tham khảo 1

Tình bạn là một thứ tình cảm tốt đẹp, không thể thiếu trong cuộc sống, bạn bè giúp đỡ ta, động viên khích lệ ta vượt qua khó khăn trong cuộc sống, chia sẻ mọi niềm vui nỗi buồn cùng ta. Ai cũng có rất nhiều bạn, nhưng chỉ có một hoặc một vài người bạn thân. Em cũng vậy, đến đây em muốn nói tới Thanh – cô bạn thân nhất của em.

Thanh và em đã học cùng nhau từ hồi lớp Ba và đến bây giờ khi đã học lớp Bẩy hai đứa vẫn học chung một lớp với nhau. Đã gọi là bạn thân thì mức độ thân thiết sẽ hơn rất nhiều những người bạn khác, ban đầu chúng em cũng là những người bạn bình thường như bao người bạn khác, em vốn là một cô bé ít nói, ít nói chuyện với các bạn trong lớp, trong khi đó Thanh là lớp trưởng của lớp, học rất giỏi và tham gia rất nhiệt tình các hoạt động của Đội của trường.

Thế rồi một hôm em bị ốm nặng, phải nghỉ học mất một tuần, Thanh đã thường xuyên đến nhà thăm em và chép bài giúp em đồng thời giảng bài cho em để em nắm được những bài học trên lớp. Và chúng em bắt đầu thân nhau từ hồi đó, qua việc này em cảm nhận được rằng Thanh rất quan tâm đến người khác, không phải vì trách nhiệm của một lớp trưởng mà vốn dĩ Thanh đã là một người như vậy. Một lần, cô giáo phát động phong trào “Đôi bạn cùng tiến”, Thanh xung phong sẽ ghép thành đôi với em, vì lực học của em cũng khá kém, thế rồi chúng em được cô giáo chuyển chỗ cho ngồi cạnh nhau, tình bạn của hai đứa càng ngày càng trở nên thân thiết.

Em thường xuyên đến nhà Thanh để làm bài tập, đến nhà bạn ấy mới biết không chỉ học giỏi mà Thanh còn rất hiếu thảo với bố mẹ, tuy còn nhỏ tuổi nhưng ngoài giờ học trên lớp Thanh còn giúp đỡ bố mẹ làm một số việc nhà. Chỉ trong một thời gian, lực học của em đã khá hơn rất nhiều và em cũng hòa đồng hơn, tham gia hoạt động của trường nhiều hơn. Từ đấy đến bây giờ, khi đã học lớp Bẩy chúng em vẫn là một đôi bạn thân thiết, chúng em hay đến nhà nhau chơi, bố mẹ em rất quý Thanh và ngược lại bố mẹ em cũng vậy. Bố mẹ hai đứa rất vui vì con mình có một tình bạn đẹp như thế, cùng giúp đỡ nhau trong học tập. Như thế là tình bạn của hai đứa em đã được bốn năm, tuy không phải là một thời gian dài nhưng cũng đủ để chúng em hiểu về tính cách của nhau.

Thỉnh thoảng tuy có những cãi vã giận hờn nhưng chỉ một thời gian ngắn là hết và chúng em lại thân thiết như ban đầu. Em rất thích vẽ nên ước mơ trở thành một nhà thiết kế thời trang, còn Thanh, bạn ấy ước mơ trở thành một cô giáo dạy Văn. Và chúng em đang cố gắng hết sức mình để thực hiện ước mơ của riêng mình. Không biết mỗi khi lên lớp mới chúng em có được học cùng nhau nữa không, nhưng cho dù không được học cùng nhau nữa thì tình bạn của hai đứa vẫn vậy. Như câu thơ: “Đã là bạn suốt đời là bạn/ Đừng như sông lúc cạn lúc bồi”. Mỗi khi một trong hai đứa có truyện không vui, thì lại tìm đến đứa kia để kể lể, tìm nguồn động viên, khích lệ.

Thanh là một người bạn tốt và tình bạn của em rất thân thiết. Cuộc sống còn rất nhiều điều đổi thay nhưng mong rằng tình bạn của chúng em sẽ mãi thân thiết như vậy.

