K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 1: Nhận xét cấu tạo của bài văn sau:                                                                                                     Nắng trưaNắng cứ như từng dòng lửa xối xuống mặt đất. Buổi trưa ngồi trong nhà nhìn ra sân, thấy rất rõ những sợi không khí nhỏ bé, mỏng mảnh, nhẹ tênh, vòng vèo lượn từ mặt đất bốc lên, bốc lên mãi. Tiếng gì xa vắng thế? Tiếng võng kẽo kẹt kêu buồn buồn...
Đọc tiếp

Bài 1: Nhận xét cấu tạo của bài văn sau:

                                                                                                     Nắng trưa

Nắng cứ như từng dòng lửa xối xuống mặt đất. Buổi trưa ngồi trong nhà nhìn ra sân, thấy rất rõ những sợi không khí nhỏ bé, mỏng mảnh, nhẹ tênh, vòng vèo lượn từ mặt đất bốc lên, bốc lên mãi. Tiếng gì xa vắng thế? Tiếng võng kẽo kẹt kêu buồn buồn từ nhà ai vọng lại. Thỉnh thoảng, câu ru em cất lên từng đoạn ạ ời..... Hình nhưu chị ru em. Em ngủ và chị cũng thiu thiu ngủ theo. Em chợt thức làm chị bừng tỉnh và tiếp tục câu ạ ời. Cho nên câu hát cứ cất lên từng đoạn rồi ngừng lại, rồi cất lên, rồi lại lịm đi trong cái nặng nề của hai mi mắt khép lại. Con gà nào cất lên một tiếng gáy. Và ở góc vườn, tiếng cục tác làm nắng trưa thêm oi ả, ngột ngạt. Không một tiếng chim, không một sợi gió. Cây chuối cũng ngủ, tàu lá lặng đi như thiếp vào trong nắng. Đường làng vắng ngắt. Bóng tre, bóng duối cũng lặng im. Ấy thế mà mẹ phải vơ vội cái nón cũ, đội lên đầu, bước vào trong nắng, ra đồng cấy nốt thửa ruộng chưa xong. Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi!

..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................

 Bài 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Mùa đông đã về thực sự rồi. Mây từ trên cao theo các sườn núi trườn xuống, chốc chốc lại gieo một đợt mưa bụi trên những mái lá chít bạc trắng. Hoa rau cải hương vàng hoe, từng vạt ẩn hiện trong sương bên sườn đồi. Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ... Trên những ngọn cơi già nua, những chiếc lá vàng cuối cùng còn sót lại đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ.

                                                                                                                                                              (Theo Ma Văn Kháng)

a. Đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên vào mùa nào? Ở đâu? ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................

b. Tác giả đã miêu tả những sự vật nào?

..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................

c. Nhà văn đã sử dụng những giác quan nào để quan sát và miêu tả cảnh vật? ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................

Bài 3: Đọc bài văn sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây:

