K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 10 2019

Thạch Sanh là một người có nguồn gốc xuất thân cao quý : Con người nông dân tốt bụng, sống nghèo khổ. Con trai Ngọc Hoàng xuống đầu thai. Thạch Sanh đã nhiều lần lập chiến công hiển hách , thu được nhiều chiến lợi phẩm quý : Chém chằn tinh được bộ cung tên vàng ; diệt đại bàng, cứu công chúa; diệt hồ tinh cứu thái tử con vua thuỷ tề được vua thuỷ tề tặng cây đàn thần đuổi quân xâm lược 18 nước chư hầu. Thạch Sanh chính nghĩa lương thiện (thật thà, dũng cảm, vị tha, nhân đạo, yêu hoà bình), đại diện cho cái tốt. Cuối cùng, Thạch Sanh lấy công chúa làm vợ và được làm vua.

#Châu's ngốc

17 tháng 10 2019

Xưa, có hai vợ chồng già sống nhân hậu mà vẫn chưa có con. Ngọc Hoàng cho Thái tử xuống trần đầu thai làm con hai vợ chồng già ấy. Đó là Thạch Sanh.
Thạch Sanh mồ côi cha mẹ, sống ở gốc đa và được các thiên tướng dạy cho võ nghệ. Lí Thông dỗ Thạch Sanh kết nghĩa anh em với mình. Năm ấy, Lí Thông phải đi nộp mạng cho Chằn Tinh. Hắn đã lừa Thạch Sanh đi thế mạng với lí do đi canh miếu thờ. Thach Sanh đã giết chết Chằn Tinh, đốt xác nó và được cây cung vàng. Thế nhưng, chàng bị Lí Thông cướp công, lại trở về gốc đa sống. Lí Thông đem đầu chằn tinh vào nộp cho vua để lĩnh thưởng, được vua phong làm Quận công.
Nhà vua có công chúa đến tuổi kén chồng. Trong ngày hội lớn, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Lí Thông lại nhờ Thạch Sanh giết đại bàng cứu công chúa, Thạch Sanh xuống hang, giao chiến với Đại bàng và cứu được công chúa nhưng sau khi đưa được công chúa lên khỏi hang. Lí Thông đã lấp hang để giết Thạch Sanh. Chàng lại cứu được con vua Thuỷ Tề và được vua Thuỷ Tề tặng cho cây đàn thần.
Từ khi được cứu về, công chúa không cười không nói. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ cho Thạch Sanh khiến chàng bị nhốt vào ngục. Chàng đánh đàn, công chúa nghe thấy liền khỏi bệnh câm. Thạch Sanh được vua cho gọi lên. Chàng kể lại rõ mọi việc. Vua giao cho chàng xử tội mẹ con Lí Thông. Được chàng tha bổng nhưng hai mẹ con trên đường về đã bị sét đánh chết, hoá kiếp thành bọ hung.
Thái tử 18 nước chư hầu vì không được vua gả con gái cho, đã kéo quân sang đánh nước ta. Thạch Sanh đem đàn ra gảy và lui được quân các nước chư hầu. Chàng cũng đã hào phóng cho họ ăn cơm đựng trong niêu cơm thần.

17 tháng 10 2019

Trước khi bán chó Lão Hạc đã phải đắn đo, suy nghĩ rất nhiều, lão coi việc bán cậu Vàng là hết sức hệ trọng, bởi cậu Vàng là người bạn thân thiết là kỉ vật thiêng liêng của cậu con trai mà ông hết mực yêu thương.

Tâm trạng của Lão Hạc sau khi bán cậu Vàng được thể hiện qua chi tiết: lão cố làm ra vui vẻ, cười như mếu, đôi mắt  ầng ậc nước, mặt như mếu, mặt co rúm lại, vết nhăn xô lại ép cho nước mắt chảy ra, đầu nghẹo về một bên, miệng mếu mó như con nít, Lão hu hu khóc.

#Châu's ngốc

17 tháng 10 2019

thanks 

17 tháng 10 2019

giới thiệu về 1 người bạn thân mà em yêu quý:

Trong lớp người em yêu quý và để lại ấn tượng cho em nhiều nhất là bạn Linh Chi. Linh Chi là bạn gái rất dễ thương, không chỉ sở hữu một giọng hát ngọt ngào mà Chi còn là vận động viên chạy rất cừ khôi.

