K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 12 2019

- Một nắng hai sương: Những người nông dân cả đời vất cả một nắng hai sương trên cánh đồng.

- Lá lành đùm lá rách: Nhân dân ta có truyền thống yêu thương, lá lành đùm lá rách.

- Thức khuya dậy sớm: Bà ngoại thức khuya dậy sớm để chăm lo cho đàn cháu thơ dại.

26 tháng 12 2019

Vế 1:

Trạng ngữ: Lúc về

CN: Diệp

VN: ôm vai mẹ.

Vế 2:

CN: Diệp

VN: bảo món khô cá sặc này hôm nào làm liên hoan tiễn con đi.

Vế 3: 

CN: mẹ

VN: nướng rồi xé trộn xoài sống.

Vế 4:

CN: con

VN: thích món này lắm.

25 tháng 12 2019

mk bt nhưng lười chép

Đề thi học kì 1 Công nghệ lớp 6 năm 2019 - 2020

I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm)

Mỗi câu hỏi dưới đây có kèm theo phương án trả lời A, B, C, D. Em hãy chọn phương án trả lời đúng nhất rồi ghi vào bài làm: ( ví dụ: Câu 1 chọn phương án A thì ghi vào bài làm là: Câu 1 - A,.....)

Câu 1. Khi lao động mồ hôi ra nhiều lại dễ bẩn vì vậy nên mặc trang phục gì?

A. Quần áo màu sáng, sợi tổng hợp kiểu may bó sát người

B. Quần áo vải bông, màu sẫm, may cầu kỳ giày cao gót

C. Quần áo kiểu may đơn giản, vải màu sáng

D. Quần áo kiểu sợi bông, màu sẫm, may đơn giản, đi dép thấp

Câu 2. Loại vải nào sau đây khi đốt tro bóp không tan?

A. Vải thiên nhiên

B. Tổng hợp

C. Vải cotton

D. Vải tơ tằm

Câu 3. Trong ngày hè, người ta thường chọn mặc vải tơ tằm vì:

A. Vải có độ hút ẩm cao, thoáng mát.

B. Vải có độ hút ẩm thấp.

C. Vải phồng, giữ ấm.

D. Vải mềm, dễ rách.

Câu 4. Đâu là vải sợi thiên nhiên?

A. 35% cotton, 65% polyeste

B. 100% silk

C. 100% cotton

D. 100% nilon

Câu 5. Theo em, mặc đẹp là chọn những bộ quần áo:

A. Theo mốt mới nhất.

B. Sang trọng, đắt tiền.

C. Phù hợp lứa tuổi, vóc dáng, giá thành.

D. Có đủ màu sắc, hoa văn.

Câu 6. Khi lựa chọn chỗ nghỉ ngơi, em cần lựa chọn đảm bảo tiêu chí nào?

A. Trang nghiêm.

B. Sáng, có nhiều ánh nắng.

C. Yên tĩnh, kín đáo

D. Cần sắp xếp thật nhiều đồ đạc.

Câu 7. Khi sắp xếp đồ đạc trong căn phòng có diện tích hẹp, ta nên:

A. Sắp xếp đồ đac hợp lý, không chừa lối đi.

B. Không cần sắp xếp, không chừa lối đi

C. Không cần sắp xếp, chừa lối đi

D. Sắp xếp đồ đạc hợp lý, chừa lối đi.

Câu 8. Cần phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp vì :

A. Để mọi thành viên trong gia đình sống mạnh khoẻ, tăng vẻ đẹp cho nhà ở.

B. Để khách có cảm giác khó chịu, không thiện cảm với chủ nhân.

C. Có nếp sống không lành mạnh .

D. Cảm giác khó chịu, làm việc không hiệu quả

Câu 9. Cắm hoa trang trí bàn ăn, bàn tiếp khách nên chọn:

A. Dạng thẳng, bình cao, ít hoa.

B. Dạng toả tròn, bình thấp, nhiều hoa.

C. Dạng toả tròn, bình cao, nhiều hoa.

D. Dạng nghiêng, bình cao, nhiều hoa.

Câu 10. Sau khi sử dụng đồ dùng xong em nên làm gì?