Khi nắng vàng đã dịu, những bông phượng đỏ không còn ngời lên ngọn lửa chói chang loá mắt mà chỉ lập loè như những hòn than đỏ... Khi ngững đợt sóng gió lay lay cây, vừa uốn cong những tàu lá còn trơ trên ngọn gió, thì cũng là lúc trống trường báo hiệu vừa kết thúc hai tiết học. Khu trường phăng phắc im lìm giờ đã túa ra từ các lớp một đàn bướm trắng. Rồi không ai bảo ai thành đội ngũ chỉnh tề để tập thể dục theo nhịp trống. Khi bạn điều khiển buổi tập nghiêm trang hô: "Thể dục!", chúng em đồng thanh đáp lại "Khoẻ!". Và sau đó là một đàn ong vỡ tổ, chúng em tảng mác khắp sân trường theo một kế hoạch đã bày định ngay giờ chơi thứ nhất. Xung quanh em là những tiếng ồn ào, náo nhiệt. Sắc trắng của áo và màu đỏ của những chiếc khăn quàng cứ qua lại, biến động trước mắt thật vui nhộn. Giáo viên: Hải Yến Bồi dưỡng Tiếng Việt 5 Tổng đài tư vấn: 0932 39 39 56 Vinastudy.vn – Hệ thống giáo dục trực tuyến số 1 Việt Nam Dưới gốc bàng, các bạn nữ đang chơi trò nhảy dây. Những bước chân nhảy lên nhảy xuốngđèu đặn theo sợi dây thun quay tròn. Tiếng thình thịch cứ thập thình nghe như có ai đang giã gạo. Nhìn những bạn nữ đôi má đỏ hây hây với những giọt mồ hôi chảy lóng lánh trên trán kéo dài theo đuôi lông mày, em thấy một niềm vui vô tư ánh lenn trong cặp mắt các bạn. Đằng xa, trên khoảng trống đầy bụi đất, mù mịt những bàn chân xê dịch, những tiếng reo hò và cười nói vang trời. Các bạn nam chơi trò: "Mèo đuổi chuột". Chú chuột cứ thoăn thoắt len lỏi khắp nơi, chú mèo cũng đáo đẻ lao nhanh cố gắng bắt chuột. Mèo chuột cứ đâm sầm vào đám người này rồi đến đám người kia khiến cho cả đám đông cứ co giãn hoài và tiếng cười nói, tiếng la hét cứ cuộn thành từng đợt. Ở bãi cỏ rộng hơn nữa, bên ngoài nửa sân bóng là cột gôn rộng, thủ thành đang đứng dang chân khom khom, mặt mày nhễ nhại mồ hôi và cặp mắt chăm chú nhìn quả bóng một cách căng thẳng. Những cầu thủ của đội bóng trường đang lần lượt chạy lấy đà để sút như trời giáng vào khung thành từ những quả bóng mười một mét. Quả bóng cứ như tên bắn xoáy lốc hết góc phải, góc trái, trên cao. dưới thấp. Lâu lâu thủ thành mới tóm gọn dược một quả. Cậu ta nở nụ cười mãn nguyện và đám cổ động viên la hét điên cuồng. Ở hàng lang, các thầy cô giáo nhìn tụi em vui tươi dưới ánh mắt bao dung và mỉm cười khi thấy chú mèo vồ chượt chú chuột đến nỗi ngã chổng bốn vó lên trời. Trên cành cao của cây bàng, những chú chim nghiêng ngiêng cặp mắt láu lỉnh nhìn chúng em chơi. Rồi bắt chiéc máy bạn học sinh, chúng chuyển từ cành này sang cành khác đuổi bắt nhau, kêu líu lo lảnh lót thật vui tai. Tiếng trống đã vang lên. Mọi người xếp hàng vào lớp. Sân trường lại im phăng phắc. Mấy chú chim ngơ ngác bay vút lên trời xanh đuổi theo đám mây trắng xa xa.

                                                                                                                                                                     (Theo Lê Thanh Hà)

a. Cảnh được miêu tả ở đây là gì?

..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................

b. Bài văn có mấy phần? Nêu nội dung của từng phần. .....................................................................................................................................

..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................

c. Xác định trình tự miêu tả trong bài văn.

..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................

Bài 4: Lập dàn ý bài văn tả cảnh mưa rào.

..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................

3
9 tháng 1 2020

Bài 1: Nhận xét cấu tạo của bài văn sau:

                                                                                                     Nắng trưa

Nắng cứ như từng dòng lửa xối xuống mặt đất. Buổi trưa ngồi trong nhà nhìn ra sân, thấy rất rõ những sợi không khí nhỏ bé, mỏng mảnh, nhẹ tênh, vòng vèo lượn từ mặt đất bốc lên, bốc lên mãi. Tiếng gì xa vắng thế? Tiếng võng kẽo kẹt kêu buồn buồn từ nhà ai vọng lại. Thỉnh thoảng, câu ru em cất lên từng đoạn ạ ời..... Hình nhưu chị ru em. Em ngủ và chị cũng thiu thiu ngủ theo. Em chợt thức làm chị bừng tỉnh và tiếp tục câu ạ ời. Cho nên câu hát cứ cất lên từng đoạn rồi ngừng lại, rồi cất lên, rồi lại lịm đi trong cái nặng nề của hai mi mắt khép lại. Con gà nào cất lên một tiếng gáy. Và ở góc vườn, tiếng cục tác làm nắng trưa thêm oi ả, ngột ngạt. Không một tiếng chim, không một sợi gió. Cây chuối cũng ngủ, tàu lá lặng đi như thiếp vào trong nắng. Đường làng vắng ngắt. Bóng tre, bóng duối cũng lặng im. Ấy thế mà mẹ phải vơ vội cái nón cũ, đội lên đầu, bước vào trong nắng, ra đồng cấy nốt thửa ruộng chưa xong. Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi!