Em vẫn còn nhớ một kỷ niệm hè năm lớp 4 khi Linh Chi tham dự cuộc thi chạy của Tỉnh. Sau những ngày nỗ lực rèn luyện gần đến ngày thi chân của Chi lại đau do tập luyện nhiều quá. Các thầy cô và bạn bề đều lo lắng muốn Chi dừng cuộc thi để nghỉ ngơi nhưng Chi vẫn quyết tâm tham gia. Khi tiếng còi của trọng tài vang lên các vận động viên bắt đầu vào cuộc đua đôi chân thon thả của Linh Chi xải bước chạy nhanh thoăn thoắt nhích lên từng bước mộ
Thầy cô và bạn bè dường như nín thở theo dõi từng bước vượt của Chi đến khi gần về địch Chị vẫn duy trì ở thứ 3. Đôi chân của Chi lúc này dường như không nghe theo sự điều khiển của bản thân những bước chạy xiêu vẹo như sắp ngã khiến mọi người lo lắng đến thót tim, bỗng Chi mím chặt môi khuôn mặt đỏ ửng nhễ nhãi mồ hôi, đôi mắt hướng về đích lao tới. Tất cả cổ động nhiệt huyết hơn gấp đôi cổ vũ sự bứt phá đáng nể phục của Chi. Chỉ khi có tiếng còi vang lên cả khán trường sân vận động đều đứng dậy vỗ tay hoan hô Chi đã cán đích thành công để giành huy chương Vàng cho trường. Đôi chân của Chi lúc này khụy xuống khó khăn lắm mới đứng lên được nhờ sự dìu dắt của các bạn trong lớp. Linh Chi đứng thở dốc trên mặt hiện rõ sự đau đớn lẫn mệt nhọc nhưng Chi vẫn nở nụ cười tươi tắn, dòng mồ hôi trên mặt giờ đây đã thành dòng đua nhau chạy xuống đưa tay lau mồ hôi mà nụ cười vẫn tươi tắn, đôi môi đỏ hồng càng thêm vẻ duyên dáng. Bạn học rất giỏi đều các môn, Linh Chi đúng là một cô bé tài năng và ngoan ngoãn.
Linh Chi dễ thương, thầy cô, bạn bè đều quý mến. Em cũng rất yêu quý và khâm phục bạn. Em mong, tình bạn trong sáng của chúng em sẽ mãi mãi bền chặt như câu thành ngữ “bạn bè chung thủy là kho vàng quý nhất”.

17 tháng 10 2019

kể về 1 ngày hoạt động của mình :

 Em là Hoàng Đức Hải, học sinh lớp 6A trường Trung học cơ sở Lý Tự Trọng, phường 4, thị xã Tân An, tỉnh Long An. Em là con trai lớn trong nhà. Dưới em là bé út Hoàng Mai, rất hay nhõng nhẽo nên có biệt danh là Mít Ướt. Ba em là bộ đội biên phòng, thường xuyên công tác xa nhà. Mẹ em là công nhân xí nghiệp may xuất khẩu của tỉnh.

   Vì hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn nên em sớm biết lo. Buổi sáng khoảng năm giờ rưỡi, khi chú gà trống nhà bác Mười kế bên cất tiếng gáy vang là em đã thức giấc. Dưới bếp, mẹ em đang nấu bữa sáng. Tập thể dục xong, em chạy bộ khoảng hơn cây số dọc theo quốc lộ. Khí trời mát mẻ, trong lành khiến em thấy khỏe khoắn hẳn ra.

   Em bắt tay vào quét dọn nhà cửa sạch sẽ, sắp xếp các thứ cho gọn gàng, ngăn nắp. Em thay mẹ nhắc nhở em gái chuẩn bị sách vở. Ăn sáng xong, hai anh em cùng đi học. Ngôi trường khang trang chỉ cách nhà độ chừng cây số.

   Buổi trưa, khi mẹ nấu cơm, em cho gà ăn, thay nước uống cho chúng và lượm những quả trứng hồng bỏ vào chiếc giỏ nhựa lót rơm. Đàn gà mấy chục con, mỗi ngày đẻ hơn hai chục trứng là nguồn thu nhập thêm của gia đình em.

