K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 1 2020

Giới thiệu với bạn giáo sư Internet...Chị Google hân hạnh tài trợ chương trình này

3 tháng 1 2020

1.Muốn ăn bánh ít lá gai

Lấy chồng Bình Định cho dài đường đi.

2.Bình Định có núi Vọng Phu Có Đầm Thị Nại có Cù Lao xanh.

3.Công đau công uổng công thừa Công đâu gánh nước tưới dừa Tam Quan.

4.Mẹ ơi đừng đánh con đau Để con đánh trống hát tuồng mẹ nghe.

5.Ai về Bịnh Định mà coi Con gái Bình Định cầm roi đi quyền.

6.Ai về Bình định thăm bà Ghé vô em gởi lạng trà Ô long. Trà Ô long nước trong vị ngọt Tình đôi mình như đọt mía lau 

7.Anh đi bờ lở một mình Phất phơ chéo áo giống hình trò

8.Chẳng tham ruộng cả ao liền Tham vì cái bút cá nghiên anh đồ.

13.Anh về Đập Đá , Gò găng Bỏ em kéo vải sáng trăng một mình Tiếng ai than khóc nỉ non Vợ chàng lính thú trèo hòn Cù Mông

14.Chiều chiều én liệng Truông Mây Cảm thương Chú Lía bị vây trong thành

15.Non Tây áo vải cờ đào Giúp dân dựng nước xiết bao công trình

16.Cây Me cũ, Bến Trầu xưa Dẫu không nên tình nghĩa cũng đón đưa cho trọn niềm

17.Ngó vô Linh Đỗng mây mờ Nhớ Mai nguyên soái dựng cờ đánh Tây

18.Hầm Hô cữ nước còn đầy Còn gương phấn dũng , còn ngày vinh quang

19.Bình Định có đá Vọng Phu Có đầm Thị Nại có Cù lao Xanh Lụa Phú Phong nên duyên nên nợ Nón Gò găng khắp chợ mến thương

20.Bên kia sông, quê anh An Thái Bên này sông, em gái An Vinh Thương nhau chung dạ chung tình Cầu cha mẹ ưng thuận cho hai đứa mình lấy nhau

21.Cưới nàng đôi nón Gò Găng Xấp lãnh An Thái, một khăn trầu nguồn Ai về Tuy Phước ăn nem Ghé qua Hưng Thạnh mà xem Tháp Chàm

22.Rượu ngon Trường Thuế mê li Gặp nem Chợ Huyện bỏ đi sao đành

23.Tháp Bánh Ít đứng sít cầu Bà Gi Sông xanh, núi cũng xanh rì Vào Nam, ra Bắc ai cũng đi con đường này Nghìn năm gương cũ còn đây Lòng ơi! Phải lo nung son sắt kẻo nữa đầy bể dâu - Cầu Đôi nằm cạnh Tháp Đôi Dễ chi nhân ngãi mà rời được nhau

24.Tháp kia còn đứng đủ đôi Cầu còn đủ cặp huống cho tôi với nường ( nàng) Suốt bốn mùa xuân, hạ, thu, đông Thiếp ngồi dệt vải chỉ mong bóng chàng Dừa xanh trên bến Tam Quan Dừa bao nhiêu trái thương chàng bấy nhiêu Ôm đàn gảy khúc Cầu hoàng Thiếp xin gõ nhịp để chàng lựa dây Bao giờ rừng quế hết cây Dừa Tam Quan hết nước thì em đây mới hết tình Dừa xanh sừng sững giữa trời Đem thân mà hiến cho đời thuỷ chung

25.Muốn ăn bánh ít nhân mè Lấy chồng Hòa Đại đạp chè thâu đêm Muốn ăn bánh ít nhân tôm Lấy chồng Hòa Đại ăn cơm củ mì

26.Tháp Bánh Ít đứng sít cầu Bà Di Sông xanh núi cũng xanh rì Vào Nam ra Bắc cũng đi đường này 27.Anh về Phù Mỹ nhắn nhe Nhắn chị bán chè sao vậy chẳng lên?