....... (Bài văn có ba phần:

+ Mở bài (câu văn đầu): Nhận xét chung về nắng trưa.

+ Thân bài: Tả cảnh vật trong nắng trưa, gồm các đoạn nhỏ:

-  Đoạn 1 (Từ Buổi trưa ngồi trong nhà... đến ...bốc lên mãi):

Hơi đất trong nắng trưa gay gắt.

-  Đoạn 2 (Từ Tiếng gì xa vắng... đến ...hai mi mắt khép lại):

Tiếng võng đưa và câu hát ru rời rạc trong nắng trưa.

-  Đoạn 3 (Từ Con gà nào... đến ...bóng duối cũng lặng im):

Cây cối và con vật trong nắng trưa.

-  Đoạn 4 (Từ Ấy thế mà... đến ...cấy nốt thửa ruộng chưa xong):

Hình ảnh người mẹ làm việc vất vả trong nắng trưa.

+ Kết bài (câu cuối - Kết bài mở rộng):

Cảm nghĩ về mẹ: Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi!.............................................................................................................................. ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................

9 tháng 1 2020

Bài 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Mùa đông đã về thực sự rồi. Mây từ trên cao theo các sườn núi trườn xuống, chốc chốc lại gieo một đợt mưa bụi trên những mái lá chít bạc trắng. Hoa rau cải hương vàng hoe, từng vạt ẩn hiện trong sương bên sườn đồi. Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ... Trên những ngọn cơi già nua, những chiếc lá vàng cuối cùng còn sót lại đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ.

                                                                                                                                                              (Theo Ma Văn Kháng)

a. Đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên vào mùa nào? Ở đâu? ..............................Mùa đông , trên vùng núi  ....................................................................................................... .....................................................................................................................................

b. Tác giả đã miêu tả những sự vật nào?

.................Mây , lá , Hoa , Suối , Ngọn Cơi.................................................................................................................... .....................................................................................................................................

c. Nhà văn đã sử dụng những giác quan nào để quan sát và miêu tả cảnh vật? .........................................Thị giác và Thính giác............................................................................................ .....................................................................................................................................

9 tháng 1 2020

Những ngày hè oi ả của tháng sáu mang theo cái nóng bức ùa về khắp mọi nẻo đường, mọi miền quê. Ban trưa, cái nóng nực ấy càng rõ rệt hơn bao giờ hết. Cỏ cây cũng như bị nắng vàng, mặt nước trên cánh đồng quê nóng quá khiến những chú cá cờ không thể chịu nổi mà chấp nhận cái chết, nổi lềnh bềnh giữa kênh mương, trên những mẩu ruộng người dân vừa cày xới. Cái nóng khủng khiếp ấy làm những chú cua đồng vốn được trang bị lớp áo giáp bảo vệ cũng phải chịu thua, cô ngoi ngóp lên bờ tìm chốn mát mẻ nơi những bờ ruộng gần kề mà nghỉ ngơi. Trời mỗi lúc một nắng hơn, cái nắng cháy tàn nhẫn của mùa hạ, người mẹ nghèo mang chiếc áo tơi xuống ruộng cấy cho kịp vụ mùa.

Giữa mảnh ruộng không một bóng cây che, mẹ một mình cùng mấy bó mạ non xanh. Những hàng mạ được cấy thẳng tắp, đều đặn, xanh rờn. Bàn tay mẹ nhanh thoát thoát cấy từng cây mạ, đôi mắt mẹ tập trung làm việc, bóng mẹ in hằn trên khoảnh ruộng, lặng lẽ , cần mẫn, chịu thương, chịu khó biết bao. Thoáng thấy nếp nhăn đã hằn sâu trên khuôn mặt khắc khổ của mẹ, đôi vai gầy guộc còng mình làm việc và cả những giọt mồ hôi mẹ ướt đẫm sao chạnh lòng quá đỗi.