   Bữa cơm đơn giản với ba món: trứng chiên, đậu đũa xào và canh bí xanh nấu tôm khô. Ba mẹ con ăn rất ngon miệng. Mẹ em tranh thủ chợp mắt. Bé Mai cũng "tranh thủ" nằm gọn trong lòng mẹ. Em ra ngoài hiên, nằm đu đưa trên chiếc võng dù màu xanh lá cây của ba rồi cũng thiu thiu ngủ.

   Lúc em thức dậy thì mẹ đã đi làm. Nắng chiều chiếu chếch qua khung cửa sổ, in những sọc vàng trên nền gạch. Đã đến giờ tự học. Em xem lại những bài buổi sáng và giải mấy bài toán cô yêu cầu. Bé Mai cũng chăm chỉ học. Chỉ khi nào gặp chỗ khó Mai mới hỏi em.

   Buổi tối, mấy mẹ con quây quần trò chuyện. Mẹ nhắc nhiều về ba. Chúng em cũng mong Tết nhanh tới, ba sẽ được nghỉ phép về nhà. Mới nghĩ đến đây, em đã thấy vui hẳn lên!

   Sau khi xem xong mục Thời sự và Vườn âm nhạc trên tivi, em và bé Mai ngồi vào bàn học. Chuyện đó đã thành nếp. Em cố gắng rèn cho mình những thói quen tốt như biết sử dụng thời gian vào những việc làm có ích cho bản thân và gia đình. Em cảm thấy mình đã lớn lên nhiều.

17 tháng 10 2019

Đề bài: Tả cánh đồng lúa của quê em.

                                                    Bài làm:

   1) Mở bài kiểu gián tiếp:

   Em được nghe ba mẹ nói nhiều về các cảnh đẹp của đất nước như: Đà Lạt có Hồ Xuân Hương, vịnh Hạ Long kì ảo, Động Phong Nha huyền bí... Nhưng em không thấy nơi đâu đẹp bằng cánh đồng rộng mênh mông ở quê hương em.

   2) Kết bài kiểu mở rộng:

   Năm tháng rồi sẽ qua đi. Em ngày càng khôn lớn. Tầm hiểu biết cũng rộng hơn. Có thể vẻ đẹp của cánh đồng lúa quê em không bằng những cảnh đẹp nơi khác, nhưng ở đó đã ghi sâu những kỉ niệm thời thơ ấu của em.



 

17 tháng 10 2019

Đề bài: tả cảnh vườn cây nhà em

Mở bài:

 Ở sau nhà em có một vườn cây. Ở đó có những cái cây ăn quả và một vài luống rau xanh

Kết bài:

 Mảnh vườn này do chính cha mẹ em làm. Ngày ngày, em lại ra vườn tưới rau và cây cùng mẹ. Em mong sao khu vườn ngày càng tươi tốt hơn.

19 tháng 10 2019

ko biết

17 tháng 10 2019

a) Mở bài

- Giới thiệu về cây đa em sẽ tả: (cây đa ở quê nội em).

+ Ai trồng? (cây có từ lâu đời).

+ Trồng ở đâu? (ở đầu làng).

b) Thân bài

- Tả gốc cây: Gốc cây sần sùi, rễ uốn lượn như những con trăn nhỏ.

- Cành cây: Cây có rất nhiều cành toả ra các phía.

- Tả lá: Lá xum xuê.

c) Kết bài

- Nêu tác dụng của của cây đa (cây cho bóng mát).

Cảm nghĩ của em đối với cây em tả: thích cây đa vì cây đa mang vẻ đẹp cổ kính, mùa hè là nơi nghỉ mát cho bà con nông dân, là nơi chúng em vui đùa.

Tả cây đa cổ thụ - Mẫu 1

Ở cạnh sân đình của làng em có một cây đa sừng sững không biết có từ bao giờ. Em chỉ biết rằng nó rất cao to và tỏa bóng mát rợp cả một góc sân. Người dân làng em vẫn bảo đó là cây chở che cho làng em.

Cây đa sừng sững như một người khổng lồ đang hiên ngang chễm chệ ngay giữa đường. Cây đa nằm sát mặt đường, bên dưới là cái giếng làng và sân đình. Mọi người vẫn bảo cây đa giếng nước và sân đình thường đi liền với nhau.

Thân của cây đa rất to, phải 5, 6 người ôm mới xuể được. Vỏ của thân cây xù xì chứ không trợn mịn và bằng phẳng, vì thỉnh thoảng còn nhô lên một số u mà người ta liên tưởng đến những ung nhọt mọc trên thân cây.