3 tháng 1 2020

Xuân Về, là một bức tranh 3D sống động của làng quê Bắc bộ những năm đầu trong thập niên 30 của thế kỷ trước.Mới 
    Bước vô chiêm ngưỡng bức tranh quê của thi sĩ Nguyễn Bính ta gặp ngay:
          Đã thấy xuân về với gió đông,
          Với trên màu má gái chưa chồng.
          Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm
          Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong.
    Mùa xuân giờ đã về trên từng bờ cây ngọn cỏ,trên đôi má của những cô gái xuân thì: “Với trên màu má gái chưa chồng” .Mà gái chưa chồng ở đây chính là “cô hàng xóm” đang ở “bên hiên hàng xóm”. Cô gái ấy có thấy thi sĩ đang nhìn mình để thấy Xuân Về hay không? Sao cô lại: “ngước nhìn giời” với đôi mắt trong”. Phải chăng chính là “đôi mắt trong” của cô hàng xóm ấy cộng thêm “màu má” ửng hồng khi gió đông thổi về. Cho thi sĩ của chúng ta “Đã thấy xuân về”.
    Thi sĩ đưa ta vào chiêm ngưỡng kỹ hơn bức họa của mình. Bằng khung cảnh sống động trong khổ thơ sau:
          Từng đàn con trẻ chạy xun xoe,
          Mưa tạnh, giời quang, nắng mới hoe.
          Lá nõn, nhành non, ai tráng bạc?
          Gió về từng trận, gió bay đi...
    Xuân về, tết đến ở các làng quê Bắc bộ, ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh đám trẻ với khuôn mặt tươi rói theo mẹ theo chị đi chợ tết hoặc đi xem hội làng hội xuân. Để tô điểm thêm cảnh xuân tác giả miêu tả “mưa tạnh, giời quang, nắng mới hoe”. Nắng mới hoe là nắng sớm, nắng xuân ấm áp sau khi mưa bụi vừa tạnh trả lại bầu trời quang đãng.
    Lúc này mới  thấy điểm nhấn của mảnh ghép chính của bức tranh: Lá nõn, nhành non. Dấu hiệu của xuân thật sự chính là đây. Lá nõn là mầm lá mới nhú, nhành non là nhành cây vừa mới nảy lộc chưa kịp cứng cáp. Và một phát giác lý thú của thi sĩ khi nhìn thấy “lá nõn, nhành non” dưới nắng mới sau cơn mưa vừa tạnh, đã phải thốt lên câu hỏi: “ai tráng bạc”. Chẳng có ai tráng bạc lên chúng, có chăng là cái lấp lánh của mầm cây mới cựa mình thức dậy dưới ánh “nắng mới hoe” và còn sót lại chút mưa bụi bám vô những giọt li ti long lanh để thi sĩ thấy như “ai tráng bạc” đấy thôi. Mảnh ghép bức tranh thêm sống động ở câu cuối “gió về từng trận, gió bay đi…” gió xuân mà tác giả cảm nhận nó về “từng trận” rồi bay đi cũng “từng trận” phải chăng gió đã nô đùa quá trớn trên những “lá nõn nhành non” của thi sĩ!
    Còn đây là khổ thơ làm điểm nhấn cho bức họa Xuân Về của thi sĩ:
          Thong thả dân gian nghỉ việc đồng,
          Lúa thì con gái mượt như nhung.
          Đầy vườn hoa bưởi, hoa cam rụng,
          Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng.
    Xuân về cũng là lúc những công việc đồng áng của nhà nông tạm xong. Người dân gác lại mọi việc để đón xuân, vui tết. Xuân về  “lúa thì con gái mượt như nhung”. Đây chính là lúc cây lúa bước vào thời kỳ chuẩn bị “ngậm đòng” cây lúa có màu xanh mát dịu làm nao lòng những người con xa quê. Không chỉ có cây lúa, mà mảnh ghép này còn có “đầy vườn hoa bưởi, hoa cam” nhưng là chúng đã “rụng” xuống. chứ không hẳn là còn trên cây. Cho dù hoa bưởi hoa cam ấy đã rụng thì vẫn “ngào ngạt hương bay”  hương bay xa còn nhờ từng trận gió về và đi kia nâng cánh, để cho lũ bướm dập dìu về nô đùa trong vườn mà ở đây thi sĩ dùng hình ảnh chúng “vẽ vòng”.
    Phải chăng hình ảnh “đầy vườn” hoa rụng, còn có ẩn ý trái đã kết, cánh hoa rụng xuống bướm vẽ vòng, chính là biểu hiện vòng tuần hoàn của trời đất, của cây cối, hoa sau khi khoe hương sắc thì nhường chỗ cho trái ngon quả ngọt lớn lên.
    Một mảnh ghép của bức tranh cũng sống động không kém xuất hiện:
          Trên đường cát mịn, một đôi cô,
          Yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa.
          Gậy trúc dắt bà già tóc bạc,
          Tay lần tràng hạt miệng nam mô
    Xuân Về tết đến, trên khắp các ngả đường làng luôn dập dìu các cô các chị ăn mặc thật đẹp để tham gia trảy hội. hoặc đi chùa cầu may. Yếm đỏ, khăn thâm là những trang phục truyền thống của các thôn nữ ở những năm đầu thập niên 30 của thế kỷ 20.
    Đường làng không chỉ có các cô mà còn có các “Bà già tóc bạc” chống cây gậy trúc đi chùa. ở đây tác giả đã để cây “gậy trúc dắt” bà già đi, Bởi bà còn bận “tay lần tràng hạt,miệng nam mô”. Một hình ảnh rất thi vị. Cây gậy đi trước ắt hẳn nó là người dẫn đường. Nhưng không phải ai cũng quan sát kỹ để nhận ra điều ấy.
    Bốn mảnh ghép với bốn mảng màu sắc khác nhau, đã được thi sĩ Nguyễn Bính ghép vô bức tranh Xuân Về hoàn hảo. Xuân Về có đôi má ửng đỏ của cô gái chưa chồng, xuân về có đám trẻ xun xoe nô đùa trong xóm, Có “lá nõn nhành non ai dát bạc” Xuân Về có cánh đồng lúa đang thì con gái, có đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng, hứa hẹn một mùa trái ngọt phía trước, “Xuân Về” có các cô Thôn nữ bên các bà già tóc bạc đi chùa cầu may.
    Bài thơ “Xuân Về” đã ra đời cách nay gần 80 năm. Nhưng những hình ảnh về phong cảnh làng quê thì vẫn như vừa mới viết đây thôi! Xuân về bây giờ ta vẫn gặp những đôi má ửng hồng, của các cô thôn nữ chưa chồng. Xuân về vẫn gặp bầy trẻ ríu rít, theo bà, theo mẹ đi chợ tết, hoặc đi xem hội. Đặc biệt những “lá nõn nhành non” thì càng không thể không gặp. Xuân về vẫn nhiều lắm những cây gậy trúc dắt các cụ đi chùa đầu năm. Duy chỉ có “Yếm đào mỏ quạ đã biệt tăm” thay vào đó là những tà áo dài tha thướt, hoặc những cánh áo hoa dịu dàng của các cô thiếu nữ hôm nay, trên khắp các ngả đường thôn quê hôm nay dù còn “cát mịn”, đường gạch hay đã “bê tông hóa”  