Thương mẹ biết bao nhiêu, người phụ nữ suốt một đời tần tảo, một đời hy sinh, lắng lo cho con, cho công việc đồng áng ngày mùa.

9 tháng 1 2020

Ngày hạ tháng sáu nắng gay gắt, cánh đồng làng như ngộp thở trước những trận nắng cháy thiêu đốt. Ruộng vừa vào vụ, những khoảnh ruộng được cày xới sẵn, nước trong mặt ruộng tưởng chừng như đang bốc hơi lên được. Từng đàn cá cờ dường như không thể chịu nổi được sức nóng của từng làn nước mà chết đi, nổi trắng cả mặt nước. Những chú cua cũng có ngoi mình, trườn lên bờ ruộng tìm nơi mát mẻ mà trú ẩn. Vậy mà, giữa cái nắng ấy, mẹ vẫn một mình lặng lẽ cấy lúa nơi thửa ruộng.

Đôi bàn tay thoăn thoắt lấy từng đôi mạ cấy xuống ruộng, mang lại sự sống cho bao cây mạ non. Mẹ cấy đều tay, nhẫn nại, cần mẫn, những hàng mạ thẳng tắp và đều đặn, xanh tươi. Bóng mẹ lom khom in mình giữa dòng nước, giọt mồ hơi rơi ướt đẫm lưng mẹ. Thương mẹ thật nhiều, mẹ ơi!. Mảnh ruộng trống trơn mới đây thôi mà nhờ bàn tay mẹ đã phủ lên một màu xanh mới, màu xanh của hy vọng, của niềm tin vào một ngày mùa bội thu, ngày mang những bông lúa chắc nịch và nặng hạt. Thoáng thấy niềm vui nơi khoé mắt mẹ khi cấy mạ vừa xong, thật yêu mẹ nhiều, dẫu cho có nhọc nhằn giữa nắng cháy, mẹ chẳng hề cất tiếng than thân. Nụ cười mẹ thật đẹp, thật rạng rỡ, xưa tan đi cả cơn nóng ngày hè bực bội của thời tiết.

9 tháng 1 2020

Nguyễn Trãi là một nhà thơ yêu nước thương dân tha thiết, một nhà bác học uyên thâm, có tài cao đức trọng

-Không thể để những kẻ tài hèn đức mọn phạm tội tham nhũng mà vẫn sống  ngang nhiên.

9 tháng 1 2020

sau khi kết thúc học kì một em đã rất cố gắng để được học sinh giỏi và cuối cùng em cũng đã được đền đáp .lúc đấy em không tin vào mắt mình lại được học sinh giỏi em vô cùng sung sướng gạt hết những suy tư lo lắng về đieemr số sau khi thi.em chạy ngay về nhà và thông báo với mẹ tin vui này mẹ khen em và hứa sẽ thưởng cho em đi chơi công viên .vì vậy chúng ta hãy ccoos gắng nó sẽ đuọc đền đáp đấy

9 tháng 1 2020

Kể từ ngày chị Hai bước vào trường trung học phổ thông, em vào lớp Một, chị nhường lại cho em chiếc bàn nhỏ trong phòng học của chị. Ba đã mua cho chị một chiếc bàn mới cao hơn, vừa tầm với chị.