Ấn tượng nhất là bộ rễ như một đàn trăn bò lổm nhổm trên mặt đất. Đây được xem là nơi ngồi hóng gió của người dân quê em. Rễ đa to và tài bò trên đất tưởng chừng như sắp bật ra. Nhưng mà nó lại bám rất sâu, nhiều trận bão đi qua nhưng vẫn không quật ngã được loại cây kiên cố như thế nào.

Những tán lá to và xòe ra khắp nơi với vô vàn nhánh nhỏ chi chít em không đếm được. Trên những cành cây đó là những chiếc lá to và dày, có một số chiếc lá như cái quạt mo của bà em vẫn quạt. Lá nào lá nấy chắc nịch và rất khó có thể rơi rụng khi gió thổi qua. Trừ khi gió quá mạnh thì những chiếc lá mới theo gió rơi xuống. Bọn em vẫn thường nhặt lá đa đem về nhà viết thơ lên đó hoặc để ngồi đánh chuyền ngay dưới gốc đa luôn.

Cây đa đồ sộ này đã trở thành biểu tượng của làng em, có nó làng em trông đẹp hơn và văn minh hơn. Mọi người vẫn bảo làng nào cũng nên có cây đa để bảo vệ cho làng và giữ gìn truyền thống làng lâu năm.

Mọi người ai đi đâu làm ăn xa cũng thường xuyên ghé về thăm quê và không ngớt khen cây đa càng ngày càng đồ sộ hơn. Nhiều người đã có những kỉ ức tuổi thơ đẹp dưới cây đa, bên cạnh giếng nước và sân đình này.

#Châu's ngốc

17 tháng 10 2019

Bài làm 1:

Không biết tự bao giờ, cùng với bến nước sân đình, cây đa đã trở thành biểu tượng của làng quê đất Việt. Ai đó xa quê hẳn không thể không có những phút nao lòng mỗi khi nhớ về những kỉ niệm bên gốc đa làng. Cây đa đi vào ca dao, trong chuyện cổ tích, trong mỗi khúc dân ca. Quên sao được câu chuyện của bà dưới gốc đa có Thạch Sanh, chú cuội. Nhớ vô cùng điệu lí cây đa người thương ta đã hát. Cây đa bến nước sân đình phải chăng đã trở thành những thiết chế văn hóa không thể thiếu được của làng quê?

Thật vậy, với đặc tính sinh vật của mình, cây đa đã gắn bó sâu sắc với làng. Đa rất dễ trồng và sống lâu tới ngàn tuổi. trong bão táp phong ba, trải qua bao thế hệ cây đa vẫn sừng sững tỏa bóng mát giữa trời, ôm cả một góc quê hương. Cành đa vươn đến đâu buông rễ chùm, rễ nổi đến đó. Từ rễ hóa thành thân, để cây đa có thêm nhiều cội. Có cây có tới chín cội lừng lững uy nghiêm cả một góc làng. Những cội đa đó như những cánh tay khổng lồ, cơ bắp cuồn cuộn nâng cả tán cây lên giữa trời xanh. Ngoài những cội chính ra đó, đa còn có nhiều lá rễ chùm rễ phụ buông lơ lửng lưng trời như tóc ai đang xòa bay trong gió. Trẻ chăn trâu tha hồ ẩn náu trong từng cội đó chơi trò đuổi bắt. Lá đa xanh ngắt bốn mùa chim gọi về làm tổ. Trong vòm lá, chim ríu rít gọi bầy. Dưới gốc đa trẻ nô đùa hò hét. Và kia, con trâu nhà ai đang mơ màng lim dim nằm nhai cỏ để cho lũ chim sáo nhảy nhót cả lên đầu.