24 tháng 11 2017

Lớp chúng em đã gắn bó với căn phòng này cũng đã 5 năm, từ khi mới bỡ ngỡ bước vào trường. Cô giáo chủ nhiệm đã giúp chúng em trang trí phòng thật đẹp mắt, mà vẫn không ảnh hưởng tới quá trình học tập. Những bức tranh do từng thành viên trong lớp vẽ được treo trên tường ngay ngắn. Những dải kim tuyến dài làm viền nổi bật cho bảng nội quy lớp học. Nền tường cũng được sơn mới lại. Tuy đã 5 năm, nhưng bức tường vẫn giữ được độ sáng bởi chúng em rất giữ gìn, thường xuyên lau chùi để tường không bị dính bẩn. Trên bục giảng, ngoài chiếc bàn của cô giáo, chiếc bảng xinh xinh, chúng em còn đặt một chậu nước để mỗi khi hết tiết học, cô giáo có thể rửa tay, lau sạch bụi phấn vương trên quần áo cô. Cuối lớp còn có đồ dùng quét dọn, và cả một sọt giác nhỏ để chúng em đựng rác, tránh vứt rác bừa bãi làm mất vệ sinh chung. Em rất yêu lớp học của mình, yêu bạn bè, yêu cô giáo. Nơi đây đã nuôi dưỡng kiến thức và tâm hồn em. Em sẽ cố gắng giữ gìn lớp học sạch sẽ để mỗi ngày đến lớp là một ngày vui.

Tick cho mk vs nhé vui

12 tháng 10 2017

Lớp học của em nằm ở tầng 1 của trường, lớp học của em được trang trí với nhiều tranh ảnh xinh xắn và các câu khẩu hiệu ở trên tường.

Lớp học của em có 4 dãy bàn ghế, được sắp xếp rất ngay ngắn, phía trên là bảng đen và bên trái là bàn của cô giáo. Kế bên bàn của cô giáo là tủ đựng dụng cụ học tập cho chúng em. Chúng em rất thích mỗi khi được cô mở tủ để lấy dụng cụ học tập minh họa cho bài học của chúng em. Vì bài học được minh họa rất sinh động với tranh ảnh, đôi khi là câu chuyện được cô làm bằng hình ảnh được chiếu trên bảng.

Em rất yêu lớp em, yêu cô giáo, yêu các bạn của em vì chúng em học cùng nhau đã 4 năm. Em yêu cô giáo vì cô thường làm dụng cụ học tập rất đẹp khiến em luôn dễ nhớ mỗi khi học bài.

22 tháng 12 2021

ai giúp mink vs

22 tháng 12 2021

1.. MỞ BÀI :

- giới thiệu về tác phẩm: đề tài, thể loại, tác giả,...

- hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm

- nêu cảm nhận chung về tác phẩm

2. THÂN BÀI:

- nêu những cảm xúc suy nghĩ do tác phẩm gợi nên

3. KẾT BÀI:

- khẳng định lại ấn tượng chung về tác phẩm

17 tháng 12 2019

Ở trường tôi, ngay từ đầu năm học, ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học phát triển năng lực cho học sinh. Bản thân tôi đã được tham dự nhiều tiết dạy chuyên đề với nhiều hình thức và các phương pháp dạy học mới. Nhưng tiết học để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất khi được quan sát việc học tập của các em là tiết dạy của đồng chí Nguyễn Thị Tuyến ngày 23 tháng 1 năm 2018 môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 bài “Thân cây”.

Ngay từ những phút đầu tiên của tiết học, trong hoạt động bộc lộ quan điểm ban đầu, các em được tự mình viết ra giấy những hiểu biết của mình về đặc điểm của thân cây. Tôi thấy học sinh bắt đầu thể hiện sự trầm tư, suy nghĩ. Nhìn các em say sưa, mải miết viết, tôi cảm nhận được sự suy nghĩ tích cực của mỗi em trong học tập này. Đặc biệt với học sinh lớp 3 ở vùng quê chúng tôi thân việc nhìn thấy cái cây, nhiều loại cây chẳng còn xa lạ gì, nhưng viết lại những hiểu biết về thân cây lại thực sự khó. Cái khó là do các em không biết sử dụng từ ngữ thế nào cho phù hợp vì khả năng vốn từ của các em đang còn nhiều hạn chế. Hiểu đấy nhưng nếu cô cho nói thì chắc bạn nào cũng giơ tay, còn yêu cầu viết thì lại khó. Nhìn những từ ngữ, những dòng chữ ngắn cùng những điệu bộ “bặm môi, tay che vở” tôi biết các em đang gặp khó khăn và không biết dùng từ thế nào về thân cây cho câu văn hợp lí. Tôi thấy các em vừa viết vừa dò xem các bạn viết về những thân cây liệu có giống mình không? Cả lớp im phăng phắc, từ một nhóm có số học sinh đông nhất tôi nhìn thấy cô Tuyến đang cúi sát xuống 2 em học sinh chống bút hỏi nhỏ “Em nhớ đến cây gì?”

- Thưa cô em nhớ nhà em có cây bầu đang ra quả ạ!