Và chiếc bàn nhỏ đã từng gắn bó với chị bấy lâu, nay được chuyển về góc học tập trong phòng em, nó đã trở thành người bạn thân thiết của em từ dạo đó. Cuối năm học lớp Ba vừa qua, ba em đã cho thợ đến tân trang lại chiếc bàn. Trông nó giờ đây như vừa mới ở tiệm đồ gỗ về vậy, đẹp và xinh xắn đến dễ thương. Những chỗ bị trầy xước, loang lổ trên mặt bàn, góc bàn đã biến mất. Thay vào đó là một lớp áo mới vừa bóng vừa trơn lại thơm cái mùi Véc ni thật dễ chịu. Ngày nào em cũng dùng một tấm vải mỏng xoa nhẹ lên mặt bàn, chân bàn nên “tấm áo mới” của nó lúc nào cũng bóng loáng. Em còn để ở góc bàn một lọ hoa nho nhỏ và cắm vào đấy những bông đồng tiền xinh xinh. Chiếc bàn của em nhìn khá gọn gàng. Nó cũng chỉ đủ chỗ cho hai đứa trẻ như em ngồi mà thôi. Chiếc bàn được đặt ngay cửa sổ có nắng gió, hương hoa từ ngoài vườn theo gió đưa vào. Mặt bàn là một tấm gỗ cẩm lai, càng dùng lâu càng thêm bóng. Mỗi lúc học bài mệt, em thường gối má lên mặt bàn để cảm nhận hương thơm dìu dịu lâu ngày của vecni. Dưới mặt bàn là một cái hộc tủ lớn được gắn một cái nắm tay tròn mạ kền dùng để kéo ra, đóng vào. Ngăn bàn ấy chứa cả một “kho báu” của riêng em. Bên phải là những quyển sách giáo khoa và các tài liệu học tập. Ở giữa là những quyển tập và bên trái là ngăn đựng các đồ dùng học tập. Phía trước mặt bàn, ba gắn thêm một cái giá sách nhỏ xinh xắn rất kiểu cách, em dùng để các loại truyện thiếu nhi. Nhiều nhất là loại truyện tranh “Đô-rê-mon”, “Conan”…. Chiếc bàn được gắn chung với một cái ghế bằng gỗ thao lao cũng bóng loáng như mặt bàn vậy. Chỉ khác là nó không có những vân hoa như mặt bàn cẩm lai. Chiếc bàn đã trở thành người bạn thân của em như hình với bóng, chỉ trừ lúc em đến trường mà thôi.

Em rất yêu chiếc bàn của mình bởi nó chính là “bệ phóng” đưa em đến với những thành công trên con đường học tập.

                                       Học tốt

9 tháng 1 2020

Năm nay em đã lên lớp Bốn. Do em phải học bài và làm nhiều bài tập về nhà, bố mẹ đã sắp xếp cho em một góc học tập ngăn nắp, thoáng mát. Đặc biệt hơn cả là cái bàn học xinh xắn đặt kề cửa sổ nhìn ra vườn cây xanh rợp bóng.

Bàn được làm bằng gỗ tạp, chưa phải là gỗ tốt nhưng nhờ được đánh véc-ni nên rất bóng loáng, cùng màu nâu sẫm như ghế và giá sách. Mặt bàn hình chữ nhật, bề dài đúng một sải tay em, bề rộng vừa đủ ba gang, hơi xuôi về phía em đặt ghế, tạo tư thế thoải mái khi em ngồi viết. Độ bóng của véc-ni càng làm nổi rõ những đường vân gỗ rất đẹp. Mép bàn phía trước có một đường rảnh dài, lõm xuống giúp em đựng bút, thước, tẩy... khỏi bị lăn xuống theo độ dốc của bàn. Bên dưới mặt bàn là một ngăn hộc khá rộng, em có thể kéo ra đóng vào dễ dàng khi nắm vào cái tay cầm bằng sắt. Trong ngăn hộc này, em đựng dụng cụ học môn kĩ thuật, bộ đò dùng học toán, nhiều hộp phấn viết bảng trắng lẫn màu, thậm chí có cả mớ dây thun tết hình con rết, nắm sỏi tròn để chơi ô quan... Bốn chân bàn là những thanh gỗ vuông to và cứng cáp, các góc mép được bào nhẵn. Ba thanh gỗ dẹp hơn đóng thành hình chữ H ở chân bàn phía gần mặt đất giữ cho các chân bàn được vững vàng chắc chắn hơn.

Mỗi khi học xong em thường thu dọn sách vở và các thứ trên mặt bàn cho gọn ghẽ rồi lau bàn bằng khăn vải mềm. Không bao giờ em lơ đễnh hay cố ý viết, vẽ bậy lên mặt bàn. Vì vậy mà dùng đã nửa năm bàn vẫn còn mới.

Em yêu quý cái bàn này lắm bởi ngày nào nó cũng cùng em học tập miệt mài. Áp má lên mặt bàn, em nghe mát rượi như có ngọn gió nào thổi từ khu rừng xa xưa nơi cây gỗ này sinh sống. Em tưởng như nghe được lời gió thì thầm nhắc nhở: "Cô chủ ơi, gắng học lên! Chúng tôi tin tưởng nhiều ở cô đấy nhé!".

