1.cho tam giác ABC cân A, đường cao AH. trên tia đối tia BA lấy điểm E, trên cạnh AC lấy F sao cho BE=CF, EF cắt BC tại I. Đường vuông góc EF tại I cắt AH tại D. chứng minh AEDF nội tiếp.
2.Cho tam giác ABC vuông tại A, I trung điểm BC, D bất kì trên BC. E,F là tâm đường tròn ngoại tiếp ABD, ACD. cmr:A,E,I,D,F cùng thuộc 1 đường tròn.
Mong mọi người giải giúp mình ạ.
Đọc tiếp...
Cho góc XOY=90 độ. Lấy A thuộc OX, B thuộc OY sao cho OA=OB. Một đường thẳng đi qua A cắt OB tại M. Từ B hạ đường vuông góc với AM tại H cắt AO kéo dài tại I.
a.) CM: OMHI là tứ giác nội tiếp. Xđ tâm đường tròn nội tiếp của tứ giác OMHI.
b.) Cho IM=6cm. Tính đường tròn ngoại tiếp tứ giác OMHI.
c.)Tính góc OMI.
Đọc tiếp...Được cập nhật 23 tháng 6 2020 lúc 8:25
Cho tam giác ABC nội tiếp (O), vẽ dây DE vuông góc với cạnh OA và cắt cạnh AB, AC lần lượt tại M và N.Chứng minh tứ giác BMNC nội tiếp
Đọc tiếp...Được cập nhật 5 tháng 4 2020 lúc 14:32
mình làm xog r á bạn có cần nx ko ạ
Cho đường tròn (O; R) có hai đường kính AB và CD vuông góc với nhau. Lấy điểm K thuộc cung nhỏ AC, kẻ KH vuông góc với AB tại H. Tia AC cắt HK tại I, tia BC cắt HK tại E, nối AE cắt (O) tại F.
1. Chứng minh 4 điểm B, H, F, E cùng thuộc một đường tròn.
2. Tính theo R diện tích tam giác FEC khi H là trung điểm OA.
3. Khi K di chuyển trên cung nhỏ AC. Chứng minh đường thẳng FH luôn đi qua một điểm cố định
Đọc tiếp...Được cập nhật 31 tháng 3 2020 lúc 13:59
Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp đường tròn (O). Ba đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H. Đường thẳng EF cắt BC tại G, đường thẳng AG cắt lại đường tròn (O) tại M.
a) Chứng minh 4 điểm A, M, E, F cùng nằm trên một đường tròn.
b) Gọi N là trung điểm của BC. Chứng minh GH vuông góc với AN.
Đọc tiếp...Được cập nhật 22 tháng 3 2020 lúc 20:04
Mình giải hơi dài không biết có đúng không. Bạn tự vẽ hình nha!
Gọi F là trung điểm của AD. I là trung điểm của AC. Ta qui về chứng minh B,F,E thẳng hàng
Trước hết ta chứng minh bài toàn phụ: Từ S ngoài (O) kẻ 2 tiếp tuyến SC,SB và cát tuyến SDA, gọi M là giao của SO với BC thì BC là phân giác của góc AMD (bạn tự chứng mình nha).
Áp dụng vào bài toán ta có: AOMD nội tiếp \(\Rightarrow\widehat{AOD}=\widehat{AMD}\Leftrightarrow\frac{1}{2}\widehat{AOD}=\frac{1}{2}\widehat{AMD}\Leftrightarrow\widehat{ACD}=\widehat{AMB}\)
mà \(\widehat{ACD}+\widehat{ABD}=180^o,\widehat{AMB}+\widehat{AMC}=180^o\Rightarrow\widehat{ABD}=\widehat{AMC}\)
Xét (O) ta có: \(\widehat{ADB}=\widehat{ACB}\)
Suy ra \(\Delta ABD\)đồng dạng với \(\Delta AMC\)(g,g) mà F là trung điểm AD, I là trung điểm AC suy ra tam giác ABF đồng dạng với tam giác AMI (c.g.c) suy ra \(\widehat{ABF}=\widehat{AMI}\)
Dễ thấy: \(\widehat{OMI}+\widehat{OIC}=90^o+90^o=180^o\)suy ra OMCI nội tiếp suy ra \(\widehat{MIC}=\widehat{MOC}=\frac{1}{2}\widehat{BOC}=\widehat{BAC}\Rightarrow\widehat{AIM}=\widehat{BDC}\)
Kết hợp với \(\widehat{BCD}=\widehat{BAD}=\widehat{MAC}\)(do tam giác ABD đồng dạng với tam giác AMC) suy ra tam giác AIM đồng dạng với tam giác CDB(g.g) suy ra \(\widehat{ABF}=\widehat{AMI}=\widehat{CBD}=\widehat{CAD}=\widehat{ACE}\left(AD//CE\right)=\widehat{ABE}\)suy ra B,F,E thẳng hàng hay BE đi qua trung điểm AD (đpcm)
Cho tứ giác ABCD nội tiếp, AC cắt BD tại I, AD cắt BC tại J.