- Vậy thân của nó mọc thế nào?

- Thưa cô thân cây leo lên giàn và ra quả ạ!

- Vậy em hãy viết vào vở là thân cây leo nhé!

Câu gợi ý và chia sẻ từ góc lớp như chìa khóa bừng tỉnh các em cách viết hiểu biết. Từ hình dung về các cây đến việc nhớ đến cái thân cây thế nào để viết lại bằng từ ngữ ngắn gọn dễ hiểu. Sau giây phút tháo gỡ đó tôi thấy lớp học sôi nổi hẳn lên. Các em say sưa viết về những thân cây mình biết. Rõ ràng sự tinh tế của giáo viên đánh giá học sinh của mình đang mắc ở đâu, và sử dụng cách trợ giúp thế nào đã làm thay đổi ngay chiều hướng suy nghĩ của các em. Từ bặm môi, cắn bút đến sự hào hứng lạ thường, từ gợi ý nhỏ phá vỡ tâm lí e ngại của những hiểu biết non nớt nghi ngờ để tự tin ghi lại những suy nghĩ đơn giản về thân cây của chính mình. Những dòng chữ hiểu biết đơn sơ về thân cây, cách mọc của cây đang “lớn dần” trong trang vở hồng của mỗi em tôi thấy vui quá.

Khi đến hoạt động chia sẻ để thống nhất kiến trong nhóm, tôi thấy rõ sự hứng thú học tập của các em mà phương pháp bàn tay nặn bột đem lại. Các em chụm đầu vào nhau, lắng nghe từng bạn đưa ra đọc kết quả của mình. Em Hiếu chăm chú từng chữ trong bài của các bạn để rồi say nghĩ, đưa ra sự thống nhất trong nhóm. Nhìn những nét mặt chăm chú, háu háu nhìn mỗi khi có bạn trong nhóm trình bày hiểu biết cá nhân của mình, rồi trau mày suy nghĩ. Ôi! Trong những nhà khoa học nhí của chúng tôi thật ngộ. Một sự lắng nghe nghiêm túc, một sự thống nhất chọn lựa rất quan trọng để có được thống nhất chung của nhóm để cuối cùng các em đã đưa ra những hiểu biết chính xác về đặc điểm của thân cây: Có cây thân mọc đứng, thân leo, thân bò, có cây thân lại phình to thành củ. Phương pháp bàn tay nặn bột giúp các em bộc lộ hiểu biết của mình, rồi qua việc chia sẻ trong nhóm, các em được khắc sâu hơn qua việc chia sẻ với bạn. Nhờ có phương pháp bàn tay nặn bột đã giúp các em có phương pháp học tập tốt hơn, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, đem lại niềm vui và hứng thú học tập.

Xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy với trò, trò với trò trong khi học tập thực hành, một lớp học đậy sự chia sẻ tôn trọng, một không gian học tập mở.

Sau khi các em được cùng nhau đưa ra những thắc mắc, nghi vấn của mình về đặc điểm của thân cây. Đây cũng là hoạt động rất hay, kích thích tính tò mò, ham tìm hiểu tự nhiên làm cho các em thích khám phá khoa học tự nhiên.

nhìn, tay được cầm nắm, sờ,…các em có cảm nhận chính xác về đặc điểm của thân cây. Tôi vui sướng trong niềm vui của một người thầy khi thấy học trò ham học. Những ánh mắt sáng ngời, những sự cẩn thận, tỉ mỉ của học sinh khi truyền tay nhau từng thân cây do chính mình đã chuẩn bị.

Tiết học kết thúc, trong tôi rộn lên một cảm xúc khó tả. Cảnh tượng học sinh say mê, hứng thú, hợp tác, tự tin,..trong tiết học này đã làm tôi hiểu được cái hay của phương pháp bàn tay nặn bột: Phương pháp này giúp học sinh yêu thích môn học, kích thích tính tò mò, say mê nghiên cứu khoa học. Do đó giáo viên cần khơi dậy trong các em từ kiến thức thực tế, gần gũi để lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động tích cực, mạnh dạn, tự tin hơn. Đặc biệt với các em học sinh lớp 3, việc chuyển từ văn nói đơn giản sang viết lôgic là cả quá trình rất cần sự trợ giúp kịp thời có hiệu quả của mỗi giáo viên trong giờ lên lớp. Làm được điều này là mỗi giáo viên đã thực sự vận dụng tốt sự đổi mới trong giáo dục của mình, đánh giá đúng học sinh tại một thời điểm sẽ cho ta muôn vàn phương án trợ giúp để kết quả học tập, thái độ, kết quả học tập của các em tích cực hơn nhiều.