3 tháng 1 2020

Xuân Về, là một bức tranh 3D sống động của làng quê Bắc bộ những năm đầu trong thập niên 30 của thế kỷ trước. 
    Bước vô chiêm ngưỡng bức tranh quê của thi sĩ Nguyễn Bính ta gặp ngay:
          Đã thấy xuân về với gió đông,
          Với trên màu má gái chưa chồng.
          Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm
          Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong.
    Mùa xuân giờ đã về trên từng bờ cây ngọn cỏ,trên đôi má của những cô gái xuân thì: “Với trên màu má gái chưa chồng” .Mà gái chưa chồng ở đây chính là “cô hàng xóm” đang ở “bên hiên hàng xóm”.

3 tháng 1 2020

cây vàng, cây hoa hoàng yến,...

thường sử dụng phân hữu cơ (NPK)

3 tháng 1 2020

tỉ lệ tăng trưởng nhanh

3 tháng 1 2020

tlttn

= tỉ lệ tăng tự nhiên

hok tốt

Giun gì? 

Giun đất hay giun đũa ?

3 tháng 1 2020

Cả 2

Cấu tạo ngoài của giun là :

 - Cơ thể dài, gồm nhiều đốt, cơ phát triển để có thể chun giãn, phần đầu có miệng, phần đuôi có hậu môn.

   - Ở phần đầu có vòng tơ xung quanh mỗi đốt, dùng để tì vào đất khi chui bò (giun đất không có chân).

   - Khi tìm kiếm thức ăn, nếu gặp đất khô và cứng, giun tiết ra chất nhày làm mềm đất rồi nuốt đất vào miệng.

   - Lớp da mỏng, da luôn ẩm để trao đổi khí qua da.

   - Mắt tiêu giảm, thích nghi với đời sống chui rúc trong đất.

3 tháng 1 2020

Các chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1425:

* Giải phóng Nghệ An (năm 1424)

- Ngày 12-10-1424, nghĩa quân bất ngờ tập kích đồn Đa Căng (Thọ Xuân, Thanh Hoá), và thắng lợi giòn giã, sau đó hạ thành Trà Lân ở thượng lưu sông Lam, buộc địch phải đầu hàng sau hai tháng vây hãm.

- Trên đà thắng đó, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu (tả ngạn sông Lam, thuộc Anh Sơn, Nghệ An), phần lớn Nghệ An được giải phóng, quân giặc phải rút vào thành cố thủ.

- Lê Lợi siết chặt vòng vây thành Nghệ An, tiến đánh Diễn Châu rồi thừa thắng tiến quân ra Thanh Hóa. Cả vùng Diễn Châu, Thanh Hóa được giải phóng chỉ trong vòng không đầy một tháng.

* Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá (năm 1425)

- Tháng 8 - 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy nghĩa quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá, nghĩa quân nhanh chóng đập tan sức kháng cự của giặc.

=> Như vậy, trong vòng 10 tháng, quân Lam Sơn đã giải phóng được một khu vực rộng lớn từ Thanh Hoá vào đến đèo Hải Vân. Quân Minh chỉ còn giữ được mấy thành luỹ bị cô lập và bị nghĩa quân vây hãm.



 

2 tháng 1 2020

kkk tối rồi mik .....

3 tháng 1 2020

Cụm từ "sáo kêu" được lặp lại 4 lần nhấn mạnh những cảm nhận thị giác của nhân vật khi nghe tiếng sáo kêu với những cung bậc khác nhau.

3 tháng 1 2020

1. Điệp từ "nhớ" nhấn mạnh, khẳng định tình yêu quê hương của nhân vật trữ tình. Tình yêu quê hương ấy bắt nguồn từ sự gắn bó với những điều giản dị, thân thuộc.

2. Điệp từ "sáo kêu" nhấn mạnh những cảm nhận thị giác của tác giả khi cảm nhận được những cung bậc phong phú của tiếng sáo kêu.