Đa không có giá trị kinh tế như các loài cây khác, không có quả thơm như mít như xoài; không có hoa đỏ như gạo, hoa tím như xoan. Đa chỉ có tấm thân lực lưỡng trăm cành hiên ngang và tán lá quanh năm xanh ngát. Đa chỉ có bóng mát cho đời. Đa càng sống lâu càng khỏe chắc kiên cường. Bởi thế giá trị tinh thần của cây đa thật lớn. Đa là cây cao bóng cả của làng. Chim muông tìm đến đa để làm tổ. Người thương lấy gốc đa để làm nơi hò hẹn đợi chờ. Xao xuyến làm sao một đêm trăng, cành đa la đà trước ngõ để cho ai đó ngắm trăng ngơ ngẩn đợi người! Những trưa hạ oi nồng, gốc đa thành nơi dừng chân cho bao lữ khách. Người làng ra đồng ra bãi gồng gánh trên vai, cả con trâu cái cày cũng lấy gốc đa làm chỗ nghỉ. Quán nước ven đường dưới gốc đa ấy râm ran bao chuyện ở đời. Bát nước chè xanh hay bát vối đặc cùng với ngọn gió mát làng dưới bóng đa rì rào ấy đã xua đi bao gian khó nhọc nhằn của cuộc sống mưu sinh. Cổng làng bên cạnh gốc đa nơi thuở thiếu thời ta chong chong chờ mẹ đi chợ về có gió cành đa vỗ về ôm ấp để đến bây giờ cái cảnh ấy vẫn hoài niệm canh cánh mãi trong ta. Và anh nghệ sĩ góc máy nào gam màu nào để anh có được một tấm ảnh một bức tranh cổng làng ta, mái đình quê ta với gốc đa sần sùi rêu mốc, lá đa xanh ngát đẹp ngời đến thế!

Cây đa đi vào lịch sử mỗi làng. Thời chống Pháp, ngọn đa là nơi treo cờ khởi nghĩa, gốc đa là nơi cất giấu thư từ, tài liệu bí mật. Thời chống Mĩ gốc đa lại là chòi gác máy bay, nơi treo kẻng báo động. Còn mãi trong ta cây đa Tân Trào thủ đô kháng chiến khi xưa. Đa là nỗi kinh hoàng cho lũ giặc, là bình yên cho xóm làng. Phải chăng “thân cây đa” cũng là từ ý nghĩa đó. Đa là một trong những biểu tượng của làng.

Bác Hồ người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, người đã phát động Tết trồng cây và việc trồng cây mỗi mùa xuân đến theo lời Bác dạy là một nét đẹp văn hóa của người Viêt Nam chúng ta. Cả cuộc đời Người, Bác đã trồng biết bao cây xanh tạo bóng mát cho đời, trong đó có nhiều cây đa. Tết Kỉ Dậu (1969) Tết cuối cùng của đời người, Người đã kịp trồng cây đa cuối cùng tại xã Vật Lại (Ba Vì). Những cây đa Bác trồng đã vươn cành xanh lá tỏa bóng rợp mát quê hương. Theo chân Bác, cùng với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ, chúng ta hãy trồng thêm nhiều cây đa nữa ở những nơi trung tâm làng xã để cho “cây đa bến nước sân đình” mãi là những tín hiệu bình yên, biểu tượng của một làng quê văn hóa Việt Nam.

Bài làm 2:

Vừa bước chân trở về làng xưa, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt đồng thời cũng làm choáng ngợp tâm hồn bất cứ ai: Đó là dáng sừng sững của cây đa cổ thụ làng tôi. Không biết từ bao đời nay, nó đã đứng đó, như một vệ sĩ oai phong của làng tôi, niềm tự hào của làng tôi.

Tôi yêu làng. Trong tình yêu bao la ấy có tình yêu những mái nhà san sát lợp ngói đỏ bình yên; yêu những vườn đào nở rộ mỗi khi xuân về, yêu những vườn hồng xiêm ửng vàng trái chín… Nhưng tôi yêu nhất là cây đa – đó chính là biểu tượng của làng tôi. Cây đa làng như chứa đựng bên trong tất cả những gì tinh tuý nhất của làng tôi. Tôi không biết cây bao nhiêu tuổi. Các cụ bảo khi làng tôi ra đời thì cũng là lúc cây đa được trồng. Những buồn vui, khó khăn, gian khổ hay phát triển, và biết bao chuyện của làng quê, cây đa đều chứng kiến.