1, Người Phùng Nguyên–Hoa Lộc có những phát minh lớn nào ?2/ Nêu những thành tựu của người phương Đông cổ đại ?3/ Những điểm mới trong đời sống vật chất của người nguyên thủy? 4, Kể tên các cong trình kiến trúc lớn ở phương Đông và phương Tây thời cổ đại?5/Theo em ,công cụ kim loại ra đời có tác động ra sao đên kinh tế ,xã hội?6/Cư dân Văn Lang , Âu Lạc có những phát minh quan...
Đọc tiếp

1, Người Phùng Nguyên–Hoa Lộc có những phát minh lớn nào ?

2/ Nêu những thành tựu của người phương Đông cổ đại ?

3/ Những điểm mới trong đời sống vật chất của người nguyên thủy?

 4, Kể tên các cong trình kiến trúc lớn ở phương Đông và phương Tây thời cổ đại?

5/Theo em ,công cụ kim loại ra đời có tác động ra sao đên kinh tế ,xã hội?

6/Cư dân Văn Lang , Âu Lạc có những phát minh quan trọng nào ?

7/.Các quốc gia cổ đại Phương Đông được hình thành ở đâu ,từ bao giờ ,dựa trên nền tảng kinh tế gì ?

8/.Hãy kể tên 4 công trình kiến trúc tiêu biểu của thời cổ đại mà em biết?.

9/Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã ?

10.Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Âu Lac.Tổ chức nhà nước Âu Lạc có gì khác so với nhà nước Văn Lang không

11. Hãy đánh giá những thành tựu vănhoá thời cổ đại?

12. Vẽ sơ đồ và giải thích bộ máy nhà nước Văn Lang ?

13, Những lí do ra đời của nhà nước thời Hùng Vương ? Em có nhận xét gì về tổ chức nhà nước đầutiên này

14Sự thất bại của An Dương Vương để lại bài học gì cho đời sau

15 Những lí do ra đời của nhà nước thời Hùng Vương ? Em có nhận xét gì về tổ chức nhà nước đầu tiên này?

0
9 tháng 1 2020

1 nv của bản thân là cần học thật tốt chăm ngoan trở thành con ngoan trò giỏi xứng với sự mong đợi của thầy cô 
2 mục đích học tập để bảo toàn tương lai lớn lên sau này còn có công ăn việc làm dựng nước và để đền đáp cha mẹ

9 tháng 1 2020

h.vn/ly-thuyet/bai-11-muc-dich-hoc-tap-cua-hoc-sinh.3018/

Tham khảo nha :33

9 tháng 1 2020

-Giá trị nội dung

Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời cho mình

-Giá trị nghệ thuật

- Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn

- Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, đặc sắc

- Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình

*nguồn : Bài học đường đời đầu tiên: nội dung, dàn ý, tóm tắt, bố cục, tác giả | Ngữ văn lớp 6

9 tháng 1 2020

 Giá trị nội dung

 

Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời cho mình

 Giá trị nghệ thuật

- Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn

- Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, đặc sắc

- Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình

9 tháng 1 2020

hơn 5 tỉ tấn khói bụi

9 tháng 1 2020

Cái đó mk k bt nhưng mk cx đang vt thư UPU...Chừng nào đc giải thì mk quay lại trả lời bn sau