CMR: a) IA.IC=IB.ID
b) JA.ID=JB.JC
c) AB.CD+BC.AD=AC.BD
Đọc tiếp...Được cập nhật 4 tháng 7 2020 lúc 19:40
a) Xét \(\Delta IAD\)và \(\Delta IBC\)có:
\(\widehat{AID}=\widehat{BIC}\)(2góc đối đỉnh)
\(\widehat{ADI}=\widehat{BCI}\)(cùng nhìn cung AB)
\(\Rightarrow\Delta IAD\)đồng dạng với \(\Delta IBC\)
\(\Rightarrow\frac{IA}{IB}=\frac{ID}{IC}\Rightarrow IA.IC=IB.ID\)(ĐPCM)
b)Xét \(\Delta JAC\)và \(\Delta JBD\)có:
\(\widehat{J}\)là góc chung
\(\widehat{JCA}=\widehat{JDB}\)
\(\Rightarrow\)\(\Delta JAC\)đồng dạng với\(\Delta JBD\)
\(\Rightarrow\frac{JA}{JB}=\frac{JC}{JD}\Rightarrow JA.JD=JB.JC\)(ĐPCM)
Phần a tui đánh máy bị lỗi nhé, chỗ chữ bị nhỏ lên là góc á, còn đoạn gần cuối là \(\frac{IA}{IB}=\frac{ID}{IC}\)nhé
Cho \(\Delta ABC\)có 3 góc nhọn, M là một điểm nằm trong tam giác. Hạ MH vuông góc với BC. Gọi P, Q, E, F lần lượt là hình chiếu của H trên các đường thẳng MB, MC, AB, AC. Giả sử P, Q, E, F thẳng hàng. CMR:
a, M là trực tâm \(\Delta ABC\)
b, BEFC là tứ giác nội tiếp
Mình đang cần gấp. Ai có lòng tốt hãy giúp mình với!!!
Đọc tiếp...
Cho đường tròn tâm O đường kính AB, M là điểm chính giữa của một nửa đường tròn (O) với đường kính AB, C là điểm bất kỳ trên nửa còn lại, CM cắt AB tại D. Vẽ dây cung AE vuông góc với CM tại F (E nằm trên đường tròn).
Chứng minh rằng tứ giác ACEM là hình thang cân.Vẽ CH vuông góc với AB (H nằm trên đoạn AB). Chứng minh rằng CM là phân giác góc HCO.Chứng minh rằng \(CD\le\frac{1}{2}AE\). Đọc tiếp...Được cập nhật 11 tháng 1 2020 lúc 20:36
1) Vì ^AEB chắn nửa đường tròn (O) nên EA vuông góc EB. Do đó BE // CM.
Suy ra tứ giác BECM là hình thang cân (Vì 4 điểm B,C,M,E cùng thuộc (O))
Kết hợp với M là điểm chính giữa cung AB suy ra CE = BM = AM hay (CE = (AM
Vậy thì tứ giác ACEM là hình thang cân (đpcm).
2) Đường tròn (O) có M là điểm chính giữa cung AB, suy ra MO vuông góc AB
Từ đó MO // CH suy ra ^HCM = ^OMC = ^OCM. Vậy CM là phân giác của ^HCO (đpcm).