Thân cây đa to, phải năm sáu người ôm không xuể. Rễ cây dài, đâm sâu xuống lòng đất. Có nhánh rễ chồi lên khỏi mặt đất thành một chiếc ghế băng cho những người ngồi nghĩ mát dưới gốc cây. Tôi thường ngồi lên chồi rễ, tựa lưng vào thân cây, nhắm mắt lại, thầm trò chuyện với cây, và nghe cành lá xạc xào. Khi ấy, tôi có cảm giác cây đa là mái nhà mà sự an toàn và chở che của đa là tuyệt đối và không gì sánh được. Với lũ trẻ trong làng, cây đa là nguồn vui tuổi thơ, là kỉ niệm về quê hương. Sau này, các lớp anh chị trong làng di xa, hay như lũ chúng tôi còn ở lại thường nhớ về cây đa như linh hồn của quê hương. Quên sao được những buổi trưa trốn ngủ, cả lũ kéo nhau ra gốc đa chơi đánh trận giả, rồi trèo lên cây hái quả. Quả đa là món quà lí thú với lũ trẻ chúng tôi. Quả đa chín ngọt lừ đến đâu, vẫn thấy có vị chan chát ở đầu lưỡi. Có đứa ăn cả quả đa ương ương, thậm chí xanh. Có lẽ, vị chát thì nhớ lâu hơn vị ngọt. Những mùa lá đa rụng, chúng tôi vun thành đống, rồi đốt lên sưởi ấm với nhau trong những ngày se se lạnh. Những làn khói bay lên, nhuốm vào cành lá, quyện với hơi sương tạo thành một làn khói kì ảo, lung linh huyền diệu như cổ tích. Đó thực sự là thứ cổ tích hiện đại mà cây đa làng đã mang đến cho làng tôi và lũ trẻ chúng tôi…

Vừa bước chân trở về làng xưa, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt đồng thời cũng làm choáng ngợp tâm hồn bất cứ ai: Đó là dáng sừng sững của cây đa cổ thụ làng tôi. Không biết từ bao đời nay, nó đã đứng đó, như một vệ sĩ oai phong của làng tôi, niềm tự hào của làng tôi.

Tôi yêu làng. Trong tình yêu bao la ấy có tình yêu những mái nhà san sát lợp ngói đỏ bình yên; yêu những vườn đào nở rộ mỗi khi xuân về, yêu những vườn hồng xiêm ửng vàng trái chín… Nhưng tôi yêu nhất là cây đa – đó chính là biểu tượng của làng tôi. Cây đa làng như chứa đựng bên trong tất cả những gì tinh tuý nhất của làng tôi. Tôi không biết cây bao nhiêu tuổi. Các cụ bảo khi làng tôi ra đời thì cũng là lúc cây đa được trồng. Những buồn vui, khó khăn, gian khổ hay phát triển, và biết bao chuyện của làng quê, cây đa đều chứng kiến.

Thân cây đa to, phải năm sáu người ôm không xuể. Rễ cây dài, đâm sâu xuống lòng đất. Có nhánh rễ chồi lên khỏi mặt đất thành một chiếc ghế băng cho những người ngồi nghỉ mát dưới gốc cây. Tôi thường ngồi lên chồi rễ, tựa lưng vào thân cây, nhắm mắt lại, thầm trò chuyện với cây, và nghe cành lá xạc xào. Khi ấy, tôi có cảm giác cây đa là mái nhà mà sự an toàn và chở che của đa là tuyệt đối và không gì sánh được. Với lũ trẻ trong làng, cây đa là nguồn vui tuổi thơ, là kỉ niệm về quê hương. Sau này, các lớp anh chị trong làng đi xa, hay như lũ chúng tôi còn ở lại thường nhớ về cây đa như linh hồn của quê hương. Quên sao được những buổi trưa trốn ngủ, cả lũ kéo nhau ra gốc đa chơi đánh trận giả, rồi trèo lên cây hái quả. Quả đa là món quà lí thú với lũ trẻ chúng tôi. Quả đa chín ngọt lừ đến đâu, vẫn thấy có vị chan chát ở đầu lưỡi. Có đứa ăn cả quả đa ương ương, thậm chí xanh. Có lẽ, vị chát thì nhớ lâu hơn vị ngọt. Những mùa lá đa rụng, chúng tôi vun thành đống, rồi đốt lên sưởi ấm với nhau trong những ngày se se lạnh. Những làn khói bay lên, nhuốm vào cành lá, quyện với hơi sương tạo thành một làn khói kì ảo, lung linh huyền diệu như cổ tích. Đó thực sự là thứ cổ tích hiện đại mà cây đa làng đã mang đến cho làng tôi và lũ trẻ chúng tôi…

Bài làm 3:

Làng quê Việt Nam luôn gợi ta nhớ đến mái đình thấp thoáng bên lũy tre xanh, cái giếng cuối làng nước trong veo, chú mục đồng vắt vẻo trên lưng trâu… Nhưng với tôi, đẹp nhất, quan trọng nhất vẫn là cây đa nơi ngưỡng cửa làng.