A. Tiện đâu để đó.

C. Cất vào nơi đã quy định sẵn.

B. Cất vào một vị trí bất kì trong nhà

D. Không cần cất giữ.

Câu 11. Trang phục của trẻ từ sơ sinh đến tuổi mẫu giáo nên chọn:

A. Vải bông

B. Vải nilon

C. Vải xa tanh

D. Vải xoa

Câu 12. Cắm hoa trang trí trên tủ, kệ sách nên chọn:

A. Dạng thẳng, bình cao, ít hoa.

B. Dạng toả tròn, bình thấp, nhiều hoa.

C. Dạng toả tròn, bình cao, nhiều hoa.

D. Dạng nghiêng, bình cao, nhiều hoa

II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 13. (4.0 điểm)

Nhà ở có vai trò như thế nào đối với đời sống con người? Tại sao phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp? Hãy nêu các khu vực chính của nhà ở?

Câu 14. (2.0 điểm)

Ý nghĩa của cây cảnh và hoa trong trang trí nhà ở? Có thể trang trí hoa,cây cảnh ở những vị trí nào?

Câu 15. (1.0 điểm)

Em hãy lựa chọn màu sắc, hoa văn và chất liệu vải cho người béo, lùn để tạo cảm giác gầy đi, cao lên.

Chúc bạn thi tốt Ù w Ú

25 tháng 12 2019

ko nên dăng như vậy nếu ko là đăng nội quy lên luôn nha

25 tháng 12 2019

UK đc đăng linh tinh

25 tháng 12 2019

- Giống nhau: bề mặt tương đối bằng phẳng.

- Khác nhau:

+ Đồng bằng: có độ cao tuyệt đối dưới 200m; không có sườn.

+ Cao nguyên: độ cao tuyệt đối trên 500 m; sườn dốc hoặc nhiều khi dựng đứng thành vách so với xung quanh; là dạng địa hình miền núi.



 

C1 :Công cụ lao động của người tinh khôn giai đoạn phát triển là j?C2: Dấu tích của người tối cổ trên dất nước ta được tìm thấy ở đâu ?C3: Hệ thống chữ cái a,b,c là phát minh vĩ đại của người nước nào ?C4: Bằng chứng chứng tỏ thuật luyện kim được phát minh ở nước ta là j ?C5: kinh đô của nước Văn Lang được xây dựng ở đâu ?C6 : Thất bại của An Dương Vương để lại cho...
Đọc tiếp

C1 :Công cụ lao động của người tinh khôn giai đoạn phát triển là j?

C2: Dấu tích của người tối cổ trên dất nước ta được tìm thấy ở đâu ?

C3: Hệ thống chữ cái a,b,c là phát minh vĩ đại của người nước nào ?

C4: Bằng chứng chứng tỏ thuật luyện kim được phát minh ở nước ta là j ?

C5: kinh đô của nước Văn Lang được xây dựng ở đâu ?

C6 : Thất bại của An Dương Vương để lại cho chúng ta bài học j ?

C7: Hai thành tựu văn hóa tiêu biểu của thời Văn Lang - Âu Lạc là j ?

C8: Các dân tộc phương Đông thời cổ đại đã có những thành tựu văn hóa j?

C9: Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào ?

C10:Vì sao gọi là nhà nước Sơ Khai ?

Giúp mik nhé các bạn ! Vì chỗ chọn môn ko có môn lịch sử nên mình chọ là ngữ văn nhé , thông cảm hihi

 

0
Câu 1: Văn bản nào sau đây cùng thể loại với truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh?A. Thánh Gióng C. Em bé thông minhB. Thạch Sanh D. Ếch ngồi đáy giếngCâu 2: Dòng nào sau đây là đặc điểm riêng của thể loại truyền thuyết?A. là loại truyện dân gian C. nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sửB. có yếu tố tưởng tượng, kì ảo D. có yếu tố gây cườiCâu 3: “Đề cao trí khôn dân gian, kinh nghiệm...
Đọc tiếp

Câu 1: Văn bản nào sau đây cùng thể loại với truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh?

A. Thánh Gióng C. Em bé thông minh

B. Thạch Sanh D. Ếch ngồi đáy giếng

Câu 2: Dòng nào sau đây là đặc điểm riêng của thể loại truyền thuyết?

A. là loại truyện dân gian C. nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử

B. có yếu tố tưởng tượng, kì ảo D. có yếu tố gây cười

Câu 3: “Đề cao trí khôn dân gian, kinh nghiệm đời sống dân gian” là ý nghĩa của truyện nào sau đây?