9 tháng 1 2020
bài ca dao đâu
9 tháng 1 2020

CÁCH PHÂN TÍCH MỘT BÀI CA DAO. ( Ngữ văn 7) 
I. Hệ thống kiến thức cơ bản:
1. Khái niệm ca dao: Một thể loại trữ tình dân gian gồm lời thơ của dân ca gồm cả những bài thơ dân gian mang phong cách chung với lời thơ dân ca -> diễn tả đời sống nội tâm của con người
2. Khái quát nội dung và nghệ thuật của ca dao:
a. Nội dung:
*Ca dao diễn tả một cách sinh động và sâu sắc đời sống tâm hồn , tình cảm, tư tưởng của người lao động như:
- Tình yêu quê hương, đất nước .
- Tình cảm gia đình.
- Tình yêu lứa đôi.
- Lời than thở cho thân phận của mình.
- Tiếng cười phê phán những hiện tượng ngược đời, đáng cười, những thói hư tật xấu trong xã hội.
*Nhân vật trữ tình trong ca dao: Người mẹ, người vợ, người chồng, người con trong quan hệ gia đình; chàng trai, cô gái trong quan hệ tình bạn, tình yêu; người phụ nữ, người dân cày , người lao động nghèo trong quan hệ xã hội...
b. Nghệ thuật:
* Đặc điểm chung:
- Hình thức thơ ngắn gọn, sử dụng chủ yếu dạng lục bát, hoặc lục bát biến thể. 
- Kết cấu: Có hiện tượng trùng lặp kiểu kết cấu toàn bài, kết cấu trong từng dòng, từng hình ảnh...( Xem giáo án bồi dưỡng văn 7).
- Hình ảnh, ngôn ngữ: mộc mạc , giản dị, chân thực, hồn nhiên,gợi cảm.
* Đặc điểm từng thể loại:
- Chùm ca dao về tình cảm gia đình:
+ Thường dùng h/ảnh so sánh, ẩn dụ quen thuộc vừa cụ thể vừa giàu tính biểu cảm.
+Dùng từ ngữ mộc mạc, mượn không gian, thời gian diễn tả tâm trạng con người ( chiều chiều, ngõ sau)
- Chùm ca dao về quê hương đất nước:
+Hình thức đối đáp, nhắc tới các địa danh cụ thể với những nét tiêu biểu, đặc sắc
+ Thường gợi nhiều hơn tả; Sử dụng hình ảnh so sánh, câu hỏi tu từ, dùng từ địa phương.
- Những bài ca dao than thân:
+ Thường dùng các sự vật, con vật gần gũi, nhỏ bé ,đáng thương làm hình ảnh ẩn dụ, so sánh để diễn tả tâm trạng, thân phận con người.
+ Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, từ ngữ gợi hình ảnh ,gợi cảm, một số từ, cụm từ thường hay sử dụng: thương thay, thân em..
- Ca dao châm biếm: Thể hiện tập trung nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam: nói quá, đối lập ,tương phản nói ngược, nhân hoá, ẩn dụ...
3. Cách cảm nhận một bài ca dao:
- Bước 1: Đọc kĩ bài ca dao, xác định nội dung chính( viết về nội dung gì?)
- Bước 2: Xác định chủ thể trữ tình( nhân vật trữ tình trong bài)
Bài ca dao là lời của ai? (mượn lời của ai; ai là người đang trò chuyện; hướng tới ai).
- Bước 3: Xác định hoàn cảnh nảy sinh lời ca (tuỳ thuộc từng bài); bài ca dao cất lên trong hoàn cảnh nào?
- Bước 4: 
a. Cảm nhận và phân tích nội dung ý nghĩa và nghệ thuật trong bài ca dao.
* Nếu bài ca dao ngắn 2 câu:
- Bài ca dao bày tỏ điều gì?
- Tình cảm, nội dung ấy được biểu đạt bằng cách nào? ( Kết cấu, diễn đạt, dùng từ, biện pháp tu từ, hình ảnh)
- Hiểu nội dung, ý nghĩa trực tiếp bài ca dao?
- Bài ca dao gợi lên trong lòng người đọc điều gì?
* Nếu bài ca dao có 4 câu trở lên: 
- Bài ca dao được chia làm mấy ý? ( nội dung nhỏ)
+ Nội dung 1 sử dụng nghệ thuật gì? Biểu đạt nội dung gì?
+ Nội dung 2 sử dụng nghệ thuật gì? Biểu đạt nội dung gì?
-> Qua đó bài ca dao muốn bày tỏ điều gì?
-> Bài ca dao gợi lên trong lòng người đọc điều gì?
b. Liên hệ với những bài ca dao khác có nét chung để làm rõ nội dung , nghệ thuật, nét đặc sắc của bài ca dao đang phân tích.
Bước 5:Viết bài hoặc đoạn văn ngắn.
- Mở bài (mở đoạn): Giới thiệu chung về bài ca dao – nội dung chính.
- Thân bài ( phát triển đoạn): Thực hiện bước 1, 2, 3.
- Kết bài (kết đoạn): Suy nghĩ về bài ca dao:
+ ấn tượng cảm xúc về bài ca dao.
+ Giá trị của bài ca dao trong kho tàng ca dao; giá trị với bạn đọc.

Tham khảo: nguồn : mạng