Đầu làng tôi có một cây đa to lắm. Không biết cây được trồng từ bao giờ, chỉ biết khi lũ trẻ tuổi tôi biết chơi trồng nụ trồng hoa, ô ăn quan… thì cây đã lớn lắm rồi. Có lần, chúng tôi chơi trò “nối vòng tay lớn”, tôi và hai bạn nữa nối tay nhau mà vẫn không ôm trọn thân cây.

Cây nằm trên một bãi đất bằng phẳng, cỏ xanh um, ngay cạnh cổng làng. Vào những hôm trưa hè nắng gắt, từ xa, cái vòm rộng lớn của những tán cây như vẫy gọi người đi đường hãy nhanh lên, nhanh lên để được ngồi dưới gốc đa, uống bát nưởc chè xanh, tránh cái nắng gay gắt. Thân cây giờ to đến mức ba, bốn người lớn ôm không xuể. Rễ đa ngoằn ngoèo nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, nhiều cái trông như những con trăn, con rắn đang uốn khúc.

Cứ mỗi độ xuân sang, những làn mưa nhẹ như đánh thức mầm non tỉnh giấc. Cây đa nhanh chóng cởi bỏ bộ áo vàng nhàu nhĩ của mùa đông, thay vào đó là tấm áo choàng xanh biếc của mùa xuân. Những cái lá to dần, dầy lên theo năm tháng, màu xanh biếc cũng dần dần thẫm hơn. Để rồi khi cái nắng hè bắt đầu chói chang, những tán lá trở nên xanh um, lan rộng như một cái ô khổng lồ, che mát một khoảng đất rất rộng. Những khi đi làm đồng về, bố mẹ tôi và các bác trong làng thường ngồi nghĩ ở đó, uống bát nước chè xanh sóng sánh, râm ran bàn chuyện vụ mùa… Lũ trẻ chúng tôi được nghỉ học nên cũng thường tụ tập dưới gốc đa, vui chơi hoặc bày ra những trò tinh nghịch của tuổi học trò. Chơi chán, mệt, chúng tôi nằm dài trên bãi cỏ ngay cạnh gốc đa, nháy mắt với những tia nắng lọt qua kẽ lá hoặc đánh nhịp chân theo tiếng gió rì rào… Thấp thoáng trong tán cây, những chú chim thoăn thoắt chuyền cành, có những con vô tư líu lo hót, có những con thì lại đang chí chóe với nhau, ôi! Cảm giác thật dễ chịu, tuyệt vời làm sao. Nhưng rồi mùa hè cũng lại qua đi như mùa xuân. Khi những chiếc lá đa ngả sang màu vàng và xuất hiện những đốm đen, ấy là khi mùa thu đến. Chúng tôi cũng đã bước vào năm học mới. Mỗi khi có dịp đi qua, tôi thấy cây có vẻ buồn. Chắc cây nhớ chúng tôi. Sang đông, cành cây trơ trụi lá, trông càng buồn thảm. Theo dòng thời gian luân chuyển, cây vẫn giữ được vẻ trầm ngâm điềm tĩnh. Trong các mùa của cây, có lẽ thời điểm đẹp nhất là mùa hè.

Cây đa cổ thụ đã gắn bó với tuổi thơ tôi và cuộc sống của dân làng tôi. Mỗi khi nhớ về làng quê, tôi lại nhớ đến hình ảnh cây đa với quán nước đầu làng. Tôi nhớ đến những con nghé được làm từ những chiếc lá đa to và dày. Những con nghé làm bằng lá đa là thứ đồ chơi quen thuộc của lũ trẻ nhà quê chúng tôi. Cứ mỗi lần nhớ đến con nghé lá đa nghển cổ gọi “nghé ọ”, lòng tôi lại trào lên một niềm vui thơ trẻ.

Bao năm qua, cây đa vẫn đứng đó, như một tiêu điểm và che mát cho một vùng đất rộng. Cây còn như một nhân chứng lịch sử. Nó chứng kiến sự đổi thay của làng quê, chứng kiến những cuộc chia tay đầy lưu luyến đưa tiễn những người con ưu tú của mình lên đường bảo vệ quê hương…

Hình ảnh cây đa luôn in sâu trong tâm trí tôi. Cây đa như một người ông hiền từ và tốt bụng, luôn dang tay chào đón những đứa con đi xa trở về. Tôi mong “ông đa” sống mãi cùng dân làng, mãi mãi là người bạn già tri kỉ của mỗi người dân thôn xóm.

bạn hãy tham khảo 3 bài làm trên nha.