A. Thạch Sanh C. Ếch ngồi đáy giếng

B. Em bé thông minh D. Thầy bói xem voi

Câu 4: “Cụ tổ bên ngoại của Trừng, người họ Phạm, huý là Bân, có nghề y gia truyền, giữ chức Thái

y lệnh để phụng sự Trần Anh Vương”. Câu văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào?

A. tự sự C. biểu cảm

B. miêu tả D. nghị luận

Câu 5: Dòng nào sau đây chứa toàn từ mượn tiếng Hán?

A. kĩ sư, giáo viên, bác sĩ C. phẩu thuật,ẩm thực, ki-lô-gam

B. ô tô, phi cơ, tivi D. cầu hôn, trẻ em, phụ nữ

Câu 6: Câu nào sau đây mắc phải lỗi dùng từ không đúng nghĩa?

A. Nhà thơ Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ tiêu biểu của Việt Nam.

B. Ngày mai lớp em đi thăm quan Vũng Tàu.

C. Một số bạn còn bàng quang với lớp học.

D. Em không nên nói năng tự tiện.

Câu 7: Từ nào sau đây là danh từ chỉ khái niệm?

A. học sinh C. xe đạp

B. lũ lụt D. chỉ từ

Câu 8: Câu thơ nào sau đây có từ viết chưa đúng quy tắc viết hoa?

A. Ai đi Nam bộ C. Ai vô Phan Rang, Phan Thiết

B. Ai về thăm bưng biền Đồng Tháp D. Ai lên Tây Nguyên, Công Tum, Đắc Lắc

Câu 9: “Ngày xưa, có hai vợ chồng nghèo đi ở cho một nhà phú ông.” Câu văn trên có mấy cụm danh

từ?

A. 1 C. 3

B. 2 D. 4

Câu 10: Từ nào sau đây là động từ tình thái?

A. buồn C. đau

B. chạy D. định

Câu 11: Đề bài nào sau đây yêu cầu kể chuyện tưởng tượng ?

A. Kể lại một truyện cố tích bằng lời văn của em.

B. Kể về những đổi mới ở quê em.

C. Kể chuyện hai mươi năm sau em trở về thăm trường.

D. Kể về người bạn em quý mến nhất.

Câu 12: Trong bài văn tự sự, người viết thường sử dụng những phương thức biểu đạt nào?

A. tự sự, miêu tả, biểu cảm C. thuyết minh, biểu cảm, nghị luận

B. miêu tả, biểu cảm, nghị luận D. nghị luận, miêu tả, thuyết minh

BẠN NÀO LÀM ĐÚNG MÌNH SẼ TÍCH NHA !!!

1
31 tháng 12 2019

1-A

2-C

3-B

4-A

5-C

6-C

7-B

8-A

9-B

10-D

11-C

12-A

1- Mở bài:

– Giới thiệu về nguồn gốc và nội dung bài thơ.

– Bài thơ Cảnh Khuya được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác vào năm 1947 trong thời kì chiến tranh chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc

– Giữa cuộc kháng chiến đầy gian khổ, Bác vẫn gữ vững ung dung, tự tại, lạc quan, vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Bác coi thiên nhiên là nguồn động viên tinh thần đối với mình.

2- Thân bài:

– Miêu tả cảnh đêm trang rừng êm đềm, thơ mộng (chúng ta cần giải thích các từ hán Việt của bài này):

+ Câu 1 và 2:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

– Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya thì nổi bật lên tiếng suối chảy róc rách, nghe hay như tiếng hát, với nhịp thơ 2/1/4, ngắt ở từ trong, như một chút ấm để rồi đi đến so sánh thú vị: trong như tiếng hát xa.

– Sự so sánh và liên tưởng ấy vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim nghệ sĩ.

– Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sàng, tối đan xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh thơ mộng: Trăng lồng thụ, bóng lồng hoa. Bóng trăng, bóng cây quấn quýt, lồng vào bóng hoa một cách lung linh và huyền ảo,…

– Nghệ thuật miêu tả phong phú, tinh tế: có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động,…tạo nên bức tranh đêm rừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người.

– Miêu tả tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng:

+ Câu 3 và câu 4:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

– Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh trăng soi đẹp như tranh vẽ “Cảnh khuya như vẽ”.

– Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước.

– Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con người thi sĩ đa cảm và con người chiến sĩ kiên cường trong Bác.

3- Kết bài:

– Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung).

– Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cánh tuyệt với của người nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh.

25 tháng 12 2019

chịu ?_?