3) Kẻ đường kính MG của đường tròn (O). Dễ thấy ^DOG = ^DCG (= 900)
Suy ra 4 điểm C,D,O,G cùng thuộc đường tròn đường kính DG
Mặt khác AB là trung trực của MG, D thuộc AB nên DG = DM
Theo mối quan hệ giữa đường kính và dây ta có:
\(CD\le DG=DM\Leftrightarrow2CD\le DM+CD=CM\Leftrightarrow CD\le\frac{1}{2}CM\)
Lại có tứ giác ACEM là hình thang cân, do vậy \(CD\le\frac{1}{2}CM=\frac{1}{2}AE\)(đpcm).
Dấu "=" xảy ra khi và chỉ khi C là điểm chính giữa cung AB không chứa M của (O).
Bài 2 : Cho tam giác ABC có 3 góc nhọn (ABvà CE của tam giác ABC cắt nhau tại H .Vẽ đường kính AI của (O)1/Chứng tỏ : tứ giác AEHD nội tiếp được 2/Chứng tỏ : AH.AC =AE.AI3/DE cắt (O) tại S ( S thuộc cung nhỏ AC) ,SI cắt BC tại K .Chứng tỏ : AK vuông góc với HS 4/ HS cắt BC tại L . Chứng tỏ :Đường tròn ngoại tiếp tam giác tam giác LBD , AK,HS đồng quy tại 1 điểm
Đọc tiếp...
Ta có ^SDI = ^SAI, ^SBI = ^SCI => \(\Delta\)DSB ~ \(\Delta\)ASC (g.g) => \(\Delta\)ASD ~ \(\Delta\)CSB (c.g.c)
Mà AD = BC nên tỉ số đồng dạng của 2 tam giác trên là 1, nói cách khác \(\Delta\)ASD = \(\Delta\)CSB
Do đó ^SBC = ^SDA và SB = SD. Kết hợp với BE = DF suy ra \(\Delta\)SEB = \(\Delta\)SFD (c.g.c)
Từ đây dễ suy ra \(\Delta\)ESF ~ \(\Delta\)BSD => ^SEF = ^SBD = ^SCI => Tứ giác CERS nội tiếp
=> ^SRQ = ^ECS = ^BCS = ^SIQ => Tứ giác QIRS nội tiếp (đpcm).
Bn tự vẽ hình nhé...
a)
AB⊥CD (GT) => CIB =90 độ (1)
AEB=90độ ( góc nt chắn nữa dg tròn) (2)
Từ (1)và(2) tứ giác BEFI nội tiếp
b)
Xét ΔAFC và Δ ACE có
A( góc chung)
C=E( vì 2 góc cùng chắn 2 cung AC và AD bằng nhau)
=>ΔAFC∼Δ ACE
=> AC/AE=AF/AC
=> AE.AF=AC2
Cho (O) đường kính BD=2R, trên tiếp tuyến tại B của (O) lấy điểm A sao cho BA=R. Từ A vẽ tiếp tuyến AC của (O) (C là tiếp điểm và C khác B). Một đường thẳng qua C lần lượt cắt BA và BO tại N và M. Vẽ BH vuông góc MN tại H
a) C/m: OBAC là hình vuông và O,B,A,C,H cùng thuộc 1 đường tròn
b) C/m: AN.OM=R2
c) Tính độ dài AN và OM theo R biết diện tích tam giác MBN bằng\(\frac{9.R^2}{4}\)
Đọc tiếp...Được cập nhật 4 tháng 12 2019 lúc 6:12
G/s N thuộc đoạn thẳng AB
a) Ta có AC, AB là tiêp tuyến (O)
=> AC=AB=R
Xét tứ giác ABCO có:
AC=AB=BO=CO=R
=> ABCO là hình thoi
mặt khác \(\widehat{ABO}=90^o\)
=> ABCO là hình vuông
=> A,B,C,O cùng thuộc một đường tròn
Tứ giác BHAC nội tiếp vì \(\widehat{BHC}=\widehat{BAC}=\left(90^o\right)\)
=> A,B,C,H cùng thuộc một đường tròn
=> O, B, A, C, H cùng thuộc một đường tròn
b) \(AN.OM=\left(AB-BN\right)\left(MB+BO\right)=AB.BO-BN.BO+MB.\left(AB-BN\right)\)
\(=R^2-BN.R+MB.AN\)(1)
Ta có:
AC//MB => \(\frac{AN}{BN}=\frac{AC}{MB}\Rightarrow AN.BM=AC.BN\Rightarrow AN.BM=R.BN\)(2)
(1), (2) => AN. OM=R^2
c) Đặt AN =x
=> BN=AB-BN=R-x
và MO=\(\frac{R^2}{AN}=\frac{R^2}{x}\Rightarrow BM=\frac{R^2}{x}-R\)
Diện tích tam giác BMH =\(\frac{1}{2}\left(R-x\right)\left(\frac{R^2}{x}-R\right)=\frac{9R^2}{4}\)
<=> \(\frac{\left(R-x\right)^2}{x}=\frac{9R}{2}\)
<=> \(R^2-\frac{13}{2}Rx+x^2=0\)
<=> \(\left(x-\frac{13}{4}R\right)^2=\frac{153}{16}R^2\Leftrightarrow\orbr{\begin{cases}x=\frac{3\sqrt{17}+13}{4}R\left(loai\right)\\x=\frac{-3\sqrt{17}+13}{4}R\left(tm\right)\end{cases}}\)
Tìm đc AN => tìm đc OM
TH M thuộc đoạn thẳng BO tương tự
Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp (O) (AB<AC). Hai đường cao AD, CE cắt nhau tại H.
a) Giả sử \(\widehat{A}\)=600. Tính độ dài cung nhỏ BC và diện tích viên phân giới hạn bởi dây BC và cung nhỏ BC theo R
b) Kẻ đường kính AK cắt CE tại M, CK cắt AD tại F. C/m: BEHD nội tiếp và AH.AF=AM.AK
c) Gọi I là trung điểm BC; EI cắt AK tại N. C/m: EDNC là hình thang cân
Đọc tiếp...
Câu 1: Cho (O;R) và điểm A nằm ngoài đường tròn (O). Vẽ 2 tiếp tuyến AB, AC của (O) (B,C: tiếp điểm). Vẽ cát tuyến ADE của (O); D nằm giữa D & E; tia AD nằm giữa 2 tia AB và AO.
a) Gọi H là giao điểm của OA và BC. C/m: DEOH nội tiếp
b) Đường thẳng AO cắt (O) tại M và N (M nằm giữa A và O). C/m: EH.AD= MH.AN
Câu 2: Cho nửa đường tròn tâm (O;R) đường kính AB và điểm C trên đường tròn sao cho CA=CB. Gọi M là trung điểm của dây cung AC. Nối BM cắt cung AC tại E; AE và BC kéo dài cắt nhau tại D.
a) C/m: MOCD là hình bình hành
b) Vẽ đường tròn tâm E bán kính EA cắt (O) tại điểm thứ 2 là N. Kẻ EF vuông góc với AC, EF cắt AN tại I, cắt (O) tại điểm thứ 2 là K; EB cắt AN tại H. C/m: BHIK nội tiếp.
Câu 3: Cho (O;R). Từ điểm S nằm ngoài đường tròn sao cho SO=2R. Vẽ tiếp tuyến SA,SB (A,B là tiếp tuyến). Vẽ cát tuyến SDE (D nằm giữa S và E), điểm O nằm trong góc ESB. Từ O kẻ đường vuông góc với OA cắt SB tại M. Gọi I là giao điểm của OS và (O).
a) C/m: MI là tiếp tuyến của (O)
b) Qua D kẻ đường vuông góc với OB cắt AB tại H và EB tại K. C/m: H là trung điểm của DK.
Đọc tiếp...
Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp (O), trực tâm H. Điểm M di động trên cung BC không chứa A (M khác B, C). Gọi N, P lần lượt là điểm đối xứng của M qua các đường thẳng AB, AC.
a) Chứng minh AHCP nội tiếp và ba điểm N, H, P thẳng hàng.
b) Tìm vị trí của M để đoạn thẳng NP lớn nhất.
CẦN NGƯỜI GIÚP CÂU B) , CÂU A) DỄ RỒI.
Đọc tiếp...
chominhf hoi cau a lm nhu nao a
...
Dưới đây là những câu có bài toán hay do Online Math lựa chọn.
....