17 tháng 10 2019

Mẹ là người sinh ra ta và có biết bao bài ca đã từng viết về mẹ. Bố lại là người luôn mạnh mẽ trước bao biến cố trong cuộc đời, dạy ta rắn giỏi đứng lên từ vấp ngã. Bố, mẹ là những người chúng ta gọi tên hàng ngày. Hạnh phúc vẹn tròn khi có bố ở bên. Em cũng vậy!

Bố em năm nay 40 tuổi rồi. Bố làm nghề thợ mộc, đây là nghề ông dạy bố từ nhỏ. Bố yêu nghề như yêu những con người luôn bên cạnh và đem niềm vui đến cho bố. Bố là người có dáng người cao, vạm vỡ dáng người ấy rất phù hợp với nghề nghiệp của bố. Bố có thể lấy dụng cụ một cách dễ dàng vì cánh tay bố dài và linh hoạt.

Bố cũng di chuyển rất nhanh, từ khâu lấy gỗ, kiến tạo, mọi công việc bố đều sắp xếp rất chu đáo, gọn gàng. Có lẽ vì vậy mà bàn tay bố không hề mềm mại, thô và chai sần nhưng lại vô cùng khéo léo, sản phẩm của bố độc đáo và ưng ý với mọi người. Với em, đó là bàn tay rất đặc biệt. Bố em có khuôn mặt tròn, đôi mắt bố luôn nhìn mọi người thân thiện, có lẽ cũng do nghề nghiệp đem lại niềm vui nên đôi mắt bố không hề tỏ ra mệt mỏi mà luôn sáng lên một cách kỳ lạ.

40 tuổi nhưng mái tóc bố không còn đen. Ngoài thời gian giúp em học bài, cùng mẹ làm những việc nặng nhọc, bố luôn ngồi ở xưởng gỗ để làm việc. Những lớp bụi của gỗ bám vào tóc làm cho bố như già đi. Em nhìn rõ hơn những sợi tóc bạc khi bố xoa xoa lớp bụi bám ấy. Khi làm việc, bố thường mặc những bộ quần áo tối màu, bố lúc nào cũng cần mẫn, tỉ mỉ trong từng sản phẩm và bố thường cài bút chì trên đôi tai rất điêu nghệ.

Những vật dụng trong nhà đều do bố làm cả, bố dành riêng cho em một giá sách được sơn bóng loáng, gửi gắm niềm mong muốn em sẽ cố gắng học tập. Bố không sở hữu chất giọng êm, ngọt ngào như của mẹ. Giọng bố ấm áp, truyền cảm, bố truyền đạt rất dễ hiểu và luôn ân cần với em. Nhất là lúc em gặp những bài toán khó hiểu, bố kiên trì giảng giải và luôn thúc đẩy em phải nỗ lực hết mình. Em thấy khâm phục bố lắm!

Bố là người sống kín đáo, tế nhị, không hề mất lòng ai. Mặc dù miệt mài với công việc nhưng bố luôn dành thời gian quan tâm tới gia đình. Em sẽ học tập ở bố đức kiên trì, bền bỉ. Với bản thân em, bố mang lại niềm tin rất lớn. Em thầm cảm ơn bố đã cho em một gia đình hạnh phúc, đủ đầy.

#Châu's ngốc

17 tháng 10 2019

Bố em chăm sốc chúng em cẩn thận , chu đáo như mẹ vậy . Không những thế , bố còn là một tấm gương để chúng em học hỏi , bố luôn làm bạn với chúng em mỗi khi em buồn . Với những tình cảm của bố giành cho chúng em , em không thể phụ công bố được , em phải học thật giỏi đẻ bố vui lòng . Chúng em yêu bố em rất nhiều . 

k cho mình nha

Cây lúa dễ bị đổ , cho nhiều hạt lép , năng suất thấp là do bón nhiều

A . Phân Lân

B . Phân Kali

C . Phân Chuồng 

D . Phân Đạm

17 tháng 10 2019

Chắc ko